Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG, THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÀ BIẾN ĐỘNG MÙA VỤ KHAI THÁC Ở HỒ TRỊ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************

TRẦN VĂN MẪN

ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG, THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
VÀ BIẾN ĐỘNG MÙA VỤ KHAI THÁC
Ở HỒ TRỊ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2009

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************

TRẦN VĂN MẪN

ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG, THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
VÀ BIẾN ĐỘNG MÙA VỤ KHAI THÁC
Ở HỒ TRỊ AN

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số


: 606270

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ CẨM LƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2009

ii


ĐÁNH GIÁ SẢN LƯỢNG, THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
VÀ BIẾN ĐỘNG MÙA VỤ KHAI THÁC
Ở HỒ TRỊ AN
Trần Văn Mẫn
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch: TS. NGUYỄN VĂN TRAI
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2. Thư ký: TS. NGUYỄN THANH TÙNG
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản
3. Phản biện 1: TS. NGUYỄN PHÚ HÒA
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
4. Phản biện 2: TS. NGUYỄN TUẦN
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
5. Ủy viên: TS. VŨ CẨM LƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Văn Mẫn sinh ngày 21 tháng 8 năm 1983 tại thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Con ông Trần Văn Minh và bà Võ Thị Ái Qùy
Tốt nghiệp Phổ thông trung học tại trường PTTH Gia Hội, tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 1998
Tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi trồng Thủy sản hệ chính quy tại Đại học Nông
Lâm, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sau đó làm việc tại công ty Cargill Việt Nam, năm 2006
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: độc thân
Địa chỉ liên lạc: 241 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0984972141

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

Trần Văn Mẫn


v


LỜI CẢM TẠ
Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản với
đề tài: “Đánh giá sản lượng, thành phần loài cá và biến động mùa vụ khai thác ở
hồ Trị An” được hoàn thành nhờ có lời chỉ dẫn tận tình, lời động viên và giúp đỡ của
thầy cô, gia đình, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã truyền đạt và hỗ trợ kiến thức cho tôi, để tôi hoàn thành tốt chương trình cao
học.
Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Vũ Cẩm Lương, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thủy sản - trường Đại Học Lông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn kỹ sư Phan Trung Liệt – giám đốc Công ty Thủy sản
Đồng Nai, kỹ sư Nguyễn Văn Phước – phó giám đốc Công ty Thủy sản Đồng Nai, anh
Cao Văn Duấn và các anh em Công ty Thủy sản Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Con xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến ba mẹ và em trai đã động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong suốt quá trình học tập.
.

vi



TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá sản lượng, thành phần loài cá và biến động mùa vụ khai
thác ở hồ Trị An” được tiến hành bằng điều tra khảo sát 151 ngư dân hoạt động khai
thác thủy sản trên vùng hồ Trị An và khảo sát khai thác thực địa bằng lưới rê (2a = 40
– 60 mm). Mục đích của đề tài là đánh giá sản lượng khai thác thuỷ sản và biến động
phần loài theo mùa vụ khai thác thủy sản ở hồ Trị An.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Vùng hồ Trị An có 19 loại ngư cụ được phép khai thác với 16 loại được sử dụng
trong khoảng thời gian mùa khô và 15 loại ngư cụ được sử dụng khai thác trong
khoảng thời gian mùa mưa. CPUE của các loại ngư cụ vào mùa khô cao hơn mùa mưa,
có 7 loại nghề cho sản lượng khai thác cao hơn 20 kg/ngày vào mùa khô so với 5 loại
nghề vào mùa mưa.
Hầu hết các loại nghề có sản lượng khai thác trong năm cao là những loại nghề
được ngư dân sử dụng khai thác quanh năm. Vùng hồ Trị An có 13 loại nghề hoạt động
khai thác quanh năm. Nghề te 18 đèn măng sông có sản lượng khai thác cao nhất trong
năm với 1108 tấn. Tổng sản lượng khai thác trong năm 2008 cao nhất trong giai đoạn
1993 đến 2008 với sản lượng ước tính 3823 tấn.
Các loài cá Cơm Sông, cá Sơn Xiêm, cá Ba Dong và cá Lìm Kìm chiếm sản
lượng khai thác cao trong tổng sản lượng khai thác năm 2008, trong đó cá Sơn Xiêm có
tỷ lệ khai thác cao nhất trong thành phần loài cá khai thác với 19,02 % (727,06 tấn).
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy thành phần loài cá phân bố không đều ở
vùng hồ Trị An, có 16 loài ở vùng trung nguồn, 15 loài ở vùng thượng nguồn và 12
loài ở vùng hạ nguồn. Vùng thượng nguồn tập trung các loài cá có kích thước trọng
lượng lớn như Lăng Ki và cá Trèn Bầu với các tỷ lệ tương ứng 0,44 % và 0,76 %.

vii


Kết quả khảo sát thực địa cho thấy Cá Mè Vinh, cá Rôphi và cá Chép chiếm tỷ lệ thành
phần cao ở các thời gian khảo sát trong năm với tỷ lệ từ 12,44 % đến 36,48 %.

Cá Lau Kiếng, cá Hoàng Đế chiếm tỷ lệ khá cao và ảnh hưởng sản lượng khai
thác các loài khác theo chiều nghịch. Trọng lượng loài cá khai thác những năm gần đây
thấp hơn năm 2008.

vi


ABSTRACT
The thesis “Accessment of fish catch, fish species composition and seasonal
fluctuations at Tri An reservoir” was carried out by interviewing of 151 fishermen, and
field seining assessment with the gill net (2a = 40 – 60 mm). The main objective is to
access the status of capture fisheries in Tri An reservoir. The main results are as
follows:
There are 19 kinds of legal fishing gears working in the dry season while 16
kinds of legal gears worked in the rainy season. CPUE (catch per unit efforts) in the
dry season was higher than in the rainy season. There are 7 kinds of legal gears that
have fish production more than 20 kg per day in the dry season in comparison with 5
kinds of legal gears in the rainy season.
Most of the high productivity gears were used for all year round. There are 13
gears used all year, in which the scoop net production (18 lights) was highest (1108
tons/year). The total fish production in 2008 was estimated about 3823 tons, mostly
higher than previous years (1993 – 2007).
The economically fish are Clupeichthys gonoignathus, Parambassis siamensis,
Dermogenys pusillus and Cyclocheilichthys repasson. Clupeichthys gonognathus
contributes largest in the total fish production of Tri An reservoir with 19.02 % (727.06
tons)
The result of the fieldwork show that there was unequal in fish species
distribution among different areas in Tri An reservoir. There are 16 species in the
middle reservoir, 15 species in the upper reservoir and 12 species in the lower


vii


reservoir. In the upper reservoir, there are abundance of Hemibagrus wyckii and
Ompok bimaculatus. These species contribute 0.44 % and 0.76 % respectively.
The result of the fieldwork show that Barbodes gonionotus, Ciprinus carpio and
Oreochromis niloticus have highest percent in fish catch, ranging from 12.44 % to
36.48 % respectively.
In terms of seasonal fluctuations, harvesting was carried out over the reservoir in the
rainy season. In the dry season, the farmers harvest in the middle reservoir and the up
reservoir. The total fish production of stocked fishes sush as Hypophthalmichthys
nobilis, Hypophthalmichthys molitrix and Ctenopharyngodon idellus is low. They are
harvested in the upper reservoir.

viii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan


iii

Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

ix

Danh mục các bảng

xii

Danh mục các hình

xiv

Danh mục các đồ thị

xvi

Chương 1 MỞ ĐẦU

1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.3 Mục đích nghiên cứu

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Thông tin chung hồ Trị An

3

2.1.1 Chức năng hồ Trị An

3

2.1.2 Tình hình phát triển thủy sản hồ Trị An

4

2.2 Ngư cụ và phương pháp khai thác ở hồ Trị An


5

2.2.1 Nhóm lưới rê – lưới giăng

6

2.2.2 Nhóm ngư cụ kéo

8

ix


2.2.3 Nhóm ngư cụ chụp

9

2.2.4 Nhóm ngư cụ đẩy

11

2.2.5 Nhóm ngư cụ câu

12

2.2.6 Nhóm ngư cụ vó

13

2.2.7 Nhóm ngư cụ lưới vây - lưới rùng


14

2.2.8 Nhóm ngư cụ bẫy

17

2.3 Các kết quả nghiên cứu thành phần loài và trữ lượng khai thác hồ Trị An 19
2.3.1 Mùa vụ đánh bắt

19

2.3.2 Ngư cụ sử dụng

20

2.3.3 Thành phần loài cá hồ Trị An

21

2.3.4 Sản lượng khai thác thủy sản hồ Trị An

31

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu


32

3.2 Phương pháp nghiên cứu

32

3.2.1 Số liệu thứ cấp

32

3.2.2 Số liệu sơ cấp

32

3.2.2.1 Điều tra qua khảo sát ngư dân

32

3.2.2.2 Khảo sát thực địa

35

3.2.2.3 So sánh kết quả khảo sát thực địa và điều tra khảo sát qua ngư dân

36

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

36


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

37

4.1 Hiện trạng khai thác cá hồ Trị An năm 2008

37

4.1.1 Biến động sản lượng khai thác các ngư cụ năm 2008

37

4.1.2 Sản luợng khai thác các ngư cụ và ước tính sản lượng khai thác

39

4.1.3 Biến động sản lượng khai thác từ 1993 - 2008

42

4.1.4 Biến động thành phần loài cá theo các ngư cụ khai thác

44

x


4.1.4.1 Nhóm nghề lưới rê

44


4.1.4.2 Nhóm nghề te

50

4.1.4.3 Nhóm nghề vó

53

4.1.4.4 Nhóm nghề lưới rùng

55

4.1.4.5 Nhóm ngư cụ chụp

59

4.1.4.6 Nhóm nghề lợp

61

4.1.4.7 Nghề cào gọng

64

4.1.4.8 Nghề lưới sò

65

4.1.4.9 Nghề câu


66

4.1.5 Tỷ lệ thành phần phần trăm loài cá theo sản lượng khai thác hồ Trị An

67

4.2 Khảo sát tỷ lệ thành phàn loài bằng lưới rê mắt lưới 2a = 40 – 60 mm

72

4.2.1 Thành phần loài khai thác theo vùng khảo sát

72

4.2.2 Thành phần loài khai thác theo thời gian khảo sát

76

4.3 So sánh kết quả khảo sát thực địa và điều tra khảo sát qua ngư dân

79

4.3.1 Mùa vụ khai thác

79

4.3.2 Thành phần loài cá

79


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

81

5.1 Kết luận

81

5.2 Đề nghị

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

88

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Một số loại ngư cụ khai thác thủy sản hồ Trị An

20


Bảng 2.2: Tỷ lệ thành phần loài cá trước và sau khi hình thành hồ Trị An

22

Bảng 2.3: Thành phần loài cá trước và sau khi hình thành hồ Trị An

23

Bảng 2.4: Số lượng cá thả và sản lượng khai thác hàng năm

31

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng ngư cụ

34

Bảng 3.2: Ước tinh sản lượng khai thác thủy sản

34

Bảng 3.3: Thành phần loài cá kháo sát bằng lưới rê (2a = 40 - 60 mm)

36

Bảng 4.1: CPUE các ngư cụ hoạt động khai thác hồ Trị An

38

Bảng 4.2: Sản lượng khai thác theo các ngư cụ và tổng sản lượng khai thác


40

Bảng 4.3: Sản lượng khai thác hồ Trị An từ 1993 – 2008

42

Bảng 4.4: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rê (2a = 40 – 60 mm)

46

Bảng 4.5: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rê (2a = 70 – 140 mm)

47

Bảng 4.6: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rê cố định tầng mặt

48

Bảng 4.7: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rê ba màng

50

Bảng 4.8: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề te 1 đèn măng sông

51

Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề te 18 đèn măng sông

53


Bảng 4.10: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề vó không đèn

54

Bảng 4.11: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề vó đèn măng sông

55

Bảng 4.12: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới giựt

56

Bảng 4.13: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rùng 1 ghe kéo

57

Bảng 4.14: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới rùng 2 ghe kéo

59

xii


Bảng 4.15: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề chài rê

60

Bảng 4.16: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề chài quăng

61


Bảng 4.17: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lợp tép

62

Bảng 4.18: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lợp bát quái

63

Bảng 4.19: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lợp cá Rôphi

64

Bảng 4.20: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề cào gọng

65

Bảng 4.21: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề lưới sò

66

Bảng 4.22: Tỷ lệ thành phần loài cá nghề câu giăng

67

Bảng 4.23: Tỷ lệ thành phần phần trăm loài cá khai thác hồ Trị An

68

Bảng 4.24: Thành phần loài khai thác theo vùng khảo sát


73

Bảng 4.25: Tỷ lệ thành phần loài khai thác theo thời gian khảo sát

77

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Ngư cụ lưới rê

6

Hình 2.2: Ngư cụ lưới ba màng

7

Hình 2.3: Ngư cụ lưới rê cố định tầng mặt

8

Hình 2.4: Ngư cụ cào gọng

8

Hình 2.5: Ngư cụ chài quăng


9

Hình 2.6: Ngư cụ chài rê

10

Hình 2.7: Ngư cụ te

11

Hình 2.8: Ngư cụ câu giăng

12

Hình 2.10: Ngư cụ lưới giựt

14

Hình 2.11: Ngư cụ lưới rùng 1ghe kéo

15

Hình 2.12: Ngư cụ luới rùng 2 ghe kéo

16

Hình 2.13: Ngư cụ lưới sò

17


Hình 2.14: Ngư cụ lợp tép

17

Hình 2.15: Ngư cụ lợp cá Rô phi

18

Hình 2.16: Ngư cụ lợp bát quái

19

Hình 3.1: Bản đồ hồ Trị An

33

Hình 4.1: Tỷ lệ thành phần phần trăm 13 loài tôm cá có sản lượng
khai thác cao

71

Hình 4.2: Khảo sát khai thác bằng lưới rê (2a = 40 = 60 mm)

72

Hình 4.3: Biến động tỷ lệ thành phần 5 loài cá có sản lượng khai thác cao

74

Hình 4.4: Các loài cá có tỷ lệ thành phần biến động theo vùng nhất


75

xiv


Hình 4.5: Phân loại thành phần loài cá khai thác bằng lưới rê

76

Hình 4.6: Biến động tỷ lệ thành phần 5 loài cá có sản lượng khai thác
cao theo thời gian khảo sát

78

xv


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TRANG
Đồ thị 4.1: Sản lượng khai thác hồ Trị An từ năm 1993 – 2008

43


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghề cá hồ chứa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân Việt Nam;
góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thuỷ sản cho người dân; là sinh kế của

nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven hồ (Đào Mạnh Sơn, 2007). Đặc biệt nghề nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt trong những năm gần đây đã tạo thu nhập lớn cho nhân dân,
góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu (Bộ thuỷ sản, 2007). Năm 1989 nước ta có
523 hồ với diện tích 256.854 ha, đến nay hồ chứa được xây dựng hầu hết trên địa bàn
các tỉnh trung du và miền núi. Hiện nay, diện tích hồ chứa ước tính trên 4000 ha, chiếm
hơn 40% diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó diện tích hồ chứa vừa và nhỏ
chiếm 75 – 80%. Đến năm 2010 diện tích hồ chứa có thể đạt hơn 600.000 ha, tạo điều
kiện to lớn cho phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam (Viện nghiên cứu hải sản, 2005).
Hiện nay, cả nước có hơn 4000 hồ chứa các loại, trong đó gần 2000 hồ chứa thủy
lợi và thủy điện (Vũ Cẩm Lương, 2005). Hồ Trị An là hồ chứa dạng sông và là hồ chứa
nước lớn thứ 2 ở nước ta (sau hồ sông Đà), chức năng chính của hồ là phục vụ cho nhà
máy thủy điện Trị An. Ngoài ra hồ Trị An còn cung cấp nước phục vụ cho hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng khai thác thủy sản, nước phục vụ sinh hoạt cho
người dân và còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai (Sở NN&PTNT
Đồng Nai, 2007).
Nuôi cá hồ chứa nói chung và nghề cá hồ Trị An nói riêng được quan tâm phát
triển và đã đạt những kết quả nhất định, hằng năm cung cấp hàng vạn tấn cá thịt và các
loại thủy sản phục vụ người dân. (Bộ Thuỷ Sản, 2005). Tuy nhiên nghề cá hồ chứa
hiện nay tồn tại những vấn đề như: ô nhiễm môi trường vùng nuôi trên sông, hồ, đầm,

1


phá; tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện để đánh bắt thuỷ sản; các thông tin quản lý
nghề cá nội địa còn thiếu; nhiều vùng hồ chứa chưa được khai thác hợp lý để nuôi
trồng và khai thác thuỷ sản (Sugunan, 1995 và Schouten, 1998). Người dân sống trong
vùng ven hồ chứa vẫn chưa được hưởng lợi đáng kể từ hồ chứa. Sống bên nguồn lợi
thủy sản hồ chứa nhưng các hộ dân vẫn chưa biết cách khai thác tiềm năng hồ chứa,
việc tổ chức phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản góp phần xóa đói giảm nghèo
vẫn chưa được quan tâm, cuộc sống người dân vẫn khó khăn (Viện nghiên cứu hải sản,

2005).
Sử dụng hồ chứa để khai thác thủy sản là cần thiết, nhưng sử dụng cho hiệu quả là
điều cần bàn (Welcomme, 2001 và De Silva, 2003). Để tiếp tục phát triển nghề cá hồ
chứa Trị An nói chung, phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản nói riêng và nâng
cao hiệu quả kinh tế, được sự phân công của khoa Thủy Sản, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá sản lượng, thành phần loài cá và biến động mùa vụ khai thác
ở hồ Trị An”.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tiềm
năng khai thác thủy sản hồ Trị An nhằm ước lượng sản lượng và tỷ lệ phần loài đánh
bắt ở hồ qua đó có chiến lược quản lý và khai thác bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là cơ sở tham khảo quan trọng cho các nhà
quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạch định chiến lược, cơ chế chính sách nhằm
sử dụng, quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản và phát triển nghề cá góp phần xóa đói
giảm nghèo, cải thiện đời sống ngư dân hồ Trị An.
1.3 Mục đích nghiên cứu

2


Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá sản lượng, thành phần loài cá và biến
động mùa vụ khai thác ở hồ Trị An.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Đánh giá sản lượng khai thác thuỷ sản ở hồ Trị An.
- Đánh giá khác biệt thành phần loài cá giữa các vùng trên hồ Trị An.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thông tin chung về Hồ Trị An
Hồ Trị An được hình thành do xây đập chắn qua sông Đồng Nai tại thị trấn
Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Hồ được thành lập với nhiệm vụ tích nước phục vụ cho
thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt cư dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn. Bên cạnh đó hồ còn kết hợp với nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ cho nhu cầu
đời sống của người dân và phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai (Sở khoa học và công
nghệ Tỉnh Đồng Nai, 2007).
Khí hậu vùng hồ thuộc khí hậu nhiệt đới với sự phân chia hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khí hậu
ẩm ướt và lượng mưa lớn (chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm)
Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 5 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần
như không có mưa hoặc lượng mưa rất nhỏ (chiếm 5 – 10% lượng mưa cả năm) (Chi
cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Đồng Nai, 2001).
2.1.1 Chức năng của hồ Trị An
a. Hoạt động thủy điện
Công trình thủy điện Trị An là công trình năng lượng lớn nhất ở phía Nam,
được khởi công xây dựng năm 1984 để sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai và chính
thức đưa vào vận hành các tổ máy vào năm 1988. Từ đó đến nay công trình làm việc
liên tục theo chế độ và thông số thiết kế, cung cấp cho hệ thống điện miền Nam một
nguồn điện với 1,7 tỷ Kwh hàng năm. Tuyến công trình nằm ở khu vực thác Trị An
tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km (Viện khoa học thuỷ lợi
miền Nam, 2007)

4


Hàng năm vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tháng 5 hoặc tháng 6) mực nước hồ
nằm ở vị trí thấp nhất với cao độ 50 m. Từ đầu mùa mưa, khi lưu lượng nước trong hồ
tăng lên thì hồ dần dần tích thêm nước từ cao độ 50 m đến mực nước bình thường là 62

m. Cao trình mực nước hồ 62 m này được duy trì cho đến cuối tháng 12 để có đủ nước
phát điện trong các tháng mùa khô. Từ tháng 5 khi lưu lượng nước đến hồ giảm dần thì
lượng nước tích được sẽ sử dụng dành cho việc phát điện của nhà máy và như vậy đến
cuối mùa khô, hồ lại được tháo cạn từ cao trình 62 m đến cao trình 50 m.
b. Các chức năng khác
Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng cho hệ thống điện miền Nam, công
trình Trị An còn đóng góp một phần hết sức quan trọng trong việc duy trì lượng nước
xả tối thiểu (trung bình 200 m3/giây) phục vụ công tác đẩy mặn và tưới tiêu khoảng 30
vạn ha ruộng đất trong khu vực vào mùa khô ở vùng hạ lưu và cắt đỉnh lũ đảm bảo an
toàn cho hạ lưu trong mùa lũ (Nguyễn Thị Thu Hương, 2005). Việc hình thành một hồ
chứa nước lớn cũng góp phần cho việc cải thiện giao thông đường thủy (Hoàng Quốc
Đô, 2005).
Ngoài ra hồ Trị An còn có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo nguồn nước cho công
nghiệp và sinh hoạt của nhiều triệu dân thuộc trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam là
thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguyễn Thị Thu Hương, 2005).
2.1.2 Tình hình phát triển thuỷ sản ở hồ Trị An
Hồ Trị An được hình thành sau khi ngăn dòng sông Đồng Nai (tháng 7/1987) và
bắt đầu dâng nước (tháng 10/1987) (Đinh Trọng Nhân, 2005). Ban quản lý thu dọn
lòng hồ đã thả khoảng 2 triệu con cá giống vào hồ gồm cá Trắm Cỏ, cá Mè Trắng, cá
Mè Hoa, cá Chép. Trong 2 năm 1988 – 1989 các cán bộ quản lý lòng hồ đã thả ra hồ 7
triệu con cá giống (cỡ 12 – 18 cm) gồm: cá Mè Hoa, cá Mè Trắng, cá Trôi Ấn Độ…, cá
tự nhiên đã tạo ra một nguồn lợi to lớn trong hồ Trị An. Năm 1990, ban quản lý lòng

4


hồ chỉ thả vào hồ khoảng 150.000 con cá giống các loại. Sau đó hàng năm vào tháng 9
– tháng 10, ngoài các loài cá ăn phù du sinh vật, mùn bã hữu cơ có tác dụng làm sạch
môi trường nước, công ty thủy sản đã thả các loài cá có khả năng tự sinh sản trong hồ

nhằm tăng sản lượng khai thác (Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2005).
Ngư dân ven hồ tiến hành khai thác thủy sản quanh năm và chủ yếu sử dụng
các loại lưới để đánh bắt. Với lượng cá được bổ sung vào hồ hằng năm thì sản lượng
đánh bắt được phục hồi. Ngoài ra trên hồ Trị An còn tồn tại một số hình thức khai thác
thủy sản cấm như: xung điện, nổ mìn, dớn và ngăn đăng khu vực ven hồ.
Việc nuôi cá bè trên hồ Trị An được hình thành ngay từ năm 1990 với đối tượng
nuôi là cá Lóc Bông cá Bống Tượng, cá Trê Lai, cá Rô phi. Sản lượng bình quân 0,5 –
1 tấn/năm/bè. Mật độ cá thả nuôi trong bè dao động rất cao tùy theo đối tượng nuôi
(khoảng 80 – 150 con/m3)
Ngoài ra, người dân còn sử dụng lưới đăng chắn eo ngách để nuôi cá. Với hình
thức nuôi này người dân không bổ sung thêm thức ăn, cá sử dụng nguồn thức ăn tự
nhiên. Sau 6 – 7 tháng nuôi, nước bắt đầu rút người dân sử dụng vó gạt, lưới quét để
thu hoạch (Nguyễn Thanh Tùng, Phan Thanh Lâm, 2002).
2.2 Ngư cụ và phương pháp khai thác ở hồ Trị An
Hồ Trị An có diện tích mặt nước hơn 32.000 ha, là hồ có diện tích lớn nhất khu
vực Nam Bộ. Nguồn lợi thuỷ sản của hồ bao gồm các loại cá như: cá Mè, cá Chép, cá
Lăng, cá Trèn…. Hiện tại khu vực lòng hồ có hơn 1000 hộ dân đang sinh sống bằng
nghề đánh bắt thủy sản, đa số ngư dân khai thác thuỷ sản đều kết hợp với nuôi cá bè,
sản phẩm khai thác gồm cá tự nhiên và cá thả nuôi. Hiện nay có nhiều hình thức khai
thác thuỷ sản vùng lòng hồ Trị An, tuy nhiên một vài loại hình khai thác làm ảnh
hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản, chất lượng môi trường của hồ Trị An. Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản II (2006) và Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Đồng Nai
(2007) đã thống kê các loại ngư cụ khai thác thuỷ sản trên hồ Trị An như sau:

5


2.2.1 Nhóm lưới rê – lưới giăng
a. Lưới rê
Tên tiếng Anh: Gillnet

Trên vùng hồ Trị An, ngư dân sử dụng ngư cụ lưới rê khai thác đánh bắt thủy
sản với 2 loại mắt lưới khác nhau, mắt lưới 2a = 40 – 60 mm và mắt lưới 2a = 70 – 140
m.
a1. Lưới rê (2a = 40 – 60 mm)
Tên địa phương: Lưới 4 x 6 cm
Miêu tả ngư cụ: lưới rê mắt lưới 2a = 40 – 60 mm có các phần: giềng phao, thân
lưới, giềng chì và cờ. Dàn lưới có hình chữ nhật, kích thước trung bình chiều dài 1000
m, chiều rộng 5 m. Tầng nước hoạt
động: tầng mặt
Phương pháp đánh bắt: ngư cụ
được sử dụng để chặn đường di chuyển
của cá, ngư dân dùng thuyền nhỏ để thả
lưới. Việc thu hoạch cá được thực hiện
trong những lần thăm lưới.
Loài đánh bắt chính: Cá Linh

Hình 2.1 Ngư cụ lưới rê

(Henicorhynchus siamensis), cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus), cá Chốt (Mystus
cavaius), cá Éc Mọi (Labeo chrysophekadion) …
Biến động ngư cụ: ngư cụ được đưa vào sử dụng khai thác thủy sản trên vùng
hồ Trị An từ những năm sau khi thành lập hồ (1987) và có nguồn gốc từ đồng bằng
sông Cửu Long. Những năm gần đây, số lượng ngư cụ lưới rê mắt lưới 2a = 40 – 60
mm biến động không đều do biến động giá trị kinh tế loài đánh bắt.
a2. Lưới rê (2a = 70 – 140 mm)
Tên địa phương: Lưới 7 x 14 cm

6



×