Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Câu hỏi tự luân môn chủ nghĩa Mác Lênin hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.13 KB, 13 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN
MÔN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN


1. Phân tích sự khác nhau giữa giá trị, giá trị sử dụng của hàng
hóa thông thường với giá trị, giá trị sử dụng của hàng hóa s ức lao
động.
Hàng hóa thông thường. Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc
tính giá trị sử dụng và giá trị.
Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có th ể
nhận biết trực tiếp bằng giác quan.
Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có m ột
nguyên tử vật chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãi một
hàng hóa, thì cũng không thể sờ thấy,nhìn thấy giá trị của nó.Giá trị ch ỉ
có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện ra cho người
ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan h ệ hàng
hóa với nhau.
Hàng hóa sức lao động là một hàng hoá đặc biệt,mà giá trị sử
dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó cũng có 2 thu ộc
tính giống hàng hóa khác là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội
cần thiết lượng để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua
giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng đ ể tái s ản
xuất slđ để nuôi sống gia đình và chi phí học tập.
Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng th ực hiện 1 loại lao
động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá tr ị
sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người s ử d ụng sức lao
động.



+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá tr ị và
giá trị sử dụng.
+ Khác nhau :
Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật ch ất và ph ụ
thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia…
nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,người công nhân còn có
những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó ph ụ thuộc
vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng th ời nó còn
phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị sức lao động ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình v ề
hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao đ ộng
tăng; Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá
tiêu dùng.
Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử d ụng thì c ả
giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo th ời gian. Trái
lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình s ản xu ất
ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá tr ị
mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá
trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt => giá trị s ử dụng của hàng
hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá tr ị,
tức nó có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Trong quan hệ mua và bán:


Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn ch ỉnh đ ược tạo
ra trong quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa v ụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:



Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong
một thời gian nhất định thông qua các hợp đồng.



Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động) ,giá
trị thực hiện sau (trả công sau).



Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là
các nhà tư bản, không có ngược lại.



Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so v ới giá tr ị
sức lao động bởi vì đối với người công nhân, lao đ ộng là ph ương ti ện
sinh sống duy nhất vì vậy phải bán sức lao động trong m ọi điều kiện.

2. Phân tích mối quan hệ giữa lao động cụ thể, lao động trừu
tượng với cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa :
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá tr ị là do lao
động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai m ặt của b ản
thân hàng hóa.
C.Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính ch ất hai m ặt c ủa lao
động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động tr ừu tượng.
Lao động cụ thể:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình th ức c ụ th ể của

những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động c ụ th ể có mục


đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và
kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái
bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, ph ương pháp c ủa anh ta là các
thao tác về cưa, về bào, khoan, đục: phương tiện đ ược s ử d ụng là cái
cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao đ ộng là t ạo ra cái bàn, cái
ghế.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao
động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác
nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao đ ộng xã
hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình th ức lao
động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó ph ản ánh trình đ ộ phát
triển của phân công lao động xã hội. Giá trị sử dụng là ph ạm trù vĩnh
viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng lả phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn
liền với vật phẩm, nó là một điều kiện không th ể thiếu trong bất kỳ
hình thái kinh tế - xã hội nào. Cần chú ý rằng, hình th ức c ủa lao đ ộng c ụ
thể cũng có thể thay đổi.
Lao động trừu tượng:
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi
đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là
sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp th ịt, th ần kinh) c ủa ng ười
sản xuất hàng hóa nói chung.
Lao động của người thợ mộc và lao động của người th ợ may, nếu
xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ
tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái
chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức th ần kinh của con



người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng nh ất của
con người.
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí s ức lực c ủa con ng ười xét v ề
mặt sinh lý, nhưng không phải sự hao phí sức lao dộng nào về mặt sinh
lý cũng là lao động trừu tượng.
Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do n ục
đích của sản xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện s ự cần thiết ph ải
quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được v ới
nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi v ới nhau, t ức
lao động trừu tượng.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho s ự ngang bằng
trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đ ổi thì
cũng không cần phải quy các lao động cụ th ể về lao động tr ừu t ượng.
Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch s ử riêng có c ủa s ản
xuất hàng hóa.
Cần lưu ý, ở đây không phải có hai th ứ lao động khác nhau mà ch ỉ
là lao động của người sản xuất hàng hóa, nh ưng lao đ ộng đó mang tính
hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu t ượng.
Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá tr ị
sử dụng thì lao động trừu tượng là nhân tô duy nhất tạo ra giá tr ị c ủa
hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là s ự kết tinh c ủa lao đ ộng tr ừu
tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng h ỏa có ý
nghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản
xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp ta giải thích được hiện t ượng
phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi kh ối


lượng của cá vật chất ngày càng tăng lên, đi li ền v ới kh ối l ượng giá tr ị

của nó giảm xuống hay không thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính ch ất
tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì và sản xu ất nh ư th ế
nào là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất đ ộc l ập, lao động
của họ vì vậy có tính chất tư nhân.
Đồng thời, lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về
mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động tr ừu t ượng, thì nó luôn là
một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân
công lao động xã hội nên lao động tr ừu t ượng là bi ểu hi ện c ủa lao đ ộng
xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã h ội
không phải là hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập c ủa m ột
lao động thống nhất. Giữa lao động tư nhân và lao động xã h ội có mâu
thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của "sản xuất hàng hóa". Mâu
thuẫn này biểu hiện ở chỗ:
Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có th ể không ăn
khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao h ơn hay
thấp hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nh ận.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là m ầm mống
của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì nh ững mâu
thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát tri ển, l ại v ừa ti ềm
ẩn khả năng khùng hoảng "sản xuất thừa".


3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị c ủa
hàng hóa, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối v ới Vi ệt
Nam hiện nay.
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá

trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố đ ịnh. Sự thay đ ổi
lượng giá trị của hàng hoá tùy thuộc vào những nhân tố sau:
Năng suất lao động
+ Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động,
nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đ ơn v ị
thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đ ơn v ị
sản phẩm.
+ Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá bi ệt và
năng suất lao động xã hội nhưng chỉ có năng suất lao động xã hội có
ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa vì trên th ị trường, hàng hóa
được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà theo giá tr ị xã h ội.
+ Năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ
khéo léo của người lao động, sự phát triển c ủa khoa h ọc - kỹ thu ật và
trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết h ợp xã h ội của
sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
+ Ảnh hưởng của năng suất lao động tới lượng giá trị của hàng hóa:
năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã h ội c ần thiết
để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đ ơn v ị s ản
phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã h ội càng gi ảm, thì th ời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá tr ị của
một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ


nghịch với năng xuất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị c ủa
mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao lộng xã hội.
* Phân biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng t ường độ lao
động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là khái niệm nói lên m ức đ ộ khẩn
trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động.

+ Ảnh hưởng của cường độ lao động đến lượng giá trị hàng hóa: khi
cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng m ột
đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng
lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản ph ẩm thì không đ ổi.
Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống nh ư kéo dài th ời
gian lao động.
- Mức độ phức tạp của lao động
+ Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh h ưởng nh ất đ ịnh đ ến
lượng giá trị của hàng hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động có th ể
chia lao động thành lao động giản đơn và lao động ph ức tạp.
+ Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đ ơn mà
bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có th ể
thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi ph ải đ ược đào
tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đ ơn vị th ời
gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị
hơn so với lao động giản đơn.
+ Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên
tục, phức tạp. Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động gi ản
đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả lao động ph ức t ạp
thành lao động giản đơn trung bình.


Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng th ời gian lao
động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Ý nghĩa thực tiễn:
Xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên c ứu
lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động xã h ội c ần thi ết
giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá
trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao h ơn
của hàng hóa nào.

Tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa, từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất
lao động, đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu t ư đào t ạo giáo
dục chất xám… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị đ ể ti ến
tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế
luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch.
Bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị h ơn so v ới lao
động giản đơn trong cùng một đơn vị thời gianlao động nh ư nhau. Vì
thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao
động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Muốn làm được điều này thì
phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao tay nghề và áp dungj nh ững
biện pháp tiên tiến.
Đối với Việt Nam, đi lên từ một nước nông nghiệp, v ới nh ững t ập
quán canh tác nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại cảu chiến tranh
nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát tri ển. T ừ
năm 1986, Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi m ới đ ất
nước và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn còn nhều khó
khăn trong quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành ngh ề, s ản
xuất với công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá tr ị
sử dụng lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong n ước cũng nh ư


ngoài nước. Ví dụ như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao đ ộng
xã hội cần thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo l ại không
cao, bán với giá thấp trên thị trường thế giới. Từ đó đặt ra m ột yêu cầu
làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng
thêm giá trị của hàng hóa.
Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đ ầu
tư phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng suất lao
động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đ ại;

đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình đ ộ tay nghề cao, ti ến t ới xây
dựng một nền kinh tế tri thức.
Đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế nhà n ước cần
kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn tham ô tham nhũng; cải cách hành
chính thật hiệu quả minh bạch; hạn chế những thủ tục r ườm rà trong
quản lý kinh tế; đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh t ế,
khuyến khích đầu tư các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao.

4. Vì sao nói trong tất cả các giai cấp hiện đang đ ối lập với
giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp th ật s ự cách
mạng?
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế xã hội khách quan của nó quy định:
Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp,
giai cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai c ấp công nhân là
bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xu ất có
trình độ xã hội hóa cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là l ực l ượng
quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy
nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một ph ương th ức s ản xu ất


mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai c ấp tiêu
biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.
Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có t ư
liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà t ư bản đ ể
sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra
trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã tr ở thành hàng hóa,
thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi
may rủi của cạnh tranh; số phận của nó tùy thuộc vào quan h ệ cung –
cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường làm thuê và ph ụ thu ộc vào
kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp b ức, bóc l ột và

ngày càng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh th ần.
Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp t ư s ản là mâu
thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hòa trong xã h ội t ư b ản ch ủ
nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai c ấp có tinh th ần
cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ
nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ
chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn th ể nhân loại
khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất
gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công
nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có kh ả
năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn k ết giai
cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội m ới.
Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác ch ống ch ủ nghĩa
tư bản. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân
tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất c ả các giai
cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản th ực


sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng v ới s ự
phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái l ại, là s ản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.



×