Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. Thu Đông 1947 Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.87 KB, 3 trang )

LỊCH SỬ
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du ( Lớp 5 trang 12)
I.
1.

2.

II.

Hoạt động 1: Giới thiệu về Phan Bội Châu ( Phương pháp Quan sát)
Cách 1:
- GV: Ở bài trước cô đã nhắc lớp mình là về nhà tìm hiểu trước về Phan
Bội Châu để phục vụ cho tiết học hôm nay. Vậy, bây giờ cô hỏi lớp
mình : Em biết gì về Phan Bội Châu?
+ PBC sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan
Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- GVNX câu trả lời của HS. GV cho HS quan sát chân dung PBC kết hợp
giới thiệu thêm về PBC. ( giới thiệu thêm những hình ảnh về PBC)
+ PBC sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan
Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ khi còn rất
trẻ ông đã day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc. Ông là người khởi
xướng, tổ chức, và giữ vai trò trọng yếu trong phong trào Đông Du. Từ 1905
đến 1908 phong trào này đã đưa được nhiều thanh niên ra nước ngoài học để
trở về cứu nước. Sau khi phong trào Đông Du tan rã, ông tiếp tục hoạt động
tại Trung Quốc, Thái Lan. Năm 1925 ông bị Pháp bắt tại Trung Quốc và đưa
về VN. Ông mất ngày 29/10/1940 ở Huế.
- GV hỏi: Tại sao PBC lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?
+ Sau cải cách Nhật trở nên cường thịnh. Nhật cũng là nước Châu Á. Nên hi
vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
- Dựa vào những thông tin cô vừa đưa ra và quan sát các hình ảnh, các em
hãy hoạt động nhóm 4 trong 3 phút, tóm tắt ngắn gọn những thông tin


chính, tiểu sử của PBC. Sau khi hết 3 phút đại diện nhóm lên trình bày.
- HS báo cáo kết quả.
- GVNX.
Cách 2:
- GV cho HS quan sát chân dung PBC và hỏi: Các em có biết đây là ai
không?
+ Nếu HS trả lời được thì GV NX và giải thích thêm.
+ Nếu HS không trả lời được thì GV giải thích.
- GV hướng dẫn học sinh quan sát. GV cho HS quan sát một vài hình ảnh
về PBC gắn với các sự kiện tiêu biểu. Dựa vào những hình ảnh đó kết
hợp với thông tin của GV, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 trong 3
phút, tóm tắt lại tiểu sử của PBC.
- Các nhóm báo cáo.
- GVNX, thống nhất về kết quả quan sát.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phong trào Đông Du( phương pháp kể
chuyện)


Dẫn chuyện:
Trước tình hình nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. PBC luôn day dứt lo tìm
con đường giải phóng dân tộc.
2. Kể chuyện ( tổ chức cho HS tìm hiểu câu chuyện)
- Năm 1904, cùng với những người chung chí hướng ông lập Hội Duy Tân
và được cử ra nước ngoài để tìm kiếm sự giúp đỡ. Năm 1905, PBC tới
Nhật Bản và được một số người Nhật hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật,
quân sự cho thanh niên yêu nước VN.
+ Khi ở Nhật, một số người Nhật đã hứa giúp đỡ PBC những gì?
- PBC về nước, vận động thanh niên sang Nhật học. Số người sang Nhật
học ngày càng nhiều. Để có tiền ăn học, học đã phải làm nhiều nghề, kể

cả việc đánh giày hay rửa bát đĩa trong các quán ăn. Cuộc sống của họ
hết sức kham khổ, nhà cửa chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy họ
vẫn vượt qua mọi khó khăn, hăng say học tập.
+ Để có tiền ăn học, thanh niên VN ở Nhật đã phải làm những nghề gì?
- PBC ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông Du. Vì vậy, tiền
của nhân dân trong nước ủng hộ ngày càng nhiều và hàng trăm thanh
niên nô nức sang Nhật học. Ai cũng mong mau chóng học xong để trở về
cứu nước.
+ Tại sao trong điều kiện thiếu thốn, thanh niên VN vẫn hăng say học tập?
( Vì ai cũng mong muốn sớm học xong để trở về cứu nước)
- Phong trào Đông Du phát triển làm cho thực dân Pháp rất lo ngại. Năm
1908, thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du. Ít
lâu sau, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước VN và
PBC khỏi Nhật Bản.
+ Tại sao Chính phủ Nhật trục xuất PBC và những người du học?
( Vì Pháp cấu kết với chính phủ Nhật chống phá phong trào Đông Du)
- Đầu năm 1909, phong trào Đông Du tan rã. PBC cùng với nhiều thành
viên của Hội Duy tân lánh sang Quảng Châu rồi sang Xiêm, tiếp tục hoạt
động cứu nước.
+ Kết quả của phong trào Đông Du?
3. HS kể chuyện trong nhóm
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 cùng nhau thảo luận trong 3
phút để thuật lại toàn bộ phong trào Đông Du.
4. Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp.
- Sau khi các nhóm đã hoàn thành, giáo viên mời đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận.
- GV cho các nhóm khác NX
- GV NX
1.
-


I.

Bài 14: Thu –Đông 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp”
Hoạt động 2: Diễn biến trận Việt Bắc Thu –Đông 1947 ( Phương
pháp quan sát)


-

-

GV cho HS quan sát lược đồ trang 31 sgk. GV giới thiệu về lược đồ: Đây
là lược đồ chiến dịch VB TĐ 1947.
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ.
GV có thể đưa ra những câu hỏi như:
+ Nhìn vào lược đồ và cho cô biết mũi tên đen, mũi tên đỏ, mũi tên vẽ
bằng nét đứt có ý nghĩa gì?
( Mũi tên đen: đường tiến công của địch. Mũi tên đỏ: quân ta tiến công
chặn đánh. Mũi tên vẽ bằng nét đứt: Quân địch rút lui, tháo chạy.)
+ GV chỉ vào biểu tượng cái dù và hỏi HS: Biểu tượng này có ý nghĩa
gì?
( Nơi quân Pháp nhảy dù)
GVNX câu trả lời của HS. GV miêu tả về chiến dịch VB TĐ 1947 ( nói
đến đâu GV chỉ vào lược đồ đến đó):
+ Tháng 10-1947, thực dân Pháp huy động 1 lực lượng lớn tấn công lên
VB theo 3 mũi: quân dù nhảy xuống Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới. Quân
bộ từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, tạo thành gọng kìm phía
Bắc và phía đông đối với Việt Bắc. Quân thủy, bộ ngược sống Hồng ,
sông Lô tiến lên Tuyên Quang tạo thành gọng kìm phía tây đối với VB.

• Thực dân Pháp chia làm mấy mũi tấn công lên VB, đó là những
mũi tấn công nào? ( Cho HS lên bảng chỉ và trả lời)
• Lên bảng kể tên các địa danh có trên lược đồ?

Trước tình hình đó, quân và dân ta đã chặn đánh các mũi tấn công của địch như thế
nào?
+ Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, khi quân Pháp vừa nhảy dù
xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta. Trên đường bộ, quân ta chặn
đánh địch và giành thắng lợi ở đèo Bông Lau. Đường số 4 trở thành “ con đường
chết của địch”. Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên sông Lô.
Sau hơn một tháng bị sa lầy ở VB, địch buộc phải rút lui. Nhưng đường rút lui của
địch cũng bị quân ta chặn đánh dữ dội. Tại Bình Ca, Đoan Hùng, giặc rơi vào trận
địa mai phục. Quân Pháp bỏ lại nhiều vũ khí đạn dược để rút lui. Sau 75 ngày đêm
chiến đấu, VB đã trở thành mồ chôn giặc Pháp.
Quân ta đã chặn đánh những mũi tấn công của địch như thế nào?
Sau 75 ngày đêm chiến đấu, ta đã thu được kết quả như thế nào?
GV cho HS hoạt động theo nhóm 4 trong 5 phút: Như vậy các nhóm vừa
quan sát, lắng nghe cô miêu tả lại chiến dịch VB TĐ 1947, bây giờ dựa vào
lược đồ, các nhóm hãy thuật lại toàn bộ diễn biến của chiến dịch VB TĐ cho
cô. Sau khi hết thời gian thảo luận đại diện nhóm sẽ lên bảng chỉ vào lược
đồ và thuật lại diến biến.
Các nhóm thảo luận.
GV cho các nhóm lên báo cáo.
GV NX.



-

-




×