Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

SẢN XUẤT KHỔ QUA (Momordica charantia L.)AN TOÀN THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

PHẠM ĐỖ BÍCH QUYÊN

SẢN XUẤT KHỔ QUA (Momordica charantia L.)AN TOÀN
THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
(NGÀNH TRỒNG TRỌT)

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

PHẠM ĐỖ BÍCH QUYÊN

SẢN XUẤT KHỔ QUA (Momordica charantia L.)AN TOÀN
THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Trồng trọt
: 60.62.01

Mã số



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS HUỲNH THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010


SẢN XUẤT KHỔ QUA (Momordica charantia L.)AN TOÀN
THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
TỈNH BÌNH DƯƠNG
PHẠM ĐỖ BÍCH QUYÊN

Hội dồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

PGS-TS. LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

3. Phản biện 1: PGS-TS. MAI THÀNH PHỤNG
Trung tâm Khuyến nông quốc gia
4. Phản biện 2: TS. VÕ THÁI DÂN
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS-TS. HUỲNH THANH HÙNG
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phạm Đỗ Bích Quyên, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1974 tại
Phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
con của Ông Phạm Văn Ba và Bà Đỗ Thị Gành.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường PTTH Trịnh Hoài Đức, tỉnh Sông
Bé (nay là tỉnh Bình Dương) năm học 1991-1992.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính qui tại Trường Đại học Nông
lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997.
Năm 1997 - 1998 công tác tại Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Thuận An tỉnh
Bình Dương.
Năm 1998 - nay công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bình Dương. Chức vụ: Phó trưởng phòng Kế hoạch Tài chính.
Tháng 9 năm 2006 theo học bậc cao học ngành Trồng trọt tại Trường Đại
học Nông lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng là Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 1973, năm kết
hôn 2000, các con là Nguyễn Thanh Uyên (sinh năm 2002), Nguyễn Khánh Uyên
(sinh năm 2003).
Địa chỉ liên lạc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương.
Điện thoại


: 0650.3826997.

Di động

: 0955088817.

Fax

: 0650.3829422.

E-mail

:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ký tên

Phạm Đỗ Bích Quyên

iii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học tập và luận văn này, tôi xin chân thành cảm
ơn:
- PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
- Ban Giám Hiệu, Quí thầy cô phòng Sau Đại Học, giảng viên khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian theo học ở trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học.
- Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Bình Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đi học và hoàn thành luận
văn.
- Chú hai Võ, Thím Sen, Anh Thuận, Anh Đậu ở Tân Định; Chú chín, Anh
Tuấn, Thím Nga, Anh Nhân, Anh Bá ở Thị trấn An Thạnh đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện thí nghiệm.
Lòng biết ơn chân thành kính gửi đến tất cả các thành viên trong gia đình đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm việc.

Phạm Đỗ Bích Quyên

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ‘Sản xuất khổ qua (Momordica charantia L.) an toàn theo
hướng hữu cơ trên vùng đất xám của tỉnh Bình Dương’ đã được thực hiện từ tháng
8 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 tại Thị trấn An Thạnh - huyện Thuận An và xã
Tân Định - huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương.
Điều tra tình hình sản xuất rau tại xã Tân Định - huyện Bến Cát và Thị trấn
An Thạnh - huyện Thuận An. Có 40 hộ nông dân được phỏng vấn dựa trên phiếu
điều tra soạn sẵn. Kết quả điều tra cho thấy: diện tích canh tác rau bình quân của các

hộ thấp, 90% số hộ được điều tra có diện tích canh tác <0,2 ha/hộ; đa số nông dân
sử dụng phân bón cho rau không cân đối giữa đạm, lân và kali, phân đạm được sử
dụng từ 29 kg/ha-672 kg/ha; phân lân được sử dụng từ 0-554 kg/ha; phân kali được
sử dụng từ 0-720 kg/ha tùy theo chủng loại rau; có 95% nông dân sử dụng phân
chuồng bón cho rau; có từ 87,5% đến 92,5% nông dân sử dụng thuốc hóa học để
phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng với liều lượng và số lần sử dụng cao hơn khuyến
cáo từ 3 đến 4 lần.
Trong thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 01/2010 thực hiện 3 thí nghiệm
nghiên cứu sản xuất khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ đồng thời tại 2 địa điểm: xã
Tân Định và Thị trấn An Thạnh, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn
toàn ngẫu nhiên Randomized Complete Block Design (RCBD), 3 lần lặp lại. Kết
quả đạt được như sau:
- Bón phân cho cây khổ qua với liều lượng 3,5 tấn phân hữu cơ sinh học
Humix/ha cho năng suất đạt từ 32,7 - 34,1 tấn/ha và không khác biệt so với nghiệm
thức đối chứng; dư lượng nitrate, kim loại nặng và vi sinh vật đạt tiêu chuẩn theo
qui định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN và hàm lượng vitamin A, vitamin C,
chất xơ trong trái khổ qua cao hơn nghiệm thức đối chứng.
- Khi tăng lượng phân hữu cơ sinh học Humix bón cho cây khổ qua thì năng
suất tăng theo, tuy nhiên khi tăng lượng phân bón từ 3,5 tấn/ha lên 5,2 tấn/ha thì
năng suất tuy có tăng nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê.

v


- Xử lý đất trồng khổ qua và phun qua lá phân WEHG kết hợp với bón 2,7
tấn phân hữu cơ sinh học Humix/ha (giảm 25%) không làm giảm năng suất khổ qua.

vi



ABSTRACT
Thesis “Organic agricultural trend for production bitter gourd (Momordica
charantia L.) on acrisoils of Binh Duong province” had been conducted in An
Thanh-Thuan An and Tan Dinh-Ben Cat, Binh Duong province from August, 2008
to January, 2010.
The survey of bitter gourd production was carried out in An Thanh-Thuan
An and Tan Dinh-Ben Cat, Binh Duong province. Form 40 farmers interviewed, the
results showed that: vegetable cultivated area per a household was low, there were
90% household had vegetable cultivated area <0.2ha; majority of farmers use
fertilizer for vegetable were not balanced between nitrogen, phosphorus and
potassium (nitrgen: 29-672kg/ha; phosphorus 0-554kg/ha; potasium 0-720kg/ha);
95% farmers used organic fertilizer for vegetables; from 87,5% to 92,5% farmers
used pesticides to prevent insects and diseases but high over recommendation 3-4
times per crop.
Three experiments were studied from October, 2008 to January, 2010. The
experiments were arranged by Randomized Complete Block Design (RCBD), 3
replications. The results showed that:
- Putting down 3.5 tons organic biofertilizer per 1 ha of bitter gourd, the
yield was from 30.7 to 31.1 tons/ha and not different in statistics (not statistically
different) which control treatment; residue of nitrate, heavy metals and
microorganisms content in fresh fruit get the standard which is assigned; Vitamin A,
vitamin C and fiber matter in fresh fruit were higher than control treatment.
- The yield of bitter gourd was increased in corresponding with the increase
of the amount of organic fertilizer. When we increased from 3.5 tons biofertilizer/ha
to 5.2 tons biofertilizer /ha, the yield had increased but not different in statistics.

vii


- Simultanuos combination of tackling the soil, spraying foliar WEHG and

putting down 2.7 tons bio-organic fertilizer in 1 ha of bitter gourd (reduction of
25%), the yield did not decrease.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt


v

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

ivx

Danh sách các bảng

xv

Danh sách các hình

xvii

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu

2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1 Sơ lược về cây khổ qua

3

2.1.1 Nguồn gốc phân bố

3

2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh

3

2.1.3 Đặc tính thực vật học

3

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng

4

2.2 Giới thiệu về nông nghiệp hữu cơ


4

2.2.1 Một vài khái niệm về nông nghiệp hữu cơ

6

2.2.2 Mục đích của nông nghiệp hữu cơ

7

2.2.3 Những ích lợi khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ

7

ix


2.2.4 Những khó khăn khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ

8

2.3 Một số nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ

9

2.3.1 Trên thế giới

9

2.3.2 Tại Việt Nam


12

2.4 Sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ

15

2.4.1 Trên thế giới

15

2.4.2 Tại Việt Nam

17

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Nội dung nghiên cứu

22

3.1.1 Điều tra tình hình sản xuất rau tại xã Tân Định và Thị trấn An Thạnh

22

3.1.2 Nghiên cứu sản xuất khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ

22


3.2 Vật liệu nghiên cứu

22

3.2.1 Giống

22

3.2.2 Phân bón

23

3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

24

3.3.2 Địa điểm nghiên cứu

24

3.3.3 Thời gian thực hiện thí nghiệm

24

3.4 Phương pháp nghiên cứu

24

3.4.1 Phương pháp điều tra


24

3.4.2 Bố trí thí nghiệm

25

3.4.2.1 Thí nghiệm 1

25

3.4.2.2 Thí nghiệm 2

26

3.4.2.3 Thí nghiệm 3

26

3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi

27

3.4.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng

27

3.4.3.2 Chỉ tiêu phát dục

28


3.4.3.3 Tình hình về sâu, bệnh hại

28

3.4.3.4 Chỉ tiêu về đất, nước và phẩm chất trái khổ qua

28

3.4.3.5 Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

28

x


3.4.3.6 Hiệu quả kinh tế

29

3.4.4 Phương pháp lấy mẫu phân tích

29

3.4.5 Phương pháp phân tích

29

3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê


30

3.4.7 Qui trình trồng khổ qua

30

3.4.7.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

30

3.4.7.2 Thời vụ

30

3.4.7.3 Chuẩn bị đất

30

3.4.7.4 Xử lý hạt giống và trồng

31

3.4.7.5 Phân bón

31

3.4.7.6 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

31


3.4.7.7 Thu hoạch

32

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1 Điều tra tình hình sản xuất rau tại xã Tân Định và Thị trấn An Thạnh

33

4.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương

33

4.1.1.1 Vị trí địa lý

33

4.1.1.2 Thổ nhưỡng

33

4.1.1.3 Khí hậu – thời tiết

34

4.1.2 Hiện trạng sản xuất


35

4.1.2.1 Diện tích

35

4.1.2.2 Đặc điểm đất đai

36

4.1.2.3 Thời vụ gieo trồng

37

4.1.2.4 Nguồn nước sử dụng cho sản xuất rau

37

4.1.2.5 Phân bón

38

4.1.2.6 Sâu bệnh hại và cách phòng trừ

39

4.1.2.7 Tình hình tiêu thụ nông sản

40


4.2. Xác định loại phân hữu cơ thích hợp trong sản xuất khổ qua an toàn theo
hướng hữu cơ

41

4.2.1 Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến khả năng sinh trưởng của cây khổ qua41

xi


4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây

41

4.2.1.2 Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến số lá/thân chính

43

4.2.1.3 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến khả năng phân nhánh cấp 1

44

4.2.2 Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến khả năng phát dục của cây khổ qua

45

4.2.3 Tình hình sâu bệnh hại

46


4.2.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất trái

47

4.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

49

4.2.6 Tỉ lệ khổ qua đèo, năng suất khổ qua đèo và khổ qua thương phẩm

50

4.2.7 Hiệu quả kinh tế

51

4.2.8 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến dinh dưỡng đất sau thí nghiệm

52

4.3. Xác định lượng phân hữu cơ thích hợp trong sản xuất khổ qua an toàn theo
hướng hữu cơ

55

4.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến khả năng sinh trưởng của cây
khổ qua

55


4.3.1.1 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều cao cây

55

4.3.1.2 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá/thân chính

56

4.3.1.3 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến khả năng phân nhánh cấp 1

57

4.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến khả năng phát dục của cây khổ qua 58
4.3.3 Tình hình sâu bệnh hại

59

4.3.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất trái

60

4.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

61

4.3.6 Tỉ lệ khổ qua đèo, năng suất khổ qua đèo và khổ qua thương phẩm

63

4.3.7 Hiệu quả kinh tế


63

4.3.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến dinh dưỡng đất sau thí nghiệm 65
4.4. Xác định công thức phối hợp giữa lượng phân hữu cơ bón gốc và phân hữu
cơ phun qua lá thích hợp trong sản xuất khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ 67
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến khả năng sinh trưởng
của cây khổ qua

67

4.4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến chiều cao cây

xii

67


4.4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến số lá/thân chính

68

4.4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến khả năng
phân nhánh cấp 1

69

4.4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến khả năng phát dục
của cây khổ qua


70

4.4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

71

4.4.4 Tỉ lệ khổ qua đèo, năng suất khổ qua đèo và khổ qua thương phẩm

72

4.4.3 Hiệu quả kinh tế

73

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

75

5.1 Kết luận

75

5.2 Kiến nghị

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77


PHỤ LỤC

81

Phụ lục 1: Biểu điều tra

81

Phụ lục 2: Hình thí nghiệm

84

Phụ lục 3: Qui trình kỹ thuật trồng khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ

86

Phụ lục 4: Số liệu thô

89

Phụ lục 5: Bảng Anova và Range

95

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV


Cộng tác viên

HCSH

Hữu cơ sinh học

KPH

Không phát hiện

NST

Ngày sau trồng

PBL

Phân bón lá

RAT

Rau an toàn

TB

Than bùn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100gr khổ qua

4

Bảng 2.2 Thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

10

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong các loại phân hữu cơ

23

Bảng 4.1 Các nhóm đất chính của tỉnh Bình Dương

34

Bảng 4.2 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên đất xám

34

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu khí hậu đặc trưng


35

Bảng 4.4 Qui mô diện tích canh tác rau của các hộ dân trong vùng điều tra

36

Bảng 4.5 Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm

37

Bảng 4.6 Kết quả phân tích kim loại nặng của nước giếng khoan

38

Bảng 4.7 Tình hình sử dụng các loại phân bón trên rau, màu

38

Bảng 4.8 Biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh trên rau, màu

40

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến chiều cao cây (cm)

42

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến số lá/thân chính (lá)

43


Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến số nhánh cấp 1/thân chính

44

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến khả năng phát dục của
cây khổ qua

46

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến dư lượng và vi sinh vật trên
trái khổ qua

47

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến phẩm chất trái khổ qua

48

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất

49

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến tỉ lệ khổ qua đèo và năng
suất thương phẩm

51

Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha trồng khổ qua


52

Bảng 4.18 Kết quả phân tích đất sau trồng khổ qua ở Tân Định

53

Bảng 4.19 Kết quả phân tích đất sau trồng khổ qua ở An Thạnh

54

xv


Bảng 4.20 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều cao cây (cm)

55

Bảng 4.21 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá/thân chính (lá)

56

Bảng 4.22 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số nhánh cấp 1/thân chính

57

Bảng 4.23 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến khả năng phát dục của
cây khổ qua

59


Bảng 4.24 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến dư lượng và vi sinh vật trên
trái khổ qua

60

Bảng 4.25 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến phẩm chất trái khổ qua

61

Bảng 4.26 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất

62

Bảng 4.27 Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tỉ lệ khổ qua đèo và năng
suất thương phẩm

63

Bảng 4.28 Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha trồng khổ qua

64

Bảng 4.29 Kết quả phân tích đất sau trồng khổ qua ở Tân Định

65

Bảng 4.30 Kết quả phân tích đất sau trồng khổ qua ở An Thạnh

66


Bảng 4.31 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến chiều cao cây 67
Bảng 4.32 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến số lá/thân
chính

68

Bảng 4.33 Ảnh hưởng của phân bón lá và liều lượng phân hữu cơ đến số
nhánh cấp 1/thân chính (nhánh)

69

Bảng 4.34 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến khả năng
phát dục của cây khổ qua

70

Bảng 4.35 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất

72

Bảng 4.36 Ảnh hưởng của phân bón lá và lượng phân HCSH đến tỉ lệ khổ qua
đèo và năng suất thương phẩm
Bảng 4.37 Hiệu quả kinh tế tính cho 1ha trồng khổ qua

xvi

73
73



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Kết cấu đất trồng trước (a) và sau (b) sử dụng chất hữu cơ

5

Hình 2.2 Cơ chế hấp thu và giữ các chất dinh dưỡng của phức hợp mùn

5

xvii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, an toàn thực phẩm đang là vấn đề được xã hội quan
tâm. Phần lớn vụ ngộ độc đều do an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Nhưng
muốn có được thực phẩm an toàn thì từ khâu sản xuất nguyên liệu, thu hoạch cho
đến bảo quản, chế biến và lưu thông phân phối phải tuân theo các quy trình kỹ
thuật, công nghệ nhất định.
Trong thực tế sản xuất hiện nay, nhiều nông dân lạm dụng phân hóa học và
các loại nông dược nên tốn nhiều chi phí sản xuất và gây ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường, sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Vì thế, xây dựng
một nền nông nghiệp bền vững là một việc có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc

phát triển chung của đất nước, đặc biệt với vị trí quan trọng của khu vực nông thôn
trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay.
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và
đời sống của con người, ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành điều tra, nghiên cứu về dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrate trên nông sản và ngộ độc do rau, quả có dư
lượng quá mức cho phép gây nên. Và cụ thể là việc ban hành Quyết định số
99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 qui định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau,
quả và chè an toàn.
Ngày nay, việc sản xuất rau an toàn đã trở nên phổ biến đáp ứng phần nào
nhu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản xuất rau an toàn
còn sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi ứng dụng

1


sản xuất hữu cơ phải đảm bảo qui trình canh tác được kiểm soát một cách nghiêm
ngặt ngay từ vùng sản xuất, chọn đất, làm đất, bón phân, quản lý và chăm sóc theo
nguyên tắc phi hóa học, có nghĩa là không sử dụng phân bón hóa học và các chất
bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Để xác định loại phân bón hữu cơ, liều lượng
sử dụng, phương thức canh tác phù hợp cho việc sản xuất rau an toàn theo hướng
hữu cơ trên vùng đất xám tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
‘Sản xuất khổ qua (Momordica charantia L.) an toàn theo hướng hữu cơ trên vùng
đất xám của tỉnh Bình Dương’
1.2. Mục tiêu
Xác định loại phân hữu cơ bón gốc và hiệu lực phối hợp giữa nền phân hữu
cơ bón gốc và phân bón hữu cơ phun qua lá bổ sung thích hợp cho sản xuất khổ qua
an toàn theo hướng hữu cơ.
Từng bước xây dựng qui trình canh tác khổ qua an toàn theo hướng hữu cơ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: năng suất và phẩm chất trái khổ qua.
- Đối tượng khảo sát: các chỉ tiêu về lý hóa tính đất, nguồn nước tưới, các chỉ
tiêu về sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu về chất
lượng trái khổ qua, hiệu quả kinh tế.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2009.
- Phạm vi nghiên cứu: xã Tân Định – huyện Bến Cát và Thị trấn An Thạnh –
huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về cây khổ qua
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae
Tên Tiếng Anh: Bitter gourd hay Bitter melon
Tên khoa học: Momordica charantia L.
2.1.1 Nguồn gốc phân bố
Khổ qua (Momordica charantia L.) có nguồn gốc ở Châu Phi, được sử dụng
như là loại rau ăn quả giàu chất sắt và vitamin C, có thời gian sinh trưởng ngắn. Cây
phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 35oC, vũ lượng 1.500 – 2.500 mm và
cao độ đến 1.000 m. Do có biên độ sinh thái rộng, nên cây khổ qua trồng được ở
nhiều nơi.
2.1.2 Điều kiện ngoại cảnh
Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm
trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tuy nhiên khổ qua rất mẫn cảm với điều kiện
úng ngập. Cây chịu đựng được nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất
trên đất thoát nước tốt và giàu hàm lượng hữu cơ.
2.1.3 Đặc tính thực vật học
Khổ qua là loại cây leo bằng tua cuốn, cây hằng niên. Thân có cạnh, có thể

mọc dài đến 5 m. Lá đơn, mọc cách, lá xẻ 3 - 9 thùy, gân lá có lông ngắn. Hoa đơn
phái cùng cây, hoa mọc đơn độc ở nách lá, có màu vàng nhạt. Hoa đực có cuống
ngắn, hoa cái có cuống dài, bầu noãn hạ, phát triển rất nhanh trước và sau khi thụ
phấn. Hoa nở dưới ánh nắng mặt trời và chỉ tồn tại trong một ngày. Hoa thụ phấn
nhờ côn trùng, chủ yếu là ong. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín

3


vỏ có màu vàng hồng. Quả ăn tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn. Quả
chứa từ 20 - 30 hạt. Hạt khổ qua dẹt, hình oval có màu vàng nhạt, có màng bao
quanh.
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram khổ qua được trình bày trong
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram khổ qua
Thành phần

Đơn vị tính

Hàm lượng trong 100gr quả tươi

Nước

gr

93,8

Protein


mg

900,0

Carbonhydrate

mg

200,0

Chất béo

mg

100,0

Potassium (K)

mg

260,0

Calcium (Ca)

mg

22,0

Magnesium (Mg)


mg

16,0

Sắt (Fe)

mg

0,9

Vitamin A

mg

0,4

Vitamin B1

mg

50,0

Vitamin B2

mg

30,0

Vitamin C


mg

50,0

(Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khỏe, số 9/2006)
2.2 Giới thiệu về nông nghiệp hữu cơ
Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với nông nghiệp nhằm mục
tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp, bền vững về môi trường, kinh
tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cũng
như quản lý các quá trình sinh thái cùng với sự tác động qua lại của chúng (các yếu
tố đầu vào) để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh; đảm bảo cây trồng, vật nuôi cho
năng suất và chất lượng dinh dưỡng ở mức chấp nhận được. Nông nghiệp hữu cơ là
hệ thống nông nghiệp khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ.

4


Chất hữu cơ là một yếu tố đảm bảo cho đất là một vật thể sống. Trong đất
luôn luôn có sự tồn tại và hoạt động của hệ sinh vật, bao gồm các loài động vật
không xương sống và các vi sinh vật. Các sinh vật này giữ vai trò quan trọng trong
việc duy trì và cải thiện hóa tính (độ màu mỡ) và lý tính (độ thông thoáng, độ tơi
xốp) của đất, đặc biệt rất quan trọng đối với đất canh tác các loại cây ngắn ngày.
Vai trò của chất hữu cơ đối với đất trồng như sau:
- Cải tạo kết cấu đất: chất hữu cơ có hợp chất mùn giúp cải thiện kết cấu đất
như: tăng độ xốp đối với đất sét, tăng độ dính đối với đất cát.

(a)

(b)


Hình 2.1 Kết cấu đất trồng trước (a) và sau (b) sử dụng chất hữu cơ
- Gia tăng tính thấm và giữ nước cho đất nhờ chất hữu cơ có đặc điểm giữ
được lượng nước gấp từ 3 đến 5 lần trọng lượng của nó.
- Điều hoà chế độ nhiệt của đất.
- Tại những nơi đất bị nhiễm độc sắt, nhôm; chất hữu cơ với thành phần
chính là các acid mùn sẽ giữ vai trò hấp thu các kim loại nặng bằng cơ chế ion như
hợp chất cao phân tử dạng chelate.

PHỨC HỢP
MÙN

Hình 2.2 Cơ chế hấp thu và giữ các chất dinh dưỡng của phức hợp mùn

5


- Chất hữu cơ vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giữ chất dinh dưỡng thông qua
kết cấu keo đất có trong hợp chất mùn hữu cơ, là nơi ở và là thức ăn cho các vi sinh
vật đất như nấm, vi khuẩn và các sinh vật trong đất như trùn đất, mối. Nhờ thế giúp
kiến tạo liên tục các thành phần của đất (qua các chất tiết từ vi sinh vật, phân trùn)
đóng góp quan trọng vào sự giữ gìn và cải thiện cấu trúc của đất, giảm tác động xói
mòn đất.
Phương pháp canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác sử dụng các yếu tố
đầu vào trong sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm tăng
trưởng cho cây trồng đều có nguồn gốc hữu cơ hoặc chế phẩm sinh học thân thiện
với môi trường. Các loại vật tư đầu vào của sản xuất này được chọn lựa và kiểm
soát theo tiêu chuẩn của sản xuất hữu cơ (theo International Federation of Organic
Agriculture Movements – IFOAM, 2008) thì sản phẩm đầu ra về cơ bản là nông sản
hữu cơ an toàn. Khuynh hướng canh tác rau bằng phương pháp hữu cơ mới đảm bảo
được nguồn thực phẩm an toàn thực sự.

2.2.1 Một vài khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Hiện nay có nhiều khái niệm về nông nghiệp hữu cơ khác nhau, tuy nhiên có
cùng mục tiêu là tạo lập một nền nông nghiệp bền vững.
- Theo Liên Hiệp Quốc: nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn
nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất là phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, giúp
giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho con người và vật nuôi.
- Theo Hội đồng Tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc gia (NOSB): nông nghiệp hữu cơ
là một hệ thống quản lý, sản xuất sinh thái, khuyến khích và thúc đẩy đa dạng sinh
học, chu kỳ sinh học và hoạt động sinh học đất. Hệ thống này dựa trên cơ sở sử
dụng tối thiểu các nguyên liệu đầu vào phi nông nghiệp và các biện pháp quản lý có
tác dụng phục hồi, duy trì và thúc đẩy sự hài hòa sinh học.
- Theo International Federation of Organic Agriculture Movements
(IFOAM): sản xuất hữu cơ là hệ thống sản xuất mà không bao gồm hoặc loại trừ
một số vật tư đầu vào như phân hóa học, thuốc trừ sâu hóa học

6


×