Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.8 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

TRẦN LÝ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN LÝ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CÁ TRA GIỐNG TẠI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Kinh tế
Mã số

: 60.31.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010


PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÁ
TRA GIỐNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRẦN LÝ PHƯƠNG THẢO

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

:

2. Thư ký

:

3. Phản biện 1 :
4. Phản biện 2 :
5. Ủy viên

:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Lý Phương Thảo sinh ngày 13 tháng 07 năm 1982 tại huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Con Ông Trần Văn Hữu và Bà Lý Thị Tâm.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu,
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2000. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế
Nông Lâm hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh năm
2005.
Từ năm 2005 đến 2006 công tác tại công ty TNHH Đại Phú, chức vụ kế toán.
Từ tháng 09 - 2010 công tác tại trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức, chức
vụ giảng viên.
Tháng 09 năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông Nghiệp tại
Trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 222/6B ấp Ngãi Lợi, xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 0733 856 419, 0907 763 317
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn là trung
thực và là một phần trong đề tài cấp bộ mã số 06/2009
do Ông Nguyễn Văn Sáng làm chủ nhiệm. Những số
liệu trong luận văn được phép công bố dưới sự đồng ý

của chủ nhiệm đề tài.

Trần Lý Phương Thảo

iii


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và em trai những
người đã tạo mọi điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Đặng Minh Phương người đã tận tình hướng dẫn và tạo cơ hội cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Quý thầy, cô Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn
thành chương trình Cao học.
Thầy Nguyễn Văn Hảo, anh Nguyễn Văn Sáng và anh Phạm Đình Khôi đã
tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu, thông tin cần thiết để hoàn thiện đề tài.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng sự đã hết lòng giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Trần Lý Phương Thảo

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá tra

giống tại đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành tại hai tỉnh An Giang và Đồng
Tháp, thời gian từ 01/05/2009 đến 31/08/2010. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao
gồm: Đánh giá hiệu quả của nghề sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL; phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cá tra giống tại ĐBSCL.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất cá tra giống đem lại lợi nhuận cao, với
mức đầu tư trung bình là 111,57 triệu đồng/1000m2 diện tích mặt nước và 100 m2
nhà cho sinh sản thì mỗi cơ sở sản xuất sẽ thu được mức lợi nhuận trung bình là
60,55 triệu/năm và giá trị NPV là 221,25 triệu đồng, IRR là 44%, PP là 1,98 năm.
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống cho thấy để tạo ra
con giống chất lượng các cơ sở sản xuất cần đầu tư vào các yếu tố sau: nguồn gốc
cá bố mẹ, tốc độ tăng trưởng trung bình của cá hậu bị, tuổi cá bố mẹ chọn vào nuôi
vỗ, tuổi cá đực khi thay thế, số năm thay thế đàn cá bố mẹ, thuốc kích dục tố, kinh
nghiệm sản xuất và trình độ học vấn. Bên cạnh đó, đề tài đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cá tra giống tại đồng bằng sông Cửu Long.

v


ABSTRACT

The Researching entitled ” Analyzing of some factors affecting the quality of
the fry in Mekong Delta ” had been conducted experiment in two provinces of An
Giang and Dong Thap, period from May 1st , 2009 to August 31st , 2010.The
objective of the research including: i) assessing the effects of fry production in the
Mekong Delta; ii) Analyzing of some factors affecting the quality of fry and
proposing some solutions to improve the quality of the fry in Mekong Delta.
Researching results showed that fry production have had high effect, the
production facilities’ average investment was 111,57 million VND per 1000 m2 of
pool and 100 m2 of hatchery, they got an average profit 60,55 million VND every

year and NPV, IRR and PP was 221,25 million VND, 44% and 1,24 years. On the
analysis of effective factors on quality of fry showing that to produce a good quality
fry, the production facilities need to invest these factors: original broodstock; the
average growth rate of the brood stock future; the age of the brood stock being
choose raising for breeding; the age of male catfish when replaced; the number of
year replaced the brood stock; hormone; production experiences; education level.
Besides, the research proposed some solutions to improve the quality of fry
in Mekong Delta.


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv


Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách chữ viết tắt

x

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng

xii

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Ý nghĩa của đề tài


2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.1. Mục tiêu chung

2

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.4. Nội dung nghiên cứu

3

1.5. Phạm vi và giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài

3

1.5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu

3

1.5.2. Giới hạn không gian nghiên cứu

3


1.5.3. Thời gian nghiên cứu

3

2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1.2. Khí hậu

5

2.1.1.3. Thủy văn

5

vi


2.1.1.4. Tài nguyên đất, nước


6

2.1.2. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động

6

2.1.3. GDP và cơ cấu GDP

7

2.2. Một số đặc điểm sinh học của cá tra

7

2.2.1. Phân loại cá tra

7

2.2.2. Phân bố

8

2.2.3. Hình thái, sinh lý

8

2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá tra

8


2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất cá tra

9

2.3.1. Tình hình sản xuất cá tra tại ĐBSCL

9

2.3.2. Tình hình sản xuất cá giống và nhu cầu giống cá tra

11

2.3.3. Qui trình sản xuất cá tra

12

2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

13

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Cơ sở lý luận

16

3.1.1. Tiêu chí đánh giá cá bố mẹ và cá bột/giống tốt


16

3.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn gốc đàn cá bố mẹ

19

3.1.3. Khung lý luận, phân tích của nghiên cứu

19

3.1.4. Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất

23

3.1.5. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

23

3.1.5.1. Hiện giá thuần NPV (Net present value)

23

3.1.5.2. Tỷ suất nội hoàn IRR (Internal rate of return)

24

3.1.5.3. Thời gian hoàn vốn PP (Pay-back Period)

24


3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả

25

3.2.2. Phương pháp phân tích hồi qui

25

3.2.2.1. Phương trình hồi qui

25

3.2.2.2. Kỳ vọng dấu

27

3.2.3. Phương pháp đánh giá xếp hạng

29

vii


3.2.4. Thu thập dữ liệu

29


3.2.5. Chọn địa bàn nghiên cứu

31

3.2.6. Chọn cỡ mẫu

32

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Thực trạng nuôi cá tra tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp

34

4.1.1. Tổng quan về hộ sản xuất

34

4.1.1.1. Đặc điểm chủ hộ sản xuất

34

4.1.1.2. Quỹ đất của nông hộ

35

4.1.2. Các vấn đề kỹ thuật sản xuất giống cá tra


37

4.1.2.1. Thông tin về cá bố mẹ tham gia sinh sản

37

4.1.2.2. Nguồn gốc cá bố mẹ

38

4.1.2.3. Kỹ thuật sinh sản

38

4.1.3. Phương thức kinh doanh bột

40

4.1.4. Cập nhật thông tin

42

4.1.4.1. Cập nhật thông tin về TCN

42

4.1.4.2. Cập nhật thông tin về kỹ thuật sản xuất giống

42


4.1.5. Vấn đề thường gặp trong quá trình sinh sản

43

4.1.6. Kết quả sản xuất cá tra giống và cá tra thương phẩm

44

4.2. Phân tích kết quả và hiệu quả việc sản xuất cá tra giống

47

4.2.1. Cơ cấu chi phí

48

4.2.1.1. Chi phí cố định

48

4.2.1.2. Cơ cấu chi phí

49

4.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cá tra bột

50

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống


52

4.3.1. Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ thành thục

52

4.3.2. Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ thụ tinh

55

4.3.3. Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ nở của trứng

56

4.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cá tra giống

60

4.5. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ khi sản xuất cá tra giống

63

viii


4.5.1. Thuận lợi

63


4.5.2. Khó khăn

63

4.5.2.1. Nguồn gốc cá bố mẹ

63

4.5.2.2. Vấn đề tiêu thụ

64

4.5.2.3. Vấn đề giá cả, chất lượng thức ăn và thuốc thủy sản

64

4.5.2.4. Vấn đề áp dụng TCN

64

4.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cá tra giống

65

4.5.3.1. Nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ

65

4.5.3.2. Bảo hành cá sau khi bán


65

4.5.3.3. Thực hiện kiểm dịch trước khi bán và trong quá trình lưu thông

66

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1. Đối với người sản xuất

68

5.2.2. Đối với các ngành, các cấp

68

5.2.3. Đối với nghiên cứu tiếp theo

69


TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TCN: Tiêu chuẩn ngành
AG: An Giang
ĐT: Đồng Tháp
TB: Trung bình
TSCĐ: Tài sản cố định
TN: Thu nhập
LN: Lợi nhuận
TCP: Tổng chi phí
KH: Khấu hao

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Cá tra

7


Hình 2.2. Thuốc kích dục tố

12

Hình 2.3. Giai đoạn thu trứng

12

Hình 2.4. Thụ tinh nhân tạo

13

Hình 2.5. Trứng nước

13

Hình 4.1. Nhà cho sinh sản cá bột

37

Hình 4.2. Cá tra giống

44

Hình 4.3. Thu gom cá tra chết

46

Sơ đồ 3.1. Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến chất lượng giống


22

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Sản lượng cá tra nuôi từ năm 2000 - 2008 (tấn)

10

Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá cá bố mẹ tốt

17

Bảng 3.2. So sánh tiêu chí xếp hạng cá bột/giống tốt

18

Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn gốc cá bố mẹ

19

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra các hộ sản xuất bột

27


Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra các hộ sản xuất giống – thương phẩm

32

Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra cán bộ quản lý – địa phương và người mua bán
trung gian

32

Bảng 4.1. Thông tin tổng quan về hộ sản xuất

35

Bảng 4.2. Quỹ đất và nhà xưởng phục vụ sản xuất

36

Bảng 4.3. Thông tin về cá bố mẹ cho sinh sản

38

Bảng 4.4. Nguồn gốc cá hậu bị và bố mẹ

38

Bảng 4.5. Kỹ thuật sinh sản

40


Bảng 4.6. Hoạt động buôn bán cá bột

41

Bảng 4.7. Cập nhật và thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

42

Bảng 4.8. Nguồn học hỏi kỹ thuật sản xuất giống

43

Bảng 4.9. Những vấn đề thường gặp trong quá trình sinh sản

43

Bảng 4.10. Kết quả ương cá tra giống

45

Bảng 4.11. Kết quả nuôi cá tra thương phẩm

46

Bảng 4.12. Chi phí cố định cho cơ sở sản xuất giống (ao 1000 m2 và nhà sinh sản
100 m2)

48

Bảng 4.13. Cơ cấu chi phí sản xuất cá bột/năm cho ao 1000m2 và nhà sinh sản 100m2


49

2

Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả sản xuất cá bột/năm cho ao 1000m và nhà sinh sản
100m2

50

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

xii

51


Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ
thành thục

53

Bảng 4.17. Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ thụ
tinh

55

Bảng 4.18. Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến tỷ lệ nở
của trứng


57

Bảng 4.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá tra giống

59

Bảng 4.20. Giá trị trung bình của các yếu tố đầu vào

60

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi cá tra tại
ĐBSCL những năm gần đây phát triển rất nhanh. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi,
nghề nuôi cá tra ĐBSCL đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nuôi trồng và
chế biến thủy sản xuất khẩu của cả nước, đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng
xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, năm 2008 tổng diện tích nuôi cá tra toàn khu vực ĐBSCL trên 6.160 ha với
sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn, trong đó lượng cá tra xuất khẩu trên 550.000 tấn,
đóng góp khoảng 2% GDP cả nước, với sản lượng này hiện nước ta đang đứng đầu
thế giới về xuất khẩu sản phẩm cá tra, ba sa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
ngành cá tra của vùng ĐBSCL đã phát sinh nhiều vấn đề: sự phát triển quá nhanh,
mang tính tự phát: thiếu chiến lược đầu tư và kiểm soát đồng bộ từ khâu giống, thức
ăn, sản phẩm thành phẩm chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt là chất lượng con
giống.
Trong chuỗi các yếu tố cấu thành sản phẩm cá tra thì con giống có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chuỗi sản xuất (khoảng 10%
cơ cấu trong giá thành) nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sản lượng nuôi.
Chọn giống tốt là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro trong quá trình nuôi,
là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Do lợi nhuận kinh doanh giống
đem lại khá cao nên trong thời gian gần đây nghề làm giống cá tra ĐBSCL phát
triển nhanh chóng, tự phát dẫn đến chất lượng cá giống của các cơ sở sản xuất
xuống thấp. Do chưa nắm bắt đúng qui trình kỹ thuật sản xuất giống, chưa áp dụng
đúng theo qui định của tiêu chuẩn ngành; các cơ sở sản xuất giống vì chạy theo lợi

1


nhuận nên chỉ quan tâm đến số lượng mà bỏ quên chất lượng; mặt khác thị trường
đầu ra cá tra không ổn định, giá cả bấp bênh, công tác quản lý của cơ quan chức
năng ở các địa phương ĐBSCL trong khâu sản xuất, kiểm dịch con giống trước khi
xuất bán và đưa vào lưu thông chưa phát huy hết hiệu lực, những điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng con giống.
Với những vấn đề tồn tại trên thì mục tiêu phát triển bền vững nghề sản xuất
cá tra giống của vùng liệu có thực hiện được không? Với mục đích nâng cao hiệu
quả sản xuất giống: i) xác định các yếu tố đầu vào cũng như mức độ ảnh hưởng của
chúng đến chất lượng con giống; ii) đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cá tra giống, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng cá tra giống tại đồng bằng sông Cửu Long”.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Sản xuất cá tra giống nhân tạo thành công là một trong những yếu tố then
chốt thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển. Việc sản xuất cá tra từ khâu giống đến
nuôi thương phẩm được xem là công cụ làm giàu của một phần lớn nông dân
ĐBSCL, nó đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
vùng. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả mà con cá tra mang lại giảm dần theo từng năm,
nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng con giống đã xuống cấp đến mức

báo động. Để hiệu quả nghề nuôi được bền vững bắt buộc chất lượng giống phải
đảm bảo, nhưng do qui trình sản xuất giống chất lượng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và
phụ thuộc vào tất cả các khâu bao gồm cách chọn đàn cá bố mẹ, cách chăm sóc,
quản lý đàn cá bố mẹ cùng những kỹ thuật khác trong sinh sản nhân tạo, điều này
gây không ít khó khăn cho các cơ sở trong việc xác định cụ thể các yếu tố đầu vào
tác động đến quá trình sản xuất, nghiên cứu này sẽ giúp họ có được những câu trả
lời từ thực tế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Tìm mức tác động của các yếu tố đầu vào đến chất lượng cá tra giống tại
ĐBSCL giúp việc sản xuất đạt hiệu quả và ổn định lâu dài.

2


1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả của nghề sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng con giống.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cá tra giống tại ĐBSCL.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL.
- Phân tích hiệu quả việc sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL.
- Phân tích hồi qui các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố này đến chất lượng cá tra giống.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra tại
ĐBSCL.
1.5. Phạm vi và giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong qui trình sản xuất cá tra giống, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tác
động của các yếu tố đầu vào đến chất lượng cá tra bột vì đây là đối tượng quan

trọng nhất trong chuỗi sản xuất cá tra.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập tác động của chất lượng giống
đến kết quả ương giống và nuôi thương phẩm, các yếu tố khác không được phân tích
trong đề tài.

1.5.2. Giới hạn không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ở hai tỉnh An Giang (huyện Tân Châu, Phú Tân)
và Đồng Tháp (Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc và huyện Hồng Ngự), vì so với
các tỉnh khác thì hai tỉnh này được xem là cái nôi của việc sản xuất cá tra giống của
vùng ĐBSCL. Trong đó, cơ sở sản xuất cá tra bột là đối tượng điều tra chính, các
đối tượng liên quan là trại ương cá giống, hộ nuôi thương phẩm và các cán bộ quản
lý từ cấp cơ sở đến địa phương.
1.5.3. Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập là vụ sản xuất năm 2008
Các số liệu được thu thập và xử lý từ tháng 5 – 2009 đến tháng 8 - 2010

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
ĐBSCL còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Tây Nam Bộ,
các điểm cực của đồng bằng trên đất liền:
Điểm cực Bắc ở 1101´ (huyện Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An).
Điểm cực Nam ở 8033’ (huyện Đất Mũi, Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
Điểm cực Đông ở 106048´ (xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang).

Điểm cực Tây 106026´ (xã Mĩ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần
đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.
ĐBSCL có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông và phía
Nam giáp Thái Bình Dương, tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế
biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
Đây là vùng châu thổ hạ lưu của hệ thống sông Mekong, tổng diện tích lưu
vực 39.876 km2, với 30% diện tích là đất phù sa khá phì nhiêu và nguồn nước mặt
khá phong phú, ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực và thực phẩm hàng đầu và có
vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

4


2.1.1.2. Khí hậu
Chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, cận xích đạo,
mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mặt khác lại là vùng đồng bằng ven biển nên khí
hậu trong vùng có sự pha trộn khí hậu hải dương với nền nhiệt độ cao và lượng mưa
hàng năm dồi dào. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm, giữa ban ngày và ban
đêm không lớn, nhiệt độ tăng khoảng 0,50C trong 30 năm. Nhiệt độ trung bình
280C, tổng nhiệt độ trung bình năm của vùng 9.500 - 10.0000C.
Chế độ bức xạ trung bình 110 - 170 Kcal/cm2/năm. Số giờ chiếu sáng cao và
phân bố tương đối đồng đều trong năm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động
sản xuất của các ngành kinh tế nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Lượng mưa tập trung vào mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả
năm, góp phần tháu chua, rửa mặn rất tốt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2.1.1.3. Thủy văn

Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mê kông.
Sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt
Nam rồi đổ ra Biển Đông. Sông Mê Kông thuộc địa phận Việt Nam được gọi là
sông Cửu Long. Từ Phnom Penh (Cam-Pu-Chia), nó chia thành 2 nhánh: bên phải
là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là
Mekong (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai con sông này đều
chảy vào khu vực Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam với chiều dài
khoảng 220 - 250 km.
- Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới
tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang
và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng.
- Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua các
huyện Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), các tỉnh Vĩnh
Long, Trà Vinh, Bến Tre.

5


Chế độ dòng chảy sông MeKong chia hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Ở
thượng lưu, mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, mùa kiệt từ tháng 12
đến tháng 5. Hàng năm, vào cuối tháng 7, nước lũ bắt đầu gây ngập ở ĐBSCL và
mức lũ đạt cao nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, sau đó hạ dần đến tháng 11 - 12.
Thời kỳ nước lũ cũng là thời kỳ có mưa lớn ở ĐBSCL, điều này làm tăng thêm mức
độ ngập, tùy nơi thời gian ngập lụt kéo dài 2 - 4 tháng. Việc vùng ĐBSCL hàng
năm bị ngập lũ gần 50% diện tích tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt
làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của
dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.
2.1.1.4. Tài nguyên đất, nước
- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Quy Hoạch Thiết kế Nông nghiệp trên bản đồ đất tỉ lệ 1/250.000, ĐBSCL có các nhóm đất

chính sau: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất lầy, đất xám, đất đỏ vàng và
đất xói mòn.
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mekong và nước mưa. Cả hai
nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Hệ thống sông, kênh - rạch lớn
nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm, lượng nước bình quân của
sông Mekong chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200
triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi lắng
đã tạo nên đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.
Nước ngầm: ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn, sản phẩm khai thác
được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
2.1.2. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động
Đơn vị hành chính, toàn vùng có một Thành phố loại 1 trực thuộc Trung
ương (thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và
Cà Mau.

6


Diện tích ĐBSCL năm 2006 là 40.604,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước
và dân số chiếm 21,5% dân số của cả nước, với dân số khoảng 17.415.500 người
trong đó hơn 60% ở độ tuổi 15 – 30 và mật độ dân số vùng trung bình khoảng 429
người/km2.
2.1.3. GDP và cơ cấu GDP
ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển, với mức đóng
góp khoảng 20,5% GDP cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp (5,5%/năm).
Đây là vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa lớn nhất nước ta, với
diện tích gần 4 triệu ha đất nông nghiệp (32% trong tổng đất nông nghiệp của cả nước).


Trong năm năm qua, GDP vùng ĐBSCL tăng bình quân khoảng 11,5%/năm.
Với một vùng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản thì tỷ lệ tăng này là khá
cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch
vụ trong GDP ngày càng tăng lên. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát triển
đáng kể, đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước trong những
năm vừa qua.
2.2. Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.2.1. Phân loại cá tra
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophalmus

Hình 2.1. Cá tra

7


2.2.2. Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả bốn nước Lào, Việt
Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh
sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam do cá có
tập tính di cư ngược sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Cá
ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm.
2.2.3. Hình thái, sinh lý
Cá tra có đầu rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cận dưới rộng, ngang không
co duỗi được. Có hai đôi râu, râu mép kéo dài chưa đạt tới gốc vi ngực.
Thân thon dài, phần sâu dẹp. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ

mép trên của lỗ mang đến gốc vi đuôi. Mặt sau của gai vi lưng, vi ngực có răng cưa
hướng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến gốc vi hậu môn.
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(nồng độ muối 7 – 10%), có thể chịu đựng được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở
nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá có cơ quan hô hấp phụ và
còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu
oxy hòa tan.
2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá tra
Cá tra khi hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu cá ương không được
cho ăn đầy dủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá
bột. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại
thức ăn. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác
nhau như: cám, rau và động vật đáy.

8


Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Từ khoảng 2,5 kg trở lên, mức độ tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng
chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong
tự nhiên nặng 18 kg hoặc có mẫu cá dài 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ
tăng trọng chậm trong năm đầu tiên còn những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn.
Sự tăng trọng của cá tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như
loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít.
Tuổi thành thục của cá từ 2 – 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 4 –
5 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và
Thái Lan.

Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài
thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục của cá đực
phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào.

Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch,
cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện phù hợp thuộc
địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Cá
đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila
Asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (từ tháng ba dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 – 3 lần
trong một năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá cái gọi là sức sinh sản
tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ hai trăm ngàn đến vài triệu trứng. Sức
sinh sản tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra
tương đối nhỏ và có tính dính.
2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất cá tra
2.3.1. Tình hình sản xuất cá tra tại ĐBSCL
Theo đánh giá của tổ chức Nông lương thế giới, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất thế giới với

9


×