Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập học kỳ 8,5 ĐIỂM: Quảng cáo và khuyến mại đối với mặt hàng mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.41 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
I. Một số vấn đề lý luận chung về quảng cáo và khuyến mại.............................1
1. Quảng cáo........................................................................................................1
2. Khuyến mại......................................................................................................5
II.

Khái quát về mỹ phẩm..................................................................................7

III.

Quảng cáo mỹ phẩm.....................................................................................8

IV.

Khuyến mại mỹ phẩm.................................................................................10

V. Hoàn thiện việc áp dụng quy định về quảng cáo, khuyến mại mỹ phẩm......12
KẾT LUẬN..........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................14

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỹ phẩm hiện nay là một loại hàng hóa mà không chỉ chị em phụ nữ sử
dụng thường xuyên, phái nam trong thời đại ngày nay cũng rất nhiều người sử
dụng mỹ phẩm hàng ngày. Đây là một loại hàng hóa được bán rộng rãi trên thị
trường hiện nay với nhiều hãng và xuất xứ khác nhau. Nhu cầu sử dụng mỹ
phẩm ngày càng phát triển vì thế mà các thương hiệu, đại lý cũng triển khai


nhiều chương trình khuyến mại, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Quảng cáo
và khuyến mại là công cụ hữu hiệu để thương nhân chiếm lĩnh thị trường, nâng
cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Biết được tầm quan
trọng của quảng cáo, khuyến mại đối với mặt hàng mỹ phẩm đó là lý do em chọn
đề tài: “Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại đối với loại
hàng hóa: mỹ phẩm” để nghiên cứu bài tập lớn cuối kỳ.
NỘI DUNG
I.

Một số vấn đề lý luận chung về quảng cáo và khuyến mại

1. Quảng cáo
a. Định nghĩa
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012: “Quảng cáo là việc sử
dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức,
cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;
chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Theo Điều 102 Luật thương mại năm 2005: “Quảng cáo thương mại là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về
hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình.”
b. Đặc điểm
2


Chủ thể của hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân.
Về tổ chức thực hiện: thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc
cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông
qua hợp đồng dịch vụ.
Cách thức xúc tiến thương mại: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương

tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng.
Mục đích: giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhận của thương nhân.
c. Đối tượng
Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực
kinh doanh của thương nhân. Về nguyên tắc, thương nhân được quảng cáo để
xúc tiến thương mại đối với mọi hàng hóa, dịch vụ được quyền kinh doanh của
mình. Tuy nhiên, nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, luật
pháp có những quy định cấm hoặc hạn chế quảng cáo đối với một số hàng hóa,
dịch vụ như: thuốc lá, rượu mạnh, các sản phẩm hàng hóa chưa được phép lưu
thông, dịch vụ thương mại chưa được phép thực hiện trên thị trường Việt Nam ở
thời điểm quảng cáo (Điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012). Những loại hàng hóa,
dịch vụ này không bị cấm kinh doanh nhưng vẫn bị cấm quảng cáo.
d. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo
Sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng cả nội dung và hình thức
quảng cáo thương mại.
Nội dung quảng cáo bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới
thiệu rộng rãi tới công chúng.
Hình thức quảng cáo được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng,
màu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả

3


năng truyền đạt nội dung thông tin quảng cáo tới công chúng. Hình thức quảng
cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ.
Phương tiện quảng cáo là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản
phẩm quảng cáo thương mại.
e. Các chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại

Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục
đích, cách thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là thương nhân quảng cáo,
thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người
cho thuê phương tiện quảng cáo…
f. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua
hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật. Hợp đồng dịch vụ
quảng cáo thương mại là sự thỏa thuận giữa bên thuê quảng cáo và bên làm dịch
vụ quảng cáo thương mại nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ về quảng cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương
mại. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo được ký bằng văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trường hợp thương nhân tự quảng cáo mà không thuê dịch vụ, hoạt động
quảng cáo có thể được tiến hành thông qua hợp đồng phát hành quảng cáo, hợp
đồng thuê phương tiện quảng cáo được ký kết giữa thương nhân quảng cáo và
người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo.
g. Thẩm quyền và các thủ tục cấp giấy phép quảng cáo
Bộ văn hóa thông tin và truyền thông có thẩm quyền cấp giấy phép thực
hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh,
kênh chương trình truyền hình chuyên quảng cáo. Sở văn hóa thông tin và truyền
thông có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng
rôn, phương tiện giao thông, màn hình đặt nơi công cộng.
4


5


h. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định những hành vi quảng cáo

thương mại bị cấm. Trong đó có những hoạt động như: quảng cáo làm ảnh hưởng
xấu đến lợi lích của Nhà nước và toàn xã hội; quảng cáo có sử dụng sản phẩm
quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái quy định của pháp luật; quảng cáo
dịch vụ, hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo; lợi dụng
quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và các
thương nhân khác,…
2. Khuyến mại
a. Định nghĩa
Khoản 1 Điều 8 Luật Thương mại năm 2005 có quy định: “Khuyến mại là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định.”
b. Đặc điểm
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Thương nhân được
phép tự mình tổ chức thực hiện khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ
khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh.
Cách thức xúc tiến thương mại: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định có thể là quà tặng, mua hàng giảm giá,…
Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc mua bán hàng và cung ứng dịch
vụ.
c. Các hình thức khuyến mại
Pháp luật thương mại quy định thương nhân được thực hiện các hình thức
khuyến mại sau:
- Hàng mẫu.
6


- Giảm giá.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu dự thi.

- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng.
d. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân hoạt động khuyến mại
Thương nhân có các quyền:
- Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại;
- Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng;
- Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc
khuyến mại cho mình;
- Tự mình tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại theo quy định của
pháp luật;
Thương nhân có các nghĩa vụ:
- Thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục pháp lý cần thiết để
thực hiện các hình thức khuyến mại.
- Thông báo công khai các nội dung, thông tin về hoạt động khuyến mại
cho khách hàng.
- Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với
khách hàng.
- Trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong
trường hợp không có người trúng thưởng (đối với các hình thức trao
thưởng mang tính may rủi).
- Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại đã ký kết.
e. Các hành vị bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Một số hoạt động khuyến mại sau đây bị Nhà nước cấm thực hiện: khuyến
mại cho hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh
doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng;
sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
7


doanh; khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18
tuối; khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa

dối khách hàng; khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà
nước; hứa tặng thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;
khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
II.

Khái quát về mỹ phẩm

Mỹ phẩm, là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc
thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế
để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một
số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các
loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má
hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu
tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt
để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.
Mỹ phẩm dành cho sử dụng bên ngoài. Không giới hạn sản phẩm có thể
thoa dành cho mặt: kem dưỡng da, son môi, phấn phủ, trang điểm mắt và khuôn
mặt, khăn mặt và kính áp tròng màu; dành cho cơ thể: lăn khử mùi, sữa dưỡng
thể, phấn thoa, nước hoa, sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, dầu tắm, bọt tắm, muối
tắm và bơ dưỡng thể; dành cho móng: sơn móng trang điểm móng tay và móng
chân, dung dịch rửa tay khô; dành cho tóc: chất cố định, nhuộm tóc, gôm xịt
tóc và gel vuốt tóc.
Thành phần trong các sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các hợp chất hữu cơ và
hợp chất vô cơ. Hợp chất hữu cơ điển hình là dầu và mỡ tự nhiên đã tinh chế
cũng như một loạt tác nhân có gốc hoá dầu. Hợp chất vô cơ là những khoáng
chất được xử lý như oxit sắt, talc và oxit kẽm. Oxit kẽm và sắt được phân loại
là sắc tố, nghĩa là chất tạo màu không khả năng hòa tan trong dung môi.

8



III.

Quảng cáo mỹ phẩm

Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quảng cáo có quy định về quảng cáo mỹ phẩm như sau:
“1. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về
dược;
b) Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ
theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế
(nếu có).
2. Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên mỹ phẩm;
b) Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị
trường;
d) Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
3. Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
4. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung
quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này”.
Điều 6 Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung
quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý
của bộ y tế có quy định về điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm như
sau:
‘ 1. Mỹ phẩm phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm b Khoản 4
Điều 20 của Luật quảng cáo.
2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số
181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:


9


a) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các
đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác;
b) Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản
phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy
định của pháp luật.
3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên
phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng
tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị
đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.’
Mỹ phẩm là sản phẩm được sử dụng rộng rãi ngày nay. Với nhiều người
mỹ phẩm dường như là sản phẩm thiết yếu hàng ngày không thể thiếu. Cũng
chính do xuất phát từ nhu cầu sử dụng của con người mà nhiều hãng mỹ phẩm đã
sử dụng phương thức quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của mình tới công
chúng cũng như gia tăng lợi nhuận. Nhưng do mỹ phẩm khi sử dụng sẽ tác động
trực tiếp đến nhiều bộ phận trên cơ thể con người như: da, môi, mắt, tóc… như
vậy việc đảm bảo yêu cầu về chất lượng là rất cần thiết vì thế mà pháp luật có
những quy định chặt chẽ hơn về quảng cáo mỹ phẩm. Những thương nhân tham
gia vào hoạt động quảng cáo mỹ phẩm phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật
hiện hành về chất lượng mới được phép thực hiện quảng cáo mỹ phẩm trên thị
trường.
Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm ở nước ta hiện nay:
Hiện nay trên thị trường có vô số các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, bao gồm
các siêu thị, các cửa hàng chuyên kinh doanh mỹ phẩm, các cơ sở vừa kinh
doanh dược phẩm vừa kinh doanh mỹ phẩm, các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, các
cửa hàng tạp hóa với đủ loại mỹ phẩm từ xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng,

kem bôi trắng da, son phấn, chì kẻ mắt, mỹ phẩm làm mờ vết thâm, chống nắng,
10


ngừa mụn,… Ngoài dòng mỹ phẩm được sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập
khẩu từ các nước như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì những năm gần đây
“nở rộ” dòng mỹ phẩm xách tay được đưa về bằng nhiều con đường như đi công
tác, tiếp viên hàng không, sinh viên du học, bưu phẩm của những người đang
học tập và làm việc tại nước ngoài gửi về. Qua đó các chủng loại mỹ phẩm đa
dạng về nguồn gốc được quảng cáo, rao bán với đủ kiểu, đủ loại và nhiều mức
giá khác nhau. Ta có thể thấy rằng bên cạnh những dòng sản phẩm chất lượng thì
cũng có một lượng không nhỏ sản phẩm lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được
quảng cáo rộng rãi trên thị trường. Không phủ nhận sự phát triển của thị trường
mỹ phẩm đã tạo ra nhiều cơ hội tiêu dùng đối với người dân, tuy nhiên điều này
cũng làm phát sinh không ít nguy cơ và phiền toái đối với chính người tiêu dùng
khi phải đối mặt với những sản phẩm mà mình còn chưa tường tận.
Nhiều hình thức quảng cáo mỹ phẩm quá lố, chiêu trò gây ngộ nhận cho
người tiêu dùng đã đến mức báo động. Nhiều đơn vị núp bóng các hội thảo khoa
học để giới thiệu quảng bá sản phẩm trong các bệnh viện mà nội dung không như
đăng ký. Một dạng khác là quảng cáo trên truyền hình, báo chí với nhiều chức
năng quá tầm sản phẩm.1
Qua đó ta nhận thấy một thực trạng hiện nay về quảng cáo mỹ phẩm:
nhiều quảng cáo mỹ phẩm hoàn toàn phù hợp với chất lượng sản phẩm, hợp
pháp, tuân thủ đúng quy định, nội dung về quảng cáo mỹ phẩm theo quy định
của Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm thì vẫn còn
không ít những quảng cáo về mỹ phẩm chưa hợp pháp và quá tầm sản phẩm gây
hiểu lầm cho người tiêu dùng.
IV.

Khuyến mại mỹ phẩm


Không giống như quảng cáo mỹ phẩm, về khuyến mại mỹ phẩm hiện nay
chưa có những văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về khuyến mại mỹ phẩm.
1 />
11


Do đó khuyến mại mỹ phẩm cần tuân thủ theo những quy định về khuyến
mại nói chung. Khuyến mại mỹ phẩm thường theo các hình thức như:
- Đưa hàng mẫu mỹ phẩm để khách hàng sử dụng không phải trả tiền
Hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền phải là hàng
đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường. Hàng này được thương nhân tặng cho
khách mà không đưa ra bất kỳ điều kiện nào kèm theo.
- Tặng mỹ phẩm cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu phí:
Thương nhân được dùng mỹ phẩm hoặc bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào khác
tặng cho khách hàng mua mỹ phẩm. Với điều kiện là hàng hóa, dịch vụ dùng để
tặng phải không bị cấm lưu thông trên thị trường và trị giá của nó dùng để tặng
không được vượt quá 30% giá trị của sản phẩm mỹ phẩm mà được bán ra tính
vào thời điểm trước khuyến mại.
- Bán hàng cung ứng mỹ phẩm với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng
dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại:
Thương nhân phải niêm yết thời gian khuyến mại, giá mỹ phẩm bình
thường trước thời gian khuyến mại và giá mỹ phẩm đã được giảm giá trong thời
gian khuyến mại nhưng không được thấp hơn 70% giá sản phẩm mỹ phẩm trước
thời gian khuyến mại.
- Bán hàng có kèm theo phiếu dự thị cho khách hàng để chọn người trao
thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố:
Thương nhân phải công bố rõ ràng, cụ thể phiếu mua hàng, các giải
thưởng, cách thức trúng thưởng và phải in trên phiếu mua hàng hoặc niêm yết tại
nơi bán hàng, và phải công bố ít nhất trên một phương tiện thông tin đại chúng.

- Bán hàng kèm theo vé số dự thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công
bố:
Vé số dự thưởng phải in đầy đủ thông tin cần thiết về chương trình khuyến
mại, số lượng vé dự thưởng phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị tiền thưởng,
12


địa điểm phát thưởng và thời gian, địa điểm mở thưởng. Phải đảm bảo tính minh
bạch của thể lệ xác định trúng thưởng và niêm yết tại nơi bán hàng hoặc công bố
trên một phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ được phát hành khi có hàng mỹ
phẩm bán ra.
Thực trạng việc khuyến mại mỹ phẩm ở nước ta hiện nay:
Khuyến mại mỹ phẩm ở nước ta vẫn áp dụng theo những hình thức đã
được pháp luật quy định, tuy nhiên trong những hình thức này vẫn tiềm ẩn những
điều không muốn xảy ra. Bên cạnh những thương nhân thực hiện đúng pháp luật
về khuyến mại hàng hóa mỹ phẩm thì nhiều thương nhân thực hiện khuyến mại
mỹ phẩm chỉ mong kiếm lời mà không nghĩ tới sức khỏe người tiêu dùng khi các
sản phẩm khuyến mại là những sản phẩm kém chất lượng, các sản phẩm mỹ
phẩm dùng để bán trong thời gian khuyến mại thường là các sản phẩm gần hết
hạn sử dụng nên thương nhân sử dụng chiêu trò khuyến mại giảm giá để có thể
bán được hàng nhanh tránh tình trạng phải hủy hàng.
V.

Hoàn thiện việc áp dụng quy định về quảng cáo, khuyến mại mỹ
phẩm

Từ những phân tích trên ta nhận thấy một thực trạng về quảng cáo và
khuyến mại mỹ phẩm ở nước ta hiện nay: bên cạnh những thương nhân tuân thủ
đúng quy định pháp luật về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm thì vẫn còn
không ít những thương nhân đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về

quảng cáo và khuyến mại mà chỉ lợi dụng việc quảng cáo, khuyến mại này để
tăng thu nhập. Để việc áp dụng quy định về quảng cáo, khuyến mại mỹ phẩm đạt
hiệu quả, cần phải có những biện pháp hoàn thiện hơn những quy định này ví dụ
như:
-Cần phải có những chế tài xử lý những thương nhân đã vi phạm pháp luật
khi áp dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại mỹ phẩm.

13


-Tăng nặng chế tài xử phạt với những thương nhân vi phạm quy định về
khuyến mại, quảng cáo mỹ phẩm từ lần thứ hai đổ lên.
-Nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật về quảng cáo và khuyến mại mỹ
phẩm cho người tiêu dùng.
-Cần phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hàng mỹ phẩm được bán
trong những đợt quảng cáo, khuyến mại.
-Thắt chặt công tác quản lý đối với nội dung quảng cáo, khuyến mại mỹ
phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
KẾT LUẬN
Mỹ phẩm là một loại hàng hóa rất gần gũi với con người trong đời sống
ngày nay. Vì thế nhu cầu sử dụng loại sản phẩm này cũng nhiều trong xã hội. Mỹ
phẩm tiếp xúc trực tiếp đến nhiều bộ phận trên cơ thể con người vì thế cần có
những quy định cụ thể về chất lượng sản phẩm mỹ phẩm. Việc quảng cáo,
khuyến mại mỹ phẩm được pháp luật cho phép tuy nhiên thương nhân khi áp
dụng biện pháp xúc tiến thương mại này thì cần phải đáp ứng các điều kiện của
pháp luật, đảm bảo chất lượng hàng hóa không thể vì lợi nhuận mà bán hàng
kém chất lượng cho người tiêu dùng.

14



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005.
2. Luật Quảng cáo năm 2012.
3. Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quảng cáo.
4. Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng
cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản
lý của bộ y tế.
5. Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.

15



×