Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

DE DOC HIEU CO DAP AN THACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.35 KB, 20 trang )

15 Đ
Ề Đ
Ọ C HI ỂU MÔN V ĂN KH Ố
I 11, 10
N ĂM H Ọ
C 2015-2016

Đọc hi ểu
Đề 1: Dân s ố ngày càng t ăng đã ản h h ưởn g r ất nhi ều đến đời s ống c ủa m ỗi cá nhân, m ỗi dân t ộc c ũng nh ư
toàn th ểc ộng đ
ồ n g. Nh ữ
ng ản h h ư
ở n g đó là: không có đ
ủ lư
ơ n g th ự
c, th ự
c ph ẩm cung c ấp cho b ữ
a ăn h ằng
ngày, t ừđó d ẫn đ
ế n c ảnh đó i nghèo, tình tr ạng thi ếu dinh d ư
ỡ n g d ẫn đ
ế n s ựsuy thoái s ứ
c kh ỏe, gi ống nòi
không nh ững không phát tri ển mà còn d ễdàng b ị thoái hóa. Dân s ốt ăng, trong khi vi ệc làm, c ơs ởs ản xu ất có
h ạn d ẫn đ
ế n thi ếu vi ệc làm, th ất nghi ệp ngày càng t ăng, dân s ốt ăng càng nhanh thì ch ất l ư
ợ n g cu ộc s ống c ủa
c ộng đ
ồ n g, c ủa gia đì nh và cá nhân s ẽgi ảm sút.
a, Nêu phong cách ngôn ng ữc ủa đo ạn v ăn ? đ
ặ t tên cho đo ạn v ăn.


- Đo ạn v ăn thu ộc phong cách ngôn ng ữchính lu ận.
- Tên : ản h h ư
ở n g c ủa dân s ốđ
ế n c ộng đ
ồ ng
b, Nêu ph ư
ơ n g th ức bi ểu đ
ạ t ch ủđ
ạ o c ủa đo ạn v ăn ?
- Ph ư
ơ n g th ứ
c ngh ị lu ận.
c, Ch ỉ ra câu v ăn ch ủđ
ạ o c ủa đo ạn v ăn ?
- Đó là câu đ
ầ u tiên.
d, Nêu các bi ện pháp ngh ệthu ật ?
- Li ệt kê, so sánh, l ặp c ấu trúc cú pháp, đ
ố i l ập.

Đề 2: Quanh n ăm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đ
ủ n ăm con v ới m ột ch ồng.
L ặn l ội thân cò khi quãng v ắng,
Eo sèo m ặt n ư
ớ c bu ổi đò đô ng.
M ột duyên hai n ợâu đà nh ph ận,
N ăm n ắng m ư
ời m ư
a dám qu ản công.

Cha m ẹthói đ
ờ i ăn ở b ạc,
Có ch ồng h ờh ữ
ng c ũng nh ưkhông.


a, Nêu phong cách ngôn ng ữc ủa v ăn b ản ?
- Thu ộc phong cách ngôn ng ữngh ệthu ật.
b, Ch ỉ ra nh ững bi ện pháp ngh ệthu ật ?
- L ặp c ấu trúc cú pháp, đảo ng ữ
, thành ng ữ
, so sánh, t ừláy, li ệt kê.
c, Em hi ểu ý ngh ĩa 2 câu th ơđầu nh ưth ếnào ?
- Hai câu th ơđã di ễn t ảcông vi ệc buôn bán c ủa bà Tú r ất v ất v ả, ở không gian nguy hi ểm để nuôi ch ồng, nuôi
con.
d, Xác định nh ững phép liên k ết trong bài th ơ?
- Phép n ối, phép th ế, phép so sánh.

Đề 3: Nhà n ước ba n ăm m ởm ột khoa,
Tr ườ
n g Nam thi l ẫn v ới tr ườ
n g Hà.
Lôi thôi s ĩ t ửvai đe o l ọ,
Ậm ọe quan tr ườn g mi ệng thét la.
L ọng c ắm r ợp tr ời quan s ứđến ,
Váy lê quét đất m ụđầm ra.
Nhân tài đất B ắc nào ai đó ,
Ngo ảnh c ổmà trông c ảnh n ướ
c nhà.
a, Xác định phong cách ngôn ng ữc ủa v ăn b ản ?

- Phong cách ngôn ng ữngh ệthu ật.
b, Xác định các ph ươ
n g th ứ
c bi ểu đạt ? Ph ươ
n g th ứ
c nào là ch ủy ếu ?
- Ph ươ
n g th ứ
c t ựs ự
, miêu t ả, bi ểu c ảm. Bi ểu c ảm là ch ủy ếu.
c, Xác định các bi ện pháp ngh ệthu ật ?
- Đảo ng ữ, hoán d ụ, t ừláy, đối .
d, Thái độ c ủa tác gi ảđược th ểhi ện nh ưth ếnào ?
- T ủi nh ục, u ất h ận, đa u đớn tr ướ
c c ảnh đất n ướ
c b ị th ự
c dân Pháp đô h ộ.


Đề 4: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Ph ương
tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và
cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa
vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ng ồi yên lặng bên mấy qu ả thuốc s ơn đen ; đôi m ắt
chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm h ồn ngây th ơ của ch ị ; Liên
không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. (Hai đứa trẻ - Thạch
Lam)
a, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật của đoạn văn ?

- Liệt kê, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lặp cấu trúc cú pháp, từ láy.
c, Hãy chỉ ra giọng điệu của đoạn văn ?
- Đoạn văn nhẹ nhàng, chậm rãi, tha thiết và thấm buồn.
d, Đoạn văn chủ yếu miêu tả tâm trạng nhân vật nào ?
- Tâm trạng nhân vật Liên.

Đề 5: Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.
Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang b ăm Đông, già
và trẻ, để thực hành đúng cái lí thuyết “nhiều thầy thối ma”. Ông cụ già ch ết, danh d ự c ủa Xuân l ại càng to
thêm, vì cái lẽ rất chính đáng là luôn ba hôm nó đã trốn một chỗ nào không ai biết, đến nỗi cụ bà cho người đi
tìm đâu cũng không thấy. Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hi ệu đã thất bại
hoàn toàn. Về phần ông đốc tờ Trực Ngôn, thấy bạn đồng nghiệp Xuân của ông không ch ữa, cho đó là một
bệnh nặng, nên cũng không dám nhận. Đó là một bài học cho nh ững kẻ nào dám bảo một ng ười nh ư Xuân là
con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt ban quần, vân vân… (Hạnh phúc của một tang gia – Vũ
Trọng Phụng)
a, Xác định câu văn chủ đạo của đoạn văn ?
- Là câu văn đầu tiên.
b, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, so sánh, thành ngữ.
c, Chỉ ra phương thức biểu đạt ? Phương thức nào là chủ yếu ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Phương thức tự sự là chủ yếu.
d, Chỉ ra những phép liên kết trong đoạn văn ?


- Phép nối, phép lặp từ vựng, phép thế.

Đề 6: Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi xem đá bóng. Dăm sáu
anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn.
Khi thấy đã chậm giờ, ông lí trưởng nghiến răng nói:
- Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải b ắt. R ồi quan th ấy không đủ

số, lại chửi ông không tận tâm.
Rồi ông ra lệnh:
- Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần, chúng bay phải kèm chung quanh giúp
tao. Đứa nào trốn về thì ông bảo.
Đoạn ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn nh ư trốn gi ặc ! (Tinh thần thể dục –
Nguyễn Công Hoan)
a, Xác định nội dung của đoạn văn ?
- Đoạn văn miêu tả cảnh Lí trưởng đi bắt mọi người đi xem đá bóng.
b, Thái độ của tác giả qua đoạn văn ?
- Tố cáo, lên án bè lũ thực dân phong kiến đã hành hạ người dân khi cuộc sống vật chất c ủa h ọ còn đói kém
nhưng phải đi cổ vũ cho môn thể dục thể thao không cần thiết lúc này.
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, ẩn dụ, so sánh, từ láy.
d, Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Đề 7: Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn ng ười, làm quan tri ều Lí được m ọi ng ười suy tôn.
Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn
cả vua.
Bấy giờ có người hặc, vào ra mắt Thái Tông, khóc nói rằng:
- Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao ?
Vua lập tức hạ lệnh xa giá đến nhà Thủ Độ và đem cả người hặc đó đi theo. Vua đem l ời của ng ười h ặc nói
tất cả cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời :


- Đúng như lời người ấy nói.
Rồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. (Thái Sư Trần Thủ Độ - Đại Việt sử ký toàn thư)
a, Nêu nội dung của đoạn văn ?
- Đoạn văn miêu tả nhân cách của Thủ Độ rất đáng trọng khi biết nghe những lời phê bình mình.

b, Thái độ của tác giả trong đoạn văn ?
- Ca ngợi, tự hào.
c, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Biện pháp đối lập, ẩn dụ, so sánh, liệt kê.
d, Xác định câu văn chủ đạo của đoạn ?
- Là câu văn đầu tiên.

Đề 8: Trương Phi từ khi trốn vào núi Mang Đãng ở hơn một tháng, một hôm ra ngoài nghe ngóng tin t ức
Huyền Đức, chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi
quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm thành, tạm lấy chốn nương thân.
Hôm ấy Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi l ễ xong, nói chuy ện Huy ền Đức đã
bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi
ra đón.
Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ng ựa, dẫn một nghìn quân, đi t ắt ra
cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ, nhưng không dám hỏi cũng phải theo ra thành. (Hồi trống cổ thành – La Quán
Trung)
a, Nêu nội dung của đoạn văn ?
- Đoạn văn miêu tả tính cách Trương Phi khi đón tiếp Quan Công.
b, Tính cách Trương Phi thể hiện như thế nào ?
- Nóng nảy, tức giận, trung nghĩa.
c, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Biện pháp liệt kê, từ láy, chêm xen, đối lập.
d, Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn ?
- Tự sự, miêu tả.
Đề 9: Huyền Đức bấy giờ sợ Tháo nghi mình có mưu đồ gì, bèn làm một v ườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun
xới, tưới tắm để làm cho Tháo khỏi ngờ.


Quan, Trương thấy vậy hỏi rằng :
- Anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ, học làm chi cái việc của kẻ tiểu nhân này ?

Huyền Đức nói:
- Hai em biết đâu ý anh !
Hai người từ đó không dám nói gì nữa.
Một hôm, Quan Vũ, Trương Phi cùng đi chơi vắng, Huyền Đức đang lom khom tưới rau, bỗng thấy H ứa Ch ử
và Trương Liêu dẫn vài chục người vào vườn, nói rằng:
- Thừa tướng sai chúng tôi đến mời sứ quân đến ngay phủ. (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng – La Quán
Trung)
a, Xác định nội dung của đoạn văn ?
- Đoạn văn miêu tả hình ảnh Lưu Bị đang ở nhờ với Tào Tháo.
b, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, từ láy, lặp cấu trúc cú pháp.
c, Thái độ của tác giả qua đoạn văn ?
- Ca ngợi tính cách của Lưu Bị rất thông minh, khôn ngoan nhằm che mắt Tào Tháo.
d, Xác định thao tác lập luận của đoạn văn ?
- Thao tác phân tích và chứng minh.

Đề 10: Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,


Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !
(Nỗi thương mình – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b, Chỉ ra những phương thức biểu đạt ? Phương thức nào là chủ yếu ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Phương thức biểu cảm là chủ yếu.
c, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Dùng điển cố, điển tích, lặp cấu trúc cú pháp, liệt kê, từ láy, so sánh, hoán dụ.
d, Nội dung của đoạn thơ ?
- Đoạn thơ diễn tả nỗi tủi nhục của Thúy Kiều khi ở lầu xanh, nỗi cô đơn. buồn bã khi nh ớ v ề quá kh ứ hạnh
phúc.

Đề 11: Cửa ngoài vội rủ thèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
(Thề Nguyền – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b, Chỉ ra những phương thức biểu đạt ? Phương thức nào là chủ yếu ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Phương thức biểu cảm là chủ yếu.
c, Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật ?
- Dùng điển cố, điển tích, lặp cấu trúc cú pháp, liệt kê, từ láy, so sánh, hoán dụ.


d, Nội dung của đoạn thơ ?
- Đoạn thơ miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Ki ều trong không gian đẹp đẽ d ưới ánh tr ăng để
chuẩn bị cho buổi thề nguyền.


Đề 12: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở n ơi này thì ở n ơi khác
ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nh ưng xin th ầy hãy d ạy cho cháu
hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so v ới n ăm đô-la nh ặt
được trên hè phố…
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu
tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng nh ững k ẻ
hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại nhất… (Trích thư của Tổng Thống M ĩ Lin-Côn gửi thầy
hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
b, Nêu nội dung của văn bản ?
- Mong người thầy hãy dạy cho đứa con biết quí trọng sức lao động, chấp nhận th ất bại, tránh xa đố k ị và
không được bắt nạt người khác.
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, im lặng, đối lập.
d, Xác định phương thức biểu đạt chủ đạo ?
- Phương thức biểu cảm.

Đề 13: Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ
suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu tr ời, đàn ong bay l ượng trong
nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự h ơn gian l ận khi thi. Xin hãy t ạo cho
cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất c ả mọi ng ười xung quanh đều cho r ằng ý ki ến ấy là
không đúng…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô b ạo. Xin
tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế. (Trích thư của
Tổng Thống M ĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.



b, Nêu nội dung của văn bản ?
- Mong người thầy hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, yêu quý cuộc s ống, biết chấp nh ận thi r ớt ch ứ
không gian lận, biết sống hòa nhập với mọi người.
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, im lặng, đối lập.
d, Xác định các phương thức biểu đạt ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Đề 14: Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có s ự
xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu nh ững kẻ yếm thế và c ẩn trọng tr ước
sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho ng ười ra giá cao nhất nh ưng không bao gi ờ được
để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
[…] Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của l ửa mới tôi
luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn
để biểu lộ sự can đảm. (Trích thư của Tổng Thống M ĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong
Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
b, Nêu nội dung của văn bản ?
- Mong người thầy hãy dạy cho con cần có lòng tự trọng, biết tránh xa nh ững cạm b ẫy, có th ể bán s ức l ực
nhưng không bán trái tim, biết thử thách trong cuộc sống để trưởng thành.
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, im lặng, đối lập.
d, Xác định các phương thức biểu đạt ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Đề 15: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian. Củ khoai,
quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng… vốn rất xa lạ với văn ch ương bác học đã được Nguy ễn Trãi đưa vào

thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Vi ệt,
tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình,
để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú. […] (Theo Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Trãi – Nhà văn hóa lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)


a, Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn ?
- Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
b, Đặt tên cho đoạn văn ?
- Giá trị và vẻ đẹp của thơ Nôm - Nguyễn Trãi.
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
- Liệt kê, ẩn dụ, từ láy.
d, Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn ?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

1/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”
(Nguyễn Khoa Điềm - trích Đất Nước - Ngữ văn 12)
1. Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên.
2. Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà thơ viết "Đất Nước là máu xương của mình"?
3. Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
4. Từ cảm nhận về đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay
với đất nước.
Gợi ý trả lời:
1. Đoạn thơ là lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Đất nước là máu
xương. Vì vậy, mỗi người cần phải biết gắn bó, san sẻ và hóa thân cho đất nước, làm nên đất nước bền vững muôn đời.
2. Nhà thơ viết: "Đất Nước là máu xương của mình" vì đất nước không trừu tượng, xa xôi mà đất nước kết tinh,

hóa thân trong mỗi con người. Mỗi người cần bảo vệ, giữ gìn đất nước như sinh mệnh, sự sống của chính mình.
3. Từ "hóa thân" trong đoạn thơ có ý nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.
4.Viết đoạn văn nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước
- Hình thức: Viết đoạn văn đúng quy định với số câu theo yêu cầu của đề.
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với
đất nước. Nhưng nói chung, cần đảm bảo các ý sau:
+ Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;
+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;
+ Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
+ Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
+ Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,...
2/ Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào
ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn
mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng
sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay
không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó
đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con
cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…
1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?Thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục
đích gì?


3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể chuyện rút ra chân lí lịch sử nào?
Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị về chân lí đó.
Gợi ý trả lời:
1. Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong hoàn cảnh: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên
cho về thăm làng một đêm. Đêm đó, tại nàh cụ Mết, cụ đã kể lại câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của
làng Xô Man cho cả làng nghe. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2. Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục
đích: khắc sâu bị kịch, nỗi đau của Tnú và cũng như của làng Xô Man, nhấn mạnh việc muốn đấu tranh, bảo vệ những
người yêu thương thì phải có vũ khí.
3. Chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
Đoạn văn cần nêu được: Đây là một chân lí lịch sử được rút ra từ máu xương của những người thân yêu nhất. Đây cũng là
quy luật tất yếu, một bài học đúng với cách mạng Việt Nam không chỉ ở thời chống Mĩ
(Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào
Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để
đáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan
bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí
đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
3/ Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên
tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?

6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự
góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc?
7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó
được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?
8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ
Gợi ý trả lời:
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất
cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.
2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do
3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương)


4. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. Các hình ảnh vẽ lên khung
cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào
trong gió...
5. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa
trong trời lửa
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc ( quân đi điệp điệp trùng trùng.
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan)
6. Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác
thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm
nhiệm vụ
- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay
cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về
cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô
cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ)
7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua
câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn.
8. Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và
những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm

- Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm
tin tất thắng vào cuộc kháng chiến
4/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“...Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây
Kịp dừng chân xứ Nghệ
Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đong bao thuở vui sầu

a.
b.
c.
d.

Ăn, xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói, nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung...”
(Gởi bạn người Nghệ Tĩnh – Huy Cận)
Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Trên là một đoạn thơ giàu tính nhạc, hãy chỉ ra những yếu tố tạo tính nhạc cho đoạn thơ trên.

Gợi ý trả lời:
Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên là thể thơ ngũ ngôn (5 chữ)
Nội dung của đoạn thơ: Niềm tự hào của tác giả Huy Cận về vẻ đẹp của xứ Nghệ: dân ca ví dặm - nét văn hóa tinh thần

độc đáo và đặc biệt là con người Nghệ Tĩnh: thẳng thắn, tình nghĩa, thủy chung.
Các biện pháp tu từ được sử dụng:
Điệp cú pháp: + Ai đi vô nơi đây
Ai đi ra nơi đây
+ Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thủy chung
Điệp ngữ:
Xứ Nghệ
So sánh:
Nghe câu vè ví dặm...Như sông La chảy chậm


Những yếu tố tạo tính nhạc cho đoạn thơ trên:
Thể thơ ngũ ngôn
Nhịp thơ linh hoạt: 3/2; 1/4; 2/3 tạo âm điệu dìu dặt cho đoạn thơ.
Biện pháp lặp cú pháp cũng có tác dụng tạo âm hưởng, nhạc tính cho đoạn thơ.
Gieo vần chân ở cuối câu.
Đoạn thơ mang âm hưởng dân ca.
5/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.
3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy
nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.
Gợi ý trả lời:
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?
- Thể thơ: Tự do, số câu chữ không giới hạn, theo sáng tạo của nhà thơ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Lí giải: Đoạn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt và tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu.
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.
- Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho…
Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng
phút.
- Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…
Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây
ngất…
3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy
nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.
- Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu.
- Bài văn về tình yêu cuộc sống:
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một bài văn NLXH, lập luận chặt chẽ, logic, dẫn chứng thuyết phục, văn sinh động, không sai lỗi dùng
từ, đặt câu.
Yêu cầu về nội dung:
1.
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu cuộc sống của con người.
2.
Giải thích: Thế nào là tình yêu cuộc sống?
3.
Đánh giá: Tình yêu cuộc sống là tình cảm tích cực. Vì:

Cuộc sống vô cùng quí giá.
Tính yêu cuộc sống gắn liến với những tình cảm cao cả khác: Yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu thiên
nhiên…
Tình yêu cuộc sống đem lại động lực để sống tốt, sống đẹp.
Dẫn chứng: đoạn thơ trên, và nhiều tấm gương khác…
4.
Phê phán: Thái độ sống hời hợt, sai lầm…
5.
Bài học cho thế hệ trẻ: Học tập, lao động, sống hữu ích, thể hiện tình yêu cuộc sống bằng lối sống đẹp.
6/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn
năm
sau,
còn
đủ
sức
soi
đường.


Con

đã

đi

nhưng

con


cần

vượt

nữa

Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
2. Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?
4.Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?
Gợi ý trả lời:
1. Tác giả ngợi ca ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao
khi hình dung ra cảnh được trở về Tây Bắc, gặp lại nhân dân.
2. Những phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, miêu tả
3. Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được sử dụng để chỉ:
- Tây Bắc. Vì: Chế Lan Viên đã khẳng định “Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”
- Nhân dân Tây Bắc. Vì: ngay sau câu thơ “Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương”, nhà thơ đã viết “Con gặp lại nhân dân
như nai về suối cũ…”
4. Các biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của chúng:
- So sánh:
+ kháng chiến... như ngọn lửa: giúp người đọc hình dung được ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ con gặp lại nhân dân được ví như: nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai; chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa;
chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa: giúp người đọc hình dung được niềm vui vô hạn, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà

thơ khi về gặp Tây Bắc yêu thương
Ngoài ra, những hình ảnh so sánh trên cũng giúp cho lời thơ hàm súc, giàu hình ảnh và gợi cảm hơn, ý nghĩa sâu xa hơn,
tạo nên được chiều sâu trí tuệ - nét nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên.
- Điệp từ “con” kết hợp với ẩn dụ “Mẹ yêu thương” diễn tả tình cảm thiết tha sâu nặng, cùng lòng thành kính, sự gắn bó
và tình cảm thiêng liêng mà Chế Lan Viên dành cho nhân dân Tây Bắc.
7/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí Nguyễn Bá Thanh còn là một
người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết
lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân
đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh
hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân,
mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…
( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó
Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo
điện tử INFONET giới thiệu ngày 16/02/2015).
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:
1/- Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.
2/- Nêu nội dung chính của văn bản.
3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của
lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
Gợi ý trả lời:
1/Phong cách ngôn ngữ trong văn bản:
• Phong cách ngôn ngữ báo chí
• Phong cách ngôn ngữ chính luận
• Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2/ Nội dung chính của văn bản: Thương tiếc và ca ngợi đồng chí Nguyễn Bá Thanh là một người cán bộ cách mạng
kiên trung, một người con, người chồng, người anh, người cha, người ông mẫu mực.





Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng để ghi nhớ công lao to lớn của đồng
chí Nguyễn Bá Thanh.
3/ Biện pháp tu từ về từ trong câu văn : Ẩn dụ: tấm huân chương của lòng dân
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là ca ngợi, tin tưởng, ngưỡng mộ và tri ân vô hạn của nhân dân trước
những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Bá Thanh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
8/Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con
người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.…

Trong
bức
tranh,
Goya
vẽ
hai
người
nông
dân
đang

xát
nhau.
Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh
không để lộ một nét gì nguy hiểm sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.
Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật
bảo
tồn

của
con
người:
“Đấu
tranh
bảo
tồn
sinh
mạng”.
Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh. Sinh viên khác
nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây
là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy.
Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng
ắng…
1.Nếu là một trong những sinh viên của lớp học, anh/ chị sẽ phát biểu thế nào về ý nghĩa của bức tranh?
2. Đặt tiêu đề văn bản
3.Hãy viết một bài luận khoảng 600 từ bàn về vấn đề mình đã phát hiện.
Gợi ý trả lời:
1/Trình bày ngắn gọn phát hiện về bức tranh:
- HS có thể có những phát hiện khác nhau nhưng phải có cơ sở từ bức tranh (Chẳng hạn: hai người nông dân đang
bị ngập trong bùn, nước, đang cận kề miệng vực, đang sắp bị chôn vùi bởi một cơn bão,…)
- Định hướng: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng
cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết.
2/ Tiêu đề văn bản: Đánh nhau bằng gậy
3/ Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện
- Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui
giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ.
- Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau.
- Bức tranh trên nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi
không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật, chém giết lẫn nhau.



- Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn
ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác
có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.
- Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay
chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này.
(Lấy dẫn chứng và phân tích)
- Bài học nhận thức hành động
+ Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc chung sống trong hòa bình, trong tình thân ái.
+Sẵn sàng bỏ qua, giải quyết những bất đồng (với bạn bè, người thân, thậm chí là người không quen biết) một
cách ôn hòa, thiện chí.
9/Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công
viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
• Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
• Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu
nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau
đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).
1. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
2. Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu bé?
3. Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý trả lời:
1. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.

+ Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
+ Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
+ Các câu trả lời tương tự...
2. Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước mơ được cho, được chia sẻ, bù đắp yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ được tặng quà cho người mà mình yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người thân yêu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
+ Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà ước trở thành người mạnh mẽ cho người em tật nguyền của mình
dựa vào…
3. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự
hào.
+ Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến thực hiện ước mơ của mình thành hiện thực.
+ Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền …
4. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn, giàu ý nghĩa mang thông điệp về lối sống tình thương. Ngôn ngữ giản dị, dễ
hiểu.
+ Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động về tình yêu thương. Người kể là người chứng kiến (xưng tôi) khiến
cho câu chuyện kể vừa mang màu sắc khách quan, vừa bộc lộ suy nghĩ mang tính chủ quan của người kể. Cách chọn lời
thoại giản dị mà giàu ý nghĩa.
+ Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng điệu tự sự, khách quan mà không kém
phần sâu sắc bởi lẽ nó gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn: Ca ngợi tình yêu thương…
10/Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu
sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử
chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng,
thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)


1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

2. Hãy cho biết nội dung chính của văn bản?
3. “Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ”. Em có đồng ý với người viết về quan niệm
đó không? Hãy giải thích?
Gợi ý trả lời:
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
2. Nội dung chính của văn bản: Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam
3. Đồng ý bởi người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thích và sáng tạo ra cái đẹp tinh tế, xinh xắn hơn là cái đẹp đồ sộ,
hoành tráng.
11/Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết
sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người’'. Khu rừng có tiếng vọng lại: Tôi ghét người. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào
lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu bé
vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi! đó là định
luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét
người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".
(Trích: Quà tặng cuộc sống- NXB Trẻ , TP Hồ Chí Minh-1999)
1. Trong câu chuyện trên, người mẹ đưa con trở lại khu rừng nhằm mục đích gì?
2. Câu chuyện là bài học về cho và nhận trong cuộc sống. Theo em, câu chuyện trên giúp em hiểu được quy luật về cho
và nhận trong cuộc sống như thế nào?
3. Từ câu chuyện trên, em ý thức được gì về thái độ và hành động của bản thân với cộng đồng?
Gợi ý trả lời:
1. Giải thích cho con trai mình hiểu được một định luật trong cuộc sống
2. Cho đi điều gì sẽ nhận lại được điều ấy
3. -Thái độ và hành động sống tích cực: (phân chia rõ thái độ và hành động)
+ Thương yêu, giúp đỡ, đối xử tốt với mọi người.
+ Mở lòng mình đón nhận, chia sẻ cùng mọi người
- Tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
+ Bảo vệ môi trường

+ Các hoạt động thiện nguyện...
12/Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vào ngày 4/ 12 tại Đồng Nai, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) lái xe tải chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger
gặp tai nạn. Lập tức, những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu
gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy
túi đựng số lon bia lẻ... Đông nghẹt người tập trung kín tại hiện trường để “hôi của” và không ai dừng lại hành vi đáng xấu
hổ này dù tài xế van xin, gào khóc thảm thiết. Một số người còn dọa đánh khi bị tài xế ngăn lại. Hậu quả là chỉ sau khoảng
15 phút, số lượng lớn bia bị rớt xuống đường đã bị mọi người hốt sạch! …
(Đọc báo. vn, ngày 06/12/2013)
Câu 1: Đa số những người dân đã có hành động gì khi sự cố xảy ra?
2. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì?
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên?
Gợi ý trả lời:
1. Thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng
, lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn
2. Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích: Cung cấp thông tin thời sự và bày tỏ thái độ
3.Bày tỏ thái độ, quan điểm rõ ràng về hiện tượng được đề cập trong văn bản
. Lên án, phê phán một hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống
. Xấu hổ vì những hành động trên
. Sự vô cảm của con người trong xã hội hiện đại
. Cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức
. Hiện tượng phổ biến trở thành vấn nạn của xã hội
. Cần có sự can thiệp của pháp luật
. Bản thân cần nhìn lại mình
. Tuyên truyền đến nhân dân


13/Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham
hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở
rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? Phân tích những biểu hiện đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn
ngữ đó.
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
3. BPTT nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn ? Phân tích hiệu quả sử dụng của các biện pháp đó.
Gợi ý trả lời:
1. Thuộc PCNN chính luận. Các đặc trưng cơ bản: tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và
suy luận; tính truyền cảm và thuyết phục trong nội dung thông báo.
2. Đề cập đến quyền được bảo về và phát triển của trẻ em
3.- Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp.
- Khẳng định trẻ em là lớp người mang nhiều đặc điểm riêng. Do đó cần được cả XH quan tâm và chăm sóc. Đây là
tuyên bố TG nên có tác dụng rộng lớn
14/Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của
cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá trẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước
dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy
dầu dung để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối
với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai, chịu mưa, chịu nắng.
1. Xác định nội dung chính của đoạn văn. Đặt tên cho đoạn văn.
2. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào ?
3. Đoạn văn trên diễn đạt theo cách nào ?
Gợi ý trả lời:
1. - Nội dung: nêu lên sự gắn bó và giá trị sử dụng của cây dừa đối với đời sống của con người, đặc biệt là người dân Bình
Định.
- Tên văn bản: Cây dừa Bình Định
2. - Liệt kê: Các giá trị sử dụng phong phú của cây dừa trong đời sống con người.
- So sánh: Cho thấy sự gần gũi, thân thiết của cây dừa với đời sống người dân Bình Định giống như cây tre với người
dân miền Bắc.
3. Là đoạn văn diễn dịch:

15/Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng
tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.
Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại
như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng
còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung
khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi
ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng
trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước
lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này
lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.
(Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)
1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
2: Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…” tác
giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó.
3: Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn
Tuân trong đoạn văn trên?


Gợi ý trả lời:
1. Nội dung chính của đoạn trích.
Đây là đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tùy bút Nguyễn Tuân. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình thơ thơ
mộng của sông Đà ở đoạn hạ lưu.

2. Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn: so sánh. Tác dụng: Những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ, độc đáo, bất
ngờ giúp nhà văn khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng, thơ mộng, trữ tình của cảnh vật ven sông Đà nơi hạ lưu.
3. - Về nội dung: Cần làm rõ:
Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình của sông Đà - một vẻ đẹp vừa tĩnh lặng, yên ả, thanh bình, hoang sơ, cổ kính vừa
tươi mới, tràn trề nhựa sống của cảnh vật ven sông Đà.
- Về nghệ thuật:

+ Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng.
+ Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…Chao ôi, thấy thèm được giật mình…”
+ Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”…
16/Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
“Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện.)
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà
vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà
ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…
(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái)
Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm! Ta ăn chung nhé!
(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất.)
Cu Tị: Cậu làm gì thế?
Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”
(Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, NXB Sân Khấu, Hà Nội, 1994)
1. Nêu những ý chính của văn bản?
2. Sự xuất hiện của nhân vật Trương Ba được thể hiện qua những hình thức nào ?
3. Xác định các dạng phép điệp trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ thuật của các dạng đó ?
4. Việc dùng các từ ngữ: màu xanh, những điều tốt lành của cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có hiệu
quả diễn đạt như thế nào ?
5. Từ văn bản, viết đoạn văn trình bày triết lí nhân sinh mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Những ý chính của văn bản: Trương Ba lựa chọn cái chết thật. Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây vườn, trong
những điều tốt lành của cuộc đời…
Câu 2 : Sự xuất hiện của nhân vật Trương Ba được thể hiện qua 03 hình thức :
- Qua lời văn: chập chờn xuất hiện . Trương Ba chỉ còn là cái bóng.
- Qua lời Trương Ba: “Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo
gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta,
trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu” .
- Qua đối thoại của cái Gái và cu Tị: cây na này ông nội tớ trồng đấy; qua hành động vùi hạt na xuống đất: “Cho nó mọc

thành những cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi”.
3. Các dạng phép điệp trong văn bản : điệp từ ( tôi, bà, đây, trong...), điệp cấu trúc câu ( Ông ở đâu ? trong...bà..., trong
vườn...trong những điều...trong mỗi trái cây...).
Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh và khẳng định : Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Trương Ba đang sống một cuộc
sống khác: sự sống bất diệt trong trái tim những người thân. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho
cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu.
4. Việc dùng các từ ngữ: màu xanh, những điều tốt lành của cuộc đời, nâng niu, nối nhau mà lớn khôn, Mãi mãi có hiệu
quả diễn đạt : tạo chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và truyền đi thông điệp về
sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân , thiện ,mỹ.
5. Đoạn văn trình bày triết lí nhân sinh mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm cần thể hiện các ý:
- Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, môt cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến
thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
- Ý nghĩa sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà ở chính sự hiện diện của ta trong suy nghĩ, nỗi nhớ của
những người thương yêu.


- Vẻ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao khiết của Trương Ba vẫn còn có mặt trong mỗi
hoài niệm, mỗi cuộc đời đang sống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×