Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DE THI TUYEN SINH LOP 10 CHUYEN VAN 2015 2016 TRUONG NGUYEN TRAI CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.9 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm : 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
Cảm nhận của em về ánh mắt của người cha - người chiến sĩ trước giờ phút hi
sinh trong đoạn văn sau:
Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng,
không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết
được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi
không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi
cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt và đi xuôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, trong Ngữ văn 9, tập một)
Câu 2 (3,0 điểm)
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.
Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một
vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay
lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá
ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá.
Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.


( Phỏng theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 3 (5,0 điểm)
Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới
“biết nói”.
Hãy khám phá thế giới “biết nói” trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
------------------Hết------------------Họ tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ………………….
Chữ kí của giám thị 1:………………… Chữ kí của giám thị 2: ………...


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên
sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm)

- Ánh mắt - cái nhìn chứa bao điều muốn nói (1,5 điểm)
+ Cái nhìn của kỉ niệm, tiếc nuối vì chưa làm được nhiều cho con, vì
không được tiếp tục chiến đấu với đồng đội.( 0,5 điểm)
+ Cái nhìn trao gửi niềm tin cây lược sẽ được trao tận tay cho con. (0,5
điểm)
+ Cái nhìn khẳng định tình cảm bất diệt: tình cha con sẽ còn sống
mãi.(0,5 điểm)
- Khái quát chung (0,5 điểm): Cái nhìn vừa rất đời thường của một con người
trước giây phút cuối cùng của cuộc đời, thay cho những lời trăng trối; cái nhìn vừa có
sức ám ảnh đặc biệt để lại nhiều cảm xúc, khiến người đọc thấy khâm phục sự hi sinh
của người chiến sĩ, thấy được tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.
Câu 2 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các
ý sau:
Nội dung
Điểm
tối đa
a. Giới thiệu khái quát:
0,5
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Những 0,5
trở ngại và thách thức có thể sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là chúng ta sẽ
vượt qua nó như thế nào để đi đến đích trong hành trình cuộc đời mình
một cách hoàn hảo nhất?
b. Xác định nội dung nghị luận:
2,0

Mẩu chuyện Vết nứt và con kiến để lại trong chúng ta nhiều suy 0,5
ngẫm. Chi tiết con kiến bất ngờ gặp phải một trở ngại trên đường đi của


nó, cách con kiến vượt qua trở ngại gửi tới chúng ta một thông điệp: cần
phải dũng cảm đối diện với khó khăn, cần phải sáng tạo để thích nghi
với hoàn cảnh, đồng thời phải chuẩn bị hành trang cho mình khi bước
vào cuộc đời.
- Trước trở ngại của cuộc sống, nếu chúng ta không tìm cách vượt qua 0,5
thì chỉ có thể ở đó và mơ mộng, nuối tiếc về viễn cảnh mà thôi. Nhưng
nếu chúng ta kiên trì, bền bỉ, sáng tạo ta sẽ có cơ hội vượt qua và thành
quả tốt đẹp sẽ đến.
- Lựa chọn sự dũng cảm đối mặt với thách thức, luôn tìm tòi sáng tạo để 0,5
vượt qua thách thức là phẩm chất đẹp, là thước đo khẳng định giá trị
đích thực của con người và là con đường dẫn tới thành công.
- Để con đường đến đích một cách tốt đẹp trong cuộc đời mỗi người, đòi 0,5
hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang. Đó là tri thức là
sức khỏe... Điều quan trọng nữa: khi đạt đến thành công, ta không được
vứt bỏ những gì đã giúp ta, trái lại phải trân trọng, phải giữ gìn, phải trau
dồi nó. Vì nó sẽ rất có ích trong tương lai. (dẫn chứng)
c. Bài học:
0,5
- Trước nghịch cảnh, chúng ta không nên tuyệt vọng mà hãy tìm cách 0,25
vượt qua. Hãy chuẩn bị mọi thứ cho mỗi chặng đường trong hành trình
cuộc đời mình.
- Chúng ta cần lên án những người hay buông xuôi, đầu hàng trước khó 0,25
khăn; phê phán những kẻ hời hợt, thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi
việc.
Câu 3 (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong
sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Điểm
Nội dung

tối đa
0,5
1. Giới thiệu vấn đề
- Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế 0,25

giới biết nói.
- Hình tượng ánh trăng - vầng trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn
Duy là một thế giới như thế.
(Cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, tạo ấn tượng, có sáng tạo)
2. Giải thích vấn đề:
- Hình tượng văn học là một thế giới sống:
+ Đó là hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới
hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể.
+ Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên
mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.
- Hình tượng văn học là thế giới biết nói:

0,25

1,0
0,25


0,75


+ Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận
thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một
lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống.
+ Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về
con người, cuộc sống…để lựa chọn cho mình một lối sống đúng đắn. Người
đọc có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu trong tác phẩm mà người nghệ sĩ
muốn truyền đạt.
+ Một tác phẩm văn học đến được với tâm hồn độc giả, có sức sống bền
vững qua thời gian khi người nghệ sĩ tạo dựng được thế giới biết nói từ thực
tại.
3. Hình tượng ánh trăng – vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của
Nguyễn Duy- thế giới biết nói
- Trước hết, vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên. Nguyễn Duy đã xây
dựng hình tượng ánh trăng - vầng trăng từ hình ảnh quen thuộc trong thiên
nhiên để qua đó nhận thức và gửi gắm tâm sự, gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả
mọi người về lẽ sống ân tình, thủy chung.
- Trăng trong bài thơ còn mang nhiều ý nghĩa khác:
+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ : Trăng là người bạn tri
kỉ của con người suốt từ thời thơ ấu đến khi trở thành người lính-với những
năm tháng ở chiến trường. Con người chan hòa với thiên nhiên. Trăng là biểu
tượng của quá khứ đầy tình cảm.
+ Mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại: Từ ngày về thành phố,
với cuộc sống đầy đủ tiện nghi của ánh điện, cửa gương…con người đã quên
đi vầng trăng tình nghĩa; vầng trăng vẫn đi về qua ngõ mà đã trở thành người
dưng tự bao giờ…Sự vô tình hay cũng là sự bạc bẽo, vô tâm?
+ Từ một tình huống đột ngột: điện thành phố vụt tắt, phản xạ bật tung cửa

sổ, tìm nguồn sáng mới, vầng trăng đột ngột xuất hiện trước mắt nhân vật trữ
tình. Đối diện với vầng trăng tròn vành vạnh, ánh sáng như chiếu rọi tâm hồn
con người, gọi về bao kỉ niệm. Giật mình gặp lại cố nhân, trong lòng con
người trào lên bao cảm xúc: rưng rưng, như là đồng là bể, như là sông là
rừng…
+ Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh là biểu tượng của quá khứ vẹn
nguyên, chung thủy, nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Cuộc
sống đổi thay nhưng nghĩa tình thì bền vững. Trăng là người bạn - nhân chứng
nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung khiến con người phải giật mình thức
tỉnh lương tâm.
+ Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng - vầng trăng, Nguyễn Duy
cũng gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ về lẽ sống: cuộc sống hôm nay được
xây dựng từ hôm qua, đừng lãng quên, đừng chà đạp lên quá khứ, phải biết
trân trọng, tri ân, sống nghĩa tình, thủy chung.
- Liên hệ: Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một
người, mà có ý nghĩa đối với một thế hệ, với nhiều thời đại. Bởi nó đặt ra
vấn đề thái độ sống, với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình.
4. Khẳng định được thế giới biết nói của tác phẩm văn học nói chung,
trong bài thơ Ánh trăng nói riêng.
…………….Hết……………

3,0
0,5

0,5

0,25

0,25


0,5

0,5

0,5

0,5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

ĐỀ DỰ PHÒNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm : 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):
Chất Huế ngọt ngào và sức sống mùa xuân được thể hiện như thế nào trong
những câu thơ sau đây:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biêc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 2 (3,0 điểm)
Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.
( Theo hạt giống tâm hồn- NXB Tổng hợp TPHCM)
Trình bày những suy ngẫm của em về quan niệm trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
“ Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người
bà thân yêu nơi quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ
niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng. Cả bài thơ
là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức.”
( Chu Văn Sơn, Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại
NXB Giáo dục- Hà Nội 2000)
Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt để làm rõ nhận định trên.

------------------------------Hết------------------------------

Họ tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ………………….……
Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2: ………...……


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm : 04 trang


A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày, cách diễn đạt trong bài làm của
học sinh để đánh giá được một cách chính xác tư duy, năng lực, thái độ. Tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí;
Trân trọng sự sáng tạo của học sinh, khuyến khích những bài viết có cảm xúc.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, lập luận thuyết phục, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm):
- Chất Huế ngọt ngào trong đoạn thơ (0,75 điểm)
+ Một vài nét chấm phá tinh tế giàu ý nghĩa tượng trưng (dòng sông xanh bông hoa tím biếc) khiến người đọc hình dung ra đất và người xứ Huế. (dòng sông
Hương thơ mộng và màu tím thủy chung của những tà áo dài duyên dáng)
+ Chất Huế còn được thể hiện qua các từ ngữ gợi phong cách dịu dàng của
ngôn ngữ xứ Huế (lời gọi “ơi”, cách hỏi “hót chi mà”...)
- Sức sống mùa xuân trong đoạn thơ (0,75 điểm)
+ Toát lên từ vẻ đẹp cân đối, hài hòa (dòng sông - bông hoa) từ những gam
màu tươi sáng (xanh - tím)
+ Đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khi nhà thơ diễn tả âm thanh của tiếng
chim chiền chiện.
- Bình luận về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống, từ đó làm nổi
bật tâm trạng say sưa ngây ngất và tư thế chủ động đón nhận của nhà thơ với cuộc
đời - một trái tim thiết tha yêu cuộc sống, dù cận kề bên cái chết...( 0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Có thể viết thành bài văn hoặc đoạn văn hoàn chỉnh.
b. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các
ý sau:
Nội dung
Điểm
tối đa
1. Giới thiệu được câu nói
0,25
2. Giải thích được nội dung câu nói
0,75
- Tự làm giàu mình là một cách nói hình ảnh nói về quá trình làm cho 0,75
tâm hồn chúng ta trở lên trong sáng, nhân ái... Mỉm cười là biểu hiện


của niềm vui, thái độ lạc quan, yêu đời...Cho đi và tha thứ chính là hành
động, thái độ biết quan tâm đến người khác, biết bỏ qua cho lỗi lầm của
người khác.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
1,75
- Tự làm giàu bản thân bằng cách biết mỉm cười, cho đi và tha thứ đem 0,75
đến nhiều ý nghĩa tích cực:
+ Chính sự lạc quan, yêu đời là động lực tạo sức mạnh giúp chúng ta 0,25
vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, tìm thấy ánh sáng
trong đường hầm tối tăm.
+ Trong cuộc sống, mỗi người phải biết cho đi. Nếu chỉ biết nhận mà 0,25
không có sự cho đi thì sẽ trở thành kẻ ích kỉ, tham lam,vô cảm,thiếu
trách nhiệm. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
+ Sự khó khăn với mỗi chúng ta chính là sự tha thứ cho người khác khi 0,25
họ mắc lỗi. Nhưng đây lại là việc làm có ý nghĩa nhân văn nhất. Tha thứ
sẽ trút bỏ những đau khổ, hận thù trong lòng ta.Tha thứ sẽ khiến cho
mầm mống của sự đố kị ghen ghét, mầm mống của tội lỗi, của cái ác

không thể sinh sôi, phát triển.
- Cuộc sống không phải ai cũng biết tự làm giàu tâm hồn mình một cách 0,5
đúng đắn. Nhiều người ảo tưởng cho rằng sự giàu có về vật chất mới là
quan trọng, tâm hồn giàu có phải được đo đếm bằng yếu tố vật chất.
Điều này cần phải phê phán.
( dẫn chứng)
- Làm giàu tâm hồn chính là ta đang hướng tới hoàn thiện nhân cách bản 0,5
thân. Do vậy chúng ta cần có ý thức giữ gìn bồi đắp đời sống tình cảm
để tâm hồn luôn giàu có.
4. Hành động suy nghĩ của bản thân trong việc đánh giá đời sống tôn 0,25
hồn người khác và của chính mình trong cuộc sống hiện đại hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Vận dụng kiểu bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ để phân tích, bình giá, chứng
minh làm rõ vấn đề.
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn
viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Nội dung
Điểm
1. Giới thiệu vấn đề
0,5
- Dẫn dắt: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề: trích dẫn ý kiến, khái quát về tình cảm bà cháu thiết tha
sâu nặng.
2. Giải quyết vấn đề
* Khái quát nội dung ý kiến: Bài thơ tình cảm nhớ thương của đứa
cháu đang ở nơi xa với người bà thân yêu. Lời tâm tình theo theo dòng hồi

tưởng, các kỉ niệm (sự việc) được tiếp nối thành mạch chuyện trong bài thơ:

0,25
0,25
4,0
0,5


rành mạch từng thời điểm, từng quãng thời gian, từng hoàn cảnh…: “Lên
bốn tuổi’, “Tám năm ròng”, “Năm giặc đốt làng”, “Mấy chục năm rồi, đến
tận bây giờ”, rồi thì “ Giờ cháu đã đi xa…”. Mỗi kỉ niệm lại được bao bọc
bằng một nỗi nhớ thương của người cháu nơi xa với người bà tảo tần, khó
nhọc suốt đời hi sinh vì con cháu. Dòng cảm xúc nhớ thương trào dâng, sâu
lắng
( 2,0)
* Lời tâm tình- Dòng tâm trạng, hồi ức của người cháu.
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc về bà: Nhớ về hình ảnh (0,5)
bếp lửa cháu lại nhớ về bà, trong lòng người cháu trào dâng cảm xúc mãnh
liệt, thương bà âm thầm lặng lẽ chịu bao vất vả qua những năm tháng nhọc
nhằn của cuộc đời hi sinh vì con cháu. (Một bếp lửa …nắng mưa)
- Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa:
(1,5)
+ Nhớ về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn trong
lòng cháu vẹn nguyên nỗi xúc động về tình bà: trong những năm tháng đói
khổ ấy bà vẫn chắt chiu, tảo tần giúp cháu vượt qua đói nghèo.(Lên bốn
tuổi…cay’’)
+ Kí ức tuổi thơ sống bên người bà tần tảo sớm hôm, cùng với âm thanh
tu hú vang vọng làm thức dậy nỗi nhớ thương da diết của cháu với và -> Kỉ
niệm làm người cháu như được sống lại trong tình yêu thương đùm bọc,
chở che của bà ->Tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc của cháu với

bà.(Tám năm ròng…xa’’)
+ Nhớ năm giặc càn, cảnh làng xóm bị tàn phá đau thương trong thời
chiến tranh loạn lạc với bao nỗi cơ hàn …, song vẫn ấm áp bởi tình người
tương thân, tương ái- tình đoàn kết xóm làng…Nghĩ về kỉ niệm cháu càng
biết ơn và khâm phục phẩm chất cao đẹp của bà: ý chí, nghị lực và niềm tin
cùng tình yêu thương, hi sinh bà dành cho con cháu. Bà là chỗ dựa tinh thần
vững chắc cho cháu -> Nỗi xúc động của cháu khi nghĩ về bà.(Năm giặc
đốt làng…yên’’
(2,0)
* Những suy ngẫm về bà, cuộc đời bà và bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa ngọn lửa : Hình ảnh bếp lửa được nâng lên thành (1,0)
hình ảnh ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa, hình ảnh ấn dụ, mang ý nghĩa biểu
tượng, ngọn lửa của tình yêu, niềm tin …Vững lòng tin vào tương lai cuộc
kháng chiến của dân tộc, bà kiên trì nhóm lửa và giữ cho ngọn lửa tình yêu,
niềm tin luôn ấm nóng tỏa sáng. Trở thành kỉ niệm ấm lòng, niềm tin nâng
bước cho cháu trong cuộc đời.
- Từ hình ảnh bếp lửa gợi trong lòng cháu những suy ngẫm về bà và cuộc
0,5
đời bà: Cuộc đời gian nan vất vả, tần tảo hi sinh vì con cháu. Bằng tình yêu
thương của mình, bà đã nuôi dưỡng niềm yêu thương trong cháu, khơi dậy
trong cháu những tình cảm tốt đẹp của con người (tình cảm gia đình, tình
yêu quê hương đất nước), thắp lên những ước mơ niềm tin, hoài bão trong
cháu. Bếp lửa bình dị mà cao quí, thân thuộc mà lạ kì, rất đỗi thiêng liêng vì
nó luôn gắn với hình ảnh người bà. Bà là người nhóm lửa,giữ lửa và truyền
lửa.
- Đứa cháu nhỏ ngày xưa giờ đã trưởng thành đi xa, xa vòng tay chăm
0,5
chút của bà để đến với chân trời mới. Dù không gian, thời gian cách trở,
cuộc đời cháu thay đổi với những niềm vui, niềm hạnh phúc của cuộc sống



mới, nhưng tình bà vẫn sưởi ấm lòng cháu…Cháu không quên quá khứ,
không nguôi nhớ bà, nhớ một thời gian nan, đói khổ mà vẫn ấm áp nghĩa
tình. Bài thơ là tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa …Đó là đạo lí, tình cảm
thủy chung tốt đẹp của con người Việt Nam
3. Kết thúc vấn đề
- Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và
nghị luận. Hình ảnh thơ sáng tạo: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh
người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc suy nghĩ về bà và
tình bà cháu. Hình ảnh thơ vừa gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý
nghĩa biểu tượng.Thể thơ tám chữ phù hợp với dòng hồi tưởng cảm xúc.
- Bài thơ là những kỉ niệm xúc động của người cháu về người bà và tình
bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đốivới
bà và cũng là đối với gia đình,quê hương, đất nước.
…………….Hết …………………

0,5
0,25

0,25


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm : 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá
đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những
cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị
nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường
cái, luồn cả vào gầm xe.
( Theo Ngữ văn 9, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.
b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
c.Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện
pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Các Mác: “ Tình bạn chân chính là
viên ngọc quý ”.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)

------------------------------Hết-----------------------------Họ tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ………………….……

Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2: ………...……


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
Đáp án gồm : 03 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh
giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên
sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” (0,25 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 0,25 điểm)
b.( 0,5 điểm)
Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba.
c.(1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa (0,25 điểm)

+ Ẩn dụ (0,25 điểm)
-Tác dụng:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
(0,25 điểm)
+ Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề
của câu chuyện. (0,25 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các
ý sau:
Nội dung
Điểm
tối đa
1. Giới thiệu được câu nói
0,25
2. Giải thích được nội dung câu nói
0,75
- Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa hai hoặc một nhóm người 0,25
có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng…
- Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng, tâm đầu, ý hợp, yêu thương 0,25
quý trọng nhau, thủy chung gắn bó, không vụ lợi, không dung tục tầm


thường.
- Các Mác đã dùng cách nói so sánh để khẳng định tình bạn chân chính
trong sáng, quý giá như ngọc.

3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Quan niệm hoàn toàn đúng vì: Tình bạn chân chính sẽ giúp đỡ nhau
trong học tập, trong lao động. Những người bạn chân chính sẽ cùng nhau
chia sẻ những ngọt bùi, đắng cay trong cuộc sống. Bạn chân chính sẽ
đem lại hạnh phúc cho nhau, gắn bó với nhau ngay cả những lúc khó
khăn nhất.
( Dẫn chứng: Tình bạn của Lưu Bình- Dương Lễ, Bá Nha- Chung Tử Kì,
Dương Khuê- Nguyễn Khuyến, Các Mác- Ăng- ghen…)
-Trong cuộc sống, nếu không có tình bạn chân chính, khi gặp khó khăn,
cô đơn không nhận được sự chia sẻ, động viên…
- Người biết xây dựng tình bạn chân chính là người có văn hóa, có nhân
cách, sẽ được mọi người yêu mến kính trọng
- Trong cuộc sống, cần phê phán những kẻ giả dối, lừa thày phản bạn;
hoặc lợi dụng tình bạn để thực hiện những toan tính tầm thường…
- Tình bạn đẹp phải được kiểm nghiệm qua thời gian, qua những biến cố
của cuộc sống. Mỗi người nên ý thức về việc xây dựng, vun đắp cho
mình một tình bạn chân chính.
- Cần biết phân biệt bạn tốt, bạn xấu; Nên biết chọn bạn mà chơi.
4. Liên hệ bản thân
- Nhận thức được tầm quan trọng của tình bạn
- Khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng tình bạn chân chính

0,25
1,5
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


0,25
0,5
0,25
0,25

Câu 3 (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong
sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Điểm
tối đa
1. Giới thiệu khái quát
1,0
- Giới thiệu tên bài thơ, đoạn thơ, tác giả
0,5
- Khái quát được giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động 0,5
nghẹn ngào khi gặp Bác, tâm trạng lưu luyến khi phải rời xa lăng Bácrời xa Bác
2. Phân tích hai khổ thơ
3,0
-Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác
0,25
- Khổ thơ đầu thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả 0,25
nhìn thấy Bác ở trong lăng như trong giấc ngủ.
Nội dung



- Cách nói giảm, nói tránh ( giấc ngủ), hình ảnh ẩn dụ (vầng trăng sáng 0,5
dịu hiền, trời xanh), từ gợi tả (nghe nhói), gợi không gian yên tĩnh, trang
nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
- Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành, 0,5
sâu sắc trước sự ra đi của Bác.
- Khổ thơ sau diễn tả tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng 0,5
Bác.
- Một loạt hình ảnh thơ được kết hợp với điệp ngữ, sử dụng dưới hình 0,5
thức liệt kê, góp phần thể hiện niềm mong ước hóa thân, ước nguyện tha
thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng thành
kính, biết ơn…
- Tiếng lòng của tác giả thổn thức, thiết tha, đau đáu khôn nguôi, gợi 0,5
cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Đó là tình cảm của nhà thơ nói riêng và
của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
3. Kết luận
1,0
- Khái quát đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5
- Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân.
0,5

…………….Hết……………



×