Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm - Di truyền học . Sinh học 12 (ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.99 KB, 54 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thanh Huyền- K31BSinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ TH

NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG THUỘC PHẦN NĂ

KHOÁ LUẬN TỐT N

Chuyên ngành: Phươ

HÀ NỘI

-1-

Trường ĐHSP Hà Nội 2


LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sư giúp đỡ chỉ bảo tận
tình của thầy giáo - Th.S Trương Đức Bình - Giảng viên chính bộ môn
phương pháp giảng dạy, cùng với thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng
dạy khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2.
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo
giúp đỡ nhiệt tình của thầy Trương Đức Bình và các thầy cô trong tổ
phương pháp.
Em xin chân thành cảm ơn !



Hà Nội, tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Phạm Thị Thanh Huyền

-2-

Trường ĐHSP Hà Nội 2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu khoá luận là của riêng cá nhân
tôi. Đề tài của tôi không hề sao chép từ bất cứ đề tài nào có sẵn, kết quả
thu được không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Phạm Thị Thanh Huyền


DANH MỤC VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông
GD - ĐT: Giáo dục đầo tạo
SGK

: Sách giáo khoa


SGV

: Sách giáo viên

KHTN : Khoa học tự nhiên
GV

: Giáo viên

CT - SGK : Chương trình sách giáo khoa
HS

: Học sinh

NST : Nhiễm sắc thể
a.a

: Axit amin

tARN : ARN vận chuyển
mARN : ARN thông tin
rARN : ARN ribôxôm


MỤC LỤC
Phần một : Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài.


1

2. Mục đích của đề tài.

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

2

4. Đối tượng nghiên cứu.

3

5. Phương pháp nghiên cứu.

3

6. Địa điểm và thời gian.

4

Phần hai : Nội dung

5

Chương 1 : Cơ sở lý luận

5


1.1.Nội dung chương trình thuộc phần năm : Di truyền

5

học. Sinh học 12 ban cơ bản
1.2. Sách giáo khoa mới biên soạn theo hướng giúp học

7

sinh tự học tự tìm tòi khám phá với sự giúp đỡ của giáo
viên .
1.3. Sách giáo khoa mới biên soạn nhằm đổi mới cách

8

dạy theo hướng tích cực học tập.
Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

9

2.1.Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm : di

9

truyền học. Sinh học 12 ban cơ bản.
2.1.1. Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
2.1.2. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di
truyền


9
16


2.1.3.Chương 3. Di truyền học quần thể

17

2.1.4.Chương 4. Ứng dụng di truyền học

18

2.1.5.Chương 5. Di truyền học người

19

2.2. Một số bài soạn theo hướng dạy học tích cực lấy

23

học sinh làm trung tâm
2.2.1.Giáo án 1. Bài 2 : Phiên mã và dịch mã

23

2.2.2.Giáo án 2. Bài 8 : Quy luật Menđenp - quy luật

31

phân li

2.2.3.Giáo án 3. Bài 19 : Tạo giống bằng phương pháp

38

gây đột biến và công nghệ tế bào.
Phần ba : Kết luận và kiến nghị

45

Tài liệu tham khảo

47


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Loài người đã bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, thế kỷ của nền
kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và công
nghệ. Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ, con người
đang đứng trước những thử thách hết sức to lớn. Con người muốn tồn tại và
phát triển phải là những người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn
phải năng động, sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới mẻ đặt ra
trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân, của thời đại và để đáp ứng
nhịp điệu phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng
đắn cho công cuộc đổi mới, sự nghiệp GD - ĐT. Thực hiện nghị quyết số
40/2000/QH10 của quốc hội khoá 10 chỉ thị số 14/2001/CT - TTg của thủ
tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ năm 2006 2007, bộ GD - ĐT đã triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa
(CT- SGK) mới. Theo đó, từ năm 2008 - 2009, bộ GD- ĐT sẽ triển khai trên

phạm vi toàn quốc CT - SGK lớp 12 mới THPT. Quá trình đổi mới giáo dục là
sự đổi mới toàn diện: đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới về
phương pháp, đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá…
Đổi mới phương pháp dạy học - dạy học theo hướng tích cực lấy học
sinh làm trung tâm. Do đó chương trình SGK cũng phải đổi mới cho phù hợp
với phương pháp giảng dạy mới, phải khơi dậy, rèn luyện và phát triển được
khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ tự lực sáng tạo trong lao động
và ở nhà trường. CT - SGK mới không những đảm bảo kiến thức chuẩn về nội
dung mà còn có thêm nhiều hình ảnh sơ đồ, hệ thống câu hỏi mở nhằm phát


huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh hiểu bài nhanh và khắc sâu kiến
thức. Việc đổi mới CT - SGK đòi hỏi cần được thực hiện ở các giai đoạn của
quá trình dạy học, từ thấp đến cao . Đảm bảo sự giám sát chương trình môn
học, phải có tính kế thừa, đảm bảo nội dung cơ bản, tính đơn giản hiện đại, sát
thực tiễn Việt Nam. Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh nâng cao năng lực
tự học và đổi mới phương pháp dạy học.
Xuất phát từ lý do trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm - Di truyền học. Sinh học 12
(Ban cơ bản).”
2. Mục đích của đề tài:
Giúp cho giáo viên thấy được những nội dung đổi mới trong SGK và
thấy được sự đổi mới đó giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo tìm tòi tri thức
của học sinh, từ đó nắm bắt và khắc sâu tri thức.
Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau
trong học tập.
Nội dung đổi mới SGK giúp cho học sinh có thể tự học, tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của mình.
Việc đổi mới nội dung SGK có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao chất
lượng nền giáo dục nước ta.

3. Nhiệm vụ của nghiên cứu:
Những đổi mới về nội dung trong CT - SGK lớp 12 mới so với SGK
lớp 12 cũ.
Soạn một số giấo án nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
trong phần năm - Di truyền học. Sinh học 12( Ban cơ bản ).


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng :
Học sinh khối 12. Trong phạm vi hẹp của đề tài tôi chỉ thực hiện ở thực
hiện ở trường THPT
Giáo án soạn theo huớng tích cực lấy HS làm trung tâm
* Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích chương trình sinh học 12 - phần năm - Di truyền học
Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu:
1.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đọc tài liệu lý thuyết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu một số tài liệu hướng dẫn về những đổi mới nội dung SGK
Lớp 12.
Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của từng
bài, phần nào là nội dung đổi mới, phần nào là nội dung kế thừa SGK cũ.
Soạn giáo án theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
1.2. Phương pháp điều tra:
Dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn về nội dung đổi mới SGK.
Xin ý kiến nhận xét, đóng góp của thầy cô bộ môn có nhiều kinh
nghiệm trong chuyên môn và giảng dạy.
1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thực hiện bằng một số tiết dạy với những bài có nội dung đổi mới theo
phương pháp dạy học tích cực.



1.3. Lấy ý kiến chuyên gia:
Xin ý kiến đóng góp của thầy cô trường THPT Nam Sách - Tỉnh Hải
Dương và ý kiến đóng góp của thầy cô trong tổ phương pháp giảng dạy.
6 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
6.1. Địa điểm:
Lớp 12 trường THPT
6.2Thời gian:
Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009


Phần II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sinh học là nghành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về sự sống.
Nhiệm cụ của sinh học là xem xét các hiện tượng và quá trình từ đó rút ra các
quy luật vận động của thế giới hữu cơ, giúp cho con người nhận thức và điều
khiển được sự phát triển của nó
1.1. Nội dung chương trình thuộc phần năm: Di truyền học. Sinh học
12. Ban cơ bản
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1 và 2 trình bày cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị di
truyền(gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin di
truyền từ tế bào này sang tế bào khác( quá trình nhân đôi ADN), từ ADN sang
tính trạng qua các quá trình tổng hợp ARN (phiên mã) và từ ARN sang
prôtêin (dịch mã).
Bài 3: trình bày về các quá trình điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật
nhân sơ.
Bài 4: trình bày về các loại đột biến gen với một số nguyên nhân và cơ
chế phát sinh đột biến điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biên gen.

Bài 5 và 6 : Đề cập cấu trúc của NST và các loại đột biến NST
Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản
cố định và tiêu bản tạm thời.


Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8 và 9: trình bày các quy luật của Menđen nhưng chú trọng đến
phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen giúp ông phát hiện ra các quy
luật di truyền, trong đó nhấn mạnh đến việc ứng dụng toán thống kê xác suất
tìm ra quy luật.
Bài 10: giới thiệu về tương tác giữa các gen không alen và tác động đa
hiệu của gen
Bài 11: giới thiệu về cách thức phân bố các gen nằm trên cùng một NST
và thường được di truyền ra sao
Bài 12: giới thiệu về NST giới tính và cơ chế xác định giới tính, sự di
truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.
Bài 13: trình bày về mối quan hệ qua lại giữa kiểu gen và môi trường
trong việc quy dịnh tính trạng.
Bài 14: thực hành lai giống trên một số đối tượng cá cảnh, cây ngắn
ngày.
Bài 15: bài tập chương I và II.
Chương III: Di truyền học quần thể
Bài 16 giới thiệu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần
thể giao phối gần ( cận huyết)
Bài 17: trình bày cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng
thái cân bằng di truyền của quần thể ( cân bằng Hacđi-Vanbec)


Chương IV: Ứng dụng di truyền học
Bài 18-20: chương này giới thiệu tóm tắt về các phương pháp tạo giống

dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, tạo nguồn đột biến nhờ công nghệ tế bào và
công nghệ gen
Chương V: Di truyền học người
Bài 21 và 22: giới thiệu về di truyền học và vấn đề bảo vệ vốn gen của
loài người. Chương này không giới thiệu phương pháp nghiên cứu di truyền
người như SGK 12 cũ mà giới thiệu một số bệnh di truyền ở người, nguyên
nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người.
Việc giới thiệu về tư vấn di truyền và vấn đề chuẩn đoán trước sinh
cũng được đề cập như những biện pháp giảm bớt gánh nặng di truyền và bảo
vệ vốn gen loài người.
Bài 23: hướng dẫn ôn tập phần di truyền học thông qua tóm tắt lại các
kiến thức cốt lõi của các chương và bài tập để ôn luyện.
1.2. SGK mới biên soạn theo hướng giúp học sinh tự học, tự tìm tòi khám
phá với sự giúp đỡ của giáo viên:
Nội dung và cách thức trình bày của SGK góp phần giúp HS học tốt
yêu thích môn học thể hiện qua:
Tăng kênh hình , tranh ảnh minh hoạ : giúp HS dễ nắm bắt kiến thức và
tăng khả năng chú ý của học sinh
Tăng tính hấp dẫn của môn học: SGK mới đưa các ảnh chụp tự nhiên để
minh hoạ và kèm theo các sơ đồ nhằm làm sáng tỏ hình khi cần thiết.
Mục “Em có biết” cung cấp thêm những sự kiện lý thú và bổ ích mà
chương trình chính khoá không có điều kiện giới thiệu.
Liên hệ thực tiễn đời sống: những vấn đề có thể gắn liền kiến thức trong
bài với việc bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường ….đều được triệt để vận dụng


và khai thác để HS tăng thêm hứng thú và thấy được kiến thức đã học thực sự
có ích cho bản thân.
Giúp HS rèn luyện tư duy khoa học: trong từng bài SGK chú trong rèn
luyện cho HS những kĩ năng như quan sát, tiến hành thực nghiệm, phân loại,

khái quát, suy luận …Điều này thể hiện qua việc.
HS quan sát tranh, ảnh, sơ đồ ... Trong SGK cồi rút ra kết luận cần
thiết. Trong bài học thường được xen vào các lệnh 
với các câu hỏi để
HS suy ngẫm và tìm chác trả lời để nắm chắc bài học và hình thành thói
quen xử lí thông tin.
1.3. SGK mới biên soạn nhằm đổi mới cách dạy theo hướng tích cực
học tập:
SGK mới biên soạn nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo.
Điều này thể hiện qua:
Dạy học sinh cách tư duy của các nhà khoa học lớn. ví dụ những bài
học về các quy luật Menđen, bài học không trình bày theo kiểu truyền thông
như thí nghiệm của Menđen như thế nào, quy luật của Menđen ra sao…mà tập
trung vào phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen, làm thế nào
Menđen phát hiện ra được quy luật di truyền trong khi những người khác thì
không.
Trình bày khái niệm rõ ràng, chuẩn xác. Để HS tiếp thu kiến thức thì
các khái niệm được xác định rõ ràng. Ví dụ: tương tác gen là gi? Mức phản
ứng là gi?....Vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
SGK định hướng cách dạy và cách học theo hướng rèn luyện các kĩ
năng tư duy logic, kĩ năng quan sát, kĩ năng tự học …thông qua việc xen các
câu hỏi vào bài để các em suy nghĩ và thảo luận.


CHƯƠNG 2: KếT QUả NGHIÊN CứU
2.1.Nhng i mi v ni dung thuc phn nm: Di truyn hoc.
Sinh hc 12.Ban c bn:
2.1.1. Chng I: C ch ca hin tng di truyn v bin d
Bi 1: Gen, mó di truyn v quỏ trỡnh t nhõn ụi ADN
* Khỏi nim gen: so vi sỏch 12 c khỏi nim v gen c núi rừ rng,

c th hn HS hiu c rừ hn, chun xỏc hn v gen:
Gen l mt on ca phõn t ADN mang thụng tin mó hoỏ cho mt
chui pụlipeptit hay mt phõn t ARN.
* Cu trỳc ca gen gm 3 vựng : vựng khi u, vựng mó hoỏ, vựng kt
thỳc, trong ú vựng mó hoỏ cha thụng tin cho s sp xp cỏc
aa trong protein c tng hp.
3'

5'

Vựng iu ho

Vựng mó hoỏ

Vựng kt thỳc
3'

5'

Vựng mó hoỏ ca cỏc gen sinh vt nhõn s l liờn tc, nờn cỏc gen
ny gi l khụng phõn mnh, cũn phn ln sinh vt nhõn chun, vựng mó
hoỏ l khụng liờn tc xen k cỏc on mó hoỏ axitamin (cỏc EXON), l cỏc
on khụng mó hoỏ axitamin (cỏc INTRON), nờn cỏc gen ny gi l gen
phõn mnh.
* Quỏ trỡnh nhõn ụi ADN: v quỏ trỡnh thỡ ging SGK 12 c nhng li
cú thờm s minh ho giỳp HS thy rừ c quỏ trỡnh nhõn ụi ADN theo
nguyờn tc na giỏn on.
Bi 2: Phiờn mó v dch mó
* Cu trỳc v chc nng cỏc loi ARN:



+ mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin
và được dùng làm khuân để tổng hợp chuỗi pôlipeptit tại ribôxôm. Các bộ ba
trên mARN gọi là codon.
+ tARN có chức năng vận chuyển axitamin tới ribôxôm. Do “biết” hai
loại ngôn ngữ (nuclêôtit và axitamin) nên đóng vai trò như “một người phiên
dịch” dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêôtit thành trình tự các
axitamin trong tổng hợp prôtêin. Các bộ ba tương ứng trên tARN gọi là các
anticodon (bộ ba đối mã).
+ rARN tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm và bộ máy tổng hợp
prôtêin.
* Phiên mã:
+ Từ sơ đồ 2.2 SGK trang 12, ARN - polimeraza bám vào vùng khởi
đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuân 3’-5’
+ Enzim di chuyển theo chiều 5’-3’ dọc theo mạch khuân của gen giúp
các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết bổ sung với các
nuclêôtit trên mạch khuân để tạo nên phân tử mARN .
+ Ở tế bào nhân sơ mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuân
để tổng hợp prôtêin còn ở tế bào nhân thực, sau khi toàn bộ gen được phiên
mã thì mARN sơ khai được sửa đổi để cắt bỏ các intron và nối các exon lại
với nhau thành mARN trưởng thành.
* Dịch mã:
+ Hoạt hoá axitamin: nhờ năng lượng ATP và các emzim đặc hiệu, các
axitamin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng để hình thành nên các
phức hợp axitamin - tARN.


+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: bao gồm 3 giai đoạn và có sơ đồ hình 2.3
cơ chế dịch mã và hình 2.4 sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình
dịch mã trang 12 SGK giúp HS hiểu rõ và nhớ lâu về quá trình dịch mã.

Mở đầu: ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc biệt. Phức hợp
met - tARN mở đầu đi vào ribôxôm đối mã của nó (UAX) liên kết bổ sung với
mã mở đầu trên mARN (AUG). Kéo dài chuỗi pôlipeptit: codon thứ 2 trên
mARN (GAA) gắn bổ sung với anticodon của phức hợp 2 (Glu - tARN).
Ribôxôm có vai trò như khung đỡ mARN và phức hợp aa-tARN với nhau,
liên kết peptit hình thành giữa aa1 và aa2 và ribôxôm dịch chuyển 1 codon liên
kết peptit hình thành gắn giữa aa2 và aa3 và cứ tiếp tục chuyển dịch đến cuối
mARN.
Kết thúc: ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (AUG) thì quá
trình dịch mã hoàn tất và nhờ enzim tách axitamin mở đầu (met) ra khỏi
chuỗi pôlipeptit. Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn,
trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen
* Khái niệm: Điều hoà hoạt đông của gen chính là điều hoà lượng sản
phẩm của gen được tạo ra , giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần
vào lúc cần thiết.
* Mô hình cấu trúc của opêron Lac:
Gen điều hoà
P

R

Opêron Lac
P

O

Z

Y


Hình 3.1 sơ đồ mô hình cấu trúc của opêron
Lac
ở vi khuẩn đường ruột (E.Coli)

A


+ Cụm các gen cấu trúc Z, Y, A kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia
vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ có trong môi trường để cung cấp
năng lượng cho tế bào.
+ Vùng vận hành O (operator) là trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết
với prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
+ Vùng khởi động P (promoter) nằm trong vùng khởi đầu của gen, nơi
ARN - polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Ngoài ra có gen điều hoà R không nằm trong opêron lac nhưng có vai
trò quan trọng trong điều hoà hoạt động của gen. Gen điều hoà R kiểm soát
tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này có ái lực với vùng vận hành O dẫn đến
ngăn cản các gen trong opêron.
Sự điều hoà hoạt động của opêron Lac. Khi môi trường không có
lactôzơ: Từ sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron Lac khi môi trường
không có lactôzơ hình 3.2a trang
16 SGK. Thấy được gen điều hoà R kiểm soát prôtêin ức chế, prôtêin
này có ái lực với vùng vận hành O nên gắn vào vùng vận hành O gây ức chế
phiên mã các gen cấu trúc Z, Y, A dẫn đến các gen này không hoạt động.
+ Khi môi trường có lactôzơ: từ hình 3.2b sơ đồ hoạt động của các gen
trong opêron lac. Khi môi trường có lactôzơ trang 17 SGK.
Thấy được gen điều hoà R kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế. Lactôzơ
với vai trò là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình
không gian ba chiều của prôtêin ức chế lên nó không thể gắn vào vùng vận

hành O dẫn đến ARN – polimeraza có thể liên kết với promoter dẫn đến hoạt
động các gen cấu trúc Z, Y, A giúp chúng phiên mã, dịch mã.


Bài 4: Đột biến gen
* Khái niệm : So với sách giáo khoa cũ khái niệm đột biến gen được nói
rõ ràng và cụ thể hơn . Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen. Đột
biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp nuclêôtit trong gen.
* Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến:
+ Do các tác nhân gây đột biến: vật lý, hoá học, sinh học
+ Cơ chế phát sinh đột biến: do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi
ADN. Các bazơ tồn tại hai dạng cấu trúc (dạng thường và dạng hiếm). Các
dạng hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng không kết cặp
đúng trong quá trình nhân đôi dẫn đến phát sinh đột biến. Ví dụ: guanin dạng
hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi tạo nên đột biến G_X €
A_T
G* lll T

G* lll T
Nhân đôi

Nhân đôi

A
ll T

Do tác động các tác nhân gây đột biến: vật lý, hoá học, sinh học.
Ví dụ: tác nhân hoá học như 5 - brômuraxin (5BU) là chất đồng đẳng
của timin gây thay thế A_T bằng G_X



A
ll T

A
Nhân đôilll
5BU

Nhân đôi

G
lll
5BU

nhân đôi

G
lll X

Đột biến A_T €G_X do tác nhân 5BU
* Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
Đột biến gen có ý nghĩa với tiến hoá cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
và đối với thực tiễn: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Đột biến
gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với cơ thể đột biến. Mức độ có
lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như
phụ thuộc vào tổ hợp gen.
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể
* Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể:
+ Ở sinh vật nhân thực, từng phân tử ADN liên kết với các loại prôtêin

khác nhau (chủ yếu histôn) tạo nên cấu trúc gọi là NST. Mỗi NST có cặp
giống nhau về hình thái và tính chất gọi là cặp NST tương đồng.
+ Bộ NST có cặp gọi là lưỡng bội (2n), và đơn bội (n) khi
mỗi
NST chỉ có một chiếc. Người ta thường chia NST thành hai loại: NST
thường và NST giới tính.


+ NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu ADN và
prôtêin histôn: cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực (hình 5.2
SGK trang 24) mức đơn giản nhất là phân tử ADN có đường kính 2nm cuộn


quanh các khối prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm có đường kính 11nm.
Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử histôn được cuốn quanh bởi 7/4 vòng ADN
tương ứng khoảng 146bp. Các nuclêôxôm xoắn lại với nhau theo các mức
1,2,3… và sự xoắn tiếp theo tạo nên dạng kết hợp khung kết đặc có đường
kính 700nm (crômatit).
* Đột biến cấu trúc NST cũng gồm 4 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo
đoạn,và chuyển đoạn giống SGK 12 cũ nhưng cuối mỗi phần này có xen các
lệnh vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST liệu có
gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không? €giúp HS
hiểu bài hình thành thói quen xử lý thông tin.
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
* Đột biến lệch bội : từ hình 6.1 bộ NST thường và bộ NST đột biến
lệch bội.
+ Tế bào lưỡng bội bị mất một cặp NST nào đó được gọi là thể không
(2n - 2) mất đi một NST của một cặp là thể một (2n - 1), thêm một NST vào
một cặp thể ba (2n + 1), thêm hai NST vào một cặp là thể bốn (2n + 2).
* Cơ chế hình thành thể lệch bội là do sự rối loạn phân bào làm cho một

hay vài cặp NST không phân ly (chủ yếu trong giảm phân).
Ví dụ : một cặp NST nào đó không phân ly trong giảm phân €tạo ra hai loại
giao tử (n + 1) và (n - 1).
Giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) €hợp tử là thể ba
Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) €hợp tử là thể một
Sự tăng hay giảm số lượng chỉ một hay vài NST €mất cân bằng cả hệ gen
€cơ thể không sống được hay giảm sức sống.
Ví dụ: ở người tăng một NST số 21 €thể ba €bệnh Đao
Hay giảm một NST giới tính X €bị Tơcnơ


* Đột biến đa bội thể:
+ Tự đa bội: là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội lớn hơn 2n
của cùng một loài.
+ Dị đa bội: là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội của 2 loài
khác nhau.
+ Cơ chế hình thành thể đa bội: là do sự không phân li của tất cả các
cặp NST (chủ yếu trong giảm phân).
Tự đa bội: Giao tử 2n + giao tử bình thường n €thể tam bội 3n
Giao tử 2n + giao tử 2n €thể tứ bội 4n
Dị đa bội: khi 2 loài có 2 bộ NST khác nhau (AA và BB) €con lai lưỡng bội
(AB) bất thụ trong những trường hợp đặc biệt ở thực vật các con lai lưỡng bội
(AB) lai có thể phát sinh giao tử cho các giao tử lưỡng bội (do không phân li
NST) tạo ra con lại tứ bội AABB hữu thụ. Đây là hiện tượng song nhị bội, tức
là hiện tượng trong tế bào có 2 bộ lưỡng bội NST của 2 loài khác nhau.
2.1.2 Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8 và 9: Các quy luật của Menđen
SGK đề cập đến 2 quy luật của Menđen. Đó là quy luật phân li và quy
luật phân li độc lập và chú trọng đến phương pháp nghiên cứu của Menđen
trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền .

* Về bản chất của các quy luật của Menđen:
+ Quy luật phân li: thực chất đề cặp đến sự phân li đồng đều của các
alen trong quá trình phát sinh giao tử. Menđen qua các tỉ lệ phân li kiểu hình
trên đậu Hà Lan đã rút ra kết luận là mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di
truyền (cặp alen) quy định. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp
nhân tố di truyền phân ly đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử mang
nhân tố này, 50% số giao tử mang nhan tố kia. Việc áp dụng kiến thức xác


suất mà Menđen thấy được , để có tỉ lệ 1:2:1 thì mỗi cơ thê F1 phải tạo ra hai
loại giao tử với số lượng ngang nhau và khi thụ tinh các loại giao tử này bắt
gặp với tần suất ngang nhau .
* Về cách trình bày (phát biểu) quy luật:
+ Menđen là người đầu tiên phát hiện ra là mỗi tính trạng là do một cặp
alen quy định, các alen tồn tại trong cơ thể lai một cách nguyên vẹn không pha
trộn vào nhau và khi giảm phân thì chúng phân li đều về các giao tử.
+ SGK chú trọng tích hợp kiến thức toán xác suất vào việc giải thích
kết quả lai.
* Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập :
+ SGK nêu ý nghĩa thực tiễn của 2 quy luật ở chỗ một khi biết được 2
gen quy định 2 tính trạng phân ly độc lập nhau thì ta có thể tiên đoán được kết
quả của phép lai ngay trước khi tiến hành thí nghiệm.
Bài 14 : Thực hành lai giống
SGK đưa nội dung này vào phần thực hành nhằm mục đích giới thiệu
cho học sinh hiểu tỉ lệ phân li kiểu hình trong các thí nghiệm lai như thế nào
thì được xem là xấp xỉ như tỉ lệ lý thuyết (ví dụ: 3:1; hay 1:2:1 hay 9:3:3:1).
2.1.3 Chương III: Di truyền học quần thể
Bài 16,17: Cấu trúc di truyền quần thể
Trong chương trình học cấp THPT cũ thì phần di truyền quần thể được
tìm hiểu ở chương trình sinh học lớp 11, nhưng chương trình đổi mới SGKTHPT thì phần di truyền học quần thể được tìm hiểu thuộc phần năm: Di

truyền học. Sinh học 12.Ban cơ bản.
SGK nhấn mạnh đến sự cân bằng về thành phần kiểu gen của quần thể
chỉ được coi là cân bằng thành phần kiểu gen khi thành phần kiểu gen của
chúng thoả mãn công thức: Đ.L Hacđi - Vanbec


2

2

P AA + 2pqAa + q aa = 1

với p+q = 1

Khi một quần thể ngẫu phối, có kích thước lớn, không bị tác động của
chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen, không có đột biến thì thành phần
kiểu gen và tần số alen của quần thể sẽ được duy trì không đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Đó là trạng thái cân bằng di truyền của quần thể hay cân
bằng Hacđi – Vanbec là cân bằng thành phần kiểu gen.
2.1.4 Chương IV: Ứng dụng của di truyền học
SGK mới trình bày lại các bài trong chương theo ý đồ: nêu các biện
pháp chon giống dựa trên cách thức tạo ra nguồn biến dị. Nguồn biến dị di
truyền được bao gồm biến dị tổ hợp (tạo ra thông qua việc lai giống), đột biến
(thông qua sử dụng tác nhân đột biến) và biến dị di truyền do con người sử
dụng kĩ thuật di truyền. Kĩ thuật di truyền được trình bày khá kĩ cho các đối
tượng vi sinh vật, thực vật, động vật và kể cả cho con người và các ứng dụng
của nó là rất cần thiết .Ví dụ như:
+ Công nghệ tế bào thực vật: giúp nhân giống vô tính các loại giống cây
trồng quý hiếm hoặc giúp tạo ra giống cây lai khác loài thông qua kĩ thuật
dung hợp tế bào trần. Nuôi cấy các tế nào đơn bội rôi cho phát triển thành cây

lưỡng bội có thể tạo ra những cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các
gen.
+ Công nghệ tế bào động vật:
Nhân bản vô tính: ví dụ cừu Dolly: Đầu tiên là lấy trứng rồi tách bỏ
nhân (cừu cho trứng) . Tiếp theo lấy tế bào vú, tách nhân (cừu cho nhân) và
đưa nhân vào tế bào trứng tiếp đó nuôi trứng phát triển thành phôi. Cấy phôi
vào tử cung của cừu khác để phôi phát triển và sinh ra bình thường . Cừu con
có kiểu hình giống cừu cho nhân.


×