Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT THANH LONG [Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose] TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.53 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
THANH LONG [Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose]
TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
THANH LONG [Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose]
TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt
Mã số:

60. 62. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN KẾ

2


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
THANH LONG [Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose]
TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VINH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. HUỲNH THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. VÕ THÁI DÂN
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS.TS. LÊ VĂN TỰ
Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh


4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

5. Ủy viên:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN KẾ
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Vinh
Sinh ngày: 15 tháng 10 năm 1972 tại tỉnh Thanh Hóa.
Cha: Nguyễn Văn Đức
Mẹ: Lưu Thị Liên.
Tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung học phổ thông Phan Bội Châu, thành phố
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận năm 1990.
Tốt nghiệp Đại học ngành Sinh học, hệ chính qui tại trường Đại học Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh (nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên) năm 1995.
Từ tháng 6/1996 – 8/2002: công tác tại phòng Kỹ thuật hình sự công an tỉnh
Bình Thuận.
Từ tháng 9/2002 – đến nay: công tác tại chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình
Thuận.

Tháng 9/2008: theo học Cao học ngành Kỹ thuật trồng trọt tại trường Đại
học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Chồng: Nguyễn Vũ, kết hôn năm 2002.
Con: Nguyễn Vũ Lâm, sinh năm 2004.
Địa chỉ liên lạc: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: (062) 3838546 hoặc 0913.637.137

4


E-mail:

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Vinh

5


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này, tôi xin chân thành cảm
ơn:
- PGS.TS. Nguyễn Văn Kế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
- Ban Giám hiệu và phòng Sau đại học trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí
Minh.
- Ban Chủ nhiệm và quý thầy cô khoa Nông học.

- Ban Giám đốc cùng các cán bộ Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền
Đông Nam Bộ.
- Cô Nguyễn Bích Thu cùng các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu đất phân bón
và môi trường phía Nam.
- Lãnh đạo cùng các cán bộ chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận đã tạo điều
kiện thuận lợi, gánh vác thêm nhiệm vụ trong thời gian tôi đi học; đặc biệt là sự
giúp đỡ của anh Đỗ Văn Bảo và em Trần Thị Ngọc Hân.
- Gia đình chú Nguyễn Văn Hai và các cô chú ở xã Hàm Liêm, Hàm Thuận
Bắc, Bình Thuận đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
- Anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp.
- Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến ba mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng; anh chị
em trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và ủng hộ tôi về mọi mặt; đặc biệt là

6


sự hy sinh, gánh vác, chăm lo gia đình và con cái của chồng tôi là anh Nguyễn Vũ
để tôi có thể yên tâm học và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Phương Vinh

TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của phân canxi đến năng suất, phẩm chất thanh long
[Hylocereus undatus (Haw.) Britt.et Rose] tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận”.
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của phân canxi đến năng suất và phẩm chất
thanh long để chọn ra loại phân và liều lượng phân canxi thích hợp cho cây thanh
long ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Ba thí nghiệm được thực hiện tại vườn của ông Nguyễn Văn Hai tại xã Hàm
Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận từ tháng 6/2009 đến tháng 9/2009.

- Thí nghiệm 1: “ứng dụng phân Komix – vôi xám (bột dolomit) vào đất”.
Thí nghiệm kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên được thực hiện với 6 nghiệm thức: KV0 =
0 kg/ha (đối chứng), KV1 = 200 kg/ha, KV2 = 400 kg/ha, KV3 = 600 kg/ha, KV4 =
800 kg/ha và KV5 = 1000 kg/ha (6 nghiệm thức x 4 lần lặp lại x 2 cây/ô thí nghiệm
= 48 cây).
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức bón phân Komix – vôi xám đã
làm vỏ thanh long dày và cứng hơn. Có sự khác biệt có nghĩa giữa các nghiệm thức.
Nghiệm thức KV3 (600 kg/ha) có ảnh hưởng tốt nhất, dẫn đến cho lợi nhuận cao
nhất.

7


- Thí nghiệm 2: phun phân hữu cơ sinh học TNC Cal 9 vào cành và trái thanh
long. Thí nghiệm kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên được thực hiện với 5 nghiệm thức: A
= 0 l/ha, B = 1,5 l/ha, C = 3,0 l/ha, D = 4,5 l/ha, E = 6,0 l/ha (5 nghiệm thức x 4 lần
lặp lại x 2 cây/ô thí nghiệm = 40 cây).
Kết quả thí nghiệm cho thấy phun phân canxi lên cành và trái làm vỏ trái dày
và cứng hơn, hơn thế nữa còn làm tăng năng suất thương phẩm. Nghiệm thức C (3
l/ha) cho kết quả tốt nhất.
- Thí nghiệm 3: “ứng dụng một số loại phân canxi lên cành và trái thanh
long”. Thí nghiệm kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên được thực hiện. Có 5 nghiệm thức,
đó là: T1 = đối chứng, T2 = TNC Cal 9, T3 = clorua canxi, T4 = siêu canxi 20 S và
T5 = Nitrat canxi Bo (5 nghiệm thức x 4 lần lặp lại x 2 cây/ô thí nghiệm = 40 cây).
Kết quả thí nghiệm cho thấy phân TNC Cal 9 và phân siêu canxi 20 S cho
năng suất thương phẩm cao nhất và chất lượng tốt. Có sự khác biệt có nghĩa giữa
các nghiệm thức.
Vì thế, nên khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón có canxi để cải thiện thu
nhập của họ.


8


SUMMARY
The thesis: “Effects of calcium fertilizers on yield and quality of Dragon fruit
[Hylocereus undatus (Haw.) Britt.et Rose] in Ham Thuan Bac district, Binh Thuan
province”.
Objective: evaluate the effects of calcium fertilizers on yield and quality of
dragon fruit to choose the kinds and the doses of calcium fertilizers for plants of
dragon fruit in Ham Thuan Bac district, Binh Thuan province.
Three experiments were carried out at the farm of Mr. Nguyen Van Hai in
Ham Liem village, Ham Thuan Bac district, Binh Thuan province, from June 2009
to September 2009.
- Experiment 1: “apply Komix – voi xam (dolomit) to the soil”. A
randomized complete block experiment carried out with 6 treatments, KV0 = 0
kg/ha (control), KV1 = 200 kg/ha, KV2 = 400 kg/ha, KV3 = 600 kg/ha, KV4 = 800
kg/ha and KV5 = 1000 kg/ha (6 treatments x 4 replications x 2 plants/plot = 48
plants).
The results showed that the treatments applied “Komix – voi xam” made
dragons fruits have the peel thicker and stronger. There were a significant difference
among treatments; the treatment KV3 (600 kg/ha) was the best, leading to the
highest income.
- Experiment 2: “spray calcium organic TNC Cal 9 fertilizer on the plants
and fruit”. A randomized complete block design experiment was carried out with 5
treaments: A = 0 l/ha (control), B = 1,5 l/ha, C = 3 l/ha, D = 4,5 l/ha and E = 6 l/ha
(5 treatments x 4 replications x 2 plants/plot = 40 plants).

9



The results indicated that spray calcium on plants and fruit madee the fruit
peel thicker and stronger, moreover it could increase the commercial yield.
Treatment C (3 l/ha) gave the best result.
- Experiment 3: “apply some kinds of calcium fertilizers on the plants and
fruit”. A randomized complete block design experiment was conducted. There were
5 treaments, namely: T1 = control, T2 = TNC Cal 9, T3 = CaCl2, T4 = Super
calcium 20 S and T5 = Calcium nitrate Bo (5 treatments x 4 replications x 2
plants/plot = 40 plants).
The results indicated that TNC Cal 9 and Super calcium 20 S gave the highest
yield and good quality. There were significant difference among treatments.
Therefore, fertilizers having calcium should be recommended to farmers for
improving their income.

10


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii


Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các bảng

xiii

Danh sách các hình

xv

1.


MỞ ĐẦU

01

1.1.

Đặt vấn đề

01

1.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

02

1.3.

Mục đích nghiên cứu

02

1.4.

Yêu cầu

03

1.5.


Phạm vi nghiên cứu

03

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

04

2.1.

Giới thiệu về cây thanh long

04

2.1.1.

Nguồn gốc

04

2.1.2.

Sự phân bố diện tích và sản lượng

04

2.1.3.


Tiêu thụ thanh long và thị trường xuất khẩu chủ yếu

06

2.1.4.

Đặc điểm phân loại thanh long

07

2.1.5.

Nhu cầu sinh thái của cây thanh long

08

11


2.1.6.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

09

2.1.7.

Các giống thanh long hiện có ở Việt Nam

10


2.1.8.

Đặc điểm chung của cây thanh long vỏ đỏ ruột trắng

10

2.1.9.

Kỹ thuật trồng trọt

12

2.1.10.

Kỹ thuật bón phân cho thanh long

12

2.1.11.

Phòng trị sâu bệnh hại

15

2.1.12.

Các hiện tượng sinh lý

16


2.1.13.

Kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ

17

2.1.14.

Kỹ thuật “neo trái”

17

2.1.15.

Phân hạng trái thanh long

18

2.2.

Vai trò của canxi với cây trồng

18

2.2.1.

Canxi trong đất

18


2.2.2.

Canxi trong cây

20

2.3.

Tình hình nghiên cứu về bón phân cho thanh long

24

2.3.1.

Một số nghiên cứu về bón phân cho thanh long

24

2.3.2.

Hiệu lực của phân canxi đối với năng suất, chất lượng thanh long

26

2.4.

Các nguồn phân canxi

30


3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1.

Đặc điểm, thời gian và điều kiện ngoại cảnh

32

3.1.1.

Địa điểm thí nghiệm

32

3.1.2.

Thời gian tiến hành thí nghiệm

32

3.1.3.

Điều kiện ngoại cảnh

32


3.2.

Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

34

3.2.1.

Nội dung 1 (TN1): “Ảnh hưởng của liều lượng phân canxi bón

34

gốc đến năng suất và phẩm chất thanh long”
3.2.2.

Nội dung 2 (TN2): “Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ

12

37


sinh học TNC Cal 9 đến năng suất và phẩm chất thanh long”
3.2.3.

Nội dung 3 (TN3): “Ảnh hưởng của các dạng phân bón lá chứa

39


Ca đến năng suất và phẩm chất thanh long”
3.2.4.

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy chỉ tiêu

42

3.2.5.

Phương pháp xử lý số liệu thống kê

46

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

50

4.1.

THÍ NGHIỆM 1

50

4.1.1.

Các đặc tính nông học

50


4.1.2.

Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất trái

51

4.1.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

55

4.1.4.

Thời gian tồn trữ trái, tỷ lệ trái hư hỏng và cấp độ trái hư hỏng

61

4.1.5.

Ảnh hưởng của phân Komix – vôi xám đến chất lượng cảm quan

62

4.1.6.

Hiệu quả kinh tế

63


4.1.7.

Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến đất sau thí nghiệm

64

4.2.

THÍ NGHIỆM 2

69

4.2.1.

Các đặc tính nông học

69

4.2.2.

Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất trái

70

4.2.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

74


4.2.4.

Thời gian tồn trữ trái, tỷ lệ trái hư hỏng và cấp độ trái hư hỏng

80

4.2.5.

Ảnh hưởng của phân TNC Cal 9 đến chất lượng cảm quan

81

4.2.6.

Hiệu quả kinh tế

82

4.3.

THÍ NGHIỆM 3

87

4.3.1.

Các đặc tính nông học

87


4.3.2.

Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất trái

88

4.3.3.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

90

4.3.4.

Thời gian tồn trữ, tỷ lệ trái hư hỏng và cấp độ trái hư hỏng

94

13


4.3.5.

Ảnh hưởng các loại phân bón lá có Ca đến chất lượng cảm quan

95

4.3.6.


Hiệu quả kinh tế

96

4.3.

Nhận xét chung về tình hình sâu bệnh hại của ba thí nghiệm

101

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

102

5.1.

Kết luận

102

5.2.

Đề nghị

102

6.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

104

7.

PHỤ LỤC

112

14


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAM

: Crassulacean Acid Metabolism

Ctv.

: cộng tác viên

CV

: Coefficient of Variation: Hệ số biến động

LLL

: Lần lặp lại


ns

: Non significant: không có sự khác biệt về mặt thống kê

NT

: Nghiệm thức

ppm

: part per million = 1/106

TSS

: Total soluble solid: Tổng chất rắn hòa tan

VCR

: Value cost ratio: Lợi nhuận do bón phân/chi phí phân bón

15


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam (1999 – 2007)


05

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng thanh long của tỉnh Bình Thuận (2006 – 2008)

06

Bảng 2.3. Thành phần sinh hóa của trái thanh long

09

Bảng 2.4. Liều lượng phân hóa học bón cho thanh long giai đoạn kinh doanh

13

Bảng 2.5. Thời gian bón phân cho thanh long giai đoạn kinh doanh

14

Bảng 2.6. Thời gian bón phân hỗn hợp NPK cho thanh long giai đoạn kinh

14

doanh
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu tỉnh Bình Thuận (6/2009 – 9/2009)

32

Bảng 3.2. Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm ở tầng đất từ 0 đến 30 cm

34


Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sự đồng đều các trụ thanh long trước thí nghiệm 1

35

Bảng 3.4. Liều lượng bón phân Komix – vôi xám cho thanh long

36

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra sự đồng đều các trụ thanh long trước thí nghiệm 2

37

Bảng 3.6. Liều lượng bón phân TNC Cal 9 cho thanh long

38

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra sự đồng đều các trụ thanh long trước thí nghiệm 3

40

Bảng 3.8. Các dạng phân bón lá có canxi dùng cho thanh long

41

Bảng 3.9. Các chỉ tiêu, đơn vị đo, phương pháp phân tích đất sau thí nghiệm 1

42

Bảng 4.1. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến các đặc tính nông học


50

Bảng 4.2. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến các chỉ tiêu vật lý

51

Bảng 4.3. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến các chỉ tiêu hóa học

54

Bảng 4.4. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến số trái thanh long

55

Bảng 4.5. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến năng suất thanh long

56

Bảng 4.6. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến phân loại trái

57

Bảng 4.7. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến năng suất thương phẩm

59

16



Bảng 4.8. Ảnh hưởng liều lượng phân Komix – vôi xám đến thời gian tồn trữ

61

trái, tỷ lệ trái hư hỏng, cấp độ trái hư hỏng
Bảng 4.9. Ảnh hưởng liều lượng Komix – vôi xám đến chất lượng cảm quan

62

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân Komix – vôi xám

63

Bảng 4.11. Hàm lượng Mg2+, Ca2+ và chỉ số pHKCl trong đất sau thí nghiệm

64

Bảng 4.12. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến các đặc tính nông học

69

Bảng 4.13. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến các chỉ tiêu vật lý

70

Bảng 4.14. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến các chỉ tiêu hóa học

73

Bảng 4.15. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến số trái thanh long


74

Bảng 4.16. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến năng suất thanh long

75

Bảng 4.17. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến phân loại trái

76

Bảng 4.18. Ảnh hưởng lượng phân TNC Cal 9 đến năng suất thương phẩm

78

Bảng 4.19. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến thời gian tồn trữ trái,

80

tỷ lệ trái hư hỏng, cấp độ trái hư hỏng
Bảng 4.20. Ảnh hưởng liều lượng phân TNC Cal 9 đến chất lượng cảm quan

81

Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân TNC Cal 9

82

Bảng 4.22. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến các đặc tính nông học 87
Bảng 4.23. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến các chỉ tiêu vật lý


88

Bảng 4.24. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến các chỉ tiêu hóa học

89

Bảng 4.25. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến số trái thanh long

90

Bảng 4.26. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến năng suất thanh long

91

Bảng 4.27. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến phân loại trái

92

Bảng 4.28. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến năng suất thương

93

phẩm
Bảng 4.29. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến thời gian tồn trữ
trái, tỷ lệ trái hư hỏng, cấp độ trái hư hỏng

17

94



Bảng 4.30. Ảnh hưởng các dạng phân bón lá có canxi đến chất lượng cảm quan 95
Bảng 4.31. Hiệu quả kinh tế sử dụng các dạng phân bón lá có canxi

18

96


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí bón phân Komix – vôi xám cho thanh long

36

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí bón phân TNC Cal 9 cho thanh long

38

Hình 3.3. Sơ đồ bố trí bón các dạng phân bón lá có canxi cho thanh long

41

Hình 3.4. Các loại phân bón có canxi sử dụng trong các thí nghiệm

47


Hình 3.5. Toàn cảnh khu vực bố trí các thí nghiệm

47

Hình 3.6. Cảnh quan bố trí các thí nghiệm và bón phân canxi cho thanh long

48

Hình 3.7. Đánh dấu ngày thanh long nở hoa, vỏ trái chuyển màu và chín đỏ đều 49
Hình 3.8. Bảo quản thanh long ở nhiệt độ phòng

49

Hình 3.9. Đo độ dày vỏ trái thanh long

49

Hình 4.1. Tương quan giữa liều lượng phân Komix – vôi xám và độ dày vỏ trái 53
Hình 4.2. Tương quan giữa liều lượng phân Komix –vôi xám và độ chắc vỏ trái 53
Hình 4.3. Tương quan giữa liều lượng phân Komix – vôi xám và số trái

58

thương phẩm
Hình 4.4. Tương quan giữa liều lượng phân Komix – vôi xám và năng suất

60

thương phẩm

Hình 4.5. Tình hình trái thanh long thí nghiệm 1 hư hỏng sau 11 ngày tồn trữ

65

Hình 4.6. Thời điểm trái thanh long thí nghiệm 1 bắt đầu chuyển màu đỏ

66

Hình 4.7. Hình thức trái thanh long của thí nghiệm 1 vào thời điểm chín đỏ

67

Hình 4.8. Độ dày vỏ trái và màu sắc thịt trái thanh long thí nghiệm 1

68

Hình 4.9. Tương quan giữa liều lượng phân TNC Cal 9 và độ dày vỏ trái

71

Hình 4.10. Tương quan giữa liều lượng phân TNC Cal 9 và độ chắc vỏ trái

72

Hình 4.11. Tương quan giữa liều lượng phân TNC Cal 9 và số trái thương

77

phẩm


19


Hình 4.12. Tương quan giữa liều lượng phân TNC Cal 9 và năng suất

79

thương phẩm
Hình 4.13. Tình hình trái thanh long thí nghiệm 2 hư hỏng sau 11 ngày tồn trữ

83

Hình 4.14. Thời điểm trái thanh long thí nghiệm 2 bắt đầu chuyển màu đỏ

84

Hình 4.15. Hình thức trái thanh long của thí nghiệm 2 vào thời điểm chín đỏ

85

Hình 4.16. Độ dày vỏ trái và màu sắc thịt trái thanh long thí nghiệm 2

86

Hình 4.17. Tình hình trái thanh long thí nghiệm 3 hư hỏng sau 11 ngày tồn trữ

98

Hình 4.18. Thời điểm trái thanh long thí nghiệm 3 bắt đầu chuyển màu đỏ


98

Hình 4.19. Hình thức trái thanh long của thí nghiệm 3 vào thời điểm chín đỏ

99

Hình 4.20. Độ dày vỏ trái và màu sắc thịt trái thanh long thí nghiệm 3

20

100


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose) là loại trái cây xuất
khẩu nổi tiếng của Việt Nam, đã có thương hiệu và thị trường từ nhiều năm nay
(Trần Yến, 2010). Tại Việt Nam, thanh long được trồng với diện tích khá lớn, chủ
yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh; đã tạo ra khối
lượng khá lớn nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu (Đỗ Minh Hiền,
2006).
Hiện nay, thanh long là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của nước ta
(Phạm Văn Dư, 2010). Thanh long là một trong ba mặt hàng trái cây tham gia vào
thị trường xuất khẩu cao nhất (9 %) so với tổng diện tích (1 %), chỉ đứng sau nhãn
và dứa (Nguyễn Hữu Hoàng, 2006); đặc biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh
long lớn nhất thế giới (Lê Xuân Đính, 2006).
Trái thanh long được Nhà nước Việt Nam xác định là một trong 12 loại trái
cây có ưu thế cạnh tranh. Thanh long là sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ cấp danh bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình

Thuận, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ (Nguyễn Liên, 2010).
Bình Thuận là tỉnh có diện tích, sản lượng thanh long lớn nhất nước (Tạ
Minh Tuấn và ctv, 2005). Hiện nay, cây thanh long phát triển ở 6/10 huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh. Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có diện tích trồng thanh long
11.679 ha với sản lượng thu hoạch 250.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu là 11, 8 triệu
USD; trong đó thanh long tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hàm Thuận Nam 5.500 ha
và Hàm Thuận Bắc 4.000 ha (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010).

21


Để đạt được hiệu quả xuất khẩu cao, trái thanh long phải đảm bảo các yêu
cầu về màu sắc, độ lớn và chất lượng thịt, không bị sâu bệnh…mà phần lớn các yêu
cầu đó đều chịu tác động của phân bón. Vấn đề bón phân cho thanh long đã và
đang là mối quan tâm hàng đầu của người trồng thanh long. Trong thực tế sản xuất,
nông dân Bình Thuận thường chú trọng phân bón đa lượng, chưa quan tâm cung cấp
các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng, dẫn đến tình trạng đất bạc màu và
chua dần, vai trò của sinh vật đất giảm, chất lượng nông sản kém, ô nhiễm môi
trường.
Cùng với sự phát triển các biện pháp canh tác, công tác nghiên cứu cung cấp
dinh dưỡng cân đối, đặc biệt quan tâm các chất dinh dưỡng trung lượng và vi lượng
để làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất trái thanh long, hạn chế sự nghèo kiệt
của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp
bền vững là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Vì vậy, đề tài
“Ảnh hưởng của phân canxi đến năng suất, phẩm chất thanh long (Hylocereus
undatus (Haw.) Britt. et Rose) tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” được
tiến hành.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đóng góp cụ thể vào qui trình canh tác thanh long, đặc biệt là đưa ra đề
xuất về liều lượng và dạng phân bón có chứa canxi cho thanh long nhằm đạt năng

suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc sản xuất các loại phân bón có chứa canxi
dùng cho cây thanh long.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón có canxi đến năng suất và phẩm
chất thanh long, làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý canxi và khuyến cáo cho việc
sản xuất phân bón dùng cho cây thanh long Bình Thuận.

22


1.4. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón gốc có canxi đến năng
suất và phẩm chất thanh long.
- Đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá có canxi đến năng suất
và phẩm chất thanh long.
- Đánh giá ảnh hưởng của các dạng phân bón lá có canxi đến năng suất và
phẩm chất thanh long.
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau khi thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ sử dụng các dạng phân bón thương mại chứa canxi có sẵn tại tỉnh Bình
Thuận để dễ chuyển giao cho người dân sau này.
- Chỉ tập trung vào giống thanh long ruột trắng Bình Thuận (Hylocereus
undatus (Haw.) Britt. et Rose).
- Thực hiện trên vườn thanh long được trồng từ tháng 12/2005, đang trong
giai đoạn kinh doanh; theo dõi mỗi thí nghiệm trong một đợt thu hoạch thanh long.
- Các thí nghiệm được bố trí tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận.
- Các vườn thanh long thí nghiệm được chăm sóc từ tháng 01/2009 đến tháng

5/2009, tiếp tục chăm sóc và thực hiện thí nghiệm từ tháng 6/2009 đến tháng
9/2009.

23


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây thanh long
2.1.1. Nguồn gốc
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc
họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và
Colombia. Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được
phát hiện trong những năm gần đây. Diện tích lớn đã được trồng ở Colombia với
loài Selenicereus megalanthus và ở Việt Nam với loài Hylocereus undatus
(Barbeau, 1990). Theo Lê Xuân Đính (2006), có 3 loài thanh long thuộc chi
Hylocereus và 1 loài thuộc chi Selenicereus. Cây thanh long được trồng ở
Nicaragoa và vùng khí hậu nhiệt đới ở một số nước, trong đó có Trung Quốc, Thái
Lan và Đài Loan (Tạ Minh Tuấn và ctv, 2005).
Thanh long được người Pháp du nhập vào Việt Nam cách đây trên 100 năm,
trước đây thanh long được trồng chỉ cho vua và các gia đình quý tộc dùng (Peter Lo,
2001). Thanh long là loại cây ăn trái nhiệt đới rất phù hợp với điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng tại miền Nam Việt Nam, có ưu thế cạnh tranh cao do chưa phát triển
nhiều ở ngay trong nước và trong khu vực châu Á (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006).
2.1.2. Sự phân bố diện tích và sản lượng
Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam khá lớn và không ngừng được tăng
lên. Trong 9 năm phát triển từ năm 1999 đến 2007, diện tích thanh long có hệ số
tăng mạnh và có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác yếu tố tự nhiên, kinh tế cây
thanh long. So với năm 1999, diện tích thanh long cả nước từ 5.221 ha đã phát triển
đạt 12.837 ha; tăng 2,46 lần. Trong đó, thanh long Bình Thuận tăng 3,53 lần; Tiền

Giang tăng 1,34 lần và Long An tăng 1,23 lần (bảng 2.1).

24


Bảng 2.1. Diện tích thanh long ở một số tỉnh phía Nam từ năm1999 đến năm 2007
Đơn vị tính: ha

Năm

Tây Ninh

Long An

Tiền Giang

Bình Thuận

Tổng cộng

1999

159

1.050

1.240

2.772


5.221

2000

184

1.100

1.189

3.223

5.696

2001

174

1.100

1.419

4.485

7.178

2002

102


1.441

1.410

4.773

7.726

2003

105

1.454

1.937

5.074

8.570

2004

110

1.460

1.950

4.979


8.499

2005

110

1.400

1.653

5.799

8.962

2006

110

1.350

1.660

7.009

10.129

2007

110


1.288

1.666

9.773

12.837

Tỉ lệ 2007/1999

0,69

1,23

1,34

3,53

2,46

%/tổng số (2007)

0,86

10,03

12,98

76,13


100,00

(Nguồn: viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trích lại của sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bình Thuận, 2009).

Cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận.
Trái thanh long Bình Thuận đã được đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đã xuất
khẩu đến nhiều nước trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập,
làm giàu và giải quyết việc làm cho hơn 20.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh; bình
quân mỗi ha thanh long cho thu nhập 80 – 100 triệu đồng/ha. Gía trị sản xuất thanh
long hàng năm đạt 800 – 900 tỷ đồng/năm, chiếm 25 % giá trị sản xuất ngành trồng
trọt (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2008).
Để bảo đảm tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm và là xu thế chung của thế
giới hiện nay. Trong năm 2009, tỉnh Bình Thuận đã phát động phong trào sản xuất
thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã có gần 5.000 hộ nông dân với diện tích gần
4.000 ha thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay đã có 1.800 ha diện
tích đạt tiêu chuẩn VietGAP (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận,
2010).

25


×