Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đường dây 110 kV PHU TANNAM CAN (hc) xb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 141 trang )

ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................7
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 8
1

. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8

1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án 8
1.2.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

1.3.

Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển 9

9

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
9
2.1. Các văn bản pháp luật cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM
2.2. Các văn bản pháp lý của dự án

9


12

2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

12

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 13
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG (ĐTM)
14
4.1.

Các phương pháp ĐTM

14

4.2.

Các phương pháp khác

16

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.......................................................................20
1.1. Tên dự án

20

1.2. Chủ dự án

20


1.3. Vị trí địa lý của dự án 20
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 26
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

26

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình 26
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.4. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ thi công dự án

33

50

1.4.5. Khối lượng nguyên, nhiên vật liệu dự án 51
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án
1.4.7. Tổng mức đầu tư

54

55

1.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

56

1



ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................................................58
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1. Địa hình, địa chất

58

58

2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn 59
2.1.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học

61

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG KHU VỰC DỰ ÁN 61
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí 61
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước 63
2.2.3. Chất lượng môi trường đất 64
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Điều kiện kinh tế

65

2.3.2. Điều kiện xã hội

69

65


2.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của các hộ dân bị tác động bởi dự án 71
2.3.4. Hiện trạng lưới điện khu vực

71

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.........75
3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 75
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án 75
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

78

3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 91
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án

95

3.1.5. Tổng hợp các nguồn gây tác động 97
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 101
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG NGỪA
VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG........................................................................104
4.1. PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC DO DỰ ÁN GÂY RA
104
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị
104
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công
xây dựng
107
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn vận hành
116

4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ
4.2.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn chuẩn bị

117

117

2


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
4.2.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn xây dựng

117

4.2.3. Phòng chống, ứng cứu sự cố, an toàn cháy nổ khi vận hành

119

4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG 120
4.3.1. Dự toán kinh phí đối với các công trình bảo vệ môi trường

120

4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường 122
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........123
5.1. Chương trình quản lý môi trường

123


5.2. Chương trình giám sát môi trường

132

5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng

132

5.2.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành dự án 132
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG......................................................134
6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG
ĐỒNG
134
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

134

6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án......134
6.2.2. Ý kiến của đại diện công đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.............135
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu
cầu của các cơ quan, tổ chức được tham vấn..................................................................135
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT....................................................................136
I.

KẾT LUẬN

136

II.


KIẾN NGHỊ

137

III. CAM KẾT

137

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................138

3


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Số lượng trụ điện của dự án và diện tích thu hồi đất vĩnh viễn...................32
Bảng 1. 2. Bảng phân loại cột, móng trên tuyến..........................................................33
Bảng 1. 3. Tổng hợp xe máy, thiết bị thi công chính....................................................50
Bảng 1. 4. Khối lượng vật tư thiết bị trong giai đoạn xây dựng...................................51
Bảng 1. 5. Nguồn cung cấp vật tư thiết bị....................................................................52
Bảng 1. 6. Khối lượng vận chuyển đường dài..............................................................53
Bảng 1. 7. Nhu cầu lao động trong quá trình thi công xây dựng..................................54
Bảng 1. 8. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án..................................................................54
Bảng 1.9. Tổng mức đầu tư..........................................................................................56
Bảng 1.10. Tóm tắt các thông tin chính của dự án...................................................................................57

Bảng 2. 1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm...............................................59
Bảng 2. 2. Số giờ nắng của các tháng trong năm.........................................................60

Bảng 2. 3. Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh.........................................................62
Bảng 2. 4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án...........62
Bảng 2. 5. Vị trí lấy mẫu nước mặt..............................................................................63
Bảng 2. 6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án...............................63
Bảng 2. 7. Vị trí lấy mẫu đất........................................................................................64
Bảng 2. 8. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án.........................................65
Bảng 2. 9. Các thông số kỹ thuật của các trạm 110kV (số liệu tháng 09/2014)...........72
Bảng 2. 10. Các thông số kỹ thuật của các đường dây 110kV (số liệu tháng 9/2014)............................72

Bảng 3. 1. Số lượng cây cối phải chặt hạ.....................................................................77
Bảng 3.2. Tải lượng khí thải phát sinh từ việc đốt nhiên liệu của các phương tiện giao
thông............................................................................................................................ 79
Bảng 3. 3. Hệ số phát sinh khí thải của động cơ diesel................................................80
Bảng 3. 4. Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện thi công của dự án..................80
Bảng 3. 5. Nồng độ khí thải của các máy móc, thiết bị thi công..................................80
Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong
giai đoạn xây dựng.......................................................................................................82
Bảng 3. 7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..................................82
Bảng 3. 8. Danh mục chất thải nguy hại trong quá trình xây dựng..............................85
Bảng 3. 9. Mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị cơ giới.........................86
Bảng 3. 10. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.......88
Bảng 3. 11. Cường độ điện trường và giới hạn cho phép làm việc trong 1 ngày đêm..92

4


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
Bảng 3. 12. Nguồn gây tác động môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của Dự án.....97
Bảng 3. 13. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo ĐTM..............102


Bảng 4. 1. Khối lượng đền bù....................................................................................106
Bảng 4.2. Tóm tắt dự toán kinh phí và tổ chức thực hiện, vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường của Dự án.............................................................................................................................121

Bảng 5. 1. Chương trình quản lý môi trường tổng hợp của dự án..............................125
Bảng 5. 2. Giám sát chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng..............................132

5


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý của dự án......................................................................................21
Hình 1.2. Biểu đồ tiến độ dự kiến thực hiện dự án...........................................................55

6


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA

:

Ban quản lý dự án

BTLT

:


Bê tông ly tâm

CVA

:

Biến điện áp

CTR

:

Chất thải rắn

ĐC

:

Điểm cuối

ĐĐ

:

Điểm đầu

ĐN

:


Đấu nối

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

G0- … G13

:

Góc lái 0 đến góc lái 13

HLT

:

Hành lang tuyến

MBA

:

Máy biến áp

MVA

:


Đơn vị công suất

QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QLDA

:

Quản lý dự án

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

TBA

:

Trạm biến áp

TCVN

:


Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

:

Tỉnh lộ

Tp
UBND

:
:

Thành phố
Uỷ ban Nhân dân

UBMTTQ
NMĐ

:
:

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Nhà máy điện

kV

:


Kilovolts.

KVA

:

Kilovolts – Ampere

MW

:

Megawatt

MWA

:

Megawatt – Ampere

7


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án
Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015, có xét đến

năm 2020, nhu cầu phụ tải vùng 2 được dự báo như sau:
Phụ tải

2010 (MW)

2015 (MW)

2020 (MW)

- Huyện Trần Văn Thời

19,69

35,96

57,91

- Huyện Đầm Dơi

14,89

24,94

40,16

- Huyện Cái Nước

14,45

21,00


33,81

- Huyện Phú Tân

10,88

18,68

30,08

- Huyện Năm Căn

10,89

18,94

30,50

- Huyện Ngọc Hiển

7,96

12,10

19,49

Tổng

70,89


118,45

190,76

Hiện nay, trạm 110kV Phú Tân và đường dây 110kV Trần Văn Thời – Sông Đôc
Phú Tân đang được xây dựng và sẽ nhận được điện duy nhất từ tuyến 474 trạm
220/110kV Cà Mau 2 với tổng chiều dài đường dây 110kV toàn tuyến là 50,3km khả
năng sự cố trên đường dây 110kV tương đối cao.
Ngoài ra, do mạch vòng tuyến 173 và 174 Cà Mau 2 cấp điện cho nhiều trạm nên
khi sự cố đường dây Cà Mau 2- Đầm Dơi hoặc Cà Mau 2 –Trần Văn Thời thì đoạn còn
lại bị quá tải.
Với đặc điểm vùng 2 tương đối rộng, phụ tải không tập trung mà có tính phân bố
trên toàn vùng. Do đó, cần thiết phải đầu tư lưới điện 110kV tạo mạch vòng nối tuyến
473 và tuyến 474 trạm 220/110kV Cà Mau 2 để đáp ứng việc cấp điện cho khu vực,
nhằm tăng cường hỗ trợ qua lại trong trường hợp có sự cố trên các đường dây 110kV
nêu trên.
Ngoài ra, các huyện Phú Tân, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau) là những huyện có
diện tích nuôi tôm lớn và đang dần chuyển từ hình thức nuôi quảng canh sang hình
thức nuôi tôm công nghiệp. Vì vậy, yêu cầu về cấp điện liên tục cho vùng nuôi tôm là
rất lớn. Do đó, xây dựng đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn rất cần thiết.
Dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn” đi
qua địa bàn huyện Phú Tân và huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với chiều dài 20,523km
là dự án mới và nằm trong danh mục các công trình phải lập Báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo Khoản 1, Điều 12 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi

8



ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi
trường.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Tổng
công ty Điện lực Miền Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Tư vấn Điện Miền
Nam lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm phân tích, đánh giá
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu
vực dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực thích hợp.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
Dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn” được Tổng Công ty Điện lực
miền Nam phê duyệt dự án đầu tư.
1.3. Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển
Căn cứ Quyết định số 5062/QĐ-BCT ngày 04/10/2011 về quy hoạch Phát triển
Điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015 (có xét đến năm 2020) do Bộ Công
Thương phê duyệt. Việc thực hiện dự án nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển phụ
tải của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Các văn bản pháp luật cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Đường dây 110kV
Phú Tân – Năm Căn” dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 đã được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ
họp Thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực ngày 01/01/2013;
- Luật Phòng Cháy, Chữa cháy được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa
X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001 và có hiệu lực ngày 04 tháng

10 năm 2001;
- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 6.
- Luật Đa dạng sinh học, số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII;

9


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
- Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH13;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật tài nguyên nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều Luật đất đai.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về Bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 35//2015/NĐ-CP, ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ về Quy định chi
tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất

thải và phế liệu;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý các công
trình xây dựng.
- Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi
trường.
- Thông tư số 03/2010/TT-BCT ngày 22/01/2010 của Bộ Công Thương quy định
một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010 Quy định về An toàn lao động
trong thi công xây dựng công trình.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

10


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
- Quyết định số 5062/QĐ-BCT ngày 04/10/2011 về Quy hoạch Phát triển Điện
lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015 (có xét đến năm 2020) do Bộ Công Thương phê
duyệt;
- Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020;
- Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch UBND

tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực huyện Năm Căn, tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020;
- Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực huyện Phú Tân, tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020;
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05: 2013/BTNMT về chất lượng không
khí xung quanh.
-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2010/BTNMT về Quy chuẩn tiếng ồn.

-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27: 2010/BTNMT về Quy chuẩn độ rung.

-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt.

-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09: 2008/BTNMT về chất lượng nước
ngầm.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03: 2008/BTNMT “giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất”.
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn điện
- QCVN 01:2008/BCT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia quy định các nguyên tắc

đảm bảo an toàn khi làm việc tại đường dây, thiết bị điện;
- QCVN QTĐ 06:2009/BCT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện –
Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;
- QCVN QTĐ 07:2009/BCT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện –
Thi công các công trình điện;
-

QCVN QTĐ 08:2010/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp;

- QCVN 03:2011/BLDTBXH- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động
đối với máy hàn điện và công việc hàn điện.

11


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
- QCVN QTĐ 05:2013/BCT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện –
Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;
-

TCVN 5308:1999 - Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng;

-

TCVN 4086:1995 - Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng;

-

TCVN 3147:1990 - Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ;


-

TCVN 2292:1978 - Công việc sơn, yêu cầu chung về an toàn;

-

TCVN 4244:1986 - Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.

- TCVN 5863:1995: Thiết bị nâng. Cáp thép, tang, ròng rọc, xích, đĩa xích. Yêu
cầu an toàn.
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, cấp nước
- QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu Tự nhiên dùng
trong xây dựng.
- QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình.
- TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn thiết kế - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và
công trình.
2.2. Các văn bản pháp lý của dự án
- Văn bản số 6478/ EVN SPC-KH ngày 17/09/2014 của Tổng Công ty Điện lực
miền Nam về việc giao thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các công trình lưới điện
110kV dự kiến vay vốn nước ngoài.
- Biên bản làm việc ngày 21/10/2014 với UBND huyện Năm Căn về việc thống
nhất hướng tuyến đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn.
- Biên bản làm việc ngày 21/10/2014 với UBND huyện Phú Tân về việc thống
nhất hướng tuyến đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn.
- Hợp đồng kinh tế ký kết giữa Công ty Tư vấn Điện miền Nam và Ban QLDA
Điện lực miền Nam – Tổng Công ty Điện lực miền Nam.
- Báo cáo khảo sát địa hình “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn” do Đội
khảo sát - Công ty Tư vấn Điện miền Nam – Tổng Công ty Điện lực miền Nam lập
tháng 12/2014.

2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Báo cáo khảo sát địa hình và địa chất do Công ty Tư vấn điện miền Nam - Tổng
công ty Điện lực miền Nam lập.
- Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình Đường dây 110kV Phú Tân
– Năm Căn.

12


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
- Thuyết minh Thiết kế kỹ thuật công trình Đường dây 110kV Phú Tân – Năm
Căn.
-

Báo cáo khảo sát khu vực Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn.

- Báo cáo hiện trạng quan trắc môi trường nền tại khu vực xung quanh Dự án do
(Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường) thực hiện.
-

Hồ sơ pháp lý của Dự án;

-

Bản vẽ mặt bằng tổng thể đường dây.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Đơn vị quản lý điều hành Dự án - Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam phối
hợp với đơn vị tư vấn thiết kế - Công ty Tư vấn điện miền Nam thực hiện Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm

Căn”.
Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn:
Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam
- Người đại diện: Ông Trần Văn Vinh
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ liên hệ: 1D-1E Bà Triệu, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Điện thoại: 08.39572482
Fax: 08.39571389
Nội dung và các bước thực hiện báo cáo ĐTM này được tuân thủ theo Nghị định
số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế
hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
Danh sách thành viên tham gia thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
cho Dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn” như sau:
zBảng 1. Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo ĐTM
STT

HỌ VÀ TÊN

HỌC VỊ/
CHỨC VỤ

CHUYÊN
NGÀNH

KINH

CHỮ KÝ
NGHIỆM

1

Phạm Viết Tâm

Chủ nhiệm lập
dự án

Kỹ sư điện

10 năm

2

Tôn Thất Lãng

PGS.TS

Quản lý và kỹ
thuật môi trường

20 năm

13


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
HỌC VỊ/

CHỨC VỤ

CHUYÊN
NGÀNH

Cử nhân

Quản lý môi
trường

4 năm

Kỹ Sư

Công nghệ môi
trường

4 năm

Mạnh

Thạc Sĩ

Quản lý môi
trường

5 năm

6


Nguyễn Đình Phúc

Thạc Sĩ

Sinh thái học

5 năm

7

Đoàn Văn Ngọc

Kỹ sư

Hóa Môi trường

4 năm

STT

HỌ VÀ TÊN

3

Nguyễn
Thị
Hương Quỳnh

4


Lê Thị Diệu

5

Nguyễn
Quân

KINH
CHỮ KÝ
NGHIỆM

Quá trình làm việc để biên soạn ĐTM gồm các bước sau:
- Thực hiện sưu tầm thu thập các tài liệu: điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế
xã hội, luận chứng kinh tế kỹ thuật và nhiều vãn bản tài liệu khác có liên quan đến Dự
án cũng như vị trí địa lý của Dự án, các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện
ĐTM;
- Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các
phương pháp chuẩn bao gồm: khảo sát điều kiện KT-XH, khảo sát chất lượng nước
mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, thuỷ sinh tại khu vực Dự án;
- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của Dự án
đối với các yếu tố môi trường và KT-XH;
- Đề xuất các giải pháp BVMT, chương trình giám sát môi trường có cơ sở khoa
học và thực tế để hạn chế các mặt tiêu cực, góp phần BVMT trong thời gian triển khai
dự án;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM
UBND tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên và Môi trường theo qui định hiện hành của Luật
BVMT.
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được sử

dụng trên thế giới. Trong báo cáo này sử dụng một số phương pháp để đánh giá các tác
động của Dự án đến môi trường.
4.1. Các phương pháp ĐTM
4.1.1. Phương pháp danh mục
Mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của Dự án đến từng vấn đề
môi trường được thể hiện trong bảng liệt kê. Bao gồm:

14


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
- Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương
ứng với một hoạt động phát triển.
- Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự
lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.
- Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả
có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.
- Liệt kê có trọng số của tác động, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của tác
động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường.
- Danh mục dạng câu hỏi, gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi
trường cần được đánh giá.
Như vậy một bảng danh mục được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn
đề môi trường của Dự án và cho phép đánh giá sơ bộ mức tác động và định hướng các
tác động cơ bản nhất.
Phương pháp danh mục được xây dựng theo từng giai đoạn khác nhau của Dự án,
trên cơ sở đó định hướng các nội dung nghiên cứu tác động chi tiết.
Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp danh mục checklist được sử dụng trong
chương 3 để liệt kê các tác động có thể xảy ra khi thực hiện Dự án đối với các thành
phần môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp việc đưa ra các biện pháp khắc
phục tác động thích hợp hơn.

4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh
Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được Tổ chức
Sức khoẻ Thế giới (WHO) ban hành năm 1993, đã được áp dụng để tính tải lượng khí
thải và nước thải.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên việc thống kê tải lượng của khí thải,
nước thải của nhiều Dự án trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác
nhân ô nhiễm. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định được tải lượng và nồng độ
trung bình cho từng hoạt động của Dự án mà không cần đến thiết bị đo đạc hay phân
tích.
Ngoài vai trò dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt
động của Dự án, phương pháp này còn dự báo mức độ, tác động đến môi trường do lan
truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó.
Trong báo cáo ĐTM này, phương pháp đánh giá nhanh được sử sụng trong
chương 3 để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí thải sinh ra trong quá
trình vận chuyển, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Phương pháp này giúp tính toán
được lượng chất thải phát sinh ở mức độ nào để từ đó có biện pháp giảm thiểu thích
hợp.

15


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
4.2. Các phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này được tiến hành trong tháng 9/2015 tại khu vực thực hiện Dự
án. Nội dung khảo sát bao gồm:
- Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện
trạng môi trường tại khu vực Dự án.
-


Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất.

- Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về các khu vực thực
hiện Dự án.
-

Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.

4.2.2. Phương pháp chuyên gia
- Tham vấn ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực hoạt động của Dự án
để giải quyết những vấn đề có tính chuyên môn sâu.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong báo cáo nhằm xác định nguồn gây
tác động xấu và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động này.
4.2.3. Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng
Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng được sử dụng là phương pháp phỏng
vấn trực tiếp và bằng phiếu câu hỏi. Đây là các phương pháp được áp dụng phổ biến
cho nhiều loại hình dự án cần điều tra ý kiến của cộng đồng. Phương pháp này cho kết
quả tổng hợp về đánh giá của người dân về các vấn đề môi trường, KT-XH liên quan
tới Dự án. Độ tin cậy của các kết quả thu được là cao.
4.2.4. Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi
trường.
4.2.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích
4.2.5.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mặt
 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nước mặt được lấy dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-6:2008
(Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu ở sông)
Mẫu nước mặt được lấy tại lớp bề mặt (cách mặt nước 0,3m).
 Lưu trữ mẫu
Mẫu nước mặt được lưu trữ trong thùng đá để giữ ở nhiệt độ dưới 4 oC. Tùy

thuộc vào các chỉ tiêu phân tích để có cách bảo quản mẫu khác nhau theo như TCVN
5993:1995 (ISO 5667-3:1985) (Chất lượng nước – lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản và

16


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
xử lý mẫu) pH và DO được đo tại hiện trường, những thông số khác được phân tích tại
phòng thí nghiệm.
 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được dùng trong Dự án theo như “Các phương pháp
tiêu chuẩn để phân tích nước mặt”.
Bảng 2. Phương pháp phân tích các mẫu nước mặt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Thông số
pH
Độ đục
DO

TSS
BOD5
COD
NO3NO2N-NH4+
PO43Coliform (MNP/100ml)

Phương pháp phân tích
Máy Hanna HI-8314
Máy Hanna HI-937030
TCVN 5499:1995
TCVN 6625:2000
TCVN 6001-2:2008
SMEWW 5220:2005
EPA 352.1
TCVN 6178:1996
SMEWW 4500-NH3-F
TCVN 6202:1996
TCVN 6187-2:1996

Kết quả phân tích các mẫu nước mặt sẽ được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT “Chất lượng nước mặt”. (Xem phụ lục 3).
4.2.5.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước ngầm
 Phương pháp lấy mẫu
Các mẫu nước ngầm được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-1:2011
(Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm).
 Bảo quản mẫu
Các mẫu được bảo quản trong thùng đá và được giữ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 0Cvà
được bảo quản theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) (Chất
lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn bảo quản mẫu).
 Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm dựa theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
(TCVN), phương pháp chuẩn cho phân tích nước và nước thải (SMEWW), Tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế Cộng đồng Mỹ (APHA).
Bảng 3. Phương pháp phân tích các mẫu nước ngầm
STT
1
2

Thông số
pH
Độ cứng

Phương pháp phân tích
TCVN 6492-2011
TCVN 2672 – 78

17


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
STT
3
4
5
6
7
8
9
10
11


Thông số
TS
SO42NO3NO2NH4+
Fe
Mn
E.Coli
Tổng Coliform

Phương pháp phân tích
TCVN 4560:1988
TCVN 6494-2:2000
EPA 352.1
TCVN 6178-1996
SMEWW 4500-NH3-F
TCVN 6177-1996
SMEWW 3113B, 22nd Ed
TCVN 6187-2:1996
TCVN 6187-2:1996

Kết quả phân tích nước ngầm được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 09:2008/BTNMT “Chất lượng nước ngầm” (Xem phụ lục 3)
4.2.5.3.Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí
 Phương pháp lấy mẫu
Các mẫu không khí xung quanh được lấy ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.
 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích mẫu không khí dựa vào tiêu chuẩn của Bộ Y tế
(TCVN), Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn tổ chức quốc tế (ISO).
Bảng 4. Phương pháp phân tích các mẫu không khí
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thông số
Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Độ ồn
Độ rung
NOx
SO2
CO
Bụi

Phương pháp phân tích
Máy đo TES 1360
Máy đo TES 1360
Máy đo Anemometer
Máy đo TES 1351
Máy đo Rion VM83
TCVN 6137:2009
TCVN 5971:1995
TCVN 5972:1995

TCVN 5067:1995

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh được dùng để so
sánh kết quả phân tích (Xem phụ lục 3).
4.2.5.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất
 Phương pháp lưu trữ và lấy mẫu

18


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
Phương pháp lấy mẫu dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297:1995 (Chất
lượng đất – lấy mẫu – những yêu cầu chung). Mẫu đất được lấy ở độ sâu từ 5 – 10cm
và lưu trữ trong thùng đá ở nhiệt độ 2 – 50C.
 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích mẫu đất dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), phương
pháp chuẩn của tổ chức y tế cộng đồng Mỹ (APHA), phương pháp chuẩn củatổ chức
phân tích cộng đồng (AOAC) và phương pháp của trung tâm thông tin và tham khảo
phương pháp phân tích đất quốc tế (ISRIC). Thiết bị và tiêu chuẩn phân tích mẫu đất
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5. Phương pháp phân tích các mẫu đất
STT
1
2
3
4
5


Thông số
As
Pb
Cd
Cu
Zn

Phương pháp phân tích
TCVN 6449-2000
TCVN 6449-2000
TCVN 6449-2000
TCVN 6449-2000
TCVN 6449-2000

Kết quả phân tích các mẫu đất được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 03:2008/BTNMT “Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất”.

19


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
ĐƯỜNG DÂY 110 KV PHÚ TÂN – NĂM CĂN
1.2. Chủ dự án
-

Chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực miền Nam.


-

Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Hợp

-

Địa chỉ: 72 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: (84 8) 38221605

-

Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam

-

Trụ sở chính: 16 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: (84 8) 22200480

Fax: (84 8) 38221751

Fax: (84 8) 22200493

1.3. Vị trí địa lý của dự án
 Vị trí địa lý của dự án

- Tuyến đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn đi qua địa bàn các xã Tân Hưng
Tây, Rạch Chèo (huyện Phú Tân); xã Đất Mới, Thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn),
tỉnh Cà Mau. Chiều dài tuyến dự kiến khoảng: 20,523km.
- Điểm đầu: trạm 110/22kV Phú Tân hiện hữu (thuộc địa phận xã Tân Hưng Tây,
huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau).
- Điểm cuối: trạm 110/22kV Ngọc Hiển hiện hữu (tại Thị trấn Năm Căn, huyện
Năm Căn, tỉnh Cà Mau).
- Hướng tuyến: Xuất phát từ điểm đầu (trạm 110/22kV Phú Tân), hướng tuyến đi
băng trên vuông tôm, vượt TL Cái Nước – Cái Đôi Vàm khoảng 207,1m đến vị trí
thuộc địa bàn ấp Hưng Hiệp. Từ đó rẽ phải đi băng qua vuông tôm song song với Kinh
Bàu Cừ khoảng 1.151,7m đên Lung Bào Đôi. Tiếp tục băng qua vuông tôm và vượt
qua Rạch Lung Tràm đến địa bàn ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây. Đến vị trí trên thì rẽ
trái băng qua vuông tôm và vượt sông Mang Rô. Sau khi vượt sông Mang Rô, rẽ phải,
băng qua vuông tôm song song với Kinh Giáo Bảy đến địa phận Ấp Tân Thành Mới,
xã Rạch Chèo. Tiếp tục vượt Kinh Xáng Xẻo Dừa, băng qua vuông tôm đến vị trí tiếp
giáp sông Bảy Háp, rẽ trái khoảng 100m vượt sông Bảy Háp khoảng rồi băng qua
vuông tôm và vượt rạch cây Thơ thuộc địa bàn ấp Cây Thơ. Tiếp đó, vượt Kinh Xáng,
rạch Xẻo Ớt, sông Cái Nai về đến vị trí xây dựng trạm 110kV Năm Căn. Hướng tuyến
chủ yếu đi trên vuông tôm thuộc địa phận xã Tân Hưng Tây, Rạch Chèo (huyện Phú
Tân), xã Đất Mới, Thị trấn Năm Căn, (huyện Năm Căn).
-

Vị trí địa lý của dự án được trình bày trong hình sau:

20


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

Hình 1.1. Vị trí địa lý của dự án

21


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
 Mô tả cụ thể các đối tượng xung quanh tuyến đường dây
Tuyến đường dây Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn được chia làm 12 đoạn
tuyến, số lần giao chéo giữa tuyến đường dây với các đối tượng xung quanh như sau:
- Số lần giao chéo với đường dây điện lực: 14 lần giao chéo với đường dây trung
áp và hạ áp do Điện lực Phú Tân và Điện lực Năm Căn quản lý.
- Số lần giao chéo với đường giao thông: 02 lần (không kể các lộ đan nhỏ), trong
đó có một lần vượt QL1A tại vị trí Km: H7+2296.
- Số lần giao chéo với sông, kênh rạch: 13 lần vượt kênh (chủ yếu là kênh nội
đồng), trong đó có 01 lần vượt sông Bảy Háp và 01 lần vượt sông Cái Nai.
-

Số nhà trong hành lang tuyến: 06 nhà (nhà tạm và nhà cấp 4, không cắt qua).

- Địa hình tuyến đi qua chủ yếu là đất vuông tôm thuộc địa bàn xã Tân Hưng
Tây, Rạch Chèo (huyện Phú Tân), xã Đất Mới, Thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn).
Các đối tượng nhà cửa, đường giao thông, sông ngòi kênh rạch nằm trong hành lang
tuyến đường dây như sau:
 Đoạn từ ĐĐ-G1 dài 207,1m
Xuất phát từ điểm đầu, hướng tuyến băng trên vuông tôm vượt TL Cái Nước – Cái Đôi
Vàm để đến vị trí G1 thuộc địa bàn ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.
Đoạn tuyến này có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: 01 nhà.

-


Số lần giao chéo với đường dây điện: 01 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: 01 lần.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: không có.

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn từ G1-G2 dài 1.151,7m
Từ G1 tuyến lái góc phải 28°42’ tuyến đi băng vuông tôm song song với Kinh Bàu Cừ
đến vị trí G2. Vị trí G2 tiếp giáp Lung Bào Đôi địa bàn ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng
Tây, huyện Phú Tân. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.

-

Số lần giao chéo với đường dây điện: không có.


-

Số lần vượt đường giao thông: không có.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: không có

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.

22


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”
-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.
Đoạn từ G2-G3 dài 2.385,3m



Từ G2 tuyến lái góc phải 9°31’ băng qua vuông tôm và vượt qua Rạch Lung Tràm đến
vị trí G3. Vị trí G3 được xác định trong vuông tôm thuộc địa bàn ấp Cái Bát, xã Tân
Hưng Tây, huyện Phú Tân. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.


-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 02 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: 02 lần vượt đường đan nhỏ

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 03 lần.

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn từ G3-G4 dài 2.283,3m
Từ G3 hướng tuyến rẽ góc phải một góc 5 029’ băng trên vuông tôm và vượt qua kênh
Hóc Ráng, kênh Hội Đồng Tư, kênh nội đồng để đến G4. Địa bàn tuyến đi qua thuộc
xã Long Điền Tây huyện Đông Hải. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.

-


Số lần giao chéo với đường dây điện: 02 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: 01 lần (vượt đường đan nhỏ).

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 02 lần.

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Tân Hưng Tây, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn G4-G5 dài 2.428,2m
Từ G4 hướng tuyến rẽ góc trái một góc 39 018’ vượt qua kênh Mới, kênh Lầm Chấy,
kênh Lẫm Đôi để đến G5. Địa bàn tuyến đi qua thuộc xã Long Điền Tây huyện Đông
Hải. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.

-

Số lần giao chéo với đường dây điện: không có.


-

Số lần vượt đường giao thông: 02 lần (vượt đường đan nhỏ).

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: không có.

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

23


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

 Đoạn từ G5-G6 dài 1.527,2m
Từ G5 hướng tuyến rẽ góc phải một góc 26°23’ vượt Kinh Xáng Xẻo Dừa, băng qua
vuông tôm đến vị trí G6. Vị trí G6 tiếp giáp với Sông Bảy Háp thuộc địa bàn ấp Tân
Thành Mới, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.


-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 01 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: không có.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 01 lần.

-

Địa bàn tuyến đi qua: xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.
Đoạn từ G6-G7 dài 2.801,3m



Từ G6 hướng tuyến rẽ góc trái một góc 19°21’ vượt Sông Bảy Háp (100m), băng qua
vuông tôm và vượt rạch Cây Thơ đến vị trí G7. Vị trí G7 được xác định trên vuông
tôm thuộc địa bàn ấp Cây Thơ, xã Đất Mới, huyện Năm Căn. Đoạn tuyến có các đặc
điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: 03 nhà.


-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 03 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: không có.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 02 lần (sông Bảy Háp và rạch Cây Thơ).

- Địa bàn tuyến đi qua là xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, xã Đất Mới, huyện Năm
Căn.
-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn từ G7-G8 dài 1.984,9m
Từ G7 hướng tuyến rẽ phải một góc 2°35’ băng qua vuông tôm vượt Kinh Xáng đến vị
trí G8. Vị trí G8 được xác định trên vuông tôm thuộc địa bàn ấp Ông Chừng, xã Đất
Mới, huyện Năm Căn. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.

-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 01 lần (trung thế).


-

Số lần vượt đường giao thông: 01 lần vượt đường đan nhỏ.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 01 lần (kênh Xáng).

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Đất Mới, huyện Năm Căn.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất ruộng.

24


ĐTM dự án “Đường dây 110kV Phú Tân – Năm Căn”

 Đoạn từ G8-G9 dài 1.753,8m
Từ G8 hướng tuyến rẽ trái một góc 5°16’ băng qua vuông tôm và vượt Rạch Xẻo Ớt
đến vị trí G9. Vị trí G9 được xác định trên vuông tôm thuộc địa phận Khóm 9, thị trấn
Năm Căn huyện Năm Căn. Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: 02 nhà.


-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 01 lần (hạ thế).

-

Số lần vượt đường giao thông: 01 lần (vượt đường đan nhỏ)

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 01 lần (rạch Xẻo Ớt).

-

Địa bàn tuyến đi qua là xã Đất Mới, Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn từ G9-G10 dài 491,8m
Từ G9 hướng tuyến rẽ trái một góc 20°34’ vượt Sông Cái Nai và vượt Quốc lộ 1
(đường Nguyễn Tất Thành) đến vị trí G10, đoạn vượt đường giữa Cầu Ông Tình và
bến xe khách Năm Căn, ngay vị trí Km: H7+2296. Vị trí G10 được xác định trên
vuông tôm thuộc địa phận Khóm Cái Hai, Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn. Đoạn
tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.


-

Số lần giao chéo với đường dây điện: 03 lần.

-

Số lần vượt đường giao thông: 02 lần, trong đó có 01 lần vượt QL1A.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 01 lần vượt Sông Cái Nai.

-

Địa bàn tuyến đi qua là Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.

-

Địa hình tuyến ngang qua: đất vuông tôm.

 Đoạn từ G10-G11 (T111) dài 776,1m
Từ G10 hướng tuyến rẽ phải một góc 13°28’ băng qua vuông tôm đến vị trí G11
(thuộc trụ néo góc 2 mạch hiện hữu số 111 thuộc đường dây 110kV Cái Nước – Ngọc
Hiển). Vị trí G11 thuộc đia phận Khóm Cái Hai, Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.
Đoạn tuyến có các đặc điểm như sau:
-

Số nhà trong hành lang tuyến: không có.

-


Số lần giao chéo với đường dây điện: không có.

-

Số lần vượt đường giao thông: không có.

-

Số lần vượt sông ngòi, kênh rạch: 01 lần (kênh nội đồng).

-

Địa bàn tuyến đi qua là Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn.

25


×