Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TỔNG HỢP 20 CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.55 KB, 32 trang )

TỔNG HỢP 20 CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2
1. Một doanh nghiệp có rủi ro cao thì lợi nhuận sẽ lớn? Sử dụng nguyên tắc
doanh lợi và rủi ro trong tài chính doanh nghiệp, bình luận ý kiến trên.
2. Nêu một ví dụ thực tế về nguyên tắc giá trị thời gian của tiền trong quản
lý tài chính doanh nghiệp? Cho biết tầm quan trọng của nguyên tắc này
trong quản lý tài chính?
3. Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo
tài chính như thế nào? Bình luận về những báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
4. Cách xác định chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp
5. Nhận xét vấn đề về chi phí vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
6. Chứng khoán phái sinh
7. Có ý kiến cho rằng, chi phí vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn chi phí nợ vay.
Bình luận ý kiến trên? Tại sao các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam lại
ưa thích phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu để tăng vốn?
8. Một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì càng có lợi? Hãy bình luận ý
kiến trên và liên hệ tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay?
9. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu được sử dụng
trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
10. Mức “Thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước” ở Việt Nam được quy định
giảm, khoản thu này có xu hướng bị loại bỏ. Hãy phân tích.
11. Sử dụng nợ luôn bất lợi cho DN?
12. Lý thuyết về thị trg hiệu quả? Qđịnh trong thị trg ntn?
13. Trình bày mối liên hệ giữa các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp
14. Khả năng thanh toán của DN được pt ntn thông qua các BCTC? Nhận
xét về tình hình pt TC của các doanh nghiệp VN hiện tại.
15. Phân biệt DT và thu, CP và chi.
16. Trả cổ tức bằng tiền tốt or không? Chính sách cổ tức
1|Page



17. Việc tăng thuế TNDN trong khi các yếu tố khác ko đổi chắc chắn làm
giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn
18. Cơ cấu vốn và chi phí vốn của DN. Nhận xét về cơ cấu vốn của DN VN
hiện nay
19. Đòn bẩy tài chính tạo ra rủi ro tài chính. Tại sao các nhà quản trị không
loại bỏ rủi ro này bằng cách chỉ tài trợ cho hoạt động kinh doanh bằng vốn
cổ phần, tránh sử dụng Nợ vay?
20. Tại sao nói đòn bẩy kinh doanh là đòn bẩy giai đoạn đầu, đòn bẩy tài
chính là đòn bẩy giai đoạn sau?

2|Page


1. Một doanh nghiệp có rủi ro cao thì lợi nhuận sẽ lớn? Sử dụng nguyên
tắc doanh lợi và rủi ro trong tài chính doanh nghiệp, bình luận ý kiến
trên.
Lợi nhuận của một khoản đầu tư được hiểu là phần chênh lệch giữa kết quả
thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ
ra. Lợi nhuận thực tế phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh đã được
thực hiện trong khi đó, lợi nhuận kì vọng cho biết mong đợi của nhà đầu tư
về kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Rủi ro là khả năng hay xác suất xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến
hay là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác
với mức sinh lời dự kiến ban đầu.
Khi rủi ro càng lớn tức là khả năng xảy ra sai biệt giữa lợi nhuận kì vọng
và lợi nhuận thực tế càng cao. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có độ rủi ro
cao tương đương với doanh nghiệp có kì vọng lợi nhuận thu được cao. Nếu
hoạt động hiệu quả, DN sẽ thu được lợi nhuận lớn, ngược lại hoạt động kém
hiệu quả, chịu thua lỗ thì tồn thất mà DN phải chịu không hề nhỏ.

Vậy có thể thấy, rủi ro cao thì lợi nhuận kì vọng cao hay DN muốn có lợi
nhuận cao thì phải chấp nhận mức độ rủi ro cao tương ứng chứ không phải “
DN có rủi ro cao thì LN sẽ lớn”. Ý kiến trên vì thế không chính xác.
2. Nêu một ví dụ thực tế về nguyên tắc giá trị thời gian của tiền trong
quản lý tài chính doanh nghiệp? Cho biết tầm quan trọng của nguyên tắc
này trong quản lý tài chính?
Ví dụ minh họa :
Một doanh nghiệp đầu tư 100 triệu vào trái phiếu chính phủ kì hạn 2 năm lãi
suất coupon là 8%/năm. Lãi suất chiết khấu trên thị trường là 8%/năm. (thị
giá=mệnh giá tại thời điểm hôm nay)
Sau 1 năm, thu nhập doanh nghiệp nhận được từ khoản đầu tư là :
3|Page


100*0.08=8 triệu
Tại thời điểm đáo hạn, doanh nghiệp nhận được khoản thu nhập là: 100+8=
108 triệu
Giá trị tương lai của khoản đầu tư 100 triệu ngày hôm nay là : 8*(1+8%)
+108=116.64 triệu (giả sử lãi suất tái đầu tư của khoản coupon nhân được
năm 1 là 8%)
Giá trị hiện tại của khoản thu nhập 116.64 triệu 2 năm sau là 100 triệu
ngày hôm nay (= 8/1.08+108/1.08^2).
Tầm quan trọng của nguyên tắc này trong quản lý tài chính:
(Phần này mình có đáp án từ TCDN1 cũng khá đầy đủ, khi nào đi in tlieu,
mình photo luon trang này cho mọi người.Lười đánh lại.:D)
3. Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo
cáo tài chính như thế nào? Bình luận về những báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được ptich thông qua báo cáo tài
chính ( trang 47 Gtrinh TCDN- Các tỷ số về khả năng hoạt động )

Bình luận về những báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam :
Thực trạng chất lượng BCTC tại các công ty cổ phần niêm yết trên
TTCK Việt Nam
Ưu điểm:
-

Nhìn chung, các CTCP niêm yết đã tuân thủ quy định lập và nộp
BCTC định kỳ. Những công ty lớn, có thương hiệu, uy tín trên thị
trường chấp hành tốt theo đúng quy định tại QĐ15/2006/QĐ-BTC, tạo
4|Page


ra các báo cáo có chất lượng tốt, thông tin đầy đủ giúp cho các đối
tượng sử dụng đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
-

Với quy định hiện nay báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo bắt buộc
trong hệ thống báo cáo đã giúp các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ…
thấy được nguồn tiền hiện tại của công ty.

-

Bảng thuyết minh BCTC được trình bày chi tiết cung cấp cho người
sử dụng đủ thông tin về công ty (vốn chủ sở hữu, tình hình đầu tư, các
khoản vay…). Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh BCTC được đặt
trong mối quan hệ chặt chẽ giúp cho người sử dụng BCTC của công
ty đánh giá được tình hình tài chính của công ty

-


Một số công ty khi lập BCTC hợp nhất đã sử dụng phương pháp vốn
chủ sở hữu để hạch toán các khoản đầu tư tài chính cung cấp thông
tin trung thực về giá trị tài chính hiện tại của các khoản đầu tư.

Hạn chế và nguyên nhân:
Dưới góc độ các cơ quan ban hành chính sách và quản lý kinh tế Nhà nước:
-

Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn một số hạn chế và chưa phù hợp so
với thay đổi của nền kinh tế. Một số nghiệp vụ trên thực tế đã xuất
hiện nhưng chưa có chuẩn mực, thông tư hướng dẫn rõ ràng gây khó
khăn cho các công ty khi thực hiện. Những khác biệt thực tế giữa
chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế
(IFRS) có ảnh hưởng lớn đến đối tượng sử dụng BCTC. Liên quan
đến các khoản đầu tư chứng khoán (theo phương pháp giá gốc và
phương pháp vốn chủ sở hữu): một số chuẩn mực kế toán chưa được
soạn thảo hướng dẫn đúng và chi tiết để thực sự làm được trong thực
tế như VAS 07, 08, 10,16, 25, 26; chưa hướng dẫn cụ thể phương pháp
vốn chủ sở hữu (chỉ mới có TT 161/2007-BTC - chuyển từ BCTC
riêng theo phương pháp giá gốc sang BCTC hợp nhất theo phương
pháp vốn chủ sở hữu).

-

Ở một số nước đã có quy định rằng các BCTC phải công bố thông tin
về thu nhập của hội đồng quản trị và ban giám đốc bao gồm các khoản
5|Page



thu nhập bằng tiền mặt, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, cổ
phiếu được cấp và giá trị các khoản lợi khác. Ở Việt Nam chưa có quy
định này, điều này làm thiệt hại đến các cổ đông nhỏ, các cổ đông
không nằm trong ban điều hành trong việc biểu quyết thông qua các
phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các cán bộ điều hành chủ
chốt của công ty.
-

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là báo cáo quan trọng đối với các
công ty cổ phần vì báo cáo này cho biết lợi ích của cổ đông. Ở Việt
Nam báo cáo này chưa phải là báo cáo bắt buộc trong hệ thống BCTC,
các thuyết minh trong BCTC về chỉ tiêu này chỉ nêu tóm tắt, sơ sài.

Dưới góc độ các công ty cổ phần niêm yết:
-

CTCP đưa ra với nhiều lý do khác nhau khi công bố thông tin chậm
so với quy định, tình trạng công bố thông tin theo kiểu đánh đố cũng
được nhiều công ty áp dụng như có công ty để file word, excel,
PDF (cả PDF từ word chuyển sang lẫn file scan bản cứng), thậm chí
có công ty công bố BCTC bằng hàng chục bức ảnh chụp các trang tài
liệu cứng.

-

Phần lớn các công ty thuyết minh BCTC sơ sài, chính sách kế toán áp
dụng nêu rất chung và thường trích dẫn theo chuẩn mực kế toán là
chính, nhiều khoản mục thực tế không có số liệu phát sinh tại công ty
nhưng vẫn có thuyết minh chính sách về khoản mục đó. Phần các
thông tin khác như nợ tiềm tàng, thông tin về các bên liên quan, báo

cáo bộ phận... nhiều công ty có trình bày nhưng không kỹ hoặc không
trình bày. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hay bị bỏ
qua không thuyết minh. Các khoản đầu tư, dự phòng, hàng tồn kho,
chi phí trả trước... chủ yếu diễn giải các số liệu, không thuyết minh cụ
thể. Một số thuyết minh ghi chú xem các phụ lục nhưng công ty
không đính kèm phụ lục.

-

Các công ty phải lập BCTC hợp nhất chưa biết phương pháp điều
chỉnh giá gốc trong BCTC riêng sang phương pháp vốn chủ sở hữu
6|Page


trong BCTC hợp nhất. Ban giám đốc, hội đồng quản trị, ban kiểm
soát... chưa thực sự quan tâm đến thông tin đầu tư tài chính theo
phương pháp vốn chủ sở hữu; Các đối tượng sử dụng BCTC quen với
thông tin được báo cáo theo giá gốc; Một số công ty kiểm toán độc lập
khi lập báo cáo kiểm toán đã không nêu bật những sai sót này, cho
rằng sai sót không trọng yếu hoặc loại trừ khi báo cáo kiểm toán phát
hành...
-

Một số công ty có đầu tư tài chính không trích lập dự phòng giảm
giá đầu tư tài chính hoặc trích lập không đủ, không thực hiện trích lập
dự phòng trong báo cáo quý, và sau khi kiểm toán năm đã có một sự
điều chỉnh giảm lớn về lợi nhuận của mình do công ty trích lập thêm
dự phòng đầu tư tài chính. Việc trích lập dự phòng cho danh mục
hàng tồn kho, công nợ cũng chưa được các công ty tuân thủ theo đúng
yêu cầu của chuẩn mực.


-

Các công ty hoạt động trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khá
nhiều trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường hiện nay.
Phần lớn các công ty hạch toán doanh thu theo trường hợp thanh toán
theo giá trị khối lượng thực hiện, vì cách này đã quen thuộc với các
công ty trước đây (theo Chuẩn mực kế toán số 15 về Hợp đồng xây
dựng, có hai hình thức thanh toán là thanh toán theo tiến độ kế hoạch
và thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện)

-

Liên quan đến BCTC đã được kiểm toán: có sự khác biệt lớn số liệu
trước và sau kiểm toán, lợi nhuận nhiều CTCP bị giảm do cách hiểu,
áp dụng các chuẩn mực kế toán giữa công ty niêm yết và phía đơn vị
kiểm toán độc lập không thống nhất. Nhiều báo cáo bị kiểm toán viên
loại trừ bởi vì đó là những điều kiểm toán viên không thể khẳng
định,với những báo cáo này thì mức độ tin cậy rất thấp đối với nhà
đầu tư.

4. Cách xác định chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp
Vốn là nhân tố không thể thiếu để một doanh nghiệp hình thành và
phát triển sản xuất, kinh doanh. Có thể hiểu chi phi vốn là chi phí cơ hội của
7|Page


việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn
đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ ko làm giảm số lợi nhuận dành
cho chủ sở hữu.

Vốn của doanh nghiệp có thể hình thức từ nhiều nguồn tài trợ khác
nhau như vay nợ, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, thu nhập giữ
lại… Mỗi bộ phận vốn cấu thành có chi phí riêng. Trong khi đó, mỗi doanh
nghiệp đều muốn đạt tới một cơ cấu vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị cổ
phiếu của DN, DN phải tìm cách tài trợ sao cho đảm bảo được cơ cấu vốn
tối ưu đó.
Tỷ lệ nợ, cổ phần ưu tiên, cổ phần thường cùng với chi phí cơ cấu của
vốn được sử dụng để tính chi phí bình quân gia quyền vốn WACC.
Giả sử doanh nghiệp có cái nguồn vốn với chi phí như sau:





k d = l·i suÊt cña c¸c khoản nợ mới (trước thuế
k d (1 − T ) = chi phi sau thuế của nợ, trong đó T là tỷ lệ thuế biên
k ps =

chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi

k s = chi phí của thu nhập giữ lại; nó bằng với tỷ lệ lợi tức yêu cầu của cổ

phiếu thưêng.


k e = chi phí vốn ngoại sinh đạt được bằng cách phát hành cổ phiếu thường bổ

sung; khác biệt so với vốn chủ sử hữu được huy động từ thu nhập giữ lại do
chi phí gia tăng khi cổ phiếu mới được phát hành.





WACC = chi phí bình quân gia quyền vèn
Tính chi phí bình quân gia quyền vốn được trình bầy dưới đây đối với một
doanh nghiệp có tài trợ 30% nợ, 10% vốn cố phần ưu đãi và 60% vốn cổ
phần thường và chi phí cấu thành sau thuế:
Vèn
thµnh


cÊu Quy ×
ền số
0,3

×

Chi phí =
sau
thuế

Chi phí
gia
quyền

8,4%

2,52%

=


8|Page


C phiu u 0,1
ói

ì

12,6

=

1,26

C
phiu 0,6
thng

ì

16,0

=

9,60

WAC =
C
13,38%

Khi đợc khái quát hoá thành phơng trình thì,
WACC = wd k d (1 T ) + w ps k ps + wce ( k s hayk e )

Chi phớ vn trung binh chu nh hng bi rt nhiu nhõn t.










Hai nhân tố quan trng nht vt ra ngoi tm kim soỏt trc tip ca
doanh nghip l lói sut v thu.
Nu lói sut trong nn kinh t tng, thỡ chi phớ n tng bi vỡ doanh
nghip phi tr cho cỏc ch n lói sut cao hn. Lói sut cao hn cng lm
gia tng chi phớ vn cổ phần thờng và cổ phần u đãi.
T l thu c s dng trong vic xỏc nh chi phớ n sau thu - mt b
phn cu thnh WACC, tuy nhiờn chớnh sỏch thu tỏc ng n chi phớ vn
theo nhng cỏch thc khụng rừ rng. Vớ d, gim t l thu ỏnh vo khon
li vn so vi mc ỏnh vo thu nhp thụng thng hn s lm cho cỏc c
phiu hp dn hn vỡ lm gim chi phớ vn ch s hu so vi chi phớ n.
iu ny hn s dn ti thay i trong c cu vn mc tiờu.
Mt doanh nghip cú th tỏc ng ti chi phớ vn thụng qua chớnh sỏch
c cu vn, chớnh sỏch c tc v chớnh sỏch u t.
Doanh nghip cú th thay i c cu vn ca mỡnh, v chớnh s thay i
ú cú th tỏc ng ti chi phớ vn. Nu doanh nghip quyt nh s dng
nhiu n v ớt vn c phn thng hn, thỡ thay i quyn s trong phng

trỡnh xỏc nh WACC s cú xu hng lm gim WACC. Tuy nhiờn, tng n
s lm gia tng mc ri ro cho c ch n v ch s hu, v s dn ti
tng WACC - cui cựng l trit tiờu nhng tỏc ng ca thay i quyn s.

9|Page






Đối với bất kỳ mức độ thu nhập nào, tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao, mức
độ thu nhập giữ lại càng thấp và điểm gẫy của thu nhập giữ lại trong đ ờng chi phi von can bien MCC càng thấp.
Khi chỳng ta c tớnh chi phớ vn, chỳng ta s dng t l li tc yờu cu
i vi c phiu ca doanh nghip v chi phớ n mi lm im khi u cho
phõn tớch. Mc chi phớ phn ỏnh mc ri ro i vi cỏc ti sn ca
doanh nghip. Vỡ th, chỳng ta ngm gi nh rng vn mi s c u t
vo ti sn cựng loi v cú cựng mc ri ro i vi ti sn hin hnh. Gi
nh ny s l khụng chớnh xỏc nu doanh nghip t nhiờn thay i chớnh
sỏch u t ca mỡnh.
5. Nhn xột vn v chi phớ vn ca doanh nghip Vit Nam hin nay.
Nh chỳng ta ó bit, vn l mt trong nhng u vo c bn cho tt
c cỏc hot ng sn xut kinh doanh ca doanh nghip. Trong bi cnh nn
kinh t chỳng ta va thoỏt khi nhng nh hng ca khng hong ton cu,
v vn ang phi i mt vi rt nhiu khú khn thc ti nh lm phỏt, lói
sut cao, t giỏ bt n nh, TTCK liờn tc chm ỏy, v thờm vo ú l vi
chớnh sỏch tin t tht cht, dng nh vic tip cn cỏc ngun vn cho hot
ng sn xut kinh doanh ca doanh nghip Vit Nam li cng khú khn hn
bao gi ht.
Khi xem xột chi phớ vn, ta cn xem xột 2 vn : c cu vn ( tc l

t trng ca tng loi vn trong tng ngun ) v chi phớ ca tng loi vn
ú.
1.

C cu vn ca cỏc DN VN hin nay:

Nh ó bit, mt cu trỳc ngun vn hp lớ phi m bo s hi hũa gia
vn ch s hu v cỏc khon n phi tr, cú chi phớ s dng vn thp v ri
ro chp nhn c, phự hp vi iu kin kinh doanh c th ca DN. S kt
hp gia hai ngun vn ny ph thuc vo c im ca ngnh m DN hot
ng, tu thuc vo quyt nh ca ngi qun lý trờn c s xem xột tỡnh
hỡnh kinh doanh v ti chớnh ca DN.

10 | P a g e


Cấu trúc nguồn vốn của DN được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu
sau:
Hệ số nợ

=

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà DN đang
sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ vốn nợ.
Hệ số vốn chủ sở hữu
nợ

=


vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn =

1 - Hệ số

Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà DN đang
sử dụng có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu DN bỏ ra. Nếu hệ số vốn chủ sở
hữu càng cao, các khoản nợ của DN càng được đảm bảo khả năng thanh toán
và dĩ nhiên tài chính của DN càng nằm trong giới hạn an toàn. Ngược lại, hệ
số nợ cao chứng tỏ DN sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp phải rủi ro
thanh toán lớn khi khoản vay đáo hạn.
Tuy nhiên, vốn vay sẽ là nhân tố quan trọng kích thích DN đang có
những hợp đồng, dự án thực sự hiệu quả tận dụng tốt lợi thế đòn bẩy tài
chính để gia tăng lợi nhuận. Do vậy, nhìn vào cấu trúc nguồn vốn có thể
đánh giá được một cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của DN,
mức độ an toàn trong sử dụng tài sản, mức độ an toàn hay rủi ro khác trong
kinh doanh…
Ở Việt Nam cũng như một số quốc gia những năm qua tồn tại các DN
có “đặc quyền ” sử dụng vốn vay quá mức. Tình trạng này thường diễn ra
trong các DNNN. Trên danh nghĩa DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh
bình đẳng với các DN khác, tuy nhiên trong thực tế DNNN hầu như vẫn
được hưởng khoản “lợi ích vô hình”, đó là dễ dàng hơn trong tiếp cận các
nguồn vốn vay. Nếu không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, nhiều DNNN sẽ
sử dụng vốn vay tràn lan mà không bị áp lực về nguy cơ phá sản.
Chính những điều đó đã khiến cho cấu trúc nguồn vốn của các DN
này bị mất cân đối nghiêm trọng, vốn cho hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa
vào nguồn vốn đi vay. Vì vậy, phải tìm đội ngũ nhà quản lý DNNN thực sự
tài năng, có chuyên môn, năng lực quản lý và phát triển kinh doanh, coi
trọng việc tái cấu trúc nguồn vốn hướng đến hoạt động tài chính minh bạch
11 | P a g e



và lành mạnh. Bên cạnh đó, cần loại bỏ những nhà quản lý DN yếu kém, làm
ăn thua lỗ kéo dài hoặc không phát huy được ưu thế của DNNN đúng với thế
mạnh, tiềm năng.
2.

Chi phí nguồn vốn DNo hiện nay :

Theo khảo sát hiện nay, ở VN khoảng hơn 32% doanh nghiệp cho biết
vay vốn ngân hàng vẫn là nguồn huy động vốn chính trong thời gian qua.
Hai hình thức huy động vốn phổ biến tiếp theo là huy động vốn trong nội bộ
DN (21%) và vốn đối ứng của khách hàng (17%).
Chi phí nguồn vay : Mặc dù tín dụng ngân hàng vẫn là kênh truyền thông
được ưa chuộng, nhưng các DN cho rằng lạm phát và lãi suất cao, cộng với
tỷ giá không ổn định và thắt chặt cho vay và hạn mức tín dụng quá khắt khe
của các ngân hàng đang là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng
huy động vốn của DN. Mức lãi suất vay vốn hiện nay của các NHTM đều
lớn hơn 20%/năm. Khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt là lãi suất và các
loại phí đi vay quá cao, đồng thời, khó đáp ứng điều kiện cho vay của các
nhà đầu tư hay bên cung ứng vốn.
Trong bối cảnh siết tín dụng và thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện
nay, DN cho rằng quan trọng nhất là phải tái cấu trúc nguồn vốn để sử dụng
hiệu quả đồng vốn hiện có của DN, tối ưu hóa các nguồn vốn nhàn rỗi và thu
hẹp danh mục đầu tư với những dự án chưa cần thiết để tiết kiệm chi phí. Lãi
suất và tỉ giá hiện đang là vấn đề rất lớn với DN nhưng đây cũng là cơ hội để
DN tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả hơn. Chi phí vốn ở Việt Nam cao hơn
nhiều so với các nước khác. Nó tác động đến dòng chảy của vốn vì người ta
sẽ tìm tới những thị trường có chi phí thấp hơn”.
Các DN Việt Nam cần phải bảo toàn vốn trong những lúc "bão tố", còn

khi sóng yên biển lặng thì cũng phải duy trì quan hệ tốt với ngân hàng. Thực
tế có những DN vay vốn ở mức lãi suất 17% - 18% do có quan hệ tốt và
được ngân hàng tin tưởng.

12 | P a g e


Chi phí vốn CSH : Nguồn vốn CSH vẫn luôn là một nguồn quan trọng
đối với mỗi DN. Trong bối cảnh huy động vốn khó khăn như hiện nay, các
DN cân nhắc các nguồn vốn khác như liên kết theo chiều dọc, sáp nhập theo
chiều ngang, từ các quỹ đầu tư, tham gia vào thị trường chứng khoán quốc tế
và huy động từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Một số DN lớn, có uy tín đã biết tận dụng nguồn vốn trên kênh quốc tế
như Hoàng Anh Gia Lai là ví dụ khi phát hành thành công 100 triệu USD
TPDN và niêm yết trên TTCK Singapore. Sắp tới Vincom cũng có ý định
phát hành 300 triệu USD TP cũng niêm yết tại Singapore. Tuy nhiên, theo
khảo sát, chỉ có 10% DN cho rằng tìm kiếm vốn từ các quỹ đầu tư nước
ngoài là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Khó khăn là hiện hữu nhưng đó cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp có
trình độ quản lý vốn tốt chiếm ưu thế để vươn lên, mở rộng thị phần.
Như vậy. vấn đề nguồn vốn nào dành cho DN luôn là một vấn đề đau
đầu của bất cứ nhà quản trị tài chính. Yêu cầu cấp thiết đối với mỗi DN là
phải có một chính sách tái cấu trúc nguồn vốn , tức là cấu trúc lại nguồn vốn
hợp lý hơn với các chi phí vốn nhằm cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
để đạt tới tối đa hóa giá trị DN. Quyết định cấu trúc nguồn vốn là một vấn đề
hết sức quan trọng đối với mỗi DN, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính mà DN có thể phải đối mặt.
Tuy nhiên không phải bất kỳ DN nào cũng có thể xác định được cho mình
ngay từ đầu một cấu trúc nguồn vốn hợp lý đảm bảo cho DN kinh doanh
hiệu quả. Kể cả khi DN đã xây dựng được một cấu trúc nguồn vốn hợp lý thì

cấu trúc đó cũng không phải là bất biến trong một thời gian dài. Bối cảnh
hiện nay đòi hỏi nhà quản lý DN ở Việt Nam ngày càng phải am hiểu sâu về
lĩnh vực tài chính DN - điều còn thiếu ở rất nhiều lãnh đạo DN Việt Nam.
6. Chứng khoán phái sinh

13 | P a g e


Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài
chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác,
thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying).


Phân loại :

Chứng khoán phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh, theo chuẩn
mực Quốc tế, bao gồm nhiều loại. Nhưng có thể liệt kê 5 loại chứng khoán
phái sinh chủ yếu sau: quyền mua cổ phần; chứng quyền; hợp đồng kỳ hạn;
hợp đồng tương lai; và quyền lựa chọn.
Quyền mua cổ phần (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua
trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua
một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành CP phổ thông mới tương ứng
với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại mức giá xác định, thấp
hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định.
Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó
quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường
là cổ phiếu thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất
định. Quyền này được phát hành khi tổ chức lại các công ty hoặc khi công ty
nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu
hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những

điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy
ra của cổ phiếu thường.
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một
người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác
định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào
ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng
sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương
lai theo một mức giá đã định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị
trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia
thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi.

14 | P a g e


Quyền lựa chọn: Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người
nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền
chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và
trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ
số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm ...


Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh:

Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẫy hay
vay mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là
trong hợp đồng swaps); tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ,
thiếu kinh nghiệm.
Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư
không thể bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy

hàng loạt khi có khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc
làm méo mó thị trường vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các
công cụ phái sinh để quyết định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà
ban đầu được xem là thị trường là để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số
hướng dẫn thị trường.
Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh
tế làm nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều
chỉnh những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay
khủng hoảng kinh tế.


Mặt tích cực của công cụ phái sinh:

Thúc đẩy việc mua bán rủi ro, vì thế tạo ra một tác động tích cực trong
nền kinh tế. Trong điều kiện bình thường, giao dịch các chứng khoán phái
sinh không tác động nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế vì nó không phải là
một trò chơi có tổng bằng không về tính hữu dụng, giảm tác động khi có suy
giảm kinh tế xảy ra, giúp tăng tính thanh khoản của các công cụ cơ sở; cho
phép sử dụng đòn bẩy nâng cao lợi nhuận.
7. Có ý kiến cho rằng, chi phí vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn chi phí nợ
vay. Bình luận ý kiến trên? Tại sao các doanh nghiệp niêm yết của Việt
15 | P a g e


Nam lại ưa thích phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu để tăng
vốn?
Ở Vn hiện nay, thị trường trái phiếu công ty còn quá nhỏ và kém thanh
khoản. Nguyên nhân là hệ thống tài chính doanh nghiệp thiếu các hoạt động
đánh giá tín nhiệm đúng chuẩn và thường xuyên, hệ thống tài chính và giá trị
đồng nội tệ thiếu ổn định, dẫn đến không có đường cong lãi suất làm chuẩn.

Mặt khác, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với 1 phần vốn nợ của công ty phát hành. Nhà phát
hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong
hợp đồng vay. Nếu công ty không hoàn trả được lãi cho trái phiếu, người ta
sẽ xem xét vấn đề phá sản của công ty.
Ngược lại, cổ phiếu là chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với 1 phần vốn cổ phần của công ty phát hành. Thứ nhất,
phát hành cổ phiếu doanh nghiệp không phải chịu gánh nặng nợ nần, không
tạo áp lực với tính thanh khoản của doanh nghiệp. Thứ 2, các chủ đầu tư có
thể cung cấp cho doanh nghiệp những hỗ trợ kinh doanh quan trọng mà
daonh nghiệp không có. Cuối cùng, phát hành cổ phiếu doanh nghiệp không
phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của chủ sở hữu.
=> doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam lại ưa thích phát hành cổ phiếu hơn
là phát hành trái phiếu để tăng vốn
9. Trình bày nguyên tắc giá trị thời gian của tiền trong quản trị tài chính
doanh nghiệp. Đưa ra ví dụ minh họa?
Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền: để đo lường giá trị tài sản của chủ sở
hữu, cần sử dụng khái niệm giá trị thời gian của tiền, tức là phải đưa lợi ích
va chi phí của dự án về một thời điểm , thường là thời điểm hiện tại . Theo
quan điểm của các nhà đầu tư , dự án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi
phí . Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập như là tỷ lệ
chiết khấu.
Thực tiễn hoạt động tài chính chỉ rõ: Một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn
một đồng trong tương lai, bởi 3 lý do sau:
-

Thứ nhất: do lạm phát làm cho đồng tiền mất giá.
16 | P a g e



-

Thứ hai: do rủi ro trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày.
Thứ ba: do cơ hội đầu tư làm cho một đồng ngày hôm nay nếu để tới
ngày mai, ngoài tiền gốc còn có tiền lãi do chính nó sinh ra, còn một
đồng ở tương lai thì vẫn chỉ là một đồng mà thôi.
Ví dụ: một người lấy một dòng tiền, cho lãi suất chiết khấu rùi quy về
hiện tại nhé

8. Một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì càng có lợi? Hãy bình
luận ý kiến trên và liên hệ tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Thực tế, việc sử dụng nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn mạnh hơn trong quá trình đầu tư.
Ngoài ra, đây là một vấn đề mà CFO hoạch định một cấu trúc vốn mục tiêu
với những lợi ích từ tấm chắn thuế. Lãi từ chứng khoán nợ mà một công ty
chi trả là một chi phí được khấu trừ thuế. Khoản khấu trừ thuế của lãi từ
chứng khoán nợ làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo lý thuyết
cấu trúc vốn của Miller và Modigliani (MM), một doanh nghiệp nên gia tăng
tỷ lệ nợ cho đến khi giá trị hiện giá của tấm chắn thuế từ lãi vay vừa đủ để
bù trừ bằng gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Vì vậy, các
nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp phải phân tích và đưa ra mức vay nợ
bao nhiêu là có lợi cho doanh nghiệp mình, tránh trình trạng sử dụng quá
nhiều nợ sẽ dẫn đến chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn phần bù trừ tấm chắn
thuế, khi đó sẽ đưa doanh nghiệp đến những rủi ro về tài chính.
Theo định đề II của MM, khi nợ là phi rủi ro thì tỷ suất sinh lợi dự kiến từ cổ
phần thường của một doanh nghiệp có vay nợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ /
vốn cổ phần, tức là tỷ lệ nợ / vốn cổ phần càng nhiều thì tỷ suất sinh lợi từ
cổ phiếu tăng có lợi cho NĐT. Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro
không thực hiện nghĩa vụ tăng lên và doanh nghiệp buộc phải chịu lãi suất

vay nợ cao hơn. MM dự báo rằng khi điều này xảy ra, tỷ lệ gia tăng trong tỷ
suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần chậm lại. Doanh nghiệp càng có nhiều
nợ, tỷ suất sinh lợi dự kiến càng ít nhạy cảm với các khoản nợ vay thêm.
17 | P a g e


Khi nợ có rủi ro thì trái chủ gánh chịu một phần rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro này chuyển từ các cổ
đông sang các trái chủ. Vay nợ làm tăng tỷ suất sinh lợi dự kiến từ đầu tư của
các cổ đông. Nhưng nó cũng làm gia tăng rủi ro của các cổ phiếu của doanh
nghiệp. MM cho thấy rằng rủi ro gia tăng vừa đúng bù trừ cho gia tăng trong
tỷ suất sinh lợi dự kiến, nên những người nắm giữ cổ phiếu không được lợi
mà cũng không bị thiệt.
Theo số liệu điều tra tại 108 Tổng công ty 90, 91 của Công ty tư vấn
Mekong, số nợ phải thu tồn đọng tính đến hết năm 2006 là 2.272 tỉ đồng,
chiếm 4,7% tổng số nợ phải thu. Nợ phải trả tồn đọng là 21.904 tỉ đồng,
chiếm 13,7% tổng nợ phải trả. Riêng trong hệ thống ngân hàng thương mại
nhà nước, nợ quá hạn (nợ xấu) lên tới 10.046 tỉ đồng. Nếu tính cả ngân hàng
chính sách xã hội và ngân hàng phát triển, tổng số nợ xấu lên đến 13.659 tỉ
đồng. Còn theo số liệu ước tính của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ
Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới WB, nợ xấu của các DN VN vào
khoảng 6,2 tỉ USD, tức là chiếm hơn 13% GDP cả nước.
Cho đến cuối năm 2006, theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, các
DNNN mới xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước với tổng số tiền là 314,91 tỉ đồng; xử lý nợ đọng hơn 19
nghìn tỉ đồng, chủ yếu bằng biện pháp thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo, sử
dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trong số DN đã CPH, có khoảng 2.000
DN có nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị DN.
Theo Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) thì số nợ phải trả của DNNN thường
gấp 1,2 -1,5 lần vốn nhà nước tại DN, thậm chí có nhiều DN nợ gấp vài lần

đến hàng chục lần vốn chủ sở hữu. Số nợ phải thu cũng chiếm từ 50-60%
vốn chủ sở hữu, đặc biệt nợ khó đòi chiếm đến 15-20% lợi nhuận hàng năm,
nhưng lại không được ghi đầy đủ trong sổ sách kế toán DN. Đến thời điểm
này, việc xử lý các khoản nợ tồn đọng của khối DNNN mà Bộ Tài chính,
Ngân hàng Nhà nước đưa ra biện pháp vẫn chủ yếu là giãn nợ, khoanh nợ.

18 | P a g e


9. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí vốn và tỷ lệ chiết khấu được sử
dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
Trả lời:
-

-



-

-

Chi phi sử dụng vốn được xem như là 1 liên kết quyết định tài trợ và
quyết định đầu tư.
Chi phí sử dụng vốn thường được sử dụng để thay thế với tỷ suất sinh
lời đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất rào cản cho các nhà đầu tư mới
và cơ hội phí của sử dụng vốn.
Chi phí sử dụng vốn là:
+ tỷ suất sinh lời mà doanh nghiệp phải tạo ra từ những dự án đầu tư
để đảm bảo duy trì vốn cổ phần trên thị trường.

+ mức tỷ suất sinh lời mà các nhà cung ứng vốn trên thị trường yêu
cầu doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo tài trợ vốn của họ đối với
doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn là 1 khái niệm vô cùng quan trọng khi đề cập đến
chiến lược tài trợ của doanh nghiệp, là cầu nối quan trọng giữa các
quyết định đầu tư dài hạn của 1 doanh nghiệp với việc gia tăng giá trị
tài sản của các chủ sở hữu theo yêu cầu của các nhà đầu tư trên thị
trường, là cơ sở để lựa chọn dự án đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị của
doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp : tỷ lệ dùng để chiết khấu dòng
tiền bình quân của doanh nghiệp, qua đó tác động đến giá trị của
doanh nghiệp.
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án
đầu tư là mức lãi suất chiết khấu được dùng khi rủi ro của dự án cá thể
nàu khác biệt với rủi ro của doanh nghiệp. Trong trường hợp nàu phải
điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu phản ánh được mức độ lệch bình
quân giữa rủi ro của doanh nghiệp và rủi ro của dự án cá thể.

Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả tài
chính dự án = r +Δr + Δr*Po/Io

19 | P a g e


Trong đó: r : chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp trước đầu

Δr : gia tăng trong chi phí sử dụng vốn do tính rủi ro của dự án mới này
Io: đầu tư ban đầu của dự án mới.
Po: giá trị của doanh nghiệp trước đầu tư



-

Nhận xét: từ công thức trên ta thấy:
Chi phí sử dụng vốn sẽ khác nhau giữa dự án này với dự án khác tùy
thuộc vào mức độ rủi ro của dự án.
Nếu Δr = 0 thì chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp
(WACC) là lãi suất chiết khấu thích hợp.
Nếu Δr >0 ( đây là 1 dự án có rủi ro)thì cần cộng thêm phần bù rủi ro
vào WACC
Nếu Δr< 0 ( đây là 1 dự án ít rủi ro hơn độ rủi ro bình quân của doanh
nghiệp ) thì phải trừ đi 1 “ phí an toàn” từ WACC của doanh nghiệp.
/>
10. Mức “ Thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước” ở Việt Nam được quy
định giảm, khoản thu này có xu hướng bị loại bỏ. Hãy phân tích.
Trả lời:
11. Sử dụng nợ luôn bất lợi cho DN?
Trả lời :
Trước tiên, ta so sánh việc sử dụng nờ và vốn chủ sở hữu cái nào tốn ít chi
phí hơn, “chi phí” được đề cập ở đây chính là chi phí có thể đo lường được
cho việc huy động vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Với nợ, đó
chính là chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay của mình.
Với vốn cổ phần, chi phí sử dụng vốn được hiểu như là quyền đối với thu
nhập phải đủ thỏa mãn được các cổ đông khi họ quyết định góp vốn vào
côngty.
Ví dụ, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ và cần tài trợ khoảng
$40,000, bạn có thể hoặc là đi vay ở ngân hàng số tiền $40,000 với lãi suất
20 | P a g e



10% hoặc bạn có thể bán 25% cổ phần doanh nghiệp cho người hàng xóm
với giá $40,000.
Giả sử trong năm sau đó, doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra được lợi nhuận
hoạt động là $20,000. Nếu ban đầu bạn quyết định đi vay ở ngân hàng với
chi phí lãi vay (hay còn gọi là chi phí tài trợ của nợ) sẽ là $4,000, bạn còn lại
lợi nhuận $16,000. Ngược lại, nếu bạn đã sử dụng tài trợ vốn cổ phần, nghĩa
là bạn không hề có nợ và dĩ nhiên là không có chi phí lãi vay nhưng bạn chỉ
được nắm giữ 75% lợi nhuận của doanh nghiệp thôi (25% khác thuộc sở hữu
của người hàng xóm nhà bạn). Do đó, lợi nhuận của bạn bây giờ chỉ có
$15,000 (tức 75%*$20,000)
Từ ví dụ này, bạn có thể thấy nợ rẻ hơn vốn cổ phần là như thế nào, do đó
cũng rất dễ hiểu khi các cổ đông sáng lập của công ty quyết định lựa chọn
phát hành nợ chứ không phải vốn cổ phần. Thuế cũng là một yếu tố giúp cho
tình huống phát hành nợ trở nên tốt hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng
nợ, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động trước khi
thu nhập bị đánh thuế, do đó chính hành động đã đem đến cho doanh nghiệp
lợi ích tấm chắn thuế từ nợ.
Dĩ nhiên, lợi ích của tài trợ nợ với lãi suất cố định đôi khi lại có thể là điểm
bất lợi. Bởi vì nợ được xem chi phí tài chính cố định, dù doanh nghiệp của
bạn có hoạt động ra sao, thu nhập nhiều hay thậm chí đang thua lỗ thì doanh
nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo
hạn, do vậy một sự gia tăng nợ của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc
gia tăng thêm rủi ro tài chính.
Quay trở lại ví dụ trên, giả sử trong năm sau, công ty của bạn chỉ tạo ra được
có $5,000. Với tài trợ nợ, bạn có thể vẫn có cùng $4,000 lãi vay phải trả và
vì vậy lợi nhuận của bạn chỉ còn lại $1,000 ($5,000 -$4,000). Trong trường
hợp tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần, tức là bạn không hề phải trả một
đồng lãi vay nào hết, thì bạn vẫn có 75% lợi nhuân tương đương với $3,750
(75%
x

$5,000).
Do vậy, đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể
được sử dụng thường xuyên với mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn
21 | P a g e


cổ phần. Tuy nhiên, nếu giai đoạn nào công ty không thể vận hành tốt để tạo
ra tiền lượng tiền mặt đủ lớn, thì chi phí lãi vay lúc này có thể là một gánh
nặng. Đây chính là mặt trái của việc tài trợ hoạt động doanh nghiệp bằng nợ.
Từ đây có thể thấy, dù nợ có chi phí rẻ hơn vốn cổ phần, doanh nghiệp nào
cũng có thể hiểu được điều này, nhưng thời điểm nào thì sử dụng nợ là hợp
lý? Hợp lý ở đây có nghĩa là tận dụng được tối đa lợi ích của nợ, tận dụng tối
đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính từ nợ.
Dễ thấy, các doanh nghiệp không bao giờ có thể chắc chắn 100% về lượng
thu nhập trong tương lai (mặc dù họ có thể có những dự đoán hợp lý) và khi
thu nhập tương lai của các doanh nghiệp càng không ổn định thì rủi ro càng
tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh thấp, có
dòng tiền ổn định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong
các ngành nhiều rủi ro hơn. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu hoạt
động, đang trong giai đoạn khởi nghiệp cũng sử dụng nợ rất ít, nếu không
muốn nói là không có sử dụng nợ. Các doanh nghiệp mới với sự không chắc
chắn cao có thể phải trải qua một thời gian đầy khó khăn để tìm được tài trợ
bằng nợ vay, nên thường thì các hoạt động của chúng hầu hết được tài trợ
bằng vốn cổ phần.
Ở Việt Nam, nhắc đến nợ, người ta thường có tâm lý e dè, nhất là đối với các
doanh nghiệp đang trong thời kỳ “sung mãn”, lượng tiền mặt vô cùng dư
thừa thì dường như họ lại càng không quan tâm đến nợ. “Tiền tôi có, tại sao
phải vay?” Cũng vậy, sau 7 năm TTCKVN ra đời, đi vào hoạt động và đạt
được sự phát triển như hôm nay thì để giải quyết bài toán thiếu vốn, doanh
nghiệp niêm yết thường chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không mấy mặn mà

với việc sử dụng tài trợ bằng nợ. Các doanh nghiệp dường như đã quên đi lợi
ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Hi vọng trong tương lai không xa, vấn
đề tài trợ bằng nợ sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm thỏa đáng
và đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng nợ. Cũng cần nhắc lại là,
phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức vay nợ của doanh
nghiệp.

22 | P a g e


12. Lý thuyết về thị trg hiệu quả? Qđịnh trong thị trg ntn?
Lý thuyết thị trường hiệu quả:


-

-





-



Thị trường hiệu quả về mặt thông tin đòi hỏi các giả định:
Có một số lượng lớn các thành viên tham gia thị trường cạnh tranh,
mỗi thành viên phân tích và định giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi
nhuận của mình.

Các nhà đầu tư cạnh tranh cố gắng điều chỉnh giá cổ phiếu ngay tức
khắc với tất cả các thông tin liên quan sẵn có nhằm phản hồi được ảnh
hưởng của thông tin.
Giá cả chứng khoán được thay đổi tại thời điểm bất kỳ chủ yếu dựa
vào thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra.
Đặc điểm của thị trường hiệu quả thông tin:
Các nhà đầu tư nên kỳ vọng thu được một mức hoàn vốn đầu tư có thể
trang trải các chi phí ( lợi nhuận hợp lý)
Không thể suy luận hiệu quả hoạt động tương lai từ hiệu qủa hoạt
động quá khứ.
Thị trường chỉ có thể hiệu quả nếu có đủ người tin rằng thị trường
không hiệu quả.
Thị trường vốn phản ứng nhanh và đầy đủ với thông tin mới.
Các thành viên tham gia thị trường thường bỏ qua các thông tin không
liên quan.
Các hình thái thị trường hiệu quả:
Dạng yếu: nếu thị trường hiệu quả về thông tin trong quá khứ, hay nói
cách khác, nếu tất cả các thông tin quá khứ đã được phản ánh vào
trong giá , ta gọi là thị trường hiệu quả dạng yếu.
Dạng trung bình: nếu mức giá thị trường phản ánh tất cả các thông tin
hiện có, người ta gọi đó là hiệu quả dạng trung bình.
Dạng mạnh: thị trường mà tất cả các thông tin, bao gồm cả thông tin
nội gián được phản ánh trong giá được gọi là hiệu quả dạng mạnh.
Hiệu quả thị trường và chính sách đầu tư:

23 | P a g e


-


-

ở thị trường dạng yếu, việc sử dụng PTKT sẽ không dẫn tới hiệu quả
vượt trội vì thông tin được sử dụng để xây dựng chiến lược đầu tư đã
được phản ánh trong giá chứng khoán thức tế.
nếu thị trường ở dạng trung bình, PTCB lại không mang lại kết quả
hoạt động tốt hơn vì mọi thông tin công bố rộng rãi đã được phản ánh
trong giá chứng khoán.
Tóm lại, những người bảo vệ giả thiết thị trường hiệu quả sẽ áp dụng
chiến lược thụ động ( mua và nắm giữ ). Những người nghĩ rằng thị
trường luôn tạo ra khoảng trống cơ hội sẽ tham gia chiến lược thụ
động, gọi là chiến lược lựa chọn cổ phiếu và lựa chọn thời điểm thị
trường.
Do vậy, để quản lý danh mục đầu tư kể cả ở các thị trường hiệu quả
hoàn hảo, vị thế tối ưu của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như
tuổi tác, thuế, tâm lý ngại rủi ro, việc làm,…

13. Trình bày mối liên hệ giữa các bảng báo cáo tài chính của doanh
nghiệp
Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phản ánh các chỉ tiêu kinh tế - Tài chính
chủ yếu của doanh nghiệp, nó phản ánh các thông tin tổng hợp nhất về tình
hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ
cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
một kỳ kinh doanh nhất định.
Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: (1) Bảng
cân đối kế toán, Mã số B01 - DN; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

Mãsố B02 - DN; (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Mã số B03 - DN; (4)
Thuyết minh báo cáo tài chính, Mã số B09 - DN.
Báo cáo tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh cũng như các khía cạnh phi
tài chính của một doanh nghiệp, nhằm dự báo tình hình hoạt động tài chính
24 | P a g e


của doanh nghiệp đó trong tương lai.
Mỗi loại báo cáo có những mục đích sử dụng riêng:
- Bảng cân đối kế toán mô tả tình trạng tài chính của 1 doanh nghiệp tại 1
thời điểm nhất định, có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ
sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Nhìn vào
đó, nhà phtich có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức
độ tự chủ tài chính của DN, hơn nữa giúp các nhà ptich đánh giá đc khả
năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của
doanh nghiệp.
- BC KQKD: cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình SXKD của
DN và cho phép dự tính khả năng hoạt động của DN trong tương lai, giúp
nhà pt so sánh doanh thu cới số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch
vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh vs số tiền thực xuất quỹ để vận hành DN
=> cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quae sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý SXKD của DN.
- BCLCTT: xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập và thực xuất quỹ, trên
cơ sở đó, nhà pt thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xđ
số dư ngân quỹ cuối kỳ => từ đó thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu
cho DN nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của 1 DN, các nhà pt cần đọc và
hiểu được cá báo cáo tài chính, qua đó, nhận biết đc và tập trung vào các chỉ
tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu pt....
14. Khả năng thanh toán của DN được pt ntn thông qua các BCTC?

Nhận xét về tình hình pt TC của các doanh nghiệp VN hiện tại.
- Lý thuyết : sgk 41
- Liên hệ:
Thực trạng phân tích tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay là kiêm
nhiệm bởi bộ phận tài chính - kế toán kiêm nhiệm. Nhân viên phân tích tài
chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những
25 | P a g e


×