Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

BÁO CÁO CTXH VỚI NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 55 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một Sinh viên, muốn hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành khóa
học một cách tốt nhất, thì trong quá trình học tập phải có sự kết hợp giữa lí thuyết và
thực hành. Hiểu được nhu cầu thiết thực của Sinh viên, các Thầy Cô khoa Tâm Lý
Giáo Dục - Trường Đại học Sư Phạm đã tổ chức nhiều đợt thực hành, thực tế giúp
Sinh viên cọ sát thực tiễn, tăng năng lực cho bản thân.
Sau khi hoàn thành khóa học lý thuyết môn Công tác xã hội với nhóm tại
trường, chúng tôi được Thầy Cô liên hệ cho đi thực hành môn Công tác xã hội với
nhóm tại cơ sở Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng. Đợt thực hành này sẽ
giúp Sinh viên có điều kiện áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, tích lũy kinh
nghiệm thực tế, tăng cường tính chủ động và sáng tạo trong việc tiếp cận thân chủ, tìm
hiểu thông tin, xác định nhu cầu, đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch trợ giúp và hỗ trợ
thân chủ.
Đồng hành cùng chúng tôi trong suốt đợt thực tế này là Thầy Bùi Đình Tuân,
với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy và những kiến thức mà Thầy dạy cho chúng tôi,
đã tạo nền tảng vững chắc để chúng tôi tự tin hơn trong quá trình thực tế. Bên cạnh đó
chúng tôi còn nhận được sự quan tâm của tất cả các Thầy Cô giáo trong khoa Tâm Lý
- Giáo Dục. Hơn nữa, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ Ban Giám đốc
Trung tâm và toàn bộ nhân viên tại cơ sở; đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia, hợp tác
nhiệt tình của nhóm thân chủ.
Tất cả các thành viên trong nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy Bùi Đình Tuân,
Ban Giám đốc Trung tâm cùng tất cả các thành viên tại khu nhà dành cho người cao
tuổi đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực hành này.
Vì thời gian thực hành tương đối ngắn và kinh nghiệm của Sinh viên còn hạn
hẹp nên trong suốt quá trình thực hành và bài báo cáo của nhóm còn nhiều thiếu sót.
Chúng tôi rất mong chờ sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô để có thể hoàn thiện bài báo
cáo của nhóm hơn.


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.Tên gọi của cơ sở:TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG


2. Địa chỉ: Tổ 137 Đà Sơn, Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng.
3. Tên cơ quan chủ quan của cơ sở: Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành
phố Đà Nẵng.
4. Điện thoại liên hệ: (0511) 3842475
5. Mục đích của cơ sở:

- Phối kết hợp với cộng đồng tạo một môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp sức
nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc người già cô đơn không nơi nương
tựa, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người tâm thần… được hưởng những phúc lợi tốt

-

nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội.
Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho các đối tượng có
điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn, đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho đối

-

tượng.
Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước

-

giao cho.
Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp đỡ những

-


người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
Ổn định tình hình kinh tế xã hội.
Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Là cầu nối giữa các đối tượng và cộng đồng.
Bảo vệ về mặt pháp lí cho các đối tượng được quy định theo chức năng.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc kịp thời, an toàn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Cung cấp thông tin, kiến nghị cần thiết đến cơ quan quản lí, cơ quan chức năng,

-

chính quyền vì lợi ích tốt nhất của các đối tượng.
Thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao.

-Chăm sóc khẩn cấp, chức năng này mới được hình thành sau khi nghiên cứu các
nước về công tác xã hội.
6. Đối tượng chính của cơ sở phục vụ:


- Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi.
- Người khuyết tật không nơi nương tựa, không có khả năng tìm kiếm thu nhập.
- Người cao tuổi cô đơn.
- Người bị tâm thần đã thuyên giảm.
- Những người lang thang xin ăn cơ nhỡ.
Phần lớn các đối tượng lang thang xin ăn đều tập trung vào trung tâm này.
Trung tâm tiếp nhận, giải quyết đối tượng lang thang xin ăn, cơ nhỡ như: trẻ em bỏ
nhà đi, người đi ăn xin chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.
+ Nhóm 1 - Trẻ em bỏ nhà đi: Được trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa
bệnh, phục hồi chức năng. Qua thời gian nếu đối tượng phục hồi và có nguyện
vọng sẽ được trung tâm cho hòa nhập cộng đồng.
+ Nhóm 2 - Người ăn xin chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp: Được trung

tâm lập hồ sơ, xác minh, giáo dục để họ nhận thức. Những đối tượng khó khăn
ở nhóm này sẽ được chuyển sang nhóm 1, những đối tượng còn khả năng thì
trung tâm sẽ xác minh, giáo dục vận động gia đình, chuyển về địa phương.
7. Số lượng đối tượng hiện có tại trung tâm:
Tổng số đối tượng đang quản lý: 165 đối tượng/82 nữ (23/11/2015)
Trong đó:
- Nuôi dưỡng lâu dài: 148 đối tượng/78 nữ;
- Thu gom: 17 đối tượng/ 04 nữ, trong đó:
+ Đà Nẵng: 07 đối tượng/03 nữ;
+ Phía Nam: 04 đối tượng/0 nữ;
+ Phía Bắc: 04 đối tượng/0 nữ;
+ Không rõ: 02 đối tượng/01 nữ
8. Tổ chức của cơ sở:
a. Ban điều hành:
* Họ và tên Giám đốc: Hệ Thị Thanh Hương,


Điện thoại: Di động: 0935165919, Email:

• Các Phó Giám đốc:
+ Trần Công Be .

Di động: 0905080586

+ Nguyễn Ngọc Cần.

Di động: 0905107289

+ Lê Văn Hai.


Di động: 01225771301

∗ Trách nhiệm của Giám đốc:
- Giám đốc là chủ tài khoản trực tiếp quyết định các vấn đề về quản lí sử dụng tài
-

chính, tài sản theo quy định của Nhà nước.
Giám đốc trung tâm là thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quản lí điều hành toàn diện
hoạt động của trung tâm. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên và pháp luật
Nhà nước trong việc chỉ đạo các hoạt động quản lí nghiệp vụ chuyên môn tại đơn vị

-

mình.
Quản lí công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, hành chính.
Tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh, trật
tự xã hội và đảm bảo an toàn, bí mật quốc gia trong hoạt động đơn vị, thực hiện

-

nghĩa vụ đối với nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.
Tổ chức thực hiện quản lí, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật;
đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế.
∗ Trách nhiệm của các Phó giám đốc:
- Phó Giám đốc trung tâm là người hỗ trợ, giúp đỡ cho Giám đốc, thực hiện nhiệm
vụ theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật

-


về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Trực tiếp phụ trách công tác quản lí, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề…
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình công tác, tổ chức trao
đổi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ viên
chức thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả việc mình thi hành công vụ cho cán bộ

-

viên chức thuộc quyền.
Các phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo với giám đốc kết quả thực hiện những
công việc được Giám đốc ủy quyền, được phân công phụ trách.

b. Các bộ phận trong tổ chức:


- Phòng Tổng hợp - hành chính – kế toán:
+ Thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại đối tượng để có biện pháp hỗ
trợ theo quy định.
+ Đề xuất, xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi các hoạt động
của cơ quan, tổng hợp báo cáo theo quy định của Sở LĐ-TBXH.
+ Tiếp nhận công văn, thực hiện tốt công tác lưu trữ, quản lú hồ sơ đối tượng
và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của pháp luật.
+ Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi
đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo đúng quy
định.
+ Quản lí, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế
độ về tài chính theo đúng quy định của nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền
lương, bảo hiểm xã hội. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của trung tâm.

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm
và hiệu quả.

-

Phòng quản lý và tư vấn:
+ Tham mưu cho Giám đốc trung tâm trong việc phân loại đối tượng mới đưa
vào để giải quyết đúng theo quy định.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền vận động, truyền thông về các quy định của
pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Tổ chức cho đối tượng hòa nhập về cộng đồng khi có đủ điều kiện.

-

Phòng y tế và phục hồi chức năng:
+ Phối hợp với ngành y tế khám sức khỏe cho đối tượng mới vào trung tâm để
xác định trình trạng sức khỏe, bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị
theo phác đồ của ngành y tế; phục hồi sức khỏe cho từng đối tượng đúng theo
quy định của pháp luật; giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh
thần, có đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
+ Tổ chức chăm sóc sức khỏe các đối tượng, hướng dẫn phòng và điều trị.


+ Gi gỡn bo qun tt thuc iu tr, dng c v trang thit b y t, xut nhp
thuc ỳng theo quy nh.
+ m bo cụng tỏc an ton v sinh thc phm, v sinh phũng i tng, nh
n, ngun nc sinh hot.
c. V s t chc:
GIáM ĐốC


CáC PHó
GIáM ĐốC

TRƯ ởNG PHòNG

PHòNG TổNG Hợ P
HàNH CHíNH - KếTOáN

PHòNG QUảN Lý
&TƯ VấN

PHòNG Y Tế&
PHụC HồI CHứC NĂ NG

9. Tỡnh hỡnh v cỏn b, nhõn viờn c s:
a. Tng s cỏn b, cụng nhõn viờn: 31 ngi
Trong ú: N: 17 ngi

b. Trỡnh o to
S

S lng o to chuyờn

S

lng

Tron

ngnh phự hp vi cụng


TT

(ngi

g ú

tỏc xó hi (cụng tỏc xó hi,


Trình độ đào tạo

)

1

Trên đại học

2

Đại học

3

Cao đẳng

4

Trung cấp


8

5

Sơ cấp, công nhân kĩ thuật

3

6

Điều dưỡng viên trung cấp

7

Điều dưỡng viên sơ cấp

8

Chưa qua đào tạo

nữ

tâm lý, xã hội học, giáo dục
đặc biệt…)

13

7

c. Định biên cán bộ theo vị trí công việc (chức danh) của cán bộ viên chức tại cơ

sở:
Số lượng

Trong đó

(người)

nữ

Giám đốc

01

01

2

Phó giám đốc

03

3

Trưởng/phó phòng (ban)

03

Số TT

Chức danh


1

4

5

Nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối
tượng
Nhân viên làm công tác dinh dưỡng (tiếp
phẩm, nấu ăn)

6

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

7

Y tá, bác sỹ

8

Giáo viên dạy văn hoá, dạy nghề

9

Nhân viên hành chính, văn thư

11


08

03

03

03

02

03

02


10

Kế toán

01

11

Lái xe

01

12

Nhân viên phụ trách điện, nước


01

13

Bảo vệ

01

14

Nhân viên khác, cụ thể:
Tổng cộng

31

01

17

10. Các hoạt động chăm sóc đối tượng:

a. Mục tiêu hoạt động của Trung tâm:
- Xã hội hóa là mục tiêu hàng đầu của trung tâm như làm công tác tư tưởng, liên lạc
với các gia đình của đối tượng để nhận nuôi, tạo điều kiện để các đối tượng được

-

trở về với xã hội, với gia đình.
Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, những người già không có

nơi nương tựa, những người ăn xin, có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, không có
khả năng lao động…, cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một
cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy ra với những đối tượng

-

này.
Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu thế nhận

-

được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, phục hồi chức năng cho trẻ
em khuyết tật, giúp đỡ những em nạn nhân chất độc da cam, những người bị tâm

-

thần, thiểu năng trí tuệ…
TTBTXH Thành phố Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Sở LĐ – TBXH TP Đà Nẵng.
Thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lí nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội
theo nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ ban hành quy chế

-

thành lập và hoạt động của trung tâm bảo trợ xã hội.
Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lý, giáo dục và tổ chức lao động
cho đối tượng lang thang, ăn xin; tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định tái hòa


nhập cộng đồng; góp phần xóa bỏ lang thang, ăn xin ảnh hưởng đến đời sống an


-

ninh trật tự của Thành phố.
Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng
trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với
lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
- UBND Thành phố đã đưa ra các Quyết định về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng để Trung tâm thực hiện tốt mục
tiêu và nhiệm vụ của mình.
b. Các hoạt động chăm sóc đối tượng:
Khi vào trung tâm các đối tượng trên đều được mua bảo hiểm y tế, được chăm
sóc sức khỏe...Trung tâm có từng hoạt động riêng cho từng loại đố tượng:

- Đối với những người già,họ được chăm sóc đầy đủ, ăn uống và được chia sẻ,
tâm sự với những người đồng cảnh ngộ, xóa đi phần nào những nỗi khổ khi

-

không có con cháu, người thân bên cạnh để chăm sóc.
Đối với những người mắc bệnh tâm thần, qua các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày, trung tâm phân biệt mức độ nặng nhẹ, từ đó có biện pháp trị liệu. Những
người mắc tâm thần nhẹ, trung tâm sử dụng lao động trị liệu để điều trị và tạo
điều kiện cho họ tiếp xúc với những người bình thường để họ có khả năng học
tập và thích ứng với sinh hoạt bình thường và dần dần phục hồi. Những người
mắc tâm thần nặng thì được trung tâm chuyển giao đến các trại tâm thần để

-

chữa bệnh.

Đối với trẻ em thì cũng được trung tâm chăm sóc, giáo dục, những em bình
thường thì được cho học tập để các em có thể hòa nhập cộng đồng, tự nuôi

-

sống bản thân.
Đối với người khuyết tật thì trước đây có khu vực luyện tập và có một nhân
viên phục hồi chức năng nhưng đã chuyển đi nơi khác. Giờ đây thì một tuần có
ba lần thì có một nhân viên đến tập luyện tập cho người khuyết tật. Người
khuyết tật là những đối tượng mà trung tâm tập trung chăm sóc nhiều nhất. Và
trong thời gian gần đây, có một nhóm sinh viên Mỹ, mỗi buổi sáng đều đến

-

luyện tập cho họ và chế tạo những thiết bị để giúp họ có thể đi lại.
Đối với người lang thang, xin ăn thì họ được bảo vệ, che chở, được ăn uống
đầy đủ và có chỗ ở ổn định. Họ được chia sẻ, tâm sự với những người cùng
hoàn cảnh, phần nào vơi đi những nỗi buồn mà họ đã nếm trải.


11. Nhận xét của sinh viên về các hoạt động của sơ sở:

- Sau chuyến tham quan thực tế chắc chắn rằng mỗi chúng ta sẽ có những đánh giá
về cơ sở mà chúng ta đã đến. Em cũng có những nhận xét, đánh giá của chính bản
thân đối với cơ sở dưới góc độ là một người đang học tập về công tác xã hội và

-

phát triển cộng đồng.
TTBTXH là một trung tâm rất có ý nghĩa, đã giúp cho các đối tượng có một cuộc

sống tốt hơn. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã thực hiện tốt vai trò và trách
nhiệm của mình. Trung tâm đã tiếp nhận rất nhiều đối tượng, sẽ rất phức tạp trong
việc quản lí và đảm bảo việc chấp hành nội quy của các đối tượng. Song trung tâm
đã đưa ra nhiều biện pháp để các đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh nội quy. Về

-

các dịch vụ chăm sóc như y tế, ăn uống cho các đối tượng ở đây cũng khá tốt.
Qua thời gian tìm hiểu trung tâm, em nhận thấy trung tâm có những thuận lợi và
khó khăn:

∗ Thuận lợi:
+ Là TTBTXH công lập, được sự chỉ đạo – lãnh đạo của Sở LĐ-TBXH, các
chế độ, chi phí sinh hoạt được Nhà nước cấp.
+ Được nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện quan tâm, giúp đỡ.
+ Các đối tượng ở trung tâm được hưởng các chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, có
bảo hiểm y tế và được mai táng khi chết.
+ Đội ngũ cán bộ - viên chức ở trung tâm nhiệt tình, tận tâm, tận tụy trong việc
nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng và có tâm huyết với nghề.
∗ Khó khăn:
+ Tuy được Nhà nước trợ cấp cho các đối tượng tại trung tâm nhưng mức định
mức về chi tiêu trong công tác nuôi dưỡng từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp
cho các đối tượng hiện nay còn khá thấp đã gây rất nhiều khó khăn cho việc chi
tiêu của cơ sở và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các đối tượng được bảo
trợ.
+ Thiếu các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; cơ sở vật
chất thiếu thốn, xuống cấp; chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho đối tượng.
+ Tuy tận tình trong công việc nhưng đội ngũ cán bộ chăm sóc ở trung tâm còn
hạn chế bởi trình độ học vấn và chuyên môn do chưa được đào tạo bài bản, lại

thiếu chính sách đào tạo và bồi dưỡng.


+ Lương và các chế độ đãi ngộ dành cho các cán bộ - nhân viên còn thấp,
không đảm bảo bù đắp sức lao động và chi phí cho cuộc sống bản thân. Điều
này đã dẫn tới việc rất khó thu hút và tuyển dụng nhân viên vào các cơ sở bảo
trợ xã hội.
 Để khắc phục những khó khăn nêu trên,nhóm chúng em nghĩ việc đảm bảo các điều
kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, con người là những yếu tố quyết định đến chất
lượng chăm sóc các đối tượng tại trung tâm. Muốn vậy, cần tăng cường đào tạo và
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đang làm công tác này
theo hướng chuyên nghiệp, đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ yên tâm
làm việc.
 Cần đổi mới nội dung hoạt động của trung tâm để các đối tượng còn khả năng có
thể tự chăm sóc mình, tự quản lí lấy các điều kiện vật chất mà Nhà nước đã đầu tư,
tự giác tham gia các hoạt động lao động, liệu pháp để có thêm sản phẩm… để phục
vụ cho chính mình, cải thiện và nâng cao đời sống, khắc phục tình trạng còn hạn
hẹp trong chế độ trợ cấp xã hội.
 Nhà nước cần điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng hiện nay cho phù hợp với tình hình
thực tiễn; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa ở trung tâm, thu hút sự tham gia của các
tổ chức phi Chính phủ, tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.


PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

I.
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THÀNH LẬP NHÓM:
1. Xác định mục tiêu chung của nhóm:
• Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, mang lại tiếng cười cho tất cả các
nhóm viên.

• Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các nhóm viên với nhau.
Mô hình trợ giúp: nhóm giải trí.
Từ những thông tin được trung tâm cung cấp và qua 3 buổi thực tế quan sát
ở đây, nhóm chúng tôi nhận thấy các cụ ở trung tâm cần được vui chơi
nhiều hơn để có thể vui vẻ, thoải mái và gắn kết với nhau hơn. Vì vậy,
nhóm đã xác đinh mô hình trợ giúp là nhóm giải trí.

2. Đánh giá khả năng tham gia của nhóm viên:
2.1. Tích cực:
• Tất cả các nhóm viên đều có nhu cầu trò chuyện, vui chơi, giải trí.
• Các thành viên nhóm tích cực tham gia, liên kết với nhau để hoạt động
nhóm có hiệu quả.
• Tình trạng sức khỏe của nhóm viên có thể đáp ứng được hoạt động của
nhóm.
• Điều kiện vật chất của nhóm viên bình thường, các nhóm viên có thể hỗ

2.2.

trợ kinh phí cho hoạt động nhóm nếu nhóm có nhu cầu
Hạn chế:


• Một số thành viên trong nhóm có mâu thuẫn với nhau, nên khi tham gia
hoạt động nhóm vẫn có nhiều xích mích, cãi vã, có tình trạng bằng mặt
nhưng không bằng lòng.
• Khả năng tham gia sinh hoạt của các nhóm viên không giống nhau, nên
NVXH gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho nhóm.
3. Đánh giá khả năng các nguồn lực hỗ trợ nhóm:
• Nhóm viên có tinh thần tham gia hoạt động nhóm tích cực.
• Môi trường sinh hoạt rộng rãi, thoáng mát.

• Trung tâm tạo mọi điều kiện để sinh viên tổ chức hoạt động cho nhóm:
về cơ sở vật chất và cả tinh thần.
• Quản lí khu nhà giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc cung cấp thông
tin cũng như tạo mọi điều kiện để chúng tôi thành lập nhóm.
4. Bối cảnh chọn nhóm thân chủ:
Sau khi được Ban Giám đốc trung tâm giới thiệu sơ lược về cơ sở, cả
nhóm đi tham quan, quan sát hoạt động của các thành viên ở trung tâm. Qua 2
buổi thực tế ở cơ sở, nhóm đã chọn khu nhà giành cho người cao tuổi nhưng
còn sức khỏe và đi lại được để tìm hiểu kĩ hơn. Vì những hoạt động sinh hoạt,
thời gian sinh hoạt của các cụ ở trung tâm phù hợp với thời gian của nhóm và
cả nhóm cũng giành tình cảm đặc biệt cho các cụ bởi những hành động thân
thiết mà các cụ giành cho nhóm.
Qua một thời gian đánh giá với nhu cầu; tình trạng sức khỏe thể chất,
tâm lí của các thành viên ở khu nhà; chúng tôi đã chọn được nhóm thân chủ
chủ mình gồm 8 người:










Phạm Thị Cúc
Võ Thị Bốn
Nguyễn Thị Được
Nguyễn Thị Liên
Trần Thị Xuân

Nguyễn Thị Nhàn
Võ Thị Hiển
Phan Thị Thủy
5. Hồ sơ các nhóm viên:
Thành viên thứ 1:


• Họ và tên: Phạm Thị Cúc.
Sinh năm: 1941
• Quê quán: xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
• Hoàn cảnh: Cụ có một người con trai tên Trung bị khuyết tật, hiện đang ở tại
Trung tâm. Chồng mất sớm, một mình Cụ nuôi con khuyết tật gặp nhiều khó
khăn nên Cụ bỏ quê, dẫn con ra Đà Nẵng kiếm sống. Hai mẹ con Cụ được bệnh
viên Đa khoa Đà Nẵng cho một phòng trong bệnh viên để ở, Cụ làm công việc
đổi nước trong bệnh viện. Sau đó Cụ xin lên Trung tâm Bảo trợ vì Cụ muốn hai
mẹ con có chỗ ở ổn định. Hai mẹ con cụ vào Trung tâm vào ngày 22/12/2000.
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: Cụ Cúc là người tỉnh táo nhất khu nhà này.
Tinh thần của Cụ rất tốt. Sức khỏe thể chất tương đối ổn định.
Thành viên thứ 2:

• Họ và tên: Võ Thị Bốn
• Quê quán: xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
• Hoàn cảnh: Cụ bị tâm thần nhẹ, vì không có nơi nương tựa nên cụ được địa
phương giới thiệu vào Trung tâm. Cụ ở Trung tâm được 10 năm.
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: sức khỏe thể chất bình thường. Cụ bị tâm thần
nhẹ nên tâm lí nhiều khi không ổn định.
Thành viên thứ 3:

• Họ và tên: Nguyễn Thị Được
Sinh năm: 1935

• Quê quán: Miếu Bông, tỉnh Quảng Nam.
• Hoàn cảnh: Gia đình cụ có 2 anh em. Anh cụ khờ dại và đã bị địch bắn chết,
cha mẹ Cụ chết trong chiến tranh. Trước khi vào Trung tâm, Cụ đi làm thuê ở
phường Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng được 2 năm. Sau đó Cụ được
đưa vào Trung tâm và Cụ ở Trung tâm được 40 năm.
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: sức khỏe thể chất, tâm lí ổn định.
Thành viên thứ 4:

• Họ và tên: Nguyễn Thị Liên
Sinh năm: 1952
• Quê quán: Đồng Nai.
• Hoàn cảnh: Có dì ruột sống ở Bắc Mỹ An, quận 3, Đà Nẵng, bán cá ở chợ Hàn.
Dì của chị Liên hay lên thăm chị. Ba chị mất sớm, mẹ chị đi lấy chồng khác.


Có chị gái ở Cần Thơ và hiện đang theo Chúa tại một nhà thờ ở Cần Thơ, chị
gái không biết chị Liên đang ở Trung tâm. Trước đây chị ở với dì của mình,
nhưng trong một lần đi lạc không biết đường về nhà, chị đi lang thang và được
đưa vào đây, gia đình dì để chị ở đây luôn. Công việc của chị Liên tại Trung
tâm là lau nhà, giúp việc ở nhà bếp...
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: sức khỏe thể chất ổn định. Chị Liên bị tâm
thần nhẹ nên sức khỏe tâm lí nhiều khi không ổn định.
Thành viên thứ 5:

• Họ và tên:Trần Thị Xuân
Sinh năm: 1958
• Quê quán: thành phố Đà Nẵng.
• Hoàn cảnh: Cô Xuân có một người con trai năm nay 20 tuổi, hiện đang đi làm
tại quán Karaoke. Cô bị phong cùi nên bị mất cảm giác tay chân. Cô vào Trung
tâm từ năm 2000.

• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: cô có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.
Thành viên thứ 6:

• Họ và tên: Nguyễn Thị Nhàn
Sinh năm: 1989
• Quê quán: Hà Tĩnh
• Hoàn cảnh: chị vào Trung tâm gần 3 năm. Chị Nhàn không có ba mẹ. Trước
đây chị ở với bà ngoại, sau đó bà ngoại mất, địa phương giới thiệu chị vào đây.
Chị Nhàn có tật nên không làm gì được.
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: sức khỏe tinh thần của chi Nhàn tương đối ổn
định. Sức khỏe thể chất tốt.
Thành viên thứ 7:
• Họ và tên: Võ Thị Hiển
• Quê quán: ở Hà Khê, Xuyên Đán.
• Hoàn cảnh: Cụ Hiển vào Trung tâm được 4 năm, Cụ không có họ hàng thân
thích. Cụ Hiển nhìn có vẻ vui vẻ nhưng khi tiếp xúc, trò chuyện với Cụ, Cụ thật
sự khó tính.
• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: sức khỏe của cụ tương đối ổn định.
Thành viên thứ 8:
• Họ và tên: Phan Thị Thủy
Sinh năm: 1937
• Quê quán: ở Hòa Sơn, Đà Nẵng.


• Hoàn cảnh: Cụ Thủy là tổ trưởng tại khu nhà người già.. Cụ không có người
thân, chỉ có một người cháu làm ở xa, một năm mới vào thăm Cụ một lần.

• Tình trạng sức khỏe tâm sinh lí: tình trạng sức khỏe của cụ tương đối ổn định.
II. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động:


1. Mục tiêu cụ thể của nhóm:
Buổi 1: (8h – 10h ngày 17/11/2015)

- Nắm được vị trí và sự phân bố các khu nhà trong Trung tâm.
- Biết được các đối tượng ở từng khu nhà ở.
Buổi 2 (14h – 16h ngày 18/11/2015)

- Tìm hiểu được thông tin liên quan đến nhóm đối tượng là phụ nữ yếu thế đang
-

trong độ tuổi lao động.
Biết được ở khu nhà dành cho phụ nữ yếu thế đang trong độ tuổi lao động họ
hoạt động như thế nào, công việc hàng ngày của những phụ nữ đó là làm gì.

Buổi 3 (14h - 16h ngày 19/11/2015)

- Làm quen, tìm hiểu được những thông tin về khu nhà ở dành cho người cao
tuổi.
Buổi 4 (8h – 10h ngày 24/11/2015)

- Chọn được nhóm đối tượng.
- Xây dựng được mối quan hệ, tạo được sự thân thiện, gần gũi giữa Sinh viên với
nhóm đối tượng.
Buổi 5 (14h – 16h ngày 25/11/2015)

- Thuyết phục được các Cụ tham gia vào hoạt động sinh hoạt đầu tiên do nhóm
tổ chức.

- Các Cụ nắm được giai điệu và lời bài hát “Nào cùng nhau” do nhóm chuẩn bị.



Buổi 6 (14h – 16h ngày 26/11/2015)

- Các Cụ thuộc được lời bài hát “Nào cùng nhau”.
- Đem lại cho các Cụ được sự vui vẻ, hào hứng trong hoạt động tập thể dục theo
-

nhạc mà nhóm xây dựng.
Tạo được không khí vui chơi, giải trí cho các Cụ.
Cải thiện mối quan hệ giữa chị Liên và chị Nhàn.

Buổi 7 (14h – 16h ngày 1/12/2015)

- Nắm được thông tin cụ thể của từng Cụ trong nhóm.
- Tìm hiểu được hoàn cảnh của các Cụ.
- Cải thiện mối quan hệ giữa chị Nhàn và Cụ Bốn.
Buổi 8 (8h – 10h ngày 2/12/2015)

- Tạo được không khí vui vẻ, sự khỏe khoắn cho các Cụ thông qua các động tác
-

thể dục đơn giản.
Giúp cho mối quan hệ của các Cụ thêm gần gũi và thân thiết.
Cải thiện được mối quan hệ giữa cụ Cúc và cụ Được.

Buổi 9 (14h – 16h ngày 3/12/2015)

- Tạo được không khí vui tươi, sảng khoái qua hoạt động ca hát.
- Các Cụ có được sự tự tin khi thể hiện trước đám đông.
- Cải thiện được mối quan hệ giữa Cụ Cúc và chị Liên.

Buổi 10 (8h – 10h ngày 4/12/2015)

- Giúp cho khu nhà ở được sạch sẽ, thoáng mát thông qua hoạt động dọn dẹp, vệ
sinh khu nhà ở.

- Giúp các Cụ hiểu được sự cần thiết của việc dọn dẹp nhà ở từ đó các Cụ có
được sự tự giác và hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh nhà ở trong các

-

Cụ.
Giúp cho mối quan hệ giữa Cụ Thủy và Cụ Được thêm thân thiết, gắn bó.

Buổi 11 (14h – 16h ngày 8/12/2015)

- Nâng cao được sức khỏe của các Cụ thông qua hoạt động tập thể dục bằng các
động tác đơn giản.


- Mối quan hệ giữa Cụ Hiển và Cụ Được gắn bó hơn.
Buổi 12 (8h – 10h ngày 9/12/2015)

- Giúp cho các Cụ có được sự tự tin thể hiện bản thân, ca hát trước đám đông.
Buổi 13 (14h – 16h ngày 10/12/2015)

- Nắm rõ được tình hình, mối quan hệ giữa các Cụ trong nhóm thông qua trò
chuyện và quan sát.
Buổi 14 (14h – 16h ngày 11/12/2015)

- Tạo được không khí vui vẻ.

- Giúp các Cụ nói được cảm nghĩ, cảm nhận của bản thân đối với các thành viên
trong nhóm và các hoạt động của sinh viên tổ chức cho các Cụ trong một tháng
qua.
- Nắm được các mối quan hệ đã được cải thiện và chưa được cải thiện.
2. Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm:
S
T
T

Thời gian,
địa điểm

Hoạt động

Người
thực
hiện

Nguồn
kinh
phí

1

Thứ 3
(17/11/2015)
8h – 10h

Tham quan và quan sát, nắm rõ được ở trung
tâm bao gồm những đối tượng nào. Trò

chuyện với các đối tượng và tìm hiểu thêm
một số thông tin về Trung tâm.

Sinh
viên

Không


Trò chuyện, làm quen cùng nhóm phụ nữ
yếu thế đang trong độ tuổi lao động

Sinh
viên

Không


Trò chuyện với các Cụ già ở khu nhà dành
cho người cao tuổi.

Sinh
viên +
các Cụ

Không


2


3

4
5

Thứ 4
(18/11/2015)
14h – 16h
Thứ 5
(19/11/2015)
14h – 16h

Chọn nhóm đối tượng, trò chuyện với các Cụ
Thứ
Sinh
nhằm tạo mối quan hệ, tạo sự thân thiện gần
3(24/11/2015)
viên +
gũi giúp cho việc tiếp cận và sinh hoạt sau
8h – 10h
các Cụ
này dễ dàng hơn
Thứ 4
Cho các Cụ ngồi trên ghế theo hình vòng Sinh
(25/11/2015) tròn, nhóm viên ở giữa, tổ chức cho các Cụ viên +
14h – 16h
sinh hoạt và làm quen với bài hát “Nào cùng các Cụ
nhau”:

Không


Không



6

Thứ 5
(26/11/2015)
14h – 16h

7

Thứ 3
(1/12/2015)
14h – 16h

Nào cùng vỗ tay nào cùng vỗ tay
Cho quả tim nối kết quả tim
Cho con người biết yêu con người
Nào cùng đá chân nào cùng đá chân
Cho quả tim nối kết quả tim
Cho con người biết yêu con người
Nào cùng đấm lưng nào cùng đấm lưng
Cho quả tim nối kết quả tim
Cho con người biết yêu con người
Tiếp tục ôn lại để các cụ thuộc bài hát. Tổ
chức cho các cụ tập thể dục thông qua lời bài
Sinh
hát. Qua đó các cụ hoạt động thay vì ngồi

viên +
một chỗ, ví dụ như đấm lưng cho nhau, đá
các Cụ
chân, vỗ tay. Bài hát mang tính giải trí cho
các Cụ.
Tiếp tục trò chuyện, thu thập thông tin về các Sinh
đối tượng trong nhóm. Quan sát và tìm hiểu viên +
rõ hơn về hoàn cảnh của các Cụ.
các Cụ
Cho các Cụ ngồi thành hình tròn, tổ chức cho
các Cụ tập những động tác thể dục đơn giản
như: đá chân, đưa tay lên, đưa tay xuống, các Sinh
động tác đơn giản dễ thực hiện. Hoạt động viên +
này nhằm tập thể dục cho các Cụ đồng thời các Cụ
còn tạo được sự gần gũi, gắn bó khi các Cụ
ngồi với nhau tạo thành hình tròn.
Nhóm chuẩn bị nhạc gồm các bài hát dành
cho người già. Tổ chức cho các Cụ ngồi với Sinh
nhau cùng nghe nhạc và hát theo. Sau đó sẽ viên +
để các Cụ hát những bài các Cụ thuộc hay các Cụ
những bài các Cụ thích.
Cùng các Cụ lau dọn khu nhà ở (bao gồm
phòng ngủ, phòng ăn và nhà vệ sinh) để
mang lại không khí thoáng mát, sạch sẽ. Sinh
Hoạt động này giúp các Cụ có thể vận động viên +
được tay chân nhẹ nhàng, tạo được thói quen các Cụ
giữ gìn vệ sinh, giúp các cụ hiểu được sự cần
thiết của việc dọn dẹp nhà ở.

8


Thứ 4
(2/12/2015)
8h – 10h

9

Thứ 5
(3/12/2015)
14h – 16h

1
0

Thứ 6
(4/12/2015)
8h – 10h

1
1

Thứ 3
(8/12/2015)
14h – 16h

Tập thể dục cho các Cụ bằng những hình Sinh
thức đơn giản như vừa đếm số vừa đi bộ, đưa viên +
tay lên xuống….
các Cụ


Thứ 4
(9/12/2015)
8h – 10h

Tổ chức cho các Cụ thi văn nghệ với hình Sinh
thức hát. Nhằm tạo không khí vui vẻ, thoải viên +
mái cho các Cụ, bên cạnh đó làm cho mối các Cụ
quan hệ của các Cụ tiến triển tốt hơn thông

1
2

Không


Không


Không


Không


Không


Không

Không




qua các trò chơi.

1
3

Thứ 5
(10/12/2015)
14h – 16h

1
4

Thứ 6
(11/12/2015)
14h – 16h

Trò chuyện với các Cụ qua đó quan sát hoạt
động sinh hoạt của các Cụ để xem mối quan Sinh
hệ giữa các Cụ có tiến triển gì tốt hơn, không viên +
khí có vui vẻ thay đổi so với những ngày các Cụ
trước không
Tổng kết, tổ chức liên hoan nhỏ cho các Cụ.
Sinh
chuẩn bị bánh kẹo, các trò chơi nhỏ cho các
viên +
Cụ, chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ giữa
các Cụ

các Cụ và sinh viên thực tế.

III. Giai đoạn can thiệp – thực hiện nhiệm vụ:
Buổi 1 (8h – 10h ngày 17/11/2015)
Tên nhóm: Nhóm vui chơi – giải trí
Tên nhân viên CTXH: Lê Thị Hồng Sương
Phạm Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Phương Thảo
Phạm Thị Hậu
Ngày sinh hoạt:17/11/2015

Từ lúc 8h00

đến lúc 10h00

Nơi sinh hoạt: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng
Nhóm viên có mặt: Đầy đủ
Nhóm viên vắng mặt: Không
Mục tiêu của nhóm:
- Nắm được vị trí và sự phân bố các khu nhà trong Trung tâm.
- Biết được các đối tượng ở từng khu nhà ở.
Hoạt động để đạt được mục tiêu:

Không

Nhóm
sinh
viên



Tham quan, quan sát toàn Trung tâm; trò chuyện với một số đối tượng tại
Trung tâm.
NVCTXH phân tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác nhóm):
Buổi này chúng tôi chỉ mới quan sát toàn Trung tâm, chưa chọn được nhóm đối
tượng cụ thể để làm việc.
Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân: Chưa có.
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau:
Trò chuyện, làm quen cùng nhóm phụ nữ yếu thế đang trong độ tuổi lao động
Điều cần lưu ý cho buổi sinh hoạt sau:
Chuẩn bị các kỹ năng trò chuyện, tìm hiểu thông tin.
Buổi 2 (14h – 16h ngày 18/11/2015)
Tên nhóm: Nhóm vui chơi – giải trí
Tên nhân viên CTXH: Lê Thị Hồng Sương
Phạm Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Phương Thảo
Phạm Thị Hậu
Ngày sinh hoạt:

18/11/2015

Từ lúc 14h00

đến lúc 16h00

Nơi sinh hoạt: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đã Nẵng
Nhóm viên có mặt: Đầy đủ
Nhóm viên vắng mặt: Không
Mục tiêu của nhóm: - Tìm hiểu được thông tin liên quan đến nhóm đối tượng là phụ
nữ yếu thế đang trong độ tuổi lao động.



- Biết được ở khu nhà dành cho phụ nữ yếu thế đang trong độ
tuổi lao động họ hoạt động như thế nào, công việc hàng ngày của
những phụ nữ đó là làm gì.
Hoạt động để đạt được mục tiêu:
- Trò chuyện, làm quen cùng nhóm phụ nữ yếu thế đang trong độ tuổi lao động

NVCTXH phân tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác nhóm):
Chúng tôi đến với khu nhà dành cho người phụ nữ thì có một vài người đã đi
lao động, chúng tôi không được gặp và tiếp xúc với họ. Chỉ gặp những người còn lại
trong khu nhà. Vừa mới tiếp xúc nên chúng tôi không nắm được mối quan hệ tương
tác của họ như thế nào.
Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân: Chưa rõ.
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau:
Trò chuyện với các Cụ già ở khu nhà dành cho người cao tuổi.
Điều cần lưu ý cho buổi sinh hoạt sau:
Tìm hiểu tâm lý của người cao tuổi; kĩ năng cư xử với người cao tuổi.
Buổi 3 (14h - 16h ngày 19/11/2015)
Tên nhóm: Vui chơi – giải trí
Tên nhân viên CTXH: Lê Thị Hồng Sương
Phạm Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Phương Thảo
Phạm Thị Hậu
Ngày sinh hoạt: 19/11/2015

Từ lúc

14h00 đến lúc 16h00



Nơi sinh hoạt: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng
Nhóm viên có mặt: Đầy đủ
Nhóm viên vắng mặt: Không
Mục tiêu của nhóm:
- Làm quen, tìm hiểu được những thông tin về khu nhà ở dành cho người cao
tuổi.

Hoạt động để đạt được mục tiêu:
Trò chuyện với các Cụ già ở khu nhà dành cho người cao tuổi.
NVCTXH phân tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác nhóm):
Đây là buổi đầu tiên chúng tôi đến với khu người già, việc đầu tiên chúng tôi
làm là trò chuyện, làm quen với họ, tìm hiểu những thông tin cơ bản về họ chứ chưa
thật sự hiểu rõ về sự tương tác giữa những người trong khu nhà dành cho người già
với nhau. Nhưng nhìn chung có một vài người vẫn chưa có mối quan hệ tốt với nhau.
Họ vẫn còn có mâu thuẫn thể hiện qua việc họ nói to tiếng với nhau khi có một việc gì
đó xảy ra.
Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân: Chưa có sự tiến bộ rõ ràng.
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau:
Chọn nhóm đối tượng, trò chuyện với các Cụ nhằm tạo mối quan hệ, tạo sự
thân thiện gần gũi giúp cho việc tiếp cận và sinh hoạt sau này dễ dàng hơn.
Điều cần lưu ý cho buổi sinh hoạt sau:
Chuẩn bị kĩ năng giao tiếp với người cao tuổi, kĩ năng tiếp cận đối tượng.
Buổi 4 (8h – 10h ngày 24/11/2015)
Tên nhóm: Vui chơi – giải trí


Tên nhân viên CTXH: Lê Thị Hồng Sương
Phạm Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Phương Thảo
Phạm Thị Hậu

Ngày sinh hoạt: 24/11/2015

Từ lúc 8h00

đến lúc 10h00

Nơi sinh hoạt: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng
Nhóm viên có mặt: Đầy đủ
Nhóm viên vắng mặt: Không
Mục tiêu của nhóm: - Chọn được nhóm đối tượng.
- Xây dựng được mối quan hệ, tạo được sự thân thiện, gần gũi
giữa Sinh viên với nhóm đối tượng.
Hoạt động để đạt được mục tiêu:
Chọn nhóm đối tượng, trò chuyện với các Cụ nhằm tạo mối quan hệ, tạo sự
thân thiện gần gũi giúp cho việc tiếp cận và sinh hoạt sau này dễ dàng hơn.
NVCTXH tích buổi sinh hoạt (tiến trình nhóm và tương tác nhóm):
Sau ba buổi quan sát cũng như trò chuyện cùng các cụ thì nhóm cũng đã chọn
được nhóm đối tượng để tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, việc chọn nhóm viên cũng như
việc thuyết phục các cụ tham gia vào nhóm rất khó khăn. Trong quá trình tìm hiểu
thông tin thì các cụ có vẻ không hợp tác, bước đầu cả nhóm cảm thấy lo lắng, với sự
thờ ơ của các cụ như vậy thì không biết thời gian sau sẽ như thế nào, nhóm cũng luôn
tìm hiểu và thay đổi cách tiếp cận để có thể phù hợp và để nhận được sự hợp tác, tin
tưởng từ các Cụ. Với tình trạng là các cụ hay có mâu thuẫn với nhau thì nhóm quyết
định đưa ra mục tiêu hoạt động của nhóm là cải thiện mối quan hệ giữa các cụ, để các
cụ có thể hiểu nhau hơn, có thể trợ giúp nhau khi có ai đó gặp vấn đề khó khăn, hơn


nữa là mang lại không khí vui vẻ, sự đoàn kết giữa các Cụ với nhau trong khu nhà.
Điều này đòi hỏi chúng tôi phải có sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa.
Ghi nhận sự tiến bộ của từng cá nhân:

Ở buổi này, chúng tôi chưa nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt ở mỗi thành viên, nhìn
chung cách cư xử và thái độ của các Cụ với nhau chưa có sự tiến triển, vẫn còn sự
ganh ghét, mâu thuẫn với nhau vì những việc, những chuyện hết sức bình thường.
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt sau:
Cho các Cụ ngồi trên ghế theo hình vòng tròn, nhóm viên ở giữa, tổ chức cho
các Cụ sinh hoạt và làm quen với bài hát “Nào cùng nhau”.
Điều cần lưu ý cho buổi sinh hoạt sau:
Chuẩn bị kĩ năng thuyết phục đối với người cao tuổi; chuẩn bị nhạc. Nắm được
mối quan hệ tương tác giữa các Cụ.
Buổi 5 (14h – 16h ngày 25/11/2015)
Tên nhóm: Vui chơi – giải trí
Tên nhân viên CTXH:Lê Thị Hồng Sương
Phạm Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Phương Thảo
Phạm Thị Hậu
Ngày sinh hoạt: 25/11/2015

Từ lúc 14h00 đến lúc16h00

Nơi sinh hoạt: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng
Nhóm viên có mặt: Đầy đủ
Nhóm viên vắng mặt: Không
Mục tiêu của nhóm:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×