Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quản lý nhà nước đối với công tác bảo trì đường bộ của dự án BOT (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....…../………

BỘ NỘI VỤ
…….../………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DAYMONE VIRANON

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI TỈNH LUANGPRABANG NƯỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ CHI MAI

HÀ NỘI – NĂM 2017


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


DAYMONE VIRANON

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH LUANG PRA BANG
NƯỚC CHDCND LÀO

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số :

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Lê Chi Mai

Hà Nội, 2017
1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tề, chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, lĩnh vực tài chính – ngân sách nói chung và
quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước nói riêng đã có sự đổi mới căn bản,
nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Chi ngân sách nhà nước đã trở
thành công cụ đắc lực trong điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Chi tiêu
ngân sách nhà nước (NSNN) những năm qua, ngoài việc đảm bảo hoạt động có
hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế - xã hội, còn tạo tiền đề
và những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác
động tích cực vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phận của
quy trình quản lý chi NSNN còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả.
Trong lĩnh vực chi thường xuyên, kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều hình

thức làm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng, tự chi
các khoản vượt thu, sử dụng ngân sách dự phòng sai quy định, hỗ trợ không
đúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm...
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tất cả các bộ, ngành, địa
phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tuy nhiên tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài
chính, ngân sách, làm tất thoát tài sản của Nhà nước rất lớn.
Luangprabang là một tỉnh nằm ở miền Bắc của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào với nhiều di tích lịch sử, đang trở thành điểm đến thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước, tỉnh đang nỗ lực phát triển giáo dục, y tế, văn
hóa, thể dục thể thao và an sinh xã hội. Trong những năm gần đây, công tác
quản lý điều hành ngân sách của Ủy ban Nhân dân tỉnh đã từng bước đi vào
chiều sâu và có hiệu quả. Đặc biệt là đã chú trọng đổi mới quản lý ngân sách cấp
tỉnh trên nhiều mặt: đổi mới quản lý thu – chi ngân sách; hoàn thiện bộ máy và
nâng cao năng lực cán bộ; việc phân bổ nguồn thu ngân sách đã tạo điều kiện để
2


cấp tỉnh, cấp huyện chủ động, tự chủ trong công tác quản lý, điều hành ngân
sách nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng tại
địa phương. Nhờ đó, quản lý chi ngân sách của tỉnh nói chung và quản lý chi
thường xuyên ngân sách của tỉnh nói riêng đã đạt được một số kết quả quan
trọng như: đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, đồng thời đảm bảo chi theo đúng
nguyên tắc, chú trọng nâng cao hiệu quả chi tiêu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quản lý chi thường
xuyên NSNN tại tỉnh vẫn còn những thiếu sót như: phân bổ dự toán chi thường
xuyên cho các khoản không tự chủ chưa sát với thực tế, tình trạng lãng phí trong
sử dụng ngân sách còn phổ biến, chưa tạo ra sự chủ động cho các đơn vị trong
sử dụng kinh phí ngân sách mặc dù đã có cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách

nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động, khiếm khuyết trong
hệ thống thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách…
Xuất phát từ thực tiễn, để góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN
nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh nói riêng, tôi quyết định
chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh
Luangprabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
Tuy đây không phải là đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, hội nhập quốc tế, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách các
cấp cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế hợp lý, phù hợp với tiến
trình phát triển như hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng tại nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào là công việc được nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương dành
sự quan tâm đặc biệt. Thuận lợi trong quá trình nghiên cứu là Nhà nước Lào đã
có chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật trong quản lý chi ngân sách , tạo
cơ sở pháp lý cho quản lý ngân sách.

3


Cơ sở lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý
chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng, trong thời gian qua đã có nhiều
tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, có giá trị
thiết thực và được vận dụng vào thực tiễn. Có thể kể đến như:
- Luận văn Thạc sĩ “ Cải cách quản lý thu ngân sách nhà nước ở Bộ Ngoại
giao nước CHDCND Lào ” của tác giả Khamphet Vanghan, Học viện chính trị
hành chính quốc gia Lào năm 2014.
- Luận văn Thạc sĩ “ Quản lý ngân sách nhà nước trong giai đoạn mới ở

Tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào ” của tác giả Khamphon Souphida, Học
viện chính trị hành chính quốc gia Lào năm 2011.
- Luận văn Thạc sĩ Quản tri kinh doanh “Hoàn thiện quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Đắc Nông nước CHXHCN Việt Nam” của tác
giả Phạm Quốc Hiệp năm 2014.
- Luận văn Thạc sĩ Học viện chính trị hành chính quốc gia Lào “ Quản lý
ngân sách nhà nước ở Văn phòng chính phủ” của tác giả Thongpan Silavong
năm 2012.
- Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng “Quản lý chi ngân sách nhà nước
tại tỉnh Nam Định nước CHXHCN Việt Nam” Học viện hành chính quốc gia,
năm 2015.
Các luận văn của tác giả trên đã khái quát được phần nào những vấn đề lý
luận cơ bản về quản lý NSNN, đồng thời phân tích được thực trạng tình hình
quản lý NSNN tại các bộ, các địa phương và đề xuất ra một số giải pháp hoàn
thiện quản lý NSNN. Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu và góc độ tiếp cận khác
nhau, những công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề nhất định. Đặc biệt,
hiện nay tại tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào vẫn chưa có một công trình
nào nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý
chi thường xuyen trên đia bàn tỉnh.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận cơ bản về chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và khảo sát, phân tích
thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Luangprabang từ năm 2014 đến năm 2016. Luận văn đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa

bàn tỉnh Luangprabang trong thời gian tới.
Nhiệm vụ:
- Vận dụng lý luận về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, quản lý chi
thường xuyên để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Luangprabang.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Luangprabang trong những năm qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Luangprabang.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu trong luận văn chỉ giới hạn ở quản lý
các khoản chi thuộc NSĐP trong cân đối, không bao gồm nội dung quản lý các
khoản chi thuộc NSTW trên địa bàn tỉnh Luangprabang, trong đó tập trung vào
phân tích quản lý chi thường xuyên.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Luangprabang
- Về thời gian: Thời gian khảo sát thực tế từ năm 2014 đến năm 2016.

5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Kaysone phomvihan.
Luận văn dựa trên lý luận về tài chính nhà nước, lý luận điều hành bộ máy
tổ chức; luật Ngân sách nhà nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
Chính phủ cũng như của tỉnh Luangprabang trong từng giai đoạn; chiến lược

phát triển chi thường xuyên ngân sách của sở tài chính, đồng thời có sự đóng
góp thêm của một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài..
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp điều
tra, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… phân tích các vấn đề theo nguyên
tắc logic.
Từ đó, kết hợp giữa lý thuyết với các vấn đề để nghiên cứu đưa ra phương
hướng, giải pháp trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở tài
chính tỉnh Luangprabang.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận:
Góp phần hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận về chi NSNN và
quản lý chi thường xuyên NSNN, trong đó cho thấy sự cần thiết, đặc thù, vai trò
quan trọng và nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN và bài học kinh
nghiệm trong và nước ngoài về chi NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN.
-Về thực tiễn:
Góp phần vào công tác nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý chi
thường xuyên NSNN tại tỉnh Luangprabang,chỉ ra những vấn đề chính, nhất là
cách tổ chức và quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Luangprabang, đề xuất
ra một số quan điểm, giải pháp, phương hướng và một số ý tưởng nhằm hoàn
thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa
bàn tỉnh Luangprabang.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước

Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN giai đoạn năm
2014-2016 tại tỉnh Luangprabang nước CHDCND Lào.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Luangprabang.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC

1.1 Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
1.1.1 Một số vấn đề chung về chi ngân sách nhà nước.
Quản lý NSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối NSNN.
Quản lý thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các chi
tiêu của Nhà nước.
Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập
trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là
những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà
nước.
Đặc điểm chi ngân sách Nhà nước
Một là, chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đó đảm đương trong từng thời kỳ.
Hai là, chi NSNN theo lu t đ nh. Nội dung chi NSNN ở mỗi cấp chính
quyền được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện.

Ba là, chi NSNN hướng đ n l i ch chung c a u c gia và đ a hương.
B n là, các khoản chi NSNN hần lớn đều mang t nh không hoàn trả hoặc
hoàn trả không trực ti .
Năm là, hiệu uả c a chi NSNN đư c đo lường ở tầm vĩ mô và mang t nh
toàn diện cả về mặt KTXH, l n ch nh tr và ngoại giao.
Sáu là, các khoản chi NSNN gắn liền với sự vận động của các phạm trù
giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ suất hối đoái, tín dụng…
8


1.1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Khái niệm chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Chi thường xuyên ngân sách tỉnh là quá trình phân phối, sử dụng nguồn
lực tài chính của Nhà nước tỉnh nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công tại một tỉnh, qua đó
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo
dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ
môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác trên phạm vi tỉnh đó.
Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định
và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Nguồn
lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối
đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ
kế hoạch.
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình
thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng.
Chi thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm
tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như

chi cho đầu tư phát triển.
Khái niệm uản lý chi thường xuyên nhân sách nhà nước tỉnh
Quản lý chi thường xuyên NSNN được hiểu là tổng hợp tất cả các cách
thức, biện pháp được áp dụng để quản lý chi thường xuyên NSNN theo một quy
trình thống nhất nhằm đạt các mục tiêu chi thường xuyên NSNN đã định.
1.1.3 Nội dung và vai trò chi thường xuyên NSNN
Nội dung chi thường xuyên NSNN:
Xét trên linh vực chi, chi thường xuyên có những nội dung chi như
sau :

9


Chi cho hoạt động sự nghiệp : giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, văn hóa
thông tin, nghệ thuật, khoa học công nghệ và sự nghiệp xã hội khác.
Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (quản lý hành chính)
Chi khác: ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh đều
đặn và liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thường xuyên
như chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính phủ
vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội
Xét nhiệm vụ chi, chi thường xuyên có các nội dung chi như sau :
Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền công, tiền lương, phụ cấp,
các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh
toán khác cho cá nhân theo quy định.
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi thanh toán dịch vụ công
cộng, chi thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc
thù, chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn,
chi đoàn ra đoàn vào.
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo các
chương trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên khác
Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định bao
gồm: chi cho lao động trực tiếp thu phí lệ phí
Vai trò của chi thường xuyên NSNN tỉnh.
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường
xuyên đã giúp cho bộ máy NN cấp tỉnh duy trì hoạt động bình thường để thực
hiện tốt chức năng quản lý NN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn
tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của tỉnh, tạo
điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường
xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát
triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò
quản lý điều hành của chính quyền cấp tỉnh.
10


1.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
1.2.1. Chu trình quản lý NSNN và phân cấp quản lý NSNN tỉnh
1.2.1.1 Chu trình quản lý NSNN.
Lập NSNN:
Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc lập ngân sách,
phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách.
Chấp hành NSNN :
Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực
hiên ngân sách được triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN
và bố trí cấp kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Việc chấp
hành NSNN tại tỉnh thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới dự điều hành
củaUBND tỉnh, trong đó Sở Tài Chính có vị trí quan trọng.
Quyết toán NSNN
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lí NSNN.

Thông qua quyết toán NSNN có thể cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động
kinh tế - xã hội của NN trong thời gian qua, hình dung được hoạt động NSNN
với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của NN.
1.2.1.2 Phân cấp quản lý NSĐP.
Quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc Hội và
Chính Phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn
quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các
cơ quan tài chính (Sở tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện), các tổ
chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc NN các cấp) thực hiện toàn bộ
công tác quản lý tài chính công nói chung, quản lý về chi NSNN nói riêng.
1.2.2. Nội dung và quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh.
1.2.2.1 Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh.
1.2.2.2 Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh.
Quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh gồm bốn nhóm nội dung:
lập, xét duyệt và phê chuẩn NS chi thường xuyên; chấp hành dự toán chi thường
11


xuyên; quyết toán chi thường xuyên NS và kiểm tra, thanh tra chi thường xuyên.
Dưới đây nghiên cứu qui trình NSĐP với bốn nội dung đó.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên NSNN địa
phương.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh
* Các nhân t khách uan
Cơ chế chính sách và các quy định của NN về quản lý chi NSNN.
Khả năng về nguồn lực NSNN
* Các nhân t ch

uan


Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo
và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN, tổ
chức bộ máy quản lý chi NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản
lý chi NSNN.
1.3. Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một
số nước và những vấn đề rút ra
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Việt
Nam
1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của
tỉnh Bắc Ninh
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Luangprabang nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn
những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy
mô bộ máy chính quyền.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các
nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự
quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự.

12


- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất
lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. - Cần kiểm tra
toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho
việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý.
- Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, không chỉ cho mục đích
báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định. - Cần
gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống

lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Minh bạch ngân sách

13


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH LUANGPRABANG
GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
2.1. Khái quát về tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Luangprabang giai đoạn 2014 – 2016
2.1.1. Đặc điểm, trình độ phát triển KTXH của tỉnh Luangprabang ảnh hưởng
đến quá trình chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo bản đồ của nước CHDCND Lào, tỉnh Luangprabang nằm ở đường
kinh tuyến 21010' và đường vĩ tuyến 190150' Tây Bắc giống như hình trái tim
nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nặm Khan và sông Mê Kông.
Tỉnh Luangprabang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh
Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng
Khoảng và tỉnh Hủa Phăn; phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu
Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.
2.1.1.2. Trình độ hát triển KTXH
- Đặc điểm dân số:
Qua 8 năm từ năm 2008 đến 2016 dân số của tỉnh Luangprabang có sự
phát triển khá nhanh, tăng từ 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân là 3,35% (bình
quân cả nước là 1,7%), đứng thứ 3 trong 17 tỉnh cả nước.
- Kinh tế - xã hội:
+ Về tăng trưởng kinh tế: thời kỳ năm 2010 -2016, nền kinh tế tỉnh
Luangprabang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng

trưởng GDP bình quân 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối
của thời kỳ có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung
của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

14


Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Luangprabang
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

2010-2020

Trong đó
2010-2015

2016

1. GDP (toàn tỉnh)

6,7

7,0

7,2

Nông nghiệp

4,9


48

48

Công nghiệp

10

17

12

Dịch vụ

12,9

35

40

2. Bình quân cả nước

6,2

6,9

7,5

Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang.
+ Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng

dần tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu từ giai đoạn 2010-2016
Đơn vị tính: %
Nhóm ngành

2010

2013

2016

Nông nghiệp

4,9

48

48

Công nghiệp

10

17

19

12,9

35


40

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang 2010-2016.
2.1.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở tỉnh Luang prabang
giai đoạn 2014- 2016
2.1.2.1. Khái uát về tình hình NSNN ở tỉnh Luang rabang giai đoạn
2014 - 2016
Tổng thu ngân sách địa phương, năm 2014 tổng thu ngân sách trên địa
bàn đạt 3.562.620 triệu kíp, đến năm 2016 tổng thu đã đạt 5.730.085 triệu kíp
chứng tỏ nguồn thu ngân sách đã có những chuyển biến đáng kế.
Tổng chi ngân sách địa phương có xu hướng tăng rõ rệt, năm 2014 đạt
5.100.270 triệu kíp; trong đó chi thường xuyên đạt 3.030.450 triệu kíp ; năm 2016
đạt 7.800.530 triệu kíp trong đó chi thường xuyên đạt 4.707.340 triệu kíp.
15


Bảng 2.3: Cơ cấu thu - chi NSĐP tỉnh Luangprabang giai đoạn 2014 –2016
Đơn vị tính: triệu kíp
Nội dung
2014
2015
2016
A. Tổng thu NSDP

3.562.620 5.410.070 5.730.085

B. Tổng chi NSĐP trong cân đối 5.100.270 8.030.000 7.800.530

Chi thường xuyên

3.030.450 4.320.007 4.707.340

(Nguồn: Dự toán và Quyết toán ngân sách- Sở Tài chính Luangprabang
giai đoạn từ năm 2014 – 2016)
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ chi thường xuyên trong tổng chi NSĐP qua các năm

Nhìn chung trong những năm qua tình hình thu chi ngân sách trên địa
bàn đều vượt kế hoạch đã đề ra trong Nghị quyết của HĐND tỉnh, góp phần
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ KTXH của tỉnh trong giai đoạn 2014 đến
2016.
2.1.2.2. Tình hình chi thường xuyên NSNN ở tỉnh Luang rabang giai
đoạn từ năm 2014 – 2016
Trong giai đoạn 2014-2016, quy mô chi thường xuyên ngân sách ở tỉnh
Luangprabang không ngừng tăng lên. Trong đó đặc biệt tỉnh đã rất quan tâm đầu
tư chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế và quản lý hành
chính đây là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên, cụ thể
qua số liệu bảng 2.4:
16


Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách địa phương ở tỉnh Luangprabang giai đoạn
2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu kíp
Năm

Tổng chi

Tổng chi NSĐP


NSĐP quản lý

trong cân đối

Chi thường xuyên
Số tiền

Tỷ trọng

2014

8.070.460

5.100.270

3.030.450

59%

2015

12.304.020

8.030.000

4.320.007

53%


2016

11.670.000

7.800.530

4.707.340

62%

(Nguồn: Quyết toán ngân sách- Sở Tài chính Luangprabang giai đoạn từ năm
2014 – 2016)
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSĐP
qua các năm

Qua số liệu Bảng 2.4 và biểu đồ 2.2, ta thấy chi NSĐP trong cân đối của
tỉnh tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2014 quy mô chi NSĐP trong cân đối
mới đạt 5.100.270 triệu kíp thì đến năm 2016 quy mô chi NSĐP trong cân đối đã
17


tăng lên đến 7.800.530 triệu kíp (tăng 1,52 lần). Năm 2014 chi thường xuyên
chiếm tỉ trọng 59%; năm 2016 chiếm khoảng 62% so với tổng chi NSĐP trong
cân đối, tuy nhiên vẫn đạt kế hoạch đầu năm đã đề ra.
2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn
tỉnh Luangprabang giai đoạn 2014 - 2016
Quản lý chi thường xuyên tại Luangprabang tuân thủ theo chu trình quản
lý NSNN do Nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: Lập dự toán chi thường
xuyên ngân sách, chấp hành, thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách và
quyết toán chi thường xuyên ngân sách và thanh tra kiểm tra quá trình chi

thường xuyên ngân sách tỉnh.
2.2.1. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên NSNN:
2.2.1.1. L

dự toán chi thường xuyên NSNN:

Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ hưởng
NSNN tại tỉnh Luangprabang được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước,
Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định quy định đối
với các khoản chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy
trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.
2.2.1.2. Giao dự toán chi thường xuyên NSNN:
Sở Tài chính sau khi thảo luận dự toán chi thường xuyên thì tổng hợp dự
toán thu chi ngân sách hàng năm, báo cáo chính quyền tỉnh để trình lãnh đạo
tỉnh thông qua. Căn cứ Nghị quyết của lãnh đạo tỉnh, Sở Tài chính tham mưu
lãnh đạo tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán chi thường xuyên ngân
sách cho các sở, ban, ngành.

18


Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên ở tỉnh
Luangprabang giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu kíp
2014
NỘI DUNG

Dự toán

2015

Tỉ
trọng

2016

Dự toán Tỉ trọng Dự toán

Tỉ trọng

Tổng chi NSĐP trong cân đối

4.255.670

100,0

6.325.180

100,0

6.760.000

100,0

Chi thường xuyên, trong đó:

2.630.450

61,8

3.220.310


50,9

3.959.206

58,5

370.270

8,7

420.690

6,6

400.230

5,9

1.220.370

28,9

1.620.470

25,6

1.990.270

29,4


227.007

5,4

310.009

4,9

370.230

5,4

160.320

3,7

180.207

2,8

270.250

0,7

13.070

0,3

14.290


0,2

15.210

0,2

27.230

0,6

30.206

0,4

34.210

0,5

79.970

1,9

120.270

1,9

124.320

1,8


470.260

11

570.065

9

690.450

10,2

- Chi quốc phòng

31.840

0,7

32.040

0,5

330.016

0,5

- Chi An Ninh

30.107


0,7

30.063

0,4

31.020

0,4

- Chi SN kinh tế
- Chi SN Giáo Dục- đào tạodạy nghề
- Chi SN Y tế
- Chi SN Văn hóa - Thể thaodu lịch
- Chi SN Phát thanh TH- thông
tấn
- Chi SN Khoa học - Công
Nghệ
- Chi Bảo đảm xã hội
- Chi Quản lý hành chính

(Nguồn: Dự toán ngân sách- Sở Tài chính Luangprabang
giai đoạn từ năm 2014 – 2016)
Qua số liệu bảng 2.5, cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP cho thấy
dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn. Dự toán chi thường xuyên
hàng năm đều có xu hướng tăng cao. Năm 2014 dự toán chi thường xuyên đã
tăng lên là 2.630.450 triệu kíp, chiếm 61,8% tổng chi cân đối NSĐP. Năm 2015
dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 3.220.310 triệu kíp, chiếm 50,9% tổng
chi cân đối NSĐP. Năm 2016 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 3.959.206

triệu kíp, chiếm 58,5% tổng chi cân đối NSĐP. Trong đó dự toán các khoản chi
cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, quản lý hành
chính đều tăng.
19


2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi thừờng xuyên:
Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại
Luangprabang được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi
ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:
- Phân bổ các khoản chi thường xuyên
- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)
- Tổ chức thực hiện chi thường xuyên
2.2.2.1. Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN:
Các bước thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN sau khi
nhận được Quyết định giao dự toán của chính quyền tỉnh như sau:
Bước 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thẩm
tra phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị.
Bước 2: Cơ quan tài chính thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường xuyên
theo quyết định của chính quyền tỉnh giao dự toán cho đơn vị
Bước 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực thuộc
đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp
Bước 4: Cơ quan tài chính nhập dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách
và thông qua Kho bạc NN cấp kinh phí hoạt động cho đơn vị
2.2.2.2. Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN:
Trong năm dự toán, các nhiệm vụ, chương trình công tác của các cơ quan,
ban ngành, công tác chỉ đạo của chính quyền tỉnh phát sinh thì các đơn vị xác
định kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình lãnh đạo tỉnh xem
xét bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhận được sự chỉ đạo
của cấp có thẩm quyền về thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong năm, đơn vị

tiền hành rà soát và đề nghị cơ quan tài chính cấp bổ sung kinh phí thực hiện
nhiệm vụ. Việc bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường kéo dài và chưa
thực sự chủ động dẫn đến việc bổ sung dàn trải và thừa kinh phí nên đơn vị phải
đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau.

20


2.2.2.3. Tổ chức thực hiện chi thường xuyên
Nhìn chung việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách ở các cấp, đơn vị ở
địa phương trong lĩnh vực chi thường xuyên thời gian qua đã có nhiều bước biến
chuyển tích cực, bám sát dự toán và khả năng cân đối ngân sách, cơ bản đã đáp
ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, đảm bảo an sinh xã
hội, phát triển đô thị, cải thiện tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

21


Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán NS
Đơn v t nh: Triệu k
Tỉ trọng

2014

2015

2016

Dự toán


Thực tế

Dự toán

Thực tế

Dự toán

Thực tế

2.630.450

3.030.450

3.220.310

4.320.007

3.959.206

4.707.340

370.270

410.234

420.690

480.890


400.230

480.342

1.220.370

1.420.234

1.620.470

1.990.873

1.990.270

2.002.424

- Chi SN Y tế

227.007

258.234

310.009

460.689

370.230

450.453


- Chi SN Văn hóa - Thể thao-du lịch

160.320

179.784

180.207

260.654

270.250

278.589

-Chi SN Phát thanh TH- thông tấn

13.070

13.809

14.290

14.980

15.210

16.356

- Chi SN Khoa học - Công Nghệ


27.230

28.367

30.206

33.257

34.210

35.438

- Chi Bảo đảm xã hội

79.970

87.785

120.270

132.455

124.320

128.690

- Chi Quản lý hành chính

470.260


569.938

570.065

780.623

690.450

922.467

- Chi quốc phòng + An ninh

31.840

31.956

32.040

128.351

330.016

360.234

- Chi khác

30.107

30.109


30.063

37.235

31.020

32.347

Chi thường xuyên. Tr.đó:
- Chi SN kinh tế
- Chi SN Giáo Dục- đào tạo- dạy nghề

(Nguồn: Dự toán ngân sách - Sở Tài chính Luangprabang giai đoạn từ năm 2014 – 2016)

22


Qua bảng 2.6 cho thấy hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều
tăng so với dự toán. Điều này cho thấy công tác dự báo chi là chưa chính xác.
Nhìn chung, NSĐP đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu
tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh
tế trên địa bàn, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải
cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và phù hợp với khả năng
ngân sách.
2.2.3. Quản lý quyết toán chi NS thừờng xuyên
Quản lý quyết toán chi ngân sách thường xuyên bao gồm hai quá trình, đó là:
tổ chức lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán chi thường xuyên.
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh
Công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi thường xuyên NS tỉnh được tiến
hành theo hình thức thường xuyên, định kỳ hay đột xuất khi cần thiết nhằm ngăn

ngừa vi phạm và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý chi NS tại
tỉnh.
2.3. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh
Luangprabang giai đoạn 2014-2016
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

23


×