Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Quy Định Đánh Số Thiết Bị Trong Hệ Thống Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.24 KB, 17 trang )

CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
- CHẾ ĐỘ ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ
TRONG HTĐ QUỐC GIA;
- SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH NHÀ MÁY.

1


A. QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN
Điều 70- Việc đánh số thiết bị trong HTĐ Quốc gia được quy
định như sau :
1- Tất cả các thiết bị đưa vào vận hành trong HTĐ VN đều phải được đặt
tên, đánh số. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do
cấp điều độ đó đánh số và phê duyệt.
2- Việc đánh số thiết bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng
thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự
đồng ý của cấp điều độ có quyền kiểm tra.
3- Các thiết bị phải được đánh số theo quy định của Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam.

2


1- Quy định những chữ số
đặc trưng cho cấp điện áp :
- Điện áp 500kV lấy chữ số 5
- Điện áp 220kV lấy chữ số 2
- Điện áp 110kV lấy chữ số 1
- Điện áp 66kV lấy chữ số 7


- Điện áp 35kV lấy chữ số 3
- Điện áp 22kV lấy chữ số 4
- Điện áp 10kV lấy chữ số 9
- Điện áp 15kV lấy chữ số 8
- Điện áp 6kV lấy chữ số 6

3


2- Thanh cái :
Bao gồm các ký tự :
 Ký tự thứ nhất lấy chữ C;
 Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp;
 Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái (riêng số 9 để chỉ thanh cái
vòng)
Ví dụ : C11 : Thanh cái 110 kV thứ nhất;
C22 : Thanh cái 220 kV thứ 2;
C19 : Thanh cái vòng 110 kV
4


3- Máy cắt :
Bao gồm các ký tự
 Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp;
 Ký tự thứ hai đặc trưng cho vị trí máy cắt :
+ Máy cắt MBA
lấy số 3
+ Máy cắt đường dây
lấy số 7, 8
+ Máy cắt MBA tự dùng

lấy số 4
+ Máy cắt đầu cực máy phát lấy số 0
+ Máy cắt máy bù quay
lấy số 0
+ Máy cắt của tụ điện
lấy số 0
 Ký tự thứ ba thể hiện số thứ tự 1, 2, 3...
 Máy cắt thanh cái vòng : hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là 00.
 Máy cắt liên lạc hai thanh cái : hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số
của 2 thanh cái.
5


Ví dụ

6


4- Máy biến áp :
Tên của MBá bao gồm các ký tự :
 Máy biến áp ký hiệu là chữ T, sau chữ T là số thứ tự.
Ví dụ : T1,T2,T3.
 Máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là áT, MBá tự dùng ký hiệu là TD,
tiếp theo là số thứ tự.
Ví dụ : áT1, áT2, TD1, TD2.

7


5- Máy biến điện áp :

 Ký hiệu là TU;
 Các ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TU đấu vào.
 Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp
điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp;
tiếp theo là tên thiết bị.
 Ví dụ : TU 171, TUC11

8


6- Máy biến dòng điện :
 Ký hiệu là TI ;
 Các ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TI đấu vào.
 Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp
điện áp thì sau 2 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp,
tiếp theo là tên thiết bị.
 Ví dụ : TI 171; TI112

9


7- Chống sét :
Bao gồm các ký tự :
 Hai ký tự đầu lấy chữ CS;
 Ký tự thứ ba là dấu phân cách (-);
 Tiếp theo là tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà
tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 3 ký tự đầu sẽ là
ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với
chống sét van nối vào trung tính MBA, thêm 2 ký tự nữa để phân
biệt là : dấu phân cách (-) và số 0.

 Ví dụ :
CS-1T1 : chống sét của MBA T1 phía điện áp 110 kV;
CS-2T1-0 : chống sét mắc vào trung tính MBA T1, cuộn 220 kV.
10


8- Dao cách ly liên quan của MC và TU :
Tên của DCL bao gồm các ký tự :
 Các ký tự đầu là tên của MC nối với DCL (Đối với DCL của TU các
ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp
DCL)
 Tiếp theo là dấu (-)
 Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
+ Cầu dao thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái
+ Cầu dao đường dây (Cầu dao về phía đường dây) lấy số 7
+ Cầu dao nối với MBA lấy số 3
+ Cầu dao nối thanh cái vòng lấy số 9
+ Cầu dao nối tắt một thiết bị (máy cắt, kháng tụ ...) lấy số 0
+ Cầu dao nối với phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số
11
thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái đó).


9- Dao trung tính nối đất MBA :
Tên cầu dao trung tính nối đất MBA được quy định :
 Ký tự thứ 1 được đặc trưng cho cấp điện áp
 Ký tự thứ 2 lấy số 3
 Ký tự thứ 3 lấy theo số thứ tự của MBA
 Ký tự thứ 4 lấy dấu (-)
 Ký tự thứ 5 là số 0


12


10- Dao tiếp địa :
 Ký tự đầu là tên cầu dao (hoặc thiết bị) có liên quan trực tiếp.
 Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
+ Tiếp địa đường dây lấy số 6
+ Tiếp địa MBA và TU lấy số 8
+ Tiếp địa máy cắt lấy số 5
+ Tiếp địa thanh cái lấy số 4
 Ví dụ : 175 – 76; 134 – 38, 131 – 15 ...

13


B. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH NHÀ MÁY

14


15


CÁC YÊU CẦU KHI THAO TÁC
Thao tác phải đảm bảo các yêu cầu sau :
 An toàn cho người và thiết bị trong quá trình thao tác;
 Đạt được mục đích của thao tác;
 Đơn giản trong các bước thao tác;
 Số lượng các bước thao tác là tối thiểu;

 Phù hợp với việc bố trí thiết bị trong thực tế.
Tùy theo mục đích thao tác mà có những yêu cầu cụ thể cho
từng thao tác, ví dụ : việc đưa thiết bị ra khỏi vận hành để sửa
chữa cần đảm bảo các biện pháp an toàn cho đội công tác
trong quá trình làm việc (các tiếp địa cố định cần đóng, các lưu
ý cần thiết, ...).

16


NGUYÊN TẮC CHUNG KHI THAO TÁC TRÊN THIẾT BỊ ĐiỆN
Trước khi tiến hành thao tác, cần lưu ý :
 Sơ đồ kết dây của lưới điện khu vực và kết dây của trạm biến
áp (đường dây, máy biến áp nào đang vận hành, đang tách
khỏi vận hành, đường dây nào có thể vận hành mạch vòng kín,
đường dây nào cấp điện hình tia, ...).
 Trào lưu công suất trên các đường dây và qua các máy biến
áp, đặc biệt là các đường dây mạch vòng, các đường dây và
các máy biến áp vận hành song song.
 Tình trạng điện áp ở các điểm nút chính
 Tình hình vận hành của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa.
17



×