Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

2.0 Huong dan viet De cuong NC 2012 final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 16 trang )

HƯỚNG DẪN
VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Sử dụng cho: Học viên Cao học và Chuyên khoa I


Đề cương nghiên cứu là thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh của hoạt động nghiên cứu để
hoàn thành bài tập 1 và luận văn tốt nghiệp.

Đề cương gồm:
• Trang bìa:
- Tên Bộ chủ quản: Bộ GD ĐT, Bộ Y tế
- Tên trường ĐH YTCC
- Tên đề tài: Phải ngắn gọn cụ thể về nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào? Thường không
quá 30 từ
- Họ và tên học viên.
- Họ và tên người hướng dẫn khoa học
• Trang mục lục
• Trang danh mục các chữ viết tắt
Tóm tắt đề cương nghiên cứu:
Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục
tiêu, phương pháp nghiên cứu (đối tượng, địa điểm, thời gian, cách thu thập thông tin,
ý nghĩa của đề tài).
1. Đặt vấn đề:
Nêu lý do vì sao tiến hành nghiên cứu, có thể bao gồm các thông tin:
1.1.

Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu

1.2.

Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề, …



1.3.

Nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì hoặc trả lời câu hỏi nghiên cứu gì?

Lưu ý: viết ngắn gọn, tối đa là 2 trang
2. Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - bắt buộc phải có
mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng)
2.1 Viết mục tiêu phải đảm bảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từ hành
động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào.
2.2 Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng.
3. Tổng quan tài liệu:

-2-


3.1. Trình bầy tóm tắt các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần
giải quyết. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt
nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.
3.2. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết
quả, hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại)
3.3. Sơ đồ cây vấn đề hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêu
đầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên
cứu thực tế tại địa phương chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung.
Lưu ý: trong trường hợp đề tài không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây
vấn đề mà chỉ dự định khu trú vào một / một số phần thì đề cương cần nêu rõ
điều đó.
3.3. Viết trích dẫn tài liệu tham khảo theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham
khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], khi cần có thể ghi cả số trang của tài
liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài

liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ
tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh)
Lưu ý: Đối với đề cương nghiên cứu, tập trung hoàn thiện phần 3.2 và 3.3. Phần
3.1. có thể hoàn thiện ở bản báo cáo luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phần này áp dụng cho cả thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng
4.1. Đối tượng nghiên cứu . Xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn,

tiêu chuẩn không lựa chọn
4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến
tháng năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phường, quận/huyện tỉnh, thành
phố.
4.3. Thiết kế: Nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, hay cả hai,

hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra
đánh giá, thống kê học, phương pháp lý luận (Quy nạp, suy diễn, phân tích, tổng hợp)
v.v.
4.4. Trình bày phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay mẫu ngẫu
nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn
v.v. Tính toán cỡ mẫu cần thiết và tối ưu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Mô tả chi tiết
cách thức chọn mẫu.

-3-


4.5. Trình bày phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo
luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng
hợp vào), v.v.
4.6. Các biến số nghiên cứu: Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục

tiêu cụ thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu
với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến
số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích
số liệu.
4.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có)

4.8. Phương pháp phân tích số liệu: Làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm
nào để nhập số liệu, phân tích .
4.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
4.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
5. Dự kiến kết quả, bàn luận, kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu: các kết quả dự kiến đạt được theo từng mục tiêu. Lập các bảng
trống cho kết quả dự kiến của nghiên cứu. Các bảng trống này có tiêu đề, các hàng cột
nêu rõ chỉ tiêu, biến số nghiên cứu. Nêu các kỹ thuật thống kê sử dụng trong khi phân
tích số liệu.
6. Kế hoạch nghiên cứu và kinh phí
6.1. Kế hoạch nghiên cứu: bao gồm nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, người
thực hiện, người giám sát, kết quả dự kiến
6.2. Nguồn kinh phí nghiên cứu
7. Tài liệu tham khảo: gồm a/ Tài liệu tiếng Việt, b/ Tài liệu tiếng Anh Pháp, Nga .v.v.
(nếu có). Tài liệu tham khảo phải là các tài liệu của các tạp chí khoa học, sách đã được
xuất bản, luận án, báo cáo khoa học,…Không sử dụng các tài liệu từ các báo thông
thường (như Báo Sức khỏe Đời sống, báo Phụ nữ,…)
-

Tài liệu tham khảo gồm: sách, các ấn phẩm, tạp chí, hoặc trang Web đã đọc và
được trích dẫn hoặc được sử dụng để hình thành ý tưởng nghiên cứu. Lưu ý: Học
viên chỉ trích dẫn trực tiếp, không trích lại từ nguồn khác. Ít nhất phải có 50% tài
liệu tham khảo được xuất bản trong 10 năm gần đây.


-

Trình tự sắp xếp (theo qui định Bộ Giáo dục): Tài liệu tham khảo được xếp riêng
theo từng ngôn ngữ ( Việt Anh, Pháp, Đức Nga, Trung, Nhật...) Các tài liệu bằng
tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu
bằng tiếng Trung Quốc, Nhật...( Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người
biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu). Tài liệu tham khảo xếp
theo thứ tự A B C Họ tên tác giả của tài liệu tham khảo theo qui định sau:
-4-


• Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự A B C theo họ.
• Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên
lên trước họ.
• Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê
xếp vào vần T, Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp vào vần B...
- Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
• Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành ( không có dấu ngăn cách)
• (Năm xuất bản), ( đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
• Nơi xuất bản,( dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một cuốn sách... ghi đầy đủ các
thông tin sau:
• Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
• (năm công bố) ( đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• "Tên bài báo" ( đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên)

• Tên tạp chí hoặc tên sách (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• Tập (không có dấu ngăn cách)
• (số), ( đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• Các số trang. ( gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
- Tài liệu tham khảo là các trang Web: Nêu tên bài viết, đường dẫn, ngày truy cập/hoặc
tải xuống

8. Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu hỏi
-5-


Phụ lục 2: Nội dụng gợi ý thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu
Phụ lục 3: Dự trù kinh phí, vật tư, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu
Phụ lục 4: Kế hoạch nghiên cứu
Phụ lục 5: …………………………………………………………
Lưu ý:
-

Đề cương phải sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc không khác gì luận văn, phải đánh máy
trên giấy khổ A4 (21 × 29,7 cm)

-

Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 13, dòng 1.5 .

-

Lề trái cách 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3cm, lề dưới 3cm. Số trang được đánh ở
giữa phía trên đầu mỗi trang giấy, đánh số từ phần đặt vấn đề (theo chữ số ả rập 1,

2, 3). Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng
là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bầy theo cách này.

-

Phải đóng thành quyển có bìa như hướng dẫn

-

Lập đề cương không phải là liệt kê các vấn đề hay phiếu câu hỏi, mà là một kế
hoạch nghiên cứu hoàn chỉnh, các thành phần của đề cương gắn liền với nhau phụ
thuộc lẫn nhau. Lập đề cương nghiên cứu càng chi tiết càng tốt và dễ dàng khi ta
tiến hành nghiên cứu và viết luận văn bấy nhiêu.

-

Khi lập đề cương, nghiên cứu viên phải tính đến những tình huống bất trắc khi tiến
hành như thời tiết, không đủ người, thiếu nguyên vật liệu, thiếu tiền, kỹ thuật...

-6-


Mẫu bìa ngoài của đề cương nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Họ tên (học viên thực hiện )

TÊN ĐỀ TÀI


Đề cương nghiên cứu BT1/Đề cương Luận văn thạc sỹ y tế công cộng/
Đề cương Luận văn Chuyên khoa I y tế công cộng

Hà Nội, 20...

-7-


Mẫu trang bìa trong đề cương
(Bên trong bìa cứng), khổ giấy A4 (21 × 29.7 cm)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Họ tên (học viên thực hiện)

TÊN ĐỀ TÀI
Đề cương nghiên cứu BT1/Đề cương Luận văn thạc sỹ y tế công cộng/
Đề cương Luận văn Chuyên khoa I y tế công cộng
Mã số: (đề cương BT1 cao học không cần mã số)
Mã QLBV: 60.72.77
Mã YTCC: 60.72.76
CKI: không cần mã số

Hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, 200...

-8-



Mẫu trang mục lục
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.................................................................................................................9
Mẫu cây vấn đề.....................................................................................................................11
Mẫu mô hình/khung lý thuyết..............................................................................................12

-9-


Mẫu trang danh
mục chữ
viết tắt
(cần sắp
xếtp theo
vần ABC)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm virus HIV
BCS : Bao cao su
CBYT : Cán bộ y tế
CCVC : Công chức, viên chức
CLB : Câu lạc bộ
ĐHYTCC : Đại học Y tế công cộng
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
GDDN : Giáo dục dạy nghề
GMD : Gái mại dâm
HIV : Tên loại virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành
NXB : Nhà xuất bản
PTTH : Phổ thông trung học

QHTD : Quan hệ tình dục
SAVY : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
SKSS : Sức khỏe sinh sản
STD : Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TTYT : Trung tâm y tế
UNAIDS : Ủy ban phòng chống AIDS liên hợp quốc
VTN : Vị thành niên
XN : Xét nghiệm
WHO : Tổ chức Y tế thế giới

- 10 -


Mẫu cây vấn đề
CÂY VẤN ĐỀ

Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng, chống HIV/AIDS ở nữ
sinh PTTH chưa cao

Kiến thức, thái độ
về phòng, chống
HIV chưa cao

Thiếu thông
tin đầy đủ

Thông
tin

truyền
đạt
không
đầy
đủ,
chưa
chính
xác

Hình
thức
giáo
dục,
truyền
thông
chưa
phù
hợp

Có thông tin đầy
đủ nhưng không
quan tâm

Cho
rằng
thông
tin
không
cần
thiết

phải
biết

Thực hành về
phòng, chống
HIV chưa cao

Dùng chung dụng
cụ sắc nhọn chọc
qua da, niêm mạc

Nạo,
phá
thai
không
an
toàn

- 11 -

Sử
dụng
các
dịch
vụ
thẩm
mỹ, y
tế
không
an

toàn

Quan hệ tình dục
không an toàn

Bao
cao su
không
có sẵn

Bạo
hành
trong
QHTD


Mẫu mô hình/khung lý thuyết
Mô hình lý thuyết về các yếu tố gây tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ
( WHO, UNFPA, UNICEF)
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

CÁC GIAI ĐOẠN CHẬM
TRỄ
Chậm phát hiện nguy
cơ và quyết định sử
dụng dịch vụ

Yếu tố văn hoá/xã hội/kinh tế
(kiến thức của bà mẹ và cộng
đồng, phong tục tập quán….


Phương tiện chuyển tuyến,
đường xá, giá cả, sự sẵn có
của dịch vụ…)

Chậm tiếp cận cơ sở
y tế

Cơ sở vật chất, trang thiết bị,
thuốc, trình độ cán bộ y tế…

Chậm trong việc
chăm sóc và ra quyết
định điều trị

- 12 -


Mẫu dự trù kinh phí nghiên cứu chi tiết

DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU
STT

NỘI DUNG

DIỄN GIẢI

THÀNH
TIỀN (đồng)


1

Thu thập thông tin ban 30.000đ/người/ngày x 03 người x 05
đầu
ngày

450.000

2

Làm việc nhóm xác định 30.000đ/người/ngày x 15 người x 01
vấn đề nghiên cứu
ngày

450.000

3

Điều tra thử

50.000đ/ĐTV x 02 ĐTV

100.000

4

Tập huấn điều tra

50.000đ/người/ngày x 32 người x 01
ngày


1.600.000

5

Điều tra thu thập số liệu

4.000đ/phiếu x 407 phiếu

1.628.000

6

In ấn

1.000đ/trang x (40 tr đề cương + 70
tr báo cáo) x 05 lần chỉnh sửa

7

Văn phòng phẩm

500.000

200.000

Tổng cộng

4.928.000


(Bằng chữ : Bốn triệu, chín trăm, hai mươi tám ngàn đồng)

- 13 -


Mu v vit ti liu tham kho
Tiếng Việt
1. Lơng Thị Lan Anh (2004), Nghiên cứu tần suất và bất thờng nhiễm sắc
thể của bệnh chậm phát triển tâm thần có tính gia đình tại một số
vùng dân c Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ
các trờng đại học y dợc Việt Nam lần thứ 12.
2. Bộ y tế - Dự án hỗ trợ y tế quốc gia (2000), Sức khoẻ sinh sản, tập 1, NXB
Y học, tr 17-20.
3. Bộ y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật, tr 254-255, NXB Y học,
Hà Nội.
4. Phạm Dũng (2003), Thực trạng tàn tật và phục hồi chức năng ngời tàn tật
tại gia đình ở hai xã huyện tiên du tỉnh bắc ninh năm 2003 , Luận văn
thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng.
5. Đặng Đức Định, Hoàng Quốc Vợng (1996), Kết quả điều tra tình hình
tàn tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc , Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học - Hội PHCN Việt Nam
6. Trần Thị Thu Hà và CS (1999), Bớc đầu nghiên cứu một số yếu tố nguy
cơ gây bại não ở trẻ em Viêt Nam, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa
học - Hội PHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
7. Trần Thị Thu Hà (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, Luận án tiến sỹ y học,
Đại học y Hà Nội .
8. Hội phục hồi chức năng Việt Nam (1996), Phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng, Nhà xuất bản Y học .
9. Nguyễn Lê Tuấn và cộng sự (1999), Khảo sát tình hình tàn tật tại quận

Hải châu thành phố Đà nẵng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội PHCN Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
10. Tổng hội y dợc học Việt Nam (1991), Phục hồi chức năng, Nhà xuất
bản Y học.
11. Trần Trọng Hải (1997), Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển tinh
thần, Cẩm nang điều trị nhi khoa, tr 524-531, Nhà xuất bản y học, Hà
Nội.

- 14 -


TiÕng Anh
12. Anderson V, Bond L, Catroppa C, Grimwood K, Keir E, Nolan T (1997),
Childhood bacterial meningitis: Impact of age at illness and acute
medical complications on long term outcome. Journal of the International
Neuropsychological Society.
13. Ayele GM (1993), Causes of mental retardation at a child neurology
clinic in Addis Ababa, East African Medical Journal.
14.
Caiaffa WT, Chiari CA, Figueiredo AR, Orefice F, Antunes CM,
Toxoplasmosis and mental retardation--report of a case-control study,
Centro de Pesquisa e Desenvolvimento, Fundacao Ezequiel Dias, Belo
Horizonte, MG, Brasil.
15. Camp BW, Broman SH, Nichols PL, Leff M (1998), Maternal and
neonatal risk factors for mental retardation: defining the 'at-risk' child,
Early Human Development.
16.
Centers
for Disease Control and Prevention OF USA (2003), Economic costs
associated with mental retardation, cerebral palsy, hearing loss, and
vision impairment, United States.

17. Chapman, Derek A, Scott, Keith G, Mason, Craig A, Early Risk Factors
for Mental Retardation: Role of Maternal Age and Maternal Education,
Journal: American Journal on Mental Retardation, Volume: 107, Issue: 1
18. Coleen A (1991), Prevalence of selected developmental disabilities
in children 3 - 10 years age, Repots of CDC, 1996.
19. Cornel MC; Breed AS, Beekhuis JR, Meerman GJ, Kate LP (1993), Down
syndrome: effects of demographic factors and prenatal diagnosis on the
future livebirth prevalenc, Human genetics.
20. Croen LA, Grether JK, Selvin S, The epidemiology of mental
retardation of unknown cause, March of Dimes Birth Defects Foundation,
California Department of Health Services, Oakland, California, USA.
21. Darcy Anm Umphred (1993), Neurological Rehabilitation, chapter 11,
p 312-321, Mosby yearbook. Inc.
22. Drews CD, Yeargin-Allsopp M, Decoufle P, Murphy CC, Variation in the
influence of selected sociodemographic risk factors for mental
retardation, Division of Epidemiology, Emory University School of Public
Health, Atlanta.
23. Durkin MS, Khan NZ, Davidson LL, Huq S, Munir S, Raul E, Zaman SS,
Prenantal and postnatal risk factors for mental retardation among
children in Bangladesh, American Journal of Epidemiology. 2000.
24.
Honeycu
tt AA, Grosse SD, Dunlap LJ, Schendel DE, Chen H, Brann E, Homsi G
(2003), Economic costs of mental retardation, cerebral palsy, hearing
- 15 -


loss, and vision impairment, Research in social science and disability,
volume 3. Amsterdam: Elsevier, p. 207-28.


- 16 -



×