Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.83 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
CÂU 1: Trình bày khái niệm dữ liệu môi trường và cơ sở dữ liệu môi trường
theo TT 34/2013/TT-BTNMT?
Dữ liệu môi trường bao gồm:
a) Kết quả điều tra, khảo sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường;
b) Kết quả của các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa
học công nghệ về MT;
c) Kết quả của chương trình mục tiêu quốc gia; sử dụng bền vững tài nguyên
và BVMT;
d) Kết quả hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về MT;
đ) Báo cáo Hiện trạng môi trường các cấp (quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa
phương);
e) Danh sách các cơ sở bảo tồn ĐDSH, các khu bảo tồn thiên nhiên; Danh
mục các loài hoang dã, loài bị đe dọa tuyệt chủng, loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên,
loài đặc hữu, loài di cư, loài ngoại lai, loài ngoại lai xâm hại, loài nguy cấp, quý
hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam;
g) Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, các HST (trên cạn,
dưới nước) và an toàn sinh học;
h) Báo cáo ĐMC, ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT;
i) Báo cáo về nguồn thải, lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm, chất thải
thông thường, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ÔNMT; kết quả cải tạo, phục hồi
môi trường trong các hoạt động khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường tại
các mỏ khai thác khoáng sản; hiện trạng MT các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu; dự án xử lý và phục hồi MT các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu;


k) Báo cáo về tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nộp
phí bảo vệ môi trường; kết quả giải quyết bồi thường thiệt hại, tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
l) Báo cáo về khu vực bị ÔN, nhạy cảm, suy thoái, sự cố môi trường; khu vực


có nguy cơ xảy ra sự cố MT; bản đồ ÔNMT và các biện pháp kiểm soát, phòng
ngừa, giảm thiểu ÔNMT;
m) Danh mục về các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng; Danh mục và tình hình
BVMT làng nghề, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuât, cụm công nghiệp;
n) Kết quả về quản lý MT lưu vực sông, ven biển và biển; ÔNMT xuyên biên
giới;
o) Kết quả về xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ rung và các
công nghệ MT khác;
p) Kết quả về đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng BVMT.
Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1
Điều này đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu trữ một cách có
hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống tin học, các thiết
bị lưu trữ và các vật mang tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc
văn bản, tài liệu được xây dựng, cập nhật và duy trì, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường thuộc BTNMT
lưu trữ và quản lý;
b) Cơ sở dữ liệu môi trường ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ lưu trữ và quản lý;
c) Cơ sở dữ liệu môi trường địa phương do UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương lưu trữ, quản lý.
CÂU 2: Trình bày nhiệm vụ của các CQQL dữ liệu môi trường: Trung tâm
Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường.


Theo TT34/2013/TT-BTNMT
Điều 5. Cơ quan quản lý dữ liệu môi trường
1. Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng cục Môi
trường thực hiện nhiệm vụ:
a) Thu nhận dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này đối

với tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện;
b) Thu nhận dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp theo quy định tại khoản
2, khoản 3 Điều này;
c) Lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường theo quy định;
d) Giúp Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra về giao nộp, thu nhận, lưu
trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường quy định tại Thông tư này; xây dựng
báo cáo thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp
để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;
đ) Hằng năm, rà soát dữ liệu môi trường và báo cáo Tổng cục Môi trường
trình Bộ trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao đơn vị
làm đầu mối quản lý dữ liệu môi trường ngành và có văn bản thông báo gửi đến
Tổng cục Môi trường để biết, phối hợp thực hiện. Cơ quan đầu mối thực hiện các
nhiệm vụ sau:
a) Thu nhận dữ liệu môi trường ngành quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông
tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ thực hiện;


b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi trường thuộc lĩnh
vực, ngành quản lý;
c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và
cung cấp dữ liệu môi trường do đơn vị mình quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường (qua Tổng cục Môi trường) để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi
trường quốc gia;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a,
b, c khoản 2 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ:
a) Thu nhận dữ liệu môi trường địa phương quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông
tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện;
b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi trường của địa
phương;
c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và
cung cấp dữ liệu môi trường do địa phương quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi
trường (thông qua Tổng cục Môi trường) để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu
môi trường quốc gia;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a,
b, c khoản 3 Điều này.
Câu 3: Quy định công bố và cung cấp thông tin môi trường theo điều 130 và
131 của luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Điều 130. Công bố, cung cấp thông tin môi trường
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo


cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường
trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi trường thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1
Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động
của mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
3. Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường liên quan
đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Điều 131. Công khai thông tin môi trường
1. Thông tin môi trường phải được công khai gồm:
a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bảo vệ môi trường;
b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;
c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
d) Các báo cáo về môi trường;
đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì
không được công khai.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan
tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác của thông tin.


Câu 4: Theo thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy trình bày:
1.Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân
các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan
ngang Bộ
3.Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý
khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
Theo TT số 19/2016/TT-BTNMT
Điều 3. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân
các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường, bao
gồm: hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường; khu vực môi trường bị ô
nhiễm, suy thoái; các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; cơ sở có
nguồn thải lớn; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình hình phát sinh

chất thải; các vấn đề môi trường chính;
b) Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bao gồm: tổ chức
bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực BVMT; xd và hoàn thiện chính sách, pháp
luật về BVMT; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động BVMT;
đánh giá chung về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; tình hình thực hiện
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 141, Điều


143 và trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
c) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong năm tới, bao gồm: định
hướng các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chính;
d) Đề xuất, kiến nghị.
Điều 4. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang
Bộ
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
a) Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các
loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính (nếu có) của ngành,
lĩnh vực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi
trường bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; ban hành
văn bản chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách
nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 3 Điều 142 và
trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
c) Định hướng công tác bảo vệ môi trường trong năm tới và đề xuất, kiến nghị.
Điều 5. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu
kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:



a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường:
Tổng diện tích đất, mặt nước, cây xanh; tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường;
nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường;
b) Tình hình và kết quả công tác bảo vệ môi trường: Tổ chức bộ máy và nguồn lực
bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường theo quy định;
c) Khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị.
Câu 6: Theo thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy trình bày:
1.Khái niệm mô hình DPSIR?
Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D
(phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Sức
ép - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi
trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi
trường).
2.Thiết lập mối quan hệ D, P, S, I, R trong đánh giá hiện trạng môi trường cho
1 đối tượng cụ thể?
3.Trình bày cấu trúc báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia và báo cáo
chuyên đề về môi trường địa phương?
- Giới thiệu về chủ đề báo cáo.


- Giới thiệu chung về báo cáo chuyên đề: các thông tin khái quát về mục đích,
phạm vibáo cáo, lý do lựa chọn chủ đề, nhóm đối tượng của báo cáo.
Chương I. Tổng quan về vấn đề môi trường (chủ đề môi trường được lựa
chọn)
- Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực
tiếp đến chủ đề môi trường được lựa chọn. Phân tích các ảnh hưởng đó.

Chương II. Sức ép ô nhiễm môi trường
Yêu cầu: trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông qua phân tích các tác
động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó
đánh giá nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề báo cáo đã lựa
chọn.
- Thải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn gây ô nhiễm tác động
đến vấn đề môi trường (chủ đề mà báo cáo đã lựa chọn).
- Đánh giá nguyên nhân trực tiếp của vấn đề (sức ép) và các động lực chính đã
dẫn đến sức ép đó.
- So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm nói trên giữa các năm, giữa các
ngành, lĩnh vực đối với môi trường.
- So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm.
Chương III. Hiện trạng môi trường của chủ đề môi trường lựa chọn
- Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông số đặc trưng, đánh giá chất
lượng môi trường. So sánh các giá trị của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian.
Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường


- Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đề của báo cáo) đến:
4.1. Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi
trường.
4.2. Phát triển kinh tế - xã hội.
4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái.
Chương V. Thực trạng quản lý môi trường
Yêu cầu: đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đối với chuyên đề môi
trường của báo cáo. Những việc đã làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu
ý (những tồn tại và thách thức).
- Những thành công (về chính sách, luật pháp, tổ chức và triển khai hoạt động bảo

vệ môi trường chuyên đề...).
- Những tồn tại, thách thức (về cơ cấu quản lý, quy hoạch, luật pháp, nguồn lực,
vốn đầu tư cho môi trường và triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên
đề...).
Chương VI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường, phương hướng và giải
pháp bảo vệ môi trường
6.1. Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
- Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm xây dựng báo cáo (liên
quan đến chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Một số thách thức (liên quan đến chủ đề của báo cáo) trong thời gian tiếp theo.
6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường.


- Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi
trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo
lựa chọn).
- Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô
nhiễm môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Các giải pháp cụ thể khác (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
Kết luận, kiến nghị
4.Trình bày vai trò của các cơ quan quản lý số liệu quan trắc môi
trường các cấp?
THEO ĐIỀU 127 LUẬT BVMT 2014
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ
sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường; công bố kết quả quan trắc môi trường
quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi

trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết
quả quan trắc môi trường của địa phương.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả
quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
THEO TT 43/2015/TT-BTNMT
Điều 20. Quản lý số liệu quan trắc môi trường


1. Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu
quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật bảo vệ
môi trường năm 2014.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số
liệu quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật
bảo vệ môi trườngnăm 2014.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc môi trường theo quy
định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
5.Trình bày chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường của các cấp?
THEO TT 43/2015/TT-BTNMT
Điều 21. Chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường
1. Các đơn vị trực thuộc BTNMT, đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia được giao kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các
chương trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi Tổng cục Môi
trường số liệu quan trắc môi trường có liên quan để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường số
liệu quan trắc môi trường .
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu kinh

tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao.


4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại
Khoản 3 Điều này thực hiện báo cáo cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều
này có trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm chất lượng, tính chính xác và độ tin cậy của
số liệu quan trắc môi trường.
6. Việc báo cáo số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản 1, Khoản
2, Khoản 4 Điều này thực hiện theo hình thức, tần suất quy định tại Điều 22, Điều
23 Thông tư này
Câu 7: Trình bày các bước điều tra, thống kê nguồn gây ô nhiễm môi
trường? Tiêu chí lựa chọn nguồn thải cần thống kê? ? Lấy một ví dụ cụ thể để
minh họa cho tiêu chí lựa chọn nguồn thải cần thống kê?
Bước 1 : xác định tiêu chí thống kê nguồn thải
Bước 2 :
+ Lập danh sách sơ bộ ( vị trí nguồn thải, đặc tính nguồn thải, thải lượng( lưu
lượng và công suất)) của từng nguồn và tổng số trên toàn bộ khu vực, sử dụng
bản đồ phân bố nguồn thải…
+ Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải của thành phần MT
Bước 3 : gửi danh sách thống kê sơ bộ cho CQQL trực tiếp.
Bước 4 : CQQL gửi địa phương lấy ý kiến và thống nhất danh sách.
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NGUỒN THẢI CẦN THỐNG KÊ:
1.Nguồn xả thải trực tiếp


2.Nguồn thải gây ÔNMT theo TT số 04/2012/ tt-btnmt của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.
( các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm làng nghề, làng có nghề);
b) Bệnh viện;
c) Bãi rác;
d) Cơ sở giam giữ, cải tạo phạm nhân; Trường, Trung tâm giáo dưỡng; Trung tâm
huấn luyện nghiệp vụ thuộc lực lượng Công an nhân dân;
đ) Cơ sở bảo trợ xã hội; Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
e) Các đơn vị huấn luyện quân sự từ cấp quân khu trở lên; các cơ sở xử lý vũ khí,
chế tài, trang thiết bị quân sự.)
3.Các nguồn thải thuộc diện thanh tra
4.Các nguồn thải bị phản ánh theo ý kiến cộng đồng
5.Các nguồn thải có lượng thải lớn
6.Các nguồn thải có sự hạn chế về sản xuất
Câu 8: Nêu các chỉ tiêu thống kê ngành Tài nguyên và Môi trường, lĩnh
vực Môi trường theo thông tư 29/2013/TT-BTNMT ngày 09/10/2013 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chỉ tiêu thống kê môi trường cấp tỉnh
theo thông tư 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư quy định nội dung về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia? Chỉ rõ các dữ


liệu cần điều tra thống kê và nguồn số liệu của các chỉ tiêu thống kê môi
trường?
THEO THÔNG TƯ 29/2013/TT-BTNMT : BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ
TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
04. MÔI TRƯỜNG
ST
T

1

Mã số
0401

Nhóm, tên chỉ
tiêu
Nồng độ các chất
trong môi trường
không khí

Dữ liệu cần điều tra thống

- các thông số kỹ thuật đo
đạc, quan trắc được của
một số chất tồn tại trong
không khí .Các thông số
như :TSP, PM10, CO, SO2,
NOx (NO2, NO), O3...

Nguồn số liệu
-Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Các trạm quan trắc
của các Bộ, ngành và
địa phương;

- Các chương trình
quan trắc chuyên đề,
chương trình quan trắc
của các Bộ, ngành, tổ
chức khác.

2

0402

Tỷ lệ ngày trong
năm có nồng độ
các chất trong
môi trường không
khí vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật
cho phép

- Tổng số ngày được quan
trắc trong năm có nồng độ
chất X cao hơn QCVN
- Tổng số ngày được quan
trắc trong năm

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;

- Các trạm quan trắc
của các Bộ, ngành và
địa phương;
- Các chương trình
quan trắc chuyên đề,


chương trình quan trắc
của các Bộ, ngành, tổ
chức khác.
3

0403

Hàm lượng các
chất trong môi
trường nước

Hàm lượng một số chất
trong môi trường nước
- Nước mặt: DO, COD,
BOD5, N-NH4+, hàm lượng
chất định dưỡng (N- NO3-,
P-PO43-), Coliform, kim
loại nặng (As, Hg, Pb).
- Nước dưới đất: COD,
NH4+, N-NO3-, P-PO43-,
Coliform, kim loại nặng
(As, Cu, Fe, Mn, Hg, Pb).
(Thống kê các thông số kĩ

thuật đo được)

4

0404

Hàm lượng các
chất trong môi
trường nước biển
tại khu vực cửa
sông, ven biển và
biển xa bờ

Thống kê các thông số kĩ
thuật đo được các chất tồn
tại trong nước biển như
- Độ muối , DO, N-NH4+,
N-NO3-, P-PO43-, CN,…
- KL nặng, dầu mỡ ..

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Các trạm quan trắc
của các Bộ, ngành và
địa phương;
- Các chương trình

quan trắc chuyên đề,
chương trình quan trắc
của các Bộ, ngành, tổ
chức khác.
- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Các trạm quan trắc
của các Bộ, ngành và
địa phương;
- Các chương trình
quan trắc chuyên đề,
chương trình quan trắc
của các Bộ, ngành, tổ
chức khác.

5

0405

Hàm lượng các
chất trong trầm
tích đáy tại khu
vực cửa sông, ven
biển

Thống kê hàm lượng kim

loại nặng có mặt trầm tích
cửa sông và dầu mỡ
khoáng qua các phương
pháp như, lấy mẫu, phân

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực


tích,

thuộc Trung ương;
- Các trạm quan trắc
của các Bộ, ngành và
địa phương;
- Các chương trình
quan trắc chuyên đề,
chương trình quan trắc
của các Bộ, ngành, tổ
chức khác.

6

0406

Tỷ lệ diện tích
các khu bảo tồn

thiên nhiên

-Tổng diện tích các khu
bảo tồn thiên nhiên (trên
cạn) bao gồm cấp quốc gia
và cấp tỉnh được công
nhận (ha)
- Tổng diện tích tự
nhiên (ha)

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Quyết định thành lập
các Vườn quốc gia của
Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.

7

8

0407

0408


Số loài nguy cấp,
quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ

Thống kê: Loài động vật,
thực vật hoang dã quý hiếm
nguy cấp, giống cây trồng ,
giống vật nuôi, vi sinh vật
và nấm nguy cấp, quý hiếm
mà đáp ứng các tiêu chí,
điều kiện được đặt ra
Tỷ lệ các doanh
-Tổng số doanh nghiệp đã
nghiệp được cấp
được cấp chứng chỉ ISO
chứng chỉ quản lý 14001 (số cộng dồn các
môi trường
năm)
- Tổng số doanh nghiệp

- Tổng cục Môi
trường;
- Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương;
- Các Bộ: Nông nghiệp
và Phát triển nông
thôn, Công Thương, Y
tế, Xây dựng, Giao


thông vận tải;
- Tổng cục Thống kê.
9

0409

Tỷ lệ chất thải
-tổng khối lượng chất thải
nguy hại được thu nguy hại
gom, xử lý
-tổng khối lượng chất thải
nguy hại phát sinh.

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Báo cáo của các Bộ:
Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công
Thương, Y tế, Quốc

phòng.

10

0410

Tỷ lệ cơ sở gây ô
nhiễm môi trường
nghiêm trọng
được xử lý

-Tổng cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng
đã được cấp giấy chứng
nhận hoàn thành các biện
pháp xử lý ô nhiễm triệt để
- tổng số các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm
trọng.

- Chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp áp dụng
đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường các
tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Báo cáo của các Bộ:
Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công
Thương, Y tế, Xây

dựng, Quốc phòng;
- Văn phòng 64, Tổng
cục Môi trường.

-THEO THÔNG TƯ 02/2011/TT-BKHĐT NGÀY 10/01/2011 CỦA BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Nhóm 19 : Bảo Vệ Môi TRường


STT


số

Nhóm, tên chỉ tiêu

Dữ liệu cần điều tra thống kê

Nguồn số liệu
Báo cáo của Sở
Nông nghiệp và
Phát triển nông
thôn.
Báo cáo của Sở
Nông nghiệp và
Phát triển nông
thôn.

1


T1901

Diện tích và tỷ lệ che
phủ rừng

- Diện tích rừng hiện có
- Tổng diện tích đất tự nhiên

2

T1902

Số vụ và diện tích
rừng bị cháy, bị chặt
phá

-Số vụ và diện tích rừng tự
nhiên, rừng trồng đã bị cháy
không còn khả năng khôi
phục
- Số vụ và diện tích rừng bị
chặt phá

3

T1903

Số vụ thiên tai và
mức độ thiệt hại Loại
thiên tai;


4

T1904

Tỷ lệ rừng đặc dụng
được bảo tồn

5

T1905

Tỷ lệ diện tích đất
được bảo vệ, duy trì
đa dạng sinh học

6

T1906

Diện tích đất bị thoái
hoá

7

T1907

8

T1908


Diện tích canh tác
không được tưới tiêu
hợp lý
Mức giảm lượng
nước ngầm, nước mặt

9

T1909

-Số vụ thiên tai
- Mức độ thiệt hại: số người
chết, số người bị mất tích, số
người bị thương; thiệt hại về
tài sản
- Diện tích rừng đặc dụng
được bảo tồn
- Tổng diện tích rừng đặc
dụng
-Diện tích đất thực tế được
bảo vệ, duy trì đa dạng sinh
học
-Tổng diện tích đất quy
hoạch nhằm bảo vệ và duy
trì đa dạng sinh học
-Diện tích đất bị thoái hoá
nhe
-Diện tích đất bị thoái hoá
trung bình

-Diện tích đất bị thoái hoá
nặng
Diện tích cây trồng bị thiệt
hại do các nguyên nhân hạn
hán, úng lụt
Sự chênh lệch của lượng
nước ngầm/nước mặt năm
sau so với năm trước
Tổng số suối khô cạn theo

Số suối khô cạn theo

Báo cáo của Sở
Nông nghiệp và
Phát triển nông
thôn.
Báo cáo của Sở
Nông nghiệp và
Phát triển nông
thôn.
Tổng diện tích đất
quy hoạch nhằm
bảo vệ và duy trì
đa dạng sinh học
Báo cáo của Sở
Tài nguyên và
Môi trường.

Báo cáo của Sở
Tài nguyên và

Môi trường.
Báo cáo của Sở
Tài nguyên và
Môi trường.
Báo cáo của Sở


mùa hoặc vĩnh viễn
10

T1910

11

T1911

12

T1912

13

T1913

mùa hoặc khô cạn vĩnh viễn
có đến thời điểm báo cáo
Tỷ lệ các doanh
-Tổng số doanh nghiệp đã
nghiệp được cấp
được cấp chứng chỉ ISO

chứng chỉ quản lý
14001 (số cộng dồn các
môi trường
năm).
-Tổng số doanh nghiệp
Tỷ lệ các đô thị, khu
-Số đô thị từ loại đặc biệt,
công nghiệp, khu chế loại I đến loại V có công
xuất, cụm công
trình xử lý chất thải rắn đạt
nghiệp xử lý chất thải tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn
rắn, nước thải đạt tiêu kỹ thuật quốc gia
chuẩn hoặc quy chuẩn -Tổng số đô thị từ loại đặc
kỹ thuật quốc gia
biệt, loại I đến loại V
tương ứng
-Số đô thị từ loại đặc biệt,
loại I đến loại V có công
trình xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
-Số khu công nghiệp, khu
chế xuất, cụm công nghiệp
đã xử lý toàn bộ chất thải rắn
đạt tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia
-Số khu công nghiệp, khu
chế xuất, cụm công nghiệp
đã xử lý toàn bộ nước thải
đạt tiêu chuẩn hoặc quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia
-Tổng số các khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp
Tỷ lệ chất thải nguy
-Tỷ lệ phần trăm các chất
hại đã xử lý đạt tiêu
thải nguy hại (rắn, lỏng, khí)
chuẩn, quy chuẩn kỹ
đã được xử lý
thuật quốc gia tương
-Tổng khối lượng chất thải
ứng
nguy hại.
Tỷ lệ nước thải của
các cơ sở sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ
được xử lý đạt tiêu

-Tổng lượng nước thải của
các cơ sở sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ đã xử lý
bảo đảm tiêu chuẩn Việt

Tài nguyên và
Môi trường.
Báo cáo của Sở
Tài nguyên Môi
trường


- Báo cáo của
Ngành xây dựng
hàng năm;
- Điều tra mẫu
một số đô thị và
khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm
công nghiệp định
kỳ 2 năm/1lần

- Báo cáo của Sở
Tài nguyên và
Môi trường;
- Báo cáo của Sở
Công thương;
- Báo cáo của Sở
Y tế.
- Báo cáo của Sở
Tài nguyên và
Môi trường.
- Báo cáo của Sở


chuẩn quy định

14

T1914

Tỷ lệ chất thải rắn thu

gom, đã xử lý đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia tương
ứng

15

T1915

Số vụ vi phạm môi
trường đã phát hiện,
số vụ đã xử lý

16

T1916

Chi cho hoạt động
bảo vệ môi trường

Nam cho phép
-Tổng số nước thải do các cơ
sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thải ra.
-Tỷ lệ phần trăm chất thải
rắn đã được xử lý với công
nghệ phù hợp đạt tiêu chuẩn
hiện hành
-Tổng số chất thải rắn


Xây dựng.

- Báo cáo của Sở
Xây dựng;
- Báo cáo của Sở
Tài nguyên và
Môi trường;
- Báo cáo của Sở
Y tế.
-Tổng số vụ đã được các Cơ - Báo cáo của Sở
quan có thẩm quyền xử lý về Tài nguyên và
hành vi vi phạm theo quy
Môi trường;
định của Luật Bảo vệ môi
- Báo cáo của
trường và các Luật khác có
Công an tỉnh.
liên quan
- Tổng số các vụ vi phạm đã
được phát hiện
- Chi từ nguồn ngân sách
- Báo cáo của Sở
nhà nước;
Tài nguyên và
- Chi từ nguồn thu của
Môi trường;
những đơn vị, cá nhân dưới
- Chi ngân sách
hình thức thu phí
theo loại, khoản

- Chi từ nguồn tài trợ quốc
của Sở Tài chính
tế;
hoặc Kho bạc
- Chi của các doanh nghiệp, Nhà nước
các công ty, các cơ sở sản
tỉnh/thành phố; xuất kinh doanh
Kết quả điều tra
- Các khoản chi khác do các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân thực hiện
điều tra hộ cá thể;
- Các cuộc điều
tra chuyên đề
khác.




×