Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

QLNN về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.91 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠ VĂN VIỆT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Chức
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn, Tổng cục Biển và Hải đảo

Phản biện 2: GS.TS. Phan Văn Tân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện


Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp D, Nhà A, Học viện Hành chính
Quốc gia. Số: 77 - Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Thời gian: vào hồi 08 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc
thư viện Học viện Hành chính Quốc gia


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Tạ Văn Việt (2015), Một số giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu. Tạp

chí Quản lý Nhà nước số 231/4-2015, tr76-79, Hà Nội.
2. Tạ Văn Việt (2015), Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở Đồng

bằng Sông Hồng, Tạp chí Kinh tế sinh thái số 49/2015, tr99-104, Hà Nội.
3. Tạ Văn Việt (2015), Việt Nam thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về

biến đổi khí hậu, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 238/11-2015, tr57-59, Hà Nội.
4. Tạ Văn Việt (2016), Việt Nam chủ động và đa dạng hóa nguồn lực để ứng phó với

biến đổi khí hậu, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 245/6-2016, tr78-81, Hà Nội.
5. Tạ Văn Việt (2017), Hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu

ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 257/6-2017, Hà Nội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. BĐKH

đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường
toàn cầu. BĐKH kéo theo nạn đói và bệnh tật, tình trạng ô nhiễm không khí với lượng
khí thải CO2 quá lớn đang làm cho 50 triệu người chết mỗi năm. Nếu các quốc gia
không làm gì, số người chết do ảnh hưởng của BĐKH có nguy cơ lên đến 100 triệu
vào năm 2030. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên
với BĐKH. Trong Báo cáo đánh giá tác động lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC) thì các nhà khoa học đã chắc chắn đến 95% rằng các hoạt động của
con người đang là nguyên nhân chính gây ra BĐKH. Vì vậy, con người cần phải có
những hành động khẩn trương và phù hợp để ngăn chặn những biến đổi đó nếu không
muốn phải gánh chịu những hậu quả từ chính hoạt động của mình.
Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, Việt Nam đã nỗ lực triển khai
thực hiện Công ước khí hậu, Nghị định thư Kyoto, đặc biệt là tăng cường hợp tác, đối
tác trong ứng phó với BĐKH, theo tinh thần của Thỏa thuận Paris. Nhiều giải pháp
được đưa ra một cách kịp thời và tương đối toàn diện như xây dựng kịch bản BĐKH cho
63 tỉnh, thành và kịch bản nước biển dâng cho 28 tỉnh ven biển, có bản đồ chi tiết về vấn
đề nước biển dâng cho Hoàng Sa và Trường Sa…
Ứng phó với BĐKH trên nhiều lĩnh vực đã đạt được những ết quả quan trọng.
Nhận thức về BĐKH, cả về nguy cơ, thách thức và những cơ hội đã có chuyển biến
tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; thể chế, chính
sách về ứng phó với BĐKH từng bước được xây dựng và hoàn thiện; nguồn lực và
các điều kiện cơ bản để ứng phó với BĐKH bước đầu được chú trọng. Tuy nhiên,
hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, vấn đề Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu. Kết quả từ
nghiên cứu này sẽ là những bằng chứng khoa học, góp phần giúp các nhà hoạch định
chính sách và quản lý môi trường ban hành và điều chỉnh những chủ trương, chính
sách phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ứng phó với BĐKH ở
Việt Nam.


1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN về
ứng phó với BĐKH; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN về ứng phó với
BĐKH ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, tác giả luận án đưa ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau: i) Hệ thống hóa cơ sở khoa học QLNN về ứng phó với
BĐKH; ii) Tổng quan QLNN về ứng phó với BĐKH của một số quốc gia trên thế
giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; iii) Nghiên cứu thực trạng
QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam; làm rõ những kết quả đạt được, phân tích
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về ứng
phó với BĐKH ở Việt Nam; iv) Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp và
khuyến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN về ứng phó với BĐKH với góc độ
chuyên ngành quản lý công.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH
trên phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về ứng phó với
BĐKH từ năm 2002 đến nay
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh
và những quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam

về BĐKH và ứng phó với BĐKH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của
luận án, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp điều tra xã hội học (Luận án sử dụng phần mềm phân tích, thống kê SPSS phiên
bản 22.0 để xử lý số liệu khảo sát từ 520 phiếu khảo sát thu được).

2


5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- BĐKH đã và đang diễn ra như thế nào ? Ứng phó với BĐKH hiện nay ra sao ?
Nhà nước có vai trò gì trong việc ứng phó với BĐKH ?
- QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam có những nội dung nào ? Phương
thức quản lý ra sao ?
- Thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay thế nào ?
- Giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam
từ nay đến 2020 và sau 2020 ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và cần có sự chung tay của cả
cộng đồng nhưng vai trò của nhà nước là đặc biệt quan trọng bởi BĐKH đã vượt qua
ranh giới của một vấn đề mang tính khoa học thuần túy để trở thành vấn đề mang tính
chính trị.
- Việt Nam đã có những hành động kịp thời ứng phó với BĐKH, nhưng nếu có
được một thể chế, chính sách, một bộ máy tổ chức độc lập hơn, đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên trách có trình độ, cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng và cơ chế tài
chính phù hợp thì QLNN về ứng phó với BĐKH sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án bổ sung, phát triển lý luận QLNN về ứng phó với BĐKH. Ở Việt Nam,
các vấn đề ứng phó với BĐKH đã được tập trung nghiên cứu, tuy nhiên, khía cạnh
vai trò QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam còn tiếp cận chưa mang tính hệ
thống và toàn diện. Việc xác định vai trò QLNN trong vấn đề ứng phó với BĐKH
trong mối tương quan với các chủ thể khác cần được làm rõ để chỉ ra nhà nước cần
phải làm gì để ứng phó và ứng phó có hiệu quả với BĐKH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án tổng quan được những công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong
và ngoài nước về BĐKH, ứng phó với BĐKH và vai trò của Nhà nước trong hoạt
động về ứng phó với BĐKH.
- Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm QLNN về ứng phó với
BĐKH của một số quốc gia, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án chỉ rõ thực trạng BĐKH và ứng phó với BĐKH ở nước ta hiện nay. Đồng
thời nghiên cứu thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay; đánh giá,
chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
3


- Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn
thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho những người quan tâm đến QLNN về ứng phó
với BĐKH trong quản lý, hoạch định chính sách về môi trường nói chung và ứng phó
với BĐKH nói riêng.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về lý luận: Luận án bổ sung làm rõ cơ sở khoa học QLNN về ứng phó với BĐKH:
khái niệm QLNN về ứng phó với BĐKH; nội dung QLNN về ứng phó với BĐKH ở
Việt Nam; bài học kinh nghiệm QLNN về ứng phó với BĐKH cho Việt Nam.
7.2. Về thực tiễn
Luận án tổng quan được thực trạng nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH và

QLNN về ứng phó với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam để thấy được đã có nhiều
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về BĐKH, ứng phó với BĐKH.
Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện
nay trên các phương diện từ xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy
đến các hoạt động kiểm tra, giám sát. Điều này cho phép nhìn nhận một cách toàn
diện những kết quả đạt được, những điểm hạn chế, những điểm cần tiếp tục được
hoàn thiện nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả QLNN về ứng phó với BĐKH.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH ở nước ta: kiện
toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH từ nòng cốt là Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH;
pháp điển hóa các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH ở các luật khác nhau thành một
đạo luật riêng cho ứng phó BĐKH để tạo cơ sở pháp lý cho Cục BĐKH hoạt động có hiệu
lực và hiệu quả; xây dựng cơ chế quản lý giữa Trung ương với địa phương trong lĩnh vực
ứng phó với BĐKH, đặc biệt là tổ chức phân cấp giữa Trung ương với địa phương, tăng
tính tự chủ cho địa phương trong ứng phó với BĐKH.
8. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của biến

đổi khí hậu.
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới: Climate Change 2014: Impacts,
Adaptation and Vulnerability: Part A, Global and Sectoral Aspects, Part B, Regional
Aspects; Asian Change in the Context of Global Climate Change; Introduction to
Modern Climate Change và Climate Change Adaptation and Development:
Transforming Paradigms and Practices.
- Các công trình nghiên cứu trong nước: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt
Nam, Biến đối khí hậu và Tăng trưởng xanh, Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí
hậu, Hỏi & Đáp về biến đổi khí hậu, Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu...
1.2. Các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới: Climate Change and Global Energy
Security: Technology and Policy Option; Understanding Climate Change: Science,
Policy, and Practice; Climate Change Science and Policy.
- Các công trình nghiên cứu trong nước: BĐKH, thích ứng để chung sống;
BĐKH; BĐKH trái đất và giải pháp phát triển bền vững Việt Nam, Tài liệu hướng
dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng,...
1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới: The Role of The Government
(Confronting Global Warming); Climate Change and European Leadership: A
Sustainable Role for Europe? (Environment &Policy).
- Các công trình nghiên cứu trong nước: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn;
Tác động của biến đổi khí hậu và sự cần thiết nâng cao nhận thức của cộng đồng xã
hội; Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu –
Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu đi trƣớc: Những công trình đã nghiên
cứu và bài viết nêu trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
BĐKH và ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này còn có
những phương diện cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn.

5


1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ: Cơ sở khoa học quản lý nhà
nước về ứng phó với biến đổi khí hậu; Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ứng
phó với biến đổi khí hậu; Phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về
ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
2.1.1. Thời tiết, khí hậu và hiệu ứng nhà kính
- Thời tiết và khí hậu
- Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
2.1.2. Biến đổi khí hậu
- Khái niệm về biến đổi khí hậu
Có nhiều cách hiểu về BĐKH nhưng theo tác giả BĐKH là sự biến đổi trạng thái của
hệ thống hí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời
gian dài (thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn)
- Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do
những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người hoặc do
sử dụng đất đã làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. Những tiến bộ đạt
được về quan trắc cũng như các mô hình gần đây càng cung cấp thêm những hiểu biết
vững chắc, cho phép kết luận rằng BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: nguyên
nhân từ tự nhiên và nguyên nhân từ con người.
- Tác động của biến đổi khí hậu
Bên cạnh những tác động có lợi rất nhỏ đó từ BĐKH thì những ảnh hưởng tiêu
cực của BĐKH đang là vấn đề khiến nhân loại phải quan tâm hơn cả.
2.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong phạm vi của luận án, tác giả quan niệm ứng phó với BĐKH là các hoạt
động chủ động của con người nhằm thích ứng với BĐKH (giảm nhẹ các thiệt hại do
BĐKH gây ra) và giảm nhẹ BĐKH (ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức có
thể ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của con người đối với hệ thống khí hậu).
Ứng phó với BĐKH cũng có thể được hiểu là “thích ứng với BĐKH” và “giảm
nhẹ BĐKH”.
6


- Thích ứng với biến đổi khí hậu: Có nhiều quan niệm về thích ứng với BĐKH
nhưng đều đề cập đến hai nội dung chính: nâng cao năng lực thích ứng, giảm nhẹ khả
năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH; và tận dụng những lợi ích của môi
trường khí hậu để duy trì và phát triển KT-XH bền vững.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: tập trung vào hai mục tiêu chính: giảm nguồn phát
thải KNK và tăng bể chứa KNK. Giảm nhẹ BĐKH là hành động can thiệp của con
người nhằm mục đích giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu, bao gồm các chiến lược
giảm nguồn phát thải KNK và tăng bể chứa KNK.
2.2. Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Qua những phân tích về khái niệm ứng phó với BĐKH, khái niệm QLNN và
trong phạm vi luận án, tác giả đề xuất khái niệm: QLNN về ứng phó BĐKH là sự tác
động có tổ chức của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương trong ứng phó với BĐKH trên cơ sở nhận thức rõ tác động của BĐKH đối
với sự phát triển KT-XH để xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp.
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Thứ nhất, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, có đủ nguồn lực, năng
lực để tổ chức ứng phó với BĐKH. Thứ hai, Nhà nước là chủ thể chính trong quá
trình hoạch định, thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về
ứng phó với BĐKH. Đây là vai trò gắn liền với chức năng thuộc về bản chất của nhà
nước. Thứ ba, dù chúng ta kiểm soát việc phát thải KNK tốt đến đâu thì BĐKH là

điều không thể tránh khỏi. Thứ tư, BĐKH hông còn là vấn đề của một địa phương
hay một quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi
khí hậu;
ii) Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu;
iii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu;
iv) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu;
v) Huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu;
vi) Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu;
vii) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng
phó với biến đổi khí hậu.

7


2.2.4. Phương thức quản lý
2.2.4.1. Ban hành chính sách, pháp luật
Thứ nhất, thể chế thể hiện ý chí chung của quốc gia về ứng phó với BĐKH, góp
phần tạo lập sự đồng thuận trong việc tiếp cận, chia sẻ quan điểm, hành động trong
ứng phó với BĐKH; Thứ hai, chính sách, pháp luật xác định trách nhiệm của các chủ
thể trong QLNN về ứng phó với BĐKH, phân định trách nhiệm của cơ quan nhà
nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành,
lĩnh vực, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong QLNN về ứng phó
với BĐKH; Thứ ba, chính sách, pháp luật nhằm hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan
đến QLNN về ứng phó với BĐKH.
2.2.4.2. Tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền, vận động là một phương thức QLNN về ứng phó với BĐKH.
Tuyên truyền, vận động nhằm triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính
sách, pháp luật QLNN về ứng phó với BĐKH, giúp cộng đồng xã hội và các chủ thể

liên quan nhận thức được sự cần thiết QLNN về ứng phó với BĐKH, huy động sự
tham gia của cả cộng đồng xã hội vào quá trình ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó,
việc tuyên truyền, vận động còn hướng đến nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức trong QLNN về ứng phó với BĐKH.
2.2.4.3. Sử dụng công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công nghệ
Phương thức QLNN thông qua công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công
nghệ được thực hiện thông qua việc triển khai các hoạt động về đánh giá hiện trạng
BĐKH, đo lường những tác động, những hậu quả của BĐKH với đời sống KT-XH,
xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu quả
năng lượng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng; điều chỉnh, bổ sung,
hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa
trên các kịch bản BĐKH…
2.2.5. Chủ thể và đối tượng quản lý
- Chủ thể quản lý
Nhà nước là chủ thể có đủ nguồn lực, năng lực để tổ chức ứng phó với BĐKH.
Nhà nước không chỉ huy động được nguồn lực trong nước mà còn có thể huy động
các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho nhiệm vụ ứng phó với BĐKH.
- Đối tượng quản lý
Đối tượng của hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH là các hoạt động
ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương. Trong đó việc tích hợp vấn
đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, phát triển ngành và địa phương; xây dựng các kế hoạch hành động của các
Bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH đang được xem là vấn đề then chốt.

8


2.2.6. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Yếu tố chủ quan: thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, tài
chính và đầu tư, hoa học và công nghệ
- Yếu tố khách quan: Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi

tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn công tác QLNN của quốc gia đó.
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nƣớc về ứng phó
với biến đổi khí hậu và bái học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.3.1. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia
2.3.1.1. Các quốc gia nằm trong Phụ lục I của Công ước khí hậu
Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản
2.3.1.2. Các quốc gia không nằm trong Phụ lục I của Công ước khí hậu
Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ inh nghiệm của các quốc gia nêu trên, rút ra được những bài học cho Việt
Nam như sau: thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về ứng phó với BĐKH;
thứ hai, xây dựng bộ máy QLNN đối với BĐKH; thứ ba, cập nhật chiến lược, mục
tiêu, kế hoạch cho ứng phó BĐKH; thứ tư, huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước để ứng phó với BĐKH; thứ năm, Thực hiện phân cấp trong QLNN đối với
BĐKH; Thứ sáu, tích cực tham gia các tổ chức và ký kết các hiệp ước về ứng phó với
BĐKH.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu tác giả rút ra được một số vấn đề lý luận cơ bản như sau:
Thứ nhất, BĐKH hiện nay đang diễn ra rất nhanh và hôn lường trên phạm vi
toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và sự PTBV
của con người.
Thứ hai, cần nghiên cứu và làm rõ các nội dung quản lý như: ban hành, tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật trong ứng phó với BĐKH; xây dựng chiến lược, kế
hoạch, chương trình ứng phó với BĐKH; tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH; huy động mọi nguồn lực trong
và ngoài nước để ứng phó với BĐKH; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm trong hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, QLNN về ứng phó với BĐKH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác
động cả chủ quan lẫn hách quan như: thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy; đầu tư tài
chính; khoa học và công nghệ và các yếu tố mang tính quốc tế.


9


Thứ tư, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiền hoàn cảnh
tương tự như Việt Nam hoặc có những hành động phù hợp với điều kiện, khả năng
của Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong QLNN về ứng
phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam
3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng nhiệt đới gió
mùa, trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với khoảng 3.260 km bờ biển và được
đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH.
3.1.2. Khái quát thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý
rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, chỉ
tính trong 15 năm (1996 - 2011), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng
ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai hác đã làm thiệt hại đáng ể về người
và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính
chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của BĐKH đối với một số ngành, lĩnh vực
(thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm 2010) ước tính vào khoảng 0,5% đối
với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng suất lao động là 4,4%. Theo báo cáo
của Ngân hàng Thế giới về tác động của NBD, Việt Nam là một trong những nước đặc
biệt dễ bị tổn thương, nếu mực nước biển dâng 1m khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ bị
tác động và thiệt hại về GDP sẽ là 10%.
3.1.3. Khái quát thực trạng ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Về hoạt động thích ứng với BĐKH

Tính đến hết năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố 03 Kịch bản BĐKH và NBD
cho Việt Nam vào các năm 2009, 2012 và 2016. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực
hiện việc đánh giá tác động của BĐKH, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH cho các giai đoạn.
- Các hoạt động giảm nhẹ BĐKH
Việt Nam đã có nhiều chương trình, hành động khuyến hích người dân sử
dụng tiết kiệm năng lượng; phát triển năng lượng tái tạo; chương trình phát triển hầm
sinh học trong chăn nuôi; triển khai thực hiện các dự án giảm nhẹ phát thải KNK theo
cơ chế phát triển sạch.

10


3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam

3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với biến
đổi khí hậu
Chính phủ đã ịp thời xây dựng và triển khai thực hiện:(i) Chiến lược quốc gia
về BĐKH; (ii) Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; (iii) Chương trình mục tiêu
quốc gia về ứng phó với BĐKH; (iv) Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; (v)
KHHĐ ứng phó với BĐKH; (vi) Đề án giảm phát thải KNK; (vii) Chiến lược PTBV
Việt Nam; (viii) Về Cơ chế phát triển sạch; (ix) Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến
đổi khí hậu
- Về ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Vấn đề BĐKH mặc dù đã xuất hiện trong các văn bản Luật (Luật BVMT năm
2014, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đê điều v.v…) nhưng vẫn còn rải rác.
Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu toàn diện, hoàn chỉnh và hông đầy đủ về nội dung

pháp luật. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến
khích hoặc các chế tài đối với hành vi tương ứng bởi lẽ về nguyên tắc, chỉ có pháp
luật mới có thể tác động trực tiếp làm thay đổi hành vi của các chủ thể. Để thay đổi
điều này, nhu cầu về việc luật hóa các quy định trong lĩnh vực BĐKH cần được
nghiên cứu và đề xuất.
- Về ban hành chính sách, pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
các bộ, ngành.
Nội dung các văn bản này đã tập trung vào việc tổ chức thực hiện cập nhật kịch
bản BĐKH và NBD; đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến một số khu vực trọng
điểm; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong ứng phó với
BĐKH và NBD; hung ma trận chính sách; phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó
với BĐKH; giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng;
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH là một nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng
trong công tác ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN
về BĐKH cần được chú trọng xây dựng, hoàn thiện theo hướng theo hướng tập trung,
tổng hợp, thống nhất đầu mối. Cục BĐKH là tổ chức trực thuộc Bộ TN&MT, có chức
11


năng tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn; thực hiện các
dịch vụ công về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
với chức năng và quyền hạn hiện tại của Cục BĐKH, cơ chế tham vấn giữa các bộ,
ngành đang là một điểm yếu trong quy trình ban hành chính sách của Việt Nam.
Điểm yếu này chắc chắn sẽ gây những tác động không nhỏ đến các nỗ lực ứng phó
với BĐKH, một vấn đề vốn được xem là cần sự phối hợp thay vì độc lập thực hiện.
3.2.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo Bộ TN&MT, đào tạo nguồn nhân lực nhằm ứng phó với BĐKH ở Việt

Nam hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Sau gần 3 năm
triển hai "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH" ở tất cả các cấp độ
(quốc gia, bộ, ngành, địa phương), trở ngại lớn nhất là sự yếu kém về số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực. Cán bộ, công chức hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng, nghiệp vụ được giao. Nhu cầu
đào tạo nhân lực cho lĩnh vực BĐKH đang đặt ra những thách thức không nhỏ nhất là
ở các địa phương.
3.2.5. Đầu tư và huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ể trong việc huy
động nguồn lực tài chính để ứng phó với BĐKH, trong đó nhiều chính sách tài chính
ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông được chú trọng. Chính phủ, các bộ, ngành
của Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút, khuyến hích các nhà đầu
tư tập trung nguồn lực cho ứng phó với BĐKH. Huy động các nguồn lực tại chỗ,
tranh thủ đóng góp, tham gia của các tổ chức, cá nhân cho công tác ứng phó với
BĐKH và cứu trợ, khắc phục thiên tai. Nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ của nước
ngoài được ưu tiên huy động để có nguồn lực lớn và tập trung cho ứng phó với
BĐKH. Bước đầu hình thành cơ chế huy động nguồn lực hợp tác quốc tế để ứng phó
với BĐKH như Chương trình SP-RCC là chương trình cho vay theo phương thức hỗ
trợ ngân sách, với Nhật Bản là nhà tài trợ chính và một số nhà tài trợ khác.
Tuy nhiên, cùng chung với xu hướng của quốc tế, các chính sách về cơ chế tài
chính ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được
yêu cầu trong tương lai.
3.2.6. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
Thời gian qua, công tác hợp tác quốc tế về BĐKH tiếp tục được đẩy mạnh. Bên
cạnh các đối tác truyền thống, các mối quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà tài trợ
mới cũng hông ngừng được tăng cường, mở rộng. Ngoài các đối tác phát triển tham
gia chính thức Chương trình SP-RCC như đã nêu ở trên, Việt Nam đã thiết lập quan
12



hệ hợp tác chặt chẽ với Vương quốc Anh, Vương quốc Đan Mạch, Hà Lan, Canada,
Na uy, Phần Lan, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và
nhiều đối tác khác trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH.
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu
Bộ TN&MT cũng đã cùng các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, đánh giá và báo cáo với Chính phủ về tình hình thực hiện chính
sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH trong ngành, lĩnh vực, địa phương. Bộ
TN&MT và các Bộ ngành hác đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
nhiều đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành mở rộng, có sự tham gia của nhà tài trợ nước
ngoài, đánh giá thực địa một số khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH,
kiểm tra tình hình triển khai các dự án ứng phó với BĐKH ở một số địa phương đã
được cấp vốn hỗ trợ thực hiện ứng phó với BĐKH.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu
ở Việt Nam
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Ở cấp Trung ương
Mức độ quan tâm đến BĐKH trong việc ban hành chính sách và pháp luật của
Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay. Từ
chỗ chính sách và pháp luật chỉ được ban hành nhằm thực hiện các cam kết của quốc
tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đưa ra chính sách, giải pháp của riêng mình để
ứng phó với BĐKH. Các văn bản được ban hành ngày càng nhiều và cụ thể, có lộ trình
và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Điều này được cho là do nhận thức về BĐKH được cải
thiện đáng ể, đặc biệt là những nhà hoạch định chính sách. Xét về mặt chính sách,
pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã tương đối sẵn sàng ứng phó với BĐKH.
3.3.1.2. Ở cấp địa phương
Các địa phương đã từng bước chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện
các chủ trương, chính sách, chương trình, ế hoạch của trung ương về ứng phó với
BĐKH và NBD. Chính quyền ở địa phương đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác

ứng phó với BĐKH thông qua các chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động;
đề xuất các giải pháp và dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH.
Các ngành, các cấp của nhiều địa phương đã phối hợp thực hiện khá tốt công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động và người dân về BĐKH, từ đó hình thành ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm
năng lượng, giảm lượng chất thải nhằm hạn chế phát thải KNK.

13


3.3.2. Những hạn chế
Quy hoạch phát triển KT-XH của các ngành, lĩnh vực và địa phương đa phần
chưa được bổ sung yếu tố BĐKH.
KHHĐ ứng phó với BĐKH còn nhiều điểm bất cập, chưa đáp ứng được các
yêu cầu thực tế.
Vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa thành lập Ban chỉ
đạo về ứng phó BĐKH để thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với
BĐKH ở địa phương.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.3.1. Về nguyên nhân chủ quan
Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng
đồng về BĐKH chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt,
còn chưa coi trọng PTBV. Một số chủ trương, chính sách, pháp luật chưa được quán
triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế,
chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Việc lồng ghép vấn đề ứng phó với
BĐKH trong các lĩnh vực KT-XH vẫn là khâu yếu.
Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo ịp yêu cầu
phát triển, thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và
nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy QLNN và việc phân công, phân cấp, phối hợp
giữa các bộ, ban ngành địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự

chủ động, cương quyết. Đội ngũ cán bộ làm công tác ứng phó BĐKH còn hạn chế về
chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. Vấn đề quy hoạch vùng liên quan đến BĐKH vẫn
chủ yếu theo ngành, tính liên ngành gần như chưa được chú trọng.
Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với BĐKH chỉ mới đáp ứng được một phần rất
nhỏ so với nhu cầu. Thiếu vốn và cơ chế thực hiện các dự án BĐKH. Việc huy động
các nguồn tài trợ quốc tế còn hạn chế, năng lực tiếp nhận, triển khai hỗ trợ của quốc
tế chưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện chậm, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả của
nguồn lực tài trợ.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
BĐKH là một vấn đề còn tương đối mới đối với trung ương và địa phương.
Hiện nay, BĐKH đang diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn so với dự báo của các nhà
khoa học, nhất là thiên tai, NBD; triều cường, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, đặc
biệt là khu vực TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, vùng ĐBSCL và các địa phương ven
biển; thiên tai diễn biến cực đoan và bất thường hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân.
14


Đồng thời ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển KT-XH ở nước ta đang trở lên
nghiêm trọng; diễn biến của BĐKH thực tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với các dự
báo; chính sách, hoạt động ứng phó với BĐKH quốc gia còn chịu nhiều tác động
chung từ chính sách BĐKH toàn cầu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động QLNN về ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam trong thời gian qua, tác giả nhận thấy: Việt Nam đã tiếp cận với
vấn đề BĐKH từ khá sớm và nhận định vấn đề BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ
thống chính trị. Điều này được minh chứng bởi số lượng lớn văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến BĐKH đã được ban hành; những Chương trình, KHHĐ, Chiến
lược quốc gia về BĐKH đã được ban hành và triển khai rộng khắp cả nước; Bộ máy
QLNN về ứng phó với BĐKH đã và đang dần được kiện toàn từ Trung ương đến địa

phương.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH vẫn còn tồn tại
những hạn chế như: i) Nhận thức về vấn đề BĐKH đã được nâng lên nhưng chưa
theo kịp với mức độ tác động của BĐKH. BĐKH mới chỉ được coi là nguy cơ mà
chưa được quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, tập quán sản xuất và tiêu
thụ theo định hướng cac-bon thấp, PTBV; ii) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
đầy nhưng chưa đủ; iii) Bộ máy QLNN mới chỉ được thiết lập ở cấp trung ương với
đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn; iv) Ở địa phương, cán
bộ phụ trách công tác ứng phó với BĐKH chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo
chuyên môn về lĩnh vực BĐKH; v) Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích thu
hút sự tham gia đầu tư của cộng đồng.; vi) Nguồn lực cho ứng phó với BĐKH còn rất
hạn chế, phân tán từ nhiều nguồn, cơ chế phân bổ vốn cho BĐKH còn bất cập.
Từ những hạn chế như trên, việc hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH cần
được xem xét ở nhiều khía cạnh để đưa ra được phương hướng và giải pháp phù hợp,
toàn diện.

15


Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
4.1. Phƣơng hƣớng ứng phó với biến đổi khí hậu
4.1.1. Quan điểm của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngay từ những ngày đầu tham gia Công ước khí hậu, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định rõ tầm quan trọng của việc BVMT và ứng phó với BĐKH đối với
sự PTBV của đất nước. Các chủ trương, giải pháp của Đảng về ứng phó với BĐKH
và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được thường xuyên quan tâm, hoàn thiện, bắt
nhịp kịp thời với những chuyển biến nhận thức, xu thế phát triển của vấn đề BĐKH
và tài nguyên, môi trường trên thế giới, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, gắn

ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường với phát triển KT-XH theo định
hướng PTBV.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
Về cơ bản, chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát
thải KNK; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
theo hướng hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và
suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân
bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Tầm nhìn đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; hai thác, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường
sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với
mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Về thích ứng với BĐKH: Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh
giá được các nguy cơ thiên tai; nâng cao năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và
lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển KT-XH. Nâng cao khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, KT-XH,
cộng đồng dân cư và hả năng chống chịu của các hệ sinh thái trước tác động của
BĐKH; 100% các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH được xây dựng
có tính đến các yếu tố BĐKH.
- Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Giảm cường độ phát thải KNK từ 8-10%
so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP từ 1 – 1,5% mỗi
16


năm, giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10 – 20% so với
phương án phát triển thông thường. Đưa giảm nhẹ phát thải và hấp thụ KNK thành
các chỉ tiêu trong phát triển KT-XH; xây dựng được thị trường cac-bon trong nước và
tích cực tham gia thị trường tín chỉ cac-bon quốc tế.

4.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 24-NQ/TW để các
cấp, các ngành và mọi người dân đều nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cao trong việc
ứng phó với BĐKH, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên,
BVMT để thích nghi, PTBV; Chuẩn bị mọi điều kiện về thể chế, năng lực các bộ, ngành,
địa phương để triển hai đầy đủ, toàn diện các nội dung của Thỏa thuận Paris từ năm 2020
trở đi; trong đó có một số nội dung liên quan đến thích ứng với BĐKH, trồng rừng có thể
triển khai ngay từ trước năm 2020; Thể chế hóa các nội dung quan trọng được nêu trong
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về BĐKH, NBD; rà soát, cập nhật, hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các nhiệm vụ ứng phó BĐKH,
phòng tránh thiên tai. Chú trọng lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển. Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật BĐKH;
4.2. Xu thế biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam
4.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ XXI
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu,
đến cuối thế kỷ XXI, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo
các kịch bản khác nhau về phát thải KNK, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ
tiền công nghiệp, và như vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tương ứng là
1,1oC – 6,4oC, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so
với cuối thế kỷ XX.
Theo các Kịch bản BĐKH, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng thêm
20C vào năm 2050 và 2,50C vào năm 2070 so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Dự
tính đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng hoảng 30C. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm tăng
số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm. Mực nước biển trung bình có thể
tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào năm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng
khoảng 1m.
4.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam được Bộ TN&MT công bố lần đầu
vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước. Mức độ chi
tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu và dải ven biển Việt Nam

để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Chương trình NTP.
17


Kịch bản này đã được cập nhật vào năm 2011 và 2016. Với kịch bản 2016, kịch bản
BĐKH và một số cực trị khí hậu được xây dựng chi tiết cho 63 tỉnh, thành phố,
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và chi tiết cho 150 trạm (tương
đương cấp huyện); kịch bản NBD được xây dựng chi tiết cho 28 tỉnh ven biển, quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam
4.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu
Xây dựng và củng cố nền tảng nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật đối
trong vấn đề ứng phó với BĐKH là mục đích cuối cùng của giải pháp này. Có nhận
thức đầy đủ mới là cơ sở vững chắc cho những tư duy, hành động đúng đắn và tự giác.

4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi
khí hậu
Rà soát tổng thể, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng
phó với BĐKH theo hướng đồng bộ với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thể chế và phát
triển nguồn nhân lực, có tính đến lợi ích tổng thể và hài hòa lợi ích giữa các bên liên
quan, giữa các thế hệ; khắc phục tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật. Hiện tại,
việc ứng phó với BĐKH mới chỉ đang dừng lại ở mức chủ trương trong các chiến
lược, kế hoạch mà chưa có các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
chủ thể có liên quan. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nước áp dụng các biện pháp
khuyến khích hoặc các chế tài đối với hành vi tương ứng. Kết quả là động lực và trách
nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với vấn đề BĐKH bị hạn chế, đặc biệt là đối
với khối tư nhân. Bởi lẽ, về nguyên tắc, chỉ có pháp luật mới có thể tác động trực tiếp
làm thay đổi hành vi của các chủ thể tư nhân, các chiến lược, KHHĐ chỉ có tác động

đến các cơ quan nhà nước. Để thay đổi điều này, nhu cầu về việc luật hóa các quy
định trong lĩnh vực BĐKH đã được đặt ra. Lĩnh vực BĐKH đã có tính ổn định lâu dài
hơn so với trước đây. Pháp luật về BĐKH cũng đã được nhiều nước khác trên thế giới
nghiên cứu và đúc rút inh nghiệm. Do đó, Việt Nam nên ban hành Luật BĐKH.
4.3.3. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi
khí hậu
Thỏa thuận Paris được thông qua tại COP21 vào tháng 12 năm 2015 và có hiệu
lực từ 04/11/2016, là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất
cả các Bên trong ứng phó với BĐKH. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận
Paris tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 và đã trình văn bản phê duyệt lên
18


Liên Hợp quốc ngày 04/11/2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày
28/10/2016 làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân
Việt Nam ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2020 và 2030. Bên cạnh đó, Kịch bản
BĐKH và NBD cho Việt Nam cũng mới được cập nhật năm 2016 với cách tiếp cận
mới. Vì vậy, cần cập nhật và điều chỉnh lại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chương trình ứng phó với BĐKH để phù hợp với bối cảnh.
4.3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu
BĐKH là vấn đề liên ngành, liên vùng đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan QLNN với nhau. Tuy vậy, mỗi cơ quan lại có những chức năng, nhiệm
vụ khác nhau, mục tiêu, động lực khác nhau nên việc tạo ra một cơ chế phối hợp và
phân công giữa các cơ quan này là rất quan trọng.
Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về ứng phó với BĐKH,
theo nghiên cứu sinh cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH. Bên
cạnh các phòng chức năng đã nêu tại Quyết định số 1266/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng
5 năm 2017, Cục BĐKH cần có thêm một số phòng chức năng hác và bao gồm cả

bộ máy của Văn phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH, Văn phòng Chương trình hỗ trợ
ứng phó với BĐKH (SPRCC), Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công
ước khí hậu, Văn phòng ô-dôn thi hành Nghị định thư Montreal. Đồng thời, cần thực
hiện phân cấp cho chính quyền địa phương trong QLNN về ứng phó với BĐKH. Cần
phân quyền cho lãnh đạo các địa phương nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, mục
tiêu và quy hoạch vùng đối với ứng phó với BĐKH.
4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu
Để nhiệm vụ QLNN về ứng phó với BĐKH đạt hiệu quả cao, một giải pháp
không thể không nhắc tới là việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách cũng như nghiên
cứu khoa học và công nghệ về BĐKH. Có chính sách đãi ngộ, thu hút các trí thức trẻ
về làm việc tại những nơi có điều kiện hó hăn. Liên ết với các trường Đại học,
Viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo dài hạn, tập trung với chuyên môn sâu về BĐKH
và ứng phó BĐKH. Hạn chế thay đổi, luân chuyển thường xuyên đối với đội ngũ trực
tiếp tham mưu về công tác ứng phó BĐKH.

19


4.3.6. Huy động, mở rộng nguồn lực và xã hội hóa để ứng phó với biến đổi
khí hậu
Việt Nam xác định: đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH
và bảo vệ tài nguyên, môi trường; kết hợp tăng chi từ ngân sách với tăng cường, đa
dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên vốn vay ưu đãi, tích cực huy động nguồn tài
trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước; đẩy mạnh hợp tác
công, tư và huy động các nguồn lực trong xã hội bảo đảm nguồn lực tài chính để thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi
trường; vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện nước ta các nguyên tắc PTBV, như
người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường;
người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền để hình thành cơ chế tạo

nguồn thu từ tài nguyên, môi trường đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ tài nguyên,
môi trường; Tăng cường, áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ như
vay vốn ưu đãi, giảm thuế, trợ giá đối với hoạt động ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu
Hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin,
thiết lập mạng lưới đối tác song phương và đa phương về BĐKH liên quan. Xây dựng
và đề xuất các đề tài, dự án, tìm nguồn tài trợ của cộng đồng quốc tế cho hoạt động
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, trong đó quan tâm đến các lĩnh vực quản lý và
phát triển vùng đới bờ, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp nguồn
nước sạch, nhà ở cho các hộ dân cư nghèo... Học tập trao đổi kinh nghiệm về các hoạt
động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH đối với các nước có điều kiện tương tự trên
thế giới và trong khu vực thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế.
4.3.8. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu
Về lâu dài, Bộ TN&MT cần đề nghị Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ,
ngành nghiên cứu thiết kế mô hình thanh tra chuyên ngành ổn định, lâu dài, phù hợp
yêu cầu quản lý theo ngành, lĩnh vực, phát huy tốt vai trò công cụ hỗ trợ đắc lực để
tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN.
4.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi và điều kiện bảo đảm thực hiện
giải pháp
4.4.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để xác định mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất, trên cơ
sở các ý kiến khảo sát cán bộ quản lý tại Bộ TN&MT và một số Bộ, ngành khác có
20


liên quan đến vấn đề BĐKH như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo,... Với 380
phiếu khảo sát (trong đó, có 240 phiếu ở các Bộ và 140 phiếu ở 7 tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương) đã cho thấy mức độ cấp thiết của các giải pháp nghiên cứu sinh đề
xuất như sau: (i) Nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH; (ii) Hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với BĐKH; (iii) Nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế về ứng phó với BĐKH; (iv) Huy động và mở rộng nguồn lực ứng phó với
BĐKH, xã hội hóa ứng phó với BĐKH; (v) Nâng cao chất lượng của chiến lược, quy
hoạch, chương trình ứng phó với BĐKH; (vi) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ứng phó với BĐKH; (vii) Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH;
(viii) Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, thanh tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng
phó với BĐKH.
4.4.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp
4.4.2.1. Điều kiện về thể chế
Hiện nay, hệ thống thể chế QLNN về ứng phó với BĐKH ở nước ta còn chưa
thống nhất và chồng chéo gây hó hăn cho thực tiễn quản lý. Do vậy, muốn đảm
bảo công tác QLNN tốt thì phải đồng bộ hóa hệ thống thể chế, cụ thể phải thống nhất
trong các quy định của pháp luật của các bộ, ngành.
4.4.2.2. Điều kiện về nguồn nhân lực
Vấn đề BĐKH là một vấn đề còn mới và là vấn đề mang tính liên ngành, liên
vùng nên đội ngũ công chức QLNN về ứng phó với BĐKH từ trung ương xuống địa
phương chưa thực sự đảm đương tốt nhiệm vụ. Do vậy, phải tiến hành bồi dưỡng, đào
tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên ngành, giúp cho họ am hiểu sâu về công tác quản
lý mang tính đặc thù này và là điều kiện thiết yếu bảo đảm tăng cường hiệu quả QLNN.
4.4.3.3. Điều kiện về cơ chế phối hợp
Để QLNN về ứng phó với BĐKH đạt được những mục tiêu đề ra, cần có sự
phối hợp hiệu quả giữa Bộ TN&MT với các bộ, ngành và các địa phương. Sự phối
hợp này bảo đảm những mục tiêu chính sách, thể chế về ứng phó với BĐKH được
thực hiện thống nhất, đồng bộ và toàn diện.
4.4.3.4. Điều kiện về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
Để công tác QLNN về ứng phó với BĐKH cần phải thiết lập hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu đủ mạnh để có thể theo dõi chặt chẽ sự thay đổi thường xuyên và
bất thường của khí hậu. Thiết lập cơ chế báo cáo thường xuyên để nâng cao hiệu quả

hoạt động của chính quyền các cấp ở địa phương. Cần phải thiết lập cơ sở dữ liệu về
khí hậu và cập nhật thường xuyên liên tục kịch bản BĐKH của Việt Nam.
21


4.4.3.5. Điều kiện về kinh phí
Cơ chế về tài chính cho hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH cần có sự đổi
mới theo hướng gắn đầu tư tài chính với trách nhiệm của Bộ TN&MT. Cần bảo đảm
kinh phí cho việc tạo lập khung thể chế, khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản trong
lĩnh vực QLNN về ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, cần có những đổi mới trong chính
sách tiền lương cho cán bộ quản lý của các địa phương phải kiêm nhiệm về BĐKH để
tạo động lực nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt
Nam trong Chương 2 và Chương 3, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp
nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, như sau:
Một là, nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH;
Hai là, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình ứng phó với
BĐKH;
Ba là, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH;
Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH;
Năm là, phát triển nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH;
Sáu là, huy động, mở rộng nguồn lực và xã hội hóa để ứng phó với BĐKH;
Bảy là, tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH; và
Tán là, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH.
KẾT LUẬN
Trong phạm vi của Luận án, với mục đích đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN
về ứng phó với BĐKH ở nước ta, luận án đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản được thể hiện như sau:
1. Tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài với 3

nội dung: những công trình nghiên cứu về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH; những
công trình nghiên cứu về ứng phó với BĐKH; những công trình nghiên cứu về
QLNN về ứng phó với BĐKH. Luận án đã ế thừa công cụ lý thuyết khi nghiên cứu
về BĐKH, ứng phó với BĐKH và QLNN; ế thừa những phân tích, đánh giá về thực
trạng hoạt động QLNN về BVMT nói chung và về ứng phó với BĐKH nói riêng; ế
thừa những định hướng và một số giải pháp mang tính chiến lược ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam. Từ đó, hệ thống hóa và bổ sung một số khải niệm, luận điểm khoa học
22


×