Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp rèn đọc tốt cho học sinh lớp 1 môn tiếng việt CGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.18 KB, 17 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của lồi
người” (theo Lê Nin) và “Ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (theo
CN Mác). Ngồi ra ngơn ngữ cịn là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm,
có chức năng quan trọng trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục
nhà trường.
Vì vậy, chúng ta đều nhận thức được rằng, mơn Tiếng Việt ở bậc tiểu học
là rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của
việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng,
viết đúng. Ngồi ra cịn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo
cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt
hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
Qua việc giảng dạy cho học sinh lớp 1, tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc rất
quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ
giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận
cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn,
bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác.
Mặt khác ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì
khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham
học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt tốt. Chính vì
những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn đọc tốt cho học
sinh lớp 1 môn Tiếng Việt - CGD” .
2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tơi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm
ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua
đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn
cảm của mỗi học sinh.


+ Về đọc đúng: HS đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh,


đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.
+ Đọc hay, đọc diễn cảm: HS khi đọc bài văn, bài thơ phải
biết ngắt, nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than. Khi đọc biết lên giọng, hạ giọng ở những câu
văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai.
+ Học sinh hiểu được nội dung văn bản và thể loại, từ đó
có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
Thơng qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và
nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh
được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về
mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là những bài học trong chương trình phân môn Tiếng Việt – Công
nghệ giáo dục lớp 1 tập 1, 2, 3.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
- Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn
dạy học của lớp 1D – khối 1 – Trường Tôi.
- Đánh giá quá trình dạy Tiếng Việt – CGD từ những năm trước.
- Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
- Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trong chương trình mơn Tiếng việt – Công nghệ giáo dục lớp 1.
II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1. Cơ sở lí luận

Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, địi hỏi phải đổi mới chương
trình mơn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về: Mục
tiêu giáo dục - Nội dung và phương pháp dạy học - Cách thức đánh giá học tập
của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và
phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các
giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh
kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như
chúng ta đã biết mơn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng
lực hoạt động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngơn ngữ đó được thể
hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân mơn của
chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân mơn có vị trí đặc biệt quan
trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ
năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng
đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là mơn học cơng cụ, là chìa khố, là phương tiện
để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay,
cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em
học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp
phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh
vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các mơn học khác.
Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho
học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1CGD là những câu chuyện gần gũi, những bài văn, bài thơ hay. Chính vì thế mà
các em có vốn văn học phong phú hơn. Cũng như các môn học khác ở các cấp
học, mơn Tập đọc địi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh
làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong q trình học tập, thầy thiết kế
- trị thi cơng. Tự tìm tịi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo,
hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người
thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú
cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được



chọn lọc kĩ càng, cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất
nước, yêu người lao động, yêu người thân, hiểu và yêu thêm lịch sử Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
1D với tổng sĩ số là 20 em, trong đó:
+ Học sinh đọc lưu loát: 05 em
+ Học sinh đọc chưa nhanh, còn hay vấp, ngọng: 13 em
+ Học sinh đọc chậm: 02 em ( Nhận thức chậm)
Với đặc điểm của lớp như trên, tơi cũng gặp những khó khăn nhưng cũng
có phần thuận lợi như sau:
2.1. Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình.
- Hầu hết các em đều biết các chữ cái khi vào đầu lớp 1.
- Đa số các em tiếp thu nhanh.
2.2. Khó khăn:
- Là chương trình Tiếng Việt mới nên giáo viên cịn mất nhiều thời gian
nghiên cứu, đọc tài liệu.
- Cách phát âm của một số chữ cái khơng giống với chương trình hiện
hành ( VD: âm /k/ theo chương trình hiện hành đọc là “ ca” nhưng theo chương
trình mới lại đọc là “ cờ”, hay âm /gi/ theo chương trình hiện hành đọc “di”
nhưng theo chương trình mới đọc là “ dờ”)
- Một số em cịn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý
đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp.


- Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian cũng như một số ít phụ
huynh khơng biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà, và
chương trình Tiếng Việt 1 – CGD là chương trình mới nên phụ huynh cịn gặp

nhiều khó khăn khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh cịn
lúng túng khó giải đáp.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt 1 - CGD ở trường Tiểu học xã
Khả Phong.
Năm 2015 – 2016 tôi được phân giảng lớp 1D với sĩ số lớp 20 gồm 11
nam và 9 nữ (trong đó có 2 em tiếp thu chậm). Từ khi nhận lớp tháng 8 năm
2015 đến tháng 5 năm 2016 tơi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thấy được một số
thực trạng như sau:
1.1. Về phía giáo viên.
a. Ưu điểm:
- Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ, tay nghề và luôn trăn trở về phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 –
CGD.
- Giáo viên đi đúng phương pháp, sách thiết kế.
- Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa
bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ.
- Giáo viên ln có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên nắm chắc tiến trình tiết dạy, đi đúng mục tiêu của bài.
b. Tồn tại:
- Một số giáo viên còn lẫn chương trình cũ với chương trình Tiếng Việt 1
– CGD.
- Ba quyển sách thiết kế phục vụ cho giáo viên là ba quy trình khác nhau
vì vậy rất mất thời gian cho giáo viên nghiên cứu đi đúng tiến trình.


- Một số đồng chí giáo viên diễn đạt cịn lúng túng chưa sáng tạo.
- Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy.
1.2. Về phía học sinh:
- Khảo sát đầu năm ( Tháng 9)

TSHS

Đọc tốt

Đọc khá

Đọc trung

Đọc yếu

Đọc ngọng

2

5

bình
20

3

2

8

- Kĩ năng nói và viết chưa thực sự tốt.
- Vẫn có em đọc cịn ngọng ( l/n, thanh hỏi, thanh ngã...)
- Một số em yếu khi học sang phần ngun âm đơi hoặc âm đệm ( vì một
kiểu vần lại có cách đánh vần riêng) cịn nắm chưa chắc.
1.3. Về chương trình Tiếng Việt 1 – CGD

- Phương pháp dạy học mới khơi gợi tính sáng tạo, tự giác thiếp thu bài,
tạo sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức.
- Phương pháp mới giúp học sinh nắm chắc kiến thức ngữ âm, chất lượng
môn học Tiếng Việt của học sinh đã được nâng lên nhiều so với trước.
- Lượng kiến thức nặng so với học sinh lớp 1 (VD: Ngay bài đầu tiên,
nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như dạng chính tả. Trong
q trình học, các em cịn phải phân biệt được tiếng có âm đầu; tiếng có âm
chính; tiếng có âm đệm, âm chính; tiếng có âm đệm, âm cuối… Trước đây, học
hết 8 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép vần thành âm, tiếng. Nay,
hết 6 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 30 tiếng, hay có bài học bốn
vần hay có khi học sáu vần một ngày đối với HS lớp một là quá nhiều)
- Nhiều bài đọc không gần gũi với học sinh nên học sinh khó nhớ.
1.4. Những lỗi thường thấy của học sinh lớp1 khi học phân môn tiếng
Việt.


a. Lỗi về phát âm:
* Sai về phụ âm đầu
- Đây là lỗi mà nhiều em mắc phải, nguyên nhân này có thể do ảnh hưởng
của tiếng địa phương, do nói theo bạn nhiều thành quen( bạn phát âm sai), do
bản thân các em chưa kiên trì luyện tập, do bộ phận phát âm chưa hồn chỉnh vì
vậy dẫn đến phát âm khơng chuẩn từ đó làm cho người nghe hiểu sai ý muốn
nói.
VD: “nịng nọc” ý muốn nói đến con “nòng nọc” nhưng lại phát âm là
“lòng lọc” làm cho người nghe hiểu sang cái lòng được lọc, dẫn đến sai ý muốn
nói.
* Sai về dấu thanh
- Lỗi về dấu thanh là lỗi HS cũng hay bị mắc nhưng không nhiều bằng lỗi
về phụ âm đầu, tuy nhiên lỗi về dấu thanh rất khó sửa, cần nhiều thời gian và
kiên trì luyện tập.

VD: “ củ sả” ý muốn nói đến củ sả để nấu ăn, nhưng HS phát âm thành “
cụ sạ” dẫn đến người nghe không hiểu được nghĩa muốn nói.
* Sai về vần
Lỗi này thường mắc ở một số em do thói quen sử dụng từ ngữ
của vùng miền ( rượu – riệu, gãy – gẫy...)
VD: “ cơ Thanh” ý muốn nói đến cơ tên Thanh nhưng HS lại phát âm lại
đọc là “ cô Thăn” làm cho người nghe hiểu lầm sang tên cô là Thăn.
1.5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc sai của học sinh tiểu học
hiện nay là:
Từ việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của học sinh lớp 1 chủ yếu
tập trung ở một số nguyên nhân sau:
Một là: Các em chưa hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về nghĩa của tiếng,
của từ, của câu.


Hai là: Chưa ý thức được phải phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu hết
nghĩa mà mình muốn diễn đạt.
Ba là: Do bản thân các em đọc sai lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để
sửa sai.
2. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng
Việt 1 - CGD
Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đọc sai của học sinh lớp 1
theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh phát âm
Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng
đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh
nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh
phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ
hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm, vần,
tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể

cách phát âm (môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát
hơi…)
VD: Khi học sinh sai lẫn âm l / n giáo viên cần hướng dẫn:
+ Âm l: lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt
khoát.
+ Âm n: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó
mở miệng cho hơi thốt ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo
dài. Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có
thể yêu cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm l
(đối với âm n, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được).
VD: HS sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần “ac” đọc
thành “at”:, giáo viên cần hướng dẫn:
+ ac: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi.


+ at: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên
mặt lưỡi.
VD: HS sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có hệ
thống bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh) giáo viên cần hướng
dẫn:
- Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: đi ngủ - đi ngụ, cử tạ cự tạ, củ sả - cụ sạ…)
+ Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm
theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên.
+ Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khốt
(khơng kéo dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu.
- Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã (em bé ngã – em bé
ngá, lọ mỡ - lọ mớ, ghế gỗ - ghế gố…)
+ Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến
giọng, lên cao giọng.

+ Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh
ngã, hơi ngăn, đọc nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn
(như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm
và đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 2: Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em ln coi thầy, cơ giáo
của mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học
sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích
mình giống như thầy cơ và

người lớn. Các em thường “bắt

chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ
viết …Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe
giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe
đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước


được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải
phát âm chuẩn xác.
Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu khơng khéo
léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm
chán và khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của học
sinh. Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi
thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng
dẫn, khơng thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương
pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em
biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và
quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát âm
đúng và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn

giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình
mơi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Học sinh
nếu chỉ nghe mà khơng nhìn miệng cơ đọc thì việc phát âm sẽ
khơng đạt hiệu quả cao, vì trong mơn Tiếng Việt 1_CGD việc
quan sát mơi cô khi phát âm âm mới là rất quan trọng.
Biện pháp 3: Khuyến khích học sinh phát hiện và điều
chỉnh lẫn nhau
Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối
quan hệ tương tác: giáo viên với học sinh, học sinh với giáo
viên, học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự
tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn
điệu, khơng phát huy được tích cực, chủ động của học sinh,
đồng thời bầu khơng khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự
nhiên; người giáo viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là
người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm tịi, lĩnh hội kiến thức mà
trong mơn Tiếng Việt 1 – CGD thì phương trâm là “ thầy thiết kế
- trị thi cơng”. Trong q trình rèn kĩ năng phát âm cho học
sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương


tác giữa học sinh với học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn
cho các em có kĩ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự
sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên
trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập
tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp
học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời cịn rèn
luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao
đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện
thường xuyên như thế sẽ tạo được bầu khơng khí học tập nhẹ
nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Biện pháp 4: Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh
Rèn cho học sinh có tính kiên trì là nhiệm vụ quan trọng.
Bản thân người giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành
tính cách ấy cho học sinh. Khi có được lịng kiên trì, học sinh sẽ
vượt qua những khó khăn để đạt tới cái đích cao nhất. Trong dạy
phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều
chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán
nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng
dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường
xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen “Em đã
đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa nhé”, “em đã đọc được
rồi đấy, em cố gắng lên nhé”…được động viên như vậy, học
sinh sẽ khơng nản lịng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm
được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm được…từ đó học sinh
sẽ qut tâm hơn. Trong số những học sinh phát âm sai, có một
phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình
nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần
dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác. Với những đối
tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc, khen – chê đúng


mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất tốt,
mình cần phải thể hiện hết khả năng của mình.
Biện pháp 5. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi
nơi, mọi lúc
Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ
hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học môn Tiếng việt mà
cần luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học
khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc

vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất.
Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi phát
âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh
thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu.
Biện pháp 6. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm
cho học sinh
Giáo viên có thể cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh
nêu ra cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ
đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho các em khi ở nhà. Với
một số em cá biệt về phát âm, giáo viên có thể gặp trực tiếp
phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển
truyện tranh trong đó có lời đối thoại nhiều phụ âm mà học sinh
hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho các em nghe, dạy
em kể lại chuyện. Ngoài ra cần nhắc nhở phụ huynh thường
xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia
đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân
trong gia đình là mơi trường giáo dục cho các em khi ở nhà. Như
vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi
trường phát âm chuẩn mực giúp các em ngấm dần một cách tự
nhiên khi đọc phát âm đúng. Một số trường hợp, học sinh phát
âm sai không phải do hệ thống phát âm của các em chưa hoàn
chỉnh, cũng không phải do các em chưa hiểu cách phát âm mà


là do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương (rượu - riệu). Đối với
những trường hợp này, trong mỗi bài dạy, khi có từ ngữ hoặc
chủ đề liên quan, giáo viên cần quan tâm tới các em thường nói
sai, giải thích cho các em hiểu đúng nghĩa của từ cũng như cách
dùng từ đúng, từ đó giúp các em tránh phát âm sai theo cách
nói của địa phương. Ngồi ra, người giáo viên hồn tồn có thể

thơng qua họp phụ huynh học sinh, qua phiếu phối hợp giáo dục
giữa giáo viên và gia đình để hướng cho phụ huynh học sinh có
cách dùng từ đúng để sửa đổi.
Biện pháp 7. Tuyên dương, khuyến khích học sinh.
Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã áp dụng các biện pháp nêu ở trên để áp
dụng rèn đọc cho các em đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra đánh giá kết
hợp với biện pháp tun dương, khuyến khích các em, từ đó các em rất hứng
thú, vui vẻ, tạo được khơng khí thoải mái, là động lực cho các em tiếp tục rèn
luyện, sửa chữa các lỗi mà các em mắc phải. Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất
tơi cũng dùng những lời động viện để khuyến khích các em ( VD: “ em đã phát
âm chuẩn hơn hôm qua rồi, cố lên em nhé”,
“ em đã có tiến bộ nhiều hơn rồi, cơ khen em”...), cũng có thể bằng hình thức
nhận xét vào vở của các em khi chấm vở chính tả, với em hay viết sai lỗi l/n mà
bây giờ đã viết sai ít hơn tơi cũng vẫn khen em đó (VD: “em viết bài có tiến bộ,
đã ít sai lỗi l/n hơn rồi, em cần phát huy” ....). Không chỉ khen những em đã biết
sửa lỗi mà tơi cịn khen cả những em đã giúp bạn phát âm đúng, để từ đó các em
có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với cơng việc đó hơn.
* Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp về
việc rèn đọc cho HS lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 – CGD. Để biết được kết
quả bước đầu cũng như những phương pháp mình thực nghiệm thực tế, tơi đã
cho học sinh của lớp mình thực hành đọc một số bài bất kỳ.
Sau khi kiểm tra tơi có kết quả như sau:


95% các em đã đọc được hết bài. Tuy nhiên vẫn có em đọc nhỏ, đọc chậm
và có em vẫn sai lỗi phát âm, nhưng nhiều em đã có sự tiến bộ trong cách đọc
cũng như số lượng mắc lỗi phát âm của các em đã giảm.
Cụ thể là:
Căn cứ vào bài kiểm tra tôi thống kê như sau:

TSHS

Đọc tốt

Đọc khá

Đọc trung

Đọc yếu

Đọc ngọng

1

1

bình
20

8

6

4

Tổng số học sinh: 20 em
- Số học sinh có kỹ năng đọc đúng ở mức:
+ Tốt: 08 em = 40%
+ Khá: 06 em = 30 %
+ TB: 04 em = 20%

+ Yếu: 01 em ( tiếp thu chậm) = 5 %
+ Đọc ngọng: 1 em = 5%
Từ kết quả đạt được cuối năm học, tôi thấy khả năng đọc cũng như lỗi
phát âm của các em được cải thiện đáng kể, chất lượng đọc được nâng lên, học
sinh hứng thú học tập, tạo khơng khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà
học.
Bằng sự nhiệt tình trong cơng tác nghiên cứu giảng dạy, tơi đã vận dụng
sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh
lớp 1 để giúp các em khơng chỉ viết tốt mà cịn đọc tốt, đọc chuẩn, đọc không
sai lỗi.
Tuy rằng số lượng các em đọc tốt vẫn còn hạn chế nhưng những biện
pháp mà tôi đưa ra để giúp em đọc tốt hơn phần nào đã giúp các em học sinh lớp
1D nhìn nhận ra lỗi phát âm của mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý.


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tơi thấy người giáo viên
muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải miệt mài nghiên cứu tài liệu và
điều quan trọng là phải đi sâu vào thâm nhập đối tượng học sinh để có thể tìm ra
phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp cho học sinh hiểu và nắm được nội dung
của vấn đề.
Qua thực tế giảng dạy, qua nghiên cứu chương trình Tiếng việt 1 - CGD,
trao đổi với giáo viên giảng dạy cùng khối, dự giờ, dạy thử nghiệm, tiến hành
tìm hiểu nguyên nhân việc đọc sai của học sinh và đề ra một số biện pháp sửa
chữa, xem xét kết quả thu được… Tôi đã tự rút ra bài học cho bản thân về
phương pháp, trình độ, năng lực truyền đạt kiến thức cho học sinh, nhất là việc
sửa lỗi phát âm cho học sinh khi đọc, cụ thể là học sinh lớp 1 là vô cùng cần
thiết và cấp bách. Tuy các em học sinh có rất nhiều tiến bộ song tôi không phải
đã thật sự yên tâm, bởi vì liệu các em có sửa chữa khắc phục thường xuyên hay

không? Nhưng tôi tin rằng các em sẽ tiếp tục sửa chữa trong quá trình học tập
thường xuyên ở tất cả các môn học.
Ở đề tài này tơi đã tìm hiểu các lỗi về phát âm mà học sinh lớp 1 trường
Tiểu học xã Khả Phong thường mắc phải để từ đó tìm hiểu ngun nhân và tìm
ra những biện pháp khắc phục mang tính khả thi. Hơn nữa tôi cũng mạnh dạn đề
xuất một số biện pháp để hạn chế lỗi sai về phát âm, để rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 1. Qua đó, tơi rút ra được một số bài học cho bản thân như sau:
1. Phải nâng cao nhận thức của giáo viên là biện pháp cần thiết để nâng
cao chất lượng dạy học.
2. Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu sâu thiết kế.
3. Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian
nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng


đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ
dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao.
4. Giáo viên phải thực sự linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.
5. Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây hứng thú
học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài.
6. Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt
chước rất tốt tránh để tiếng địa phương là ảnh hưởng đến các em.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với nhà trường:
- Khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống
nhất cách dạy để thực hiện có hiệu quả mơn học mới nhưng cũng không hẳn là
mới này.
- Thường xuyên cho giáo viên đi học hỏi, trao đổi cách dạy hay của các
trường bạn trong huyện.
- Cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt 1 – CGD đi tập huấn ở

các cấp để nâng cao trình độ chuyên mơn phục vụ cho giảng dạy.
2.2. Đối với Phịng GD&ĐT:
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và bố trí giáo viên
trực tiếp dạy mơn Tiếng Việt 1 trong huyện tham gia giảng dạy luân phiên để các
trường về dự và cùng nhau thống nhất cách dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần tạo mọi điều kiện có thể cho các giáo viên trực tiếp dạy Tiếng Việt 1
có cơ hội nhiều nhất để học tập ở các trường ngoài huyện cũng đang thực hiện
chương trình Tiếng Việt 1.
- Cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn ở các cấp cao hơn.
Trên đây là một số việc mà bản thân tôi đã thực hiện để rèn kỹ năng đọc
đúng cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD. Trong điều kiện còn
hạn chế, đề tài này chỉ đề cập đối tượng học sinh Tiểu học thuộc lớp 1D ở


trường Tiểu học xã Khả Phong. Tôi rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các cấp
quản lý, các anh chị em đồng nghiệp để bản thân tơi có những biện pháp phù
hợp hơn trong giảng dạy cho học sinh trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của nhà trường

Khả Phong, ngày 1tháng11 năm 2016

Hiệu trưởng

Người viết
Trương Thị Phương Thúy

IV. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.........



×