Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY KHỔ QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************************

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
KHỔ QUA (Momordica charantia L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9 – 2010


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************************

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
KHỔ QUA (Momordica charantia L.)
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2010

i


 

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY
KHỔ QUA (Momordica charantia L.)

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN

Hội đồng chấm luận văn:
1. CHỦ TỊCH:

PGS.TS LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

2. THƯ KÝ:

TS. NGUYỄN TĂNG TÔN
Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam


3. PHẢN BIỆN 1: TS. BÙI MINH TRÍ
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
4. PHẢN BIỆN 2: TS. TRẦN THỊ DUNG
Trường Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng
5. ỦY VIÊN:

PGS.TS NGUYỄN VĂN Kế
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


 

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Trần Thị Mỹ Duyên, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1974 tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Con ông Trần Duy Hưởng và bà Trương Thị Mỹ.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường phổ thông Nguyễn Khuyến, Tp. Hồ Chí Minh,
năm 1992.
Tốt nghiệp đại học ngành Nông Học, hệ chính qui tại Đại Học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 1998.
Sau đó làm việc tại công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam. Từ năm 2002
đến nay làm việc tại Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống cây trồng vật nuôi Tp
HCM.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Khoa Học Cây Trồng tại Trường
Đại Học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ liện lạc: 263/55 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 Tp. HCM.
Điện thoại: 01686856546
E-mail:

iii


 

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Mỹ Duyên

iv


 

LỜI CẢM ƠN

Xin gởi lời cảm ơn đến:
Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Kế đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng
quý thầy cô Khoa Nông Học, phòng Sau Đại Học đã nhiệt tình chỉ dạy tôi trong

suốt thời gian học tập tại trường.
Ban Giám đốc, các cán bộ nhân viên của Trung Tâm Quản lý - Kiểm định
giống cây trồng - vật nuôi Tp.HCM đã tạo diều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian
tham dự khóa học.
Ba Mẹ, anh chị, các bạn trong và ngoài lớp đã nhiệt tình giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

v


 

TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của một số gốc ghép họ bẩu bí đến sự sinh trưởng, phát
triển của khổ qua (Momordica charantia L.)”.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8/2009 đến tháng 1/2010, tại xã Phạm Văn Hai
huyện Bình Chánh, Tp.HCM.
Mục tiêu là tìm kiếm 1-2 gốc ghép họ bầu bí có sự tương thích cao với khổ
qua, có năng suất cao và kháng một số bệnh chính.
Đề tài có 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1 sử dụng 9 loại gốc ghép và 1 ngọn ghép khổ qua OP. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại. Kết quả cho tỷ lệ
nảy mầm của bí CN- 301 là thấp nhất. Tỷ lệ sống của khổ qua OP trên 9 gốc ghép
không có sự khác biệt.
Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 2 yếu tố, 4 lần
lặp lại. Yếu tố A: 7 gốc ghép họ bầu bí, yếu tố B: 2 ngọn ghép khổ qua lai (B1:
KQ344, B2: KQ431). Kết quả cho thấy có sự tương tác giữa gốc và ngọn đến tỷ lệ
sống ở 2 ngày sau ghép, sử dụng gốc ghép bầu có tỷ lệ sống thấp nhất (92,5%).
Thí nghiệm 3 được bố trí theo kiểu lô sọc, 3 lần lặp lại. Yếu tố A: 8 gốc ghép
gốc ghép họ bầu bí, yếu tố B: 2 ngọn ghép (B1:KQ344, B2:KQ431). Kết quả cho

thấy: các gốc ghép không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều dài lóng, tỷ lệ đậu,
dày thịt quả, màu sắc, vị quả và số hạt trên quả, nhưng khổ qua ghép có ngày ra hoa
cái và ngày bắt đầu thu hoạch sớm hơn đối chứng từ 9 đến 14 ngày. Khổ qua ghép
trên bầu Hồ lô có tỷ lệ sống thấp nhất (46,7%) đến khi thu hoạch, trên gốc mướp
khía có tỷ lệ sống cao nhất (90,6%). Khổ qua ghép trên gốc mướp khía cho năng
suất cao nhất (22,3 tấn/ha). Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh và thối gốc không có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức. Qua đó cho thấy mướp khía, bí SG5.2 là tốt nhất và
cần được khuyến cáo làm gốc ghép cho khổ qua để tiếp tục cho các thí nghiệm
trong tương lai.

vi


 

ABSTRACT
 

Title:  “Effects  of  some  cucurbit  rootstocks  on  growth  and  development  of 
bitter gourd (Momordica charantia L.)”.
The experiments were carried out from August 2009 to January 2010 at
Pham Van Hai commune, Binh Chanh district, HCM city.
Objectives: to find out 1-2 cucurbit rootstocks which are highly compatible
with bitter gourd, give fruit earlier, have high yield and high quality and resist main
diseases.
There were three experiments:
- Experiment 1: using 9 cucurbit rootstocks and one OP bitter gourd scion, it
was arranged by completely randomized design (CRD), 4 replications. The results
showed that the germination rate of CN-301 pumpkin (cucurbita pepo) was lowest.
The survival rates of OP bitter gourd on 9 rootstocks were non significant

difference.
- Experiment 2 was designed by two factors RCBD (randomized complete
blocks design), 4 replications; factor A: 7 cucurbit rootstocks, factor B: 2 hybrid
bitter gourd scions (B1: KQ344 and B2: KQ431). The results indicated that there
were interaction of the rootstocks and the scions after grafting two days; using the
Hồ lô bottle gourd rootstock (Lagenaria vulgaris) gave the lowest survival rate
(92,5%).
- Experiment 3 was arranged by strip plot design, 3 replications, factor A: 8
kinds of cucurbit rootstocks and factor B: 2 kinds of bitter gourd scions (B1:
KQ344, B2: 431) The results showed that the cucurbit rootstocks did not effects on
the plant height, the inter-node length, the rate of fruit setting, the thickness of fruit
flesh, the skin color, the flesh taste and the seed number per fruit. But the grafted
vii


 

plants gave flowers and fruit earlier than seedlings, from 9 to 14 days. Bitter gourd
grafted on bottle gourd gave the lowest survival percentage (46,7%) up to the
harvest time, whereas using the angled luffa (Luffa acutangula) gave the highest
successful percentage (90,6%). Grafting bitter gourd on angled luffa, had the
highest yield (22,3 tons per ha). There were non significant differences among
treatments on the percent of fungus wilt infected plants as well as the percent of
infected plants of foot rot disease. So far, angled luffa was the best and was
recommended as a kind of rootstock for bitter gourd to proceed the experiments in
future.

 
 


viii


 

MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
TRANG CHUẨN Y ....................................................................................................ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................ iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................v
TÓM TẮT ................................................................................................................. vi
ABSTRACT ............................................................................................................. vii
MỤC LỤC ................................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... xvii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ..........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu ......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Nguồn gốc, vùng phân bố và giá trị dinh dưỡng của khổ qua ..........................3
2.2. Sử dụng .............................................................................................................3

ix


 


2.3. Đặc tính sinh học của cây khổ qua ...................................................................4
2.4. Diện tích và giống .............................................................................................9
2.5. Các nghiên cứu ngoài và trong nước ................................................................9
2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................9
2.5.1.1 Kỹ thuật ghép - chăm sóc sau ghép ......................................................9
2.5.1.2. Lịch sử nghiên cứu phát triển trên rau ghép và trên cây khổ qua ......11
2.5.1.3. Trên các cây rau khác ........................................................................13
2.5.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................21
2.5.2.1. Trên cây khổ qua ................................................................................21
2.5.2.2. Trên cây rau khác ...............................................................................23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................25
3.1. Nội dung ........................................................................................................25
3.1.1. Nội dung 1: Tuyển chọn gốc ghép cho tỷ lệ sống cao .............................25
3.1.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng các gốc ghép đến sinh trưởng phát triển khổ qua
ngoài đồng ..........................................................................................................25
3.2. Phương pháp ...................................................................................................25
3.2.1 Nội dung 1: Tuyển chọn gốc ghép cho tỷ lệ sống cao ..............................25
3.2.1.1. Thí nghiệm 1: .....................................................................................25
3.2.1.2. Thí nghiệm 2: .....................................................................................28
3.2.2 Nội dung 2: Thí nghiệm 3 “Ảnh hưởng các gốc ghép đến sinh trưởng phát
triển khổ qua ngoài đồng” ..................................................................................30

x


 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................35
4.1. Nội dung 1 ......................................................................................................35

4.1.1. Thí nghiệm 1: ...........................................................................................35
4.1.1.1. Giai đoạn trước ghép..........................................................................35
4.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng, tỷ lệ sống sau ghép của 7 gốc
ghép và 2 ngọn ghép khổ qua lai F1...................................................................41
4.1.2.1. Giai đoạn trước ghép..........................................................................41
4.1.2.2. Giai đoạn ghép ...................................................................................43
4.2 Nội dung 2: Thí nghiệm 3 “Khảo sát ảnh hưởng của các gốc ghép đến sinh
trưởng phát triển của khổ qua ngoài đồng” ...........................................................46
4.2.1. Sự tăng trưởng ..........................................................................................46
4.2.1.1. Chiều dài dây, chiều dài lóng, chiều cao phân nhánh ........................46
4.2.1.2. Số cành hữu hiệu ................................................................................48
4.2.1.3. Đường kính gốc..................................................................................48
4.2.1.4. Đường kính thân ................................................................................49
4.2.1.5. Tỷ lệ cây sống ở các ngày sau trồng ..................................................50
4.2.2. Sự phát dục ...............................................................................................52
4.2.2.1. Thời gian 50% cây ra hoa ..................................................................52
4.2.2.2. Tỷ lệ đậu quả trung bình trên cây ......................................................54
4.2.2.3. Ngày bắt đầu thu hoạch......................................................................54
4.2.2.4. Thời gian thu hoạch ...........................................................................55

xi


 

4.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...........................................57
4.2.3.1. Số quả trên cây ...................................................................................57
4.2.3.2. Tỷ lệ quả loại 1 (%) ...........................................................................58
4.2.3.3. Trọng lượng quả (gr)..........................................................................59
4.2.3.4. Năng suất thực tế (tấn /ha) .................................................................60

4.2.4. Khảo sát quả .............................................................................................61
4.2.4.1. Chiều dài quả .....................................................................................61
4.2.4.2. Đường kính quả..................................................................................62
4.2.4.3. Độ dày thịt và số hạt trên quả ............................................................63
4.2.4.4. Chiều dài cuống quả...........................................................................63
4.2.4.5. Số gai trên quả ...................................................................................64
4.2.4.6. Chiều rộng gai quả .............................................................................65
4.2.4.7. Màu sắc – dạng gai quả ......................................................................66
4.2.4.8. Cấu trúc thịt – vị quả ..........................................................................67
4.2.4.9. Thời gian bảo quản ............................................................................68
4.2.5. Tình hình sâu bệnh hại .............................................................................69
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................73
5.1. Kết luận ...........................................................................................................73
5.2. Đề nghị ............................................................................................................73
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ........................................................................................74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................78
xii


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV :

Coefficient of Variation: Hệ số biến động

Cty CP Giống cây trồng MN:

công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 


Cty Giống Cây trồng TP:

công ty Giống cây trồng Thành phố

Kts:

Kali tổng số

KQ:

khổ qua

LLL:

lần lặp lại

Nts:

Đạm tổng số

NS:

non significant

NST:

ngày sau trồng

NSTT:


Năng suất thực tế

Pts:

Lân tổng số

Viện KHKTNNMN:

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

Sở NN-PTNT Tp.HCM:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ

Chí Minh

xiii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích trồng và giống khổ qua sử dụng ở một số nước .........................9
Bảng 2.2: Thời gian gieo và ghép ở một số giống rau ..............................................11
Bảng 2.3: Tỷ lệ cây sống và sức sống của khổ qua ghép ..........................................12
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu theo dõi trên cây khổ qua ghép........................................12
Bảng 2.5: Kết quả sau ghép giữa cà chua ớt với các giống khác ..............................16
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ thành công giữa cặp ghép cà
chua và cà tím............................................................................................................16

Bảng 2.7: Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh (%) trên cà chua ghép ..................................23
Bảng 3.1 Bảng mã nghiệm thức và nguồn gốc ........................................................27
Bảng 3.2: Mã hóa các nghiệm thức cho thí nghiệm 2..............................................29
Bảng 3.3: Khí tượng ở một số tháng năm 2010 .......................................................31
Bảng 3.4: Phân tích đất tại khu thí nghiệm ..............................................................31
Bảng 3.5: Mã hóa các nghiệm thức cho thí nghiệm 3..............................................32
Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc mầm, ngày mọc mầm và ngày xuất hiện lá thật đầu của các gốc
và ngọn ghép .............................................................................................................36
Bảng 4.2: Chiều cao cây của gốc ghép và ngọn ghép ở các ngày sau gieo ..............38
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống (%) các cây ở 2 ngày, 4 ngày và 6 ngày sau ghép ..................39
Bảng 4.4: Lịch gieo ghép cho các gốc và ngọn ghép ................................................40
Bảng 4.5: Tỷ lệ mọc mầm, ngày mọc mầm và ngày xuất hiện lá thật ở các gốc ghép
và ngọn ghép .............................................................................................................42

xiv


 

Bảng 4.6: Chiều cao cây (cm) và đường kính (mm) cây ở các ngày sau gieo ..........43
Bảng 4.7: Tỷ lệ cây sống (%) ở 2 ngày sau ghép ......................................................45
Bảng 4.8: Dài dây (cm) các cây khổ qua ghép và đối chứng đo ở cuối vụ...............46
Bảng 4.9: Dài lóng (cm) các cây khổ qua ghép và đối chứng ..................................47
Bảng 4.10: Chiều cao phân nhánh (cm) các cây khổ qua ghép và đối chứng ..........47
Bảng 4.11: Số cành hữu hiệu trên khổ qua ghép và đối chứng.................................48
Bảng 4.12: Đường kính gốc đo tại vết ghép (cm) đo tại cuối vụ ..............................49
Bảng 4.13: Đường kính thân (cm), đo cách gốc 20 cm đo ở cuối vụ .......................50
Bảng 4.14: Tỷ lệ cây sống (%) ở 60 ngày sau trồng .................................................52
Bảng 4.15: Thời gian (ngày) khi 50% cây xuất hiện hoa cái ....................................53
Bảng 4.16: Tỷ lệ đậu quả (%) trên khổ qua ghép và đối chứng................................54

Bảng 4.17: Ngày bắt đầu thu hoạch kể từ khi trồng (ngày) ......................................55
Bảng 4.18: Thời gian thu hoạch (ngày) từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thu hoạch ..56
Bảng 4.19: Số quả trung bình/cây (quả) ...................................................................58
Bảng 4.20: Tỷ lệ quả loại 1(%) trên khổ qua ghép và đối chứng .............................59
Bảng 4.21: Trọng lượng trung bình của quả (gr) ......................................................60
Bảng 4.22: Năng suất thực tế (tấn/ha).......................................................................61
Bảng 4.23: Chiều dài quả (cm) .................................................................................62
Bảng 4.24: Đường kính quả (cm).............................................................................63
Bảng 4.25: Chiều dài cuống quả (cm) trên khổ qua ghép và đối chứng ...................64
Bảng 4.26: Số gai trung bình trên quả ......................................................................65
xv


 

Bảng 4.27: Chiều rộng gai (cm) quả khổ qua trên các gốc ghép ..............................66
Bảng 4.28: Màu - dạng gai quả khổ qua trên các gốc ghép ......................................67
Bảng 4.29: Cấu trúc thịt - vị quả ...............................................................................67
Bảng 4.30: Số ngày quả vàng hoàn toàn (ngày) .......................................................68
Bảng 4.31: Tỷ lệ nhiễm bệnh thối gốc (%) ...............................................................69
Bảng 4.32: Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh (%) ............................................................70
Bảng 4.33: Tỷ lệ nhiễm sâu xanh (%) .....................................................................71
Bảng 4.34: Tỷ lệ nhiễm rầy mềm (%) .....................................................................72

xvi


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 2.1: Một số kỹ thuật ghép trên rau ...................................................................10
Hình 2.2: Kỹ thuật ghép áp .......................................................................................17
Hình 2.3: Gốc ghép giữ lại một lá mầm ....................................................................18
Hình 2.4: Kỹ thuật ghép nêm đọt ..............................................................................19
Hình 2.5: Kỹ thuật ghép bên hông ............................................................................20
Hình 2.6: Kỹ thuật ghép nối cành .............................................................................20
Hình 4.1: Cắt vạt ngọn ghép .....................................................................................40
Hình 4.2: Tiến hành ghép ngọn .................................................................................40
Hình 4.3: Tỷ lệ (%) sống của cây khổ qua ở các ngày sau ghép ..............................45
Hình 4.4: Tỷ lệ sống (%) của khổ qua ở các ngày sau trồng ....................................51
Hình 4.5: Khổ qua ghép ở 5 ngày và 25 sau trồng ....................................................51
Hình 4.6: Diễn biến thu hoạch (kg/ô) ở các ngày sau trồng .....................................57

 
 

xvii


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bên cạnh các loại cây lương thực, cây rau là thực phẩm không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, ngoài việc cung cấp nguồn dinh
dưỡng như chất khoáng, chất xơ, vitamin, một số loại rau còn được dùng như cây
thuốc nam để chữa các bệnh thông thường và khổ qua là một trong những loại rau
có các đặc tính quý ấy.

Khổ qua hay mướp đắng là loại rau ăn quả giàu chất sắt và vitamin C, được
ưa chuộng do dễ chế biến thành nhiề món ăn ngon, đặc biệt là loại rau không thể
thiếu trong ngày tết cổ truyền ở Nam bộ…. Bên cạnh chế biến ăn tươi, khổ qua còn
được dùng làm nguồn nguyên liệu cho ngành dược và chế biến trà xuất khẩu.
Theo kết quả điều tra cơ cấu giống của Sở NN-PTNT Tp.HCM năm 2004,
diện tích trồng khổ qua ở vụ đông xuân với 384,8 ha chiếm 17,26% trong đó có 11
giống F1 (chiếm 81,1% diện tích) và 1 giống OP, ở vụ hè thu diện tích trồng là 100
ha, chiếm 4%, năng suất biến động từ 15 đến 28 tấn/ha, thời gian thu hoạch trung
bình 1 - 1,5 tháng. Hiện nay, do sản xuất liên tục ở các vùng chuyên canh nên các
mầm bệnh tích lũy trong đất là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất
đáng kể.
Vì vậy việc tìm kiếm các biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng được
đặt ra bên cạnh các phương pháp như chuyển gien và lai tạo giống thì biện pháp sử
dụng gốc ghép cho kết quả nhanh, phổ biến rộng rãi. Ở nhiều nơi trên thế giới việc
ghép trên rau đã trở thành kỹ thuật thông dụng trong hệ thống sản xuất cây giống.
Kỹ thuật ghép trên rau được áp dụng đầu tiên ở Nhật Bản vào những năm 1920 trên
cây dưa hấu ghép với gốc bí rợ, ngay sau đó dưa hấu được ghép trên bầu, ứng dụng

1


 

này đã giúp kiểm soát việc giảm năng suất do nguồn bệnh từ đất. Ở Trung Quốc sử
dụng cây dưa hấu và dưa leo ghép chiếm gần 20% diện tích, ở Hy Lạp sử dụng
100% cây dưa hấu ghép.
Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu và ứng dụng trên cà chua, cà tím và dưa
hấu để kháng bệnh giảm bớt sự sử dụng thuốc, nhưng trên cây khổ qua thì chưa
được nghiên cứu đầy đủ, vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của một số gốc ghép họ bầu bí
đến sinh trưởng và phát triển cây khổ qua” được tiến hành, nhằm tìm kiếm các gốc

ghép có thời gian thu hoạch sớm, nâng cao năng suất là việc cần thiết.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định giống làm gốc ghép có sự tương thích cao với khổ qua.
- Xác định ảnh hưởng của gốc ghép đến sự sinh trưởng, phát dục, thời gian
thu hoạch, năng suất và phẩm chất để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Thực hiện thí nghiệm trong vườn ươm, theo dõi tỷ lệ nẩy mầm, các giai
đoạn phát triển cây mầm, tuổi ghép, tỷ lệ cây sống sau ghép.
- Thực hiện thí nghiệm ngoài đồng, theo dõi tỷ lệ cây sống sau trồng, sinh
trưởng phát triển cây ghép trên đồng ruộng, đánh giá năng suất và phẩm chất trái.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ tiến hành trên một số gốc ghép thu thập được và ngọn ghép được chọn
từ các thử nghiệm so sánh năng suất của Trung tâm Quản Lý Kiểm định giống cây
trồng- vật nuôi –Tp HCM.
- Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ được trồng trong 1 vụ hè thu xã Phạm
Văn Hai, Bình Chánh, từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010.

2


 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, vùng phân bố và giá trị dinh dưỡng của khổ qua
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
Số nhiễm sắc thể 2n = 22
Các tên khác: Bitter gourd, bitter cucumber, balsam pear, karela…

Theo Trần Thị Ba (2009), khổ qua có nguồn gốc vùng nhiệt đới Châu Á, có
thể là Đông Ấn và Nam Trung Quốc, được sử dụng như là loại rau ăn quả giàu chất
sắt và vitamin C và canh tác được quanh năm ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
Theo Grubben và ctv (2004), các giống có nguồn gốc châu Á được trồng ở
vùng nhiệt đới châu Mỹ và cũng được trồng ở vùng phía nam của Mỹ. Ở châu Phi,
đôi khi khổ qua được thu thập từ hoang dã như một loại rau hay cây thuốc trồng.
Ngày nay Việt Nam vẫn còn “khổ qua rừng” trái nhỏ, vị rất đắng. Dân ta ở
nông thôn thường thu để ăn và làm thuốc, thu đọt non sử dụng như một loại rau
hoang dã và là vị thuốc quí.
Thành phần dinh dưỡng: 100 gr quả tươi phần ăn được cho 71 kJ gồm: 94,0
g nước; 0,2 g đạm; 0,2 g chất béo; 3,7 g đường bột; 2,8 g chất xơ; 19 mg canxi; 19
mg magiê; 31 mg lân; 0,4 mg sắt; 0,8 mg kẽm; 380 IU vitamin A; 0,04 mg thiamin;
0,04 mg ribolamin, 0,04g niacin; 72µg folate; 84mg ascorbic acid (USDA, 2002
được trích dẫn bởi Grubben, 2004).
2.2. Sử dụng
Theo Võ Văn Chi (2004), quả dùng làm rau ăn có tác dụng bổ máu, giảm sốt,
ho, trị nhọt mủ hay rôm sẩy. Lá trị vết thương nhiễm độc, viêm mủ da, rắn cắn, rễ
chữa sốt, giải độc và trị lỵ nhất là lỵ amip. Hoa, lá cũng được dùng để trị lỵ, hoa còn

3


 

dùng chữa đau dạ dày. Hạt dùng chữa ho, việm họng, trẻ em lên kinh giật do sốt cao
hay kinh phong
Theo Grubben và ctv (2004), trái non dùng với thịt để hầm hay ngâm, ở Tây
Phi quả non của cây hoang dã dùng như thức ăn phụ, ở Zimbabwe dùng khổ qua
như món rau trộn. Quả chín của cây giống hoang dại được cho là độc với người và
gia súc, ở châu Á đọt non là loại rau ăn lá được cho là có lợi cho sức khỏe.

Trà khổ qua là thức uống có lợi sức khỏe rất phổ biến ở Nhật Bản và một vài
nước châu Á khác. Đặc biệt ở Congo hạt dùng làm thuốc trừ giun, ở Tây Phi cây
làm thuốc giảm sốt, thân và lá chữa ghẻ cóc. Cây khổ qua còn chữa bệnh kí sinh
trùng trên da, đặc biệt rất nổi tiếng trong việc chữa bệnh tiểu đường.
2.3. Đặc tính sinh học của cây khổ qua
Cây leo quấn, hàng niên, thân mọc dài đến 5 m.
Lá đơn, mọc cách, lá xẻ từ 3 đến 9 thùy.
Hoa: đơn tính mọc ở nách lá, lá bắc nhô cao ở chân cuống hoa, đài hoa hình
ống ngược, cánh hoa mỏng dài 2 cm, màu vàng nhạt đến vàng cam, hoa đực có 3
nhị, hoa cái bầu noãn hạ, hình trứng hay hình thoi, có u gai, núm nhụy có 3 thùy,
phát triển rất nhanh sau khi thụ phấn. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong.
Quả: có kích thước 11cm x 4 cm, có những giống kích thước đến 45 cm x 9
cm, thường có từ 8 đến 10 sóng dài dọc trái nhưng ở một số giống không có sóng.
Trái ăn tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn, chứa từ 20 đến 30 hạt.
Hạt: thuôn, cỡ hạt 10 mm x 5 mm, dẹt phẳng, màu trắng hay nâu, vỏ hạt có
vân, mép hạt có rãnh, ở các giống trồng trọng lượng 1000 hạt từ 180 đến 200 gr, ở
loại hoang dã có thể nhỏ hơn.
Sinh trưởng – phát triển
Cây mầm xuất hiện sau gieo từ 5 đến 7 ngày, nhưng hạt tươi thường bị miên
trạng rất khó phá và có thể kéo dài vài tháng. Thân bắt đầu kéo dài sau 2 tuần. Hoa
đực xuất hiện trước 5 đến 6 tuần sau gieo, trong khi hoa cái xuất hiện trễ hơn 10
ngày, ra hoa có thể kéo dài trong 6 tháng, hoa nở sớm vào buổi sáng. Bao phấn nở

4


 

trước khi hoa nở khoảng 2 giờ, hạt phấn có sức sống cao nhất và sự tiếp nhận phấn
của núm nhụy đạt được khi hoa nở.

Bắt đầu thu hoạch khoảng 2 tháng sau gieo, thu hoạch theo đợt khoảng 2-3
lần/tuần, kéo dài từ 2 đến 3 tháng, quan trọng phải thu đúng thời điểm, khi đó trái
đạt đúng kích cỡ, vỏ vẫn cứng và hạt còn mềm. Thu hoạch muộn hơn giai đoạn này
trái sẽ xốp, đắng hơn và mất giá trị thương mại, thường xuyên để trái chín trên cây
làm giảm đậu quả mới.
Năng suất từ 8 đến10 tấn/ha, có thể đạt đến 20 tấn/ha ở giống OP, ở Thái Lan
các giống lai F1 trong điều kiện quản lý và chăm sóc tốt có thể đạt đến 40 tấn/ha, số
quả/cây phụ thuộc vào giống trồng, có thể từ 5 đến 100 trái, những giống cho trái
nhiều thì nhỏ trái.
Yêu cầu sinh thái
Grubben và ctv (2004) cho rằng khổ qua ưa nhiệt độ cao, khoảng 25oC,
nhiệt độ quá cao trên 37oC ảnh hưởng đến đậu quả. Ở Ấn Độ có giống vẫn có thể
đậu quả ở nhiệt độ 40oC, phát triển trong tự nhiên ở độ cao lên đến 1700 m, với
lượng mưa cao, nếu trồng trong điều kiện quá ẩm, vi khuẩn và nấm sẽ trở thành vấn
đề lớn dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng quả, thời gian thu hoạch bị rút ngắn.
Khổ qua thích đất nhiều mùn, thoát nước tốt hay đất phù sa có hàm lượng hữu cơ
cao và có khả năng giữ nước.
Palada và ctv (2003) cho rằng yêu cầu nhiệt độ tối thiểu là 18oC trong suốt
quá trình sinh trưởng, nhiệt độ tối thích từ 24 đến 27oC, có thể chịu đựng nhiệt độ
thấp hơn so với các giống bầu nhưng nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình sinh
trưởng và sương giá có thể làm chết cây. Cần tưới nước đều đặn để đảm bảo năng
suất cao, pH thích hợp từ 6,0 đến 6,7 nhưng có thể chịu đựng đến 8,0.
Theo Trần Thị Ba (2009), khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên
trồng được quanh năm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây phát triển tốt trong
điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 35oC, vũ lượng 1500 - 2500 mm và cao độ đến 1000 m.
Cây chịu đựng được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trên đất
thoát thủy tốt, giàu chất hữu cơ.

5



 

Kỹ thuật trồng- chăm sóc
Theo Grubben và ctv (2004), khổ qua thường được gieo trực tiếp, khoảng 3
kg hạt giống/ha, vùng Đông Nam Á nông dân thường cấy cây theo khoảng cách
rộng do đó chỉ dùng từ 1,2 đến 1,5 kg/ha. Việc xử lý hạt trước khi gieo, bọc hạt
trong vải ủ qua đêm đến khi xuất hiện rễ làm cho cây con tốt. Khoảng cách trồng
hàng cách hàng 120 - 250 cm, cây cách cây 50 – 60 cm, mật độ từ 6000 đến 20000
cây/ha phụ thuộc vào giống và cấu trúc giàn, cây thường được trồng trên luống
ngừa úng nước. Khổ qua phù hợp với trồng giàn, nông dân châu Á thường làm giàn
mắt cáo cao 2 m, tuy nhiên ở Ấn Độ hiếm khi dùng giàn, ở Philippin chỉ sử dụng
giàn cho dạng quả dài, không dùng cho dạng quả địa phương, đất trồng được phủ
rơm hay bạt plastic. Lượng phân chuồng 10 tấn/ha kết hợp phân NPK 200 kg/ha
bón trước khi trồng. Việc bón thêm đạm 100 kg/ha khi cây phân nhánh và 200
kg/ha khi cây bắt đầu ra hoa sẽ kéo dài thời vụ, khổ qua rất nhạy cảm với việc thiếu
vi lượng chẳng hạn như boron, việc sử dụng các yếu tố này sẽ cải thiện mạnh mẽ
kết quả mùa vụ cho nông dân. Khổ qua bị một vài loại sâu bệnh như virus PRSV
(papaya ring spot virus) ít mẫn cảm với virus WMV (watermelon mosaic virus),
một vài nấm gây hại nghiêm trọng như bệnh đốm lá, phấn trắng. Tại Đài Loan khổ
qua được ghép trên gốc bí đỏ, mướp và bầu không chỉ tăng cường lực và năng suất
mà còn bảo vệ cây chống lại bệnh héo và tuyến trùng.
Palada và ctv (2003) cho rằng việc phun các chất kích thích ra hoa khi cây có
từ 6 đến 8 lá thật sẽ tăng số lượng hoa cái và có thể tăng gấp đôi số trái, chẳng hạn
phun gibberellic acid từ 25 đến 100 ppm làm tăng hoa cái lên 50%, những
hormones khác có hiệu ứng tương tự, nhưng có thể giảm chiều dài dây, diện tích lá
dẫn đến giảm năng suất. Ở Đài Loan, năng suất của khổ qua được nâng cao khi
ghép trên gốc mướp. Mướp kháng bệnh héo vi khuẩn và chịu úng hơn cho phép khổ
qua ghép sống sót trong điều kiện đất ngập nước.
Thu hoạch và bảo quản

Nên thu hoạch quả bằng tay, đóng gói cẩn thận và cách ly với những quả
được sản xuất bằng ethylen (dứa, chuối, táo) ngừa cho quả chín sau thu hoạch, khổ

6


 

qua có thể lưu giữ đến 4 tuần ở nhiệt độ 1-20C và ẩm độ 85 - 90%, không nên bảo
quản dưới 0oC quả chuyển vàng, nứt và mất chất lượng.
Giống – giống lai
Theo Grubben và ctv (2004), Momordiaca có khoảng 40 loài. Giống khổ qua
hoang dã và giống canh tác được xếp loại riêng biệt. Hầu hết các giống trồng được
sử dụng tại Đông Phi được nhập khẩu từ châu Á. Cây hoang dại lai dễ dàng với cây
trồng cho ra nhiều dạng trung gian. Các giống hoang dại châu Phi được khai thác
như nguồn kháng bệnh tiềm năng. Ngày nay các nhà lai tạo tập trung nghiên cứu lai
tạo giống F1 cho các lợi thế năng suất tiềm năng, tính kháng bệnh tốt hơn, quan
trọng là tuyển chọn đánh giá các dòng sớm, tỷ lệ hoa cái cao, kháng sâu bệnh và
mức độ đắng của quả. Hàm lượng chất khô của quả cao rất cần cho chế biến cắt lát
và sấy khô, chúng được bán và sử dụng làm trà. Ở vùng nhiệt đới châu Á nhiều
giống điạ phương được cải thiện từ hình dạng, màu sắc, kích thước, công ty EastWest đã đưa ra khoảng 10 giống lai, với những đặc tính biến động lớn như thu
hoạch sớm (thu hoạch lần đầu từ 37 đến 52 ngày sau gieo), trái (màu trắng hay xanh
nhạt đến xanh đậm, nhẵn hay có sóng…).
Theo Robinson (1996), ở Ấn Độ giống trồng có quả hình thoi, giống hoang
dã quả nhỏ, tròn. Việc lai giữa các giống trồng để tạo ra các giống có sức sống
mạnh, trái to, thịt dày.
Theo Palada và ctv (2003), giống lai cho năng suất cao nhưng giá tương đối
cao và phải đặt hàng trước mỗi vụ, giống OP có thuận lợi là tự để giống và sử dụng
cho các vụ sau. Việc lựa chọn giống trước khi trồng cần dựa vào yêu cầu của thị
trường của vùng và dựa vào màu sắc, hình dạng. Tổng quát có 3 dạng quả:

+ Dạng nhỏ: dài trái từ 10 đến 20 cm, nặng 100-300 gr, màu thường xanh
đậm, rất đắng;
+ Dạng dài: trái từ 20 đến 30 cm, nặng 200 - 600 gr, xanh nhạt, đắng nhẹ, gai
quả trung bình;
+ Dạng tam giác: trái từ 9 đến 12 cm, nặng 300 - 600 gr, xanh nhạt đến xanh
đậm, gai nổi rõ, đắng trung bình đến khá đắng.

7


×