Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

HOÁ THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG THƠ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.72 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ: HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG “ĐỒNG CHÍ” –
CHÍNH HỮU ..................................................................................................... 1
ĐỀ: HÓA THÂN VÀO NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG BÀI THƠ “BÀI
THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” – PHẠM TIẾN DUẬT .................. 4
ĐỀ: HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG “ÁNH TRĂNG” –
NGUYỄN DUY ................................................................................................. 6
ĐỀ: HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG “ĐOÀN THUYỀN
ĐÁNH CÁ” – HUY CẬN ................................................................................. 9
ĐỀ: HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG “BẾP LỬA” –
BẰNG VIỆT .................................................................................................... 12

ĐỀ: HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG
“ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU
“ Chín năm là một Điện Biên
“ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng .”
Những vần thơ của Tố Hữu trong tác phẩm “ Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên” vang vọng trong tâm trí tôi, mỗi con chữ, vần điệu như mỗi liên kết chặt
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 1


chẽ với những ngày mưa bom bão đạn trong quá khứ đưa tôi về một thuở cực
nhọc, đắng cay mà mặn mà đầy tình thân bên người đồng chí, người anh em
tưởng như là ruột thịt.
Đó là thu đông năm 1947, năm đó tôi vẫn còn thanh niên trai tráng song
suy nghĩ của tôi trầm lắng và đứng đắn hơn nhiều so với cái tuổi ấy. Nhiều khi
người ta vẫn thường bảo tôi già trước tuổi, có lẽ vì tôi có quá nhiều thứ phải lo
toan chăng? Tôi xuất thân vốn chẳng cao quý gì, thân cũng chỉ là một anh nông


dân bần hèn. Nhưng dù có vậy tôi vẫn là lao động chính trong gia đình, là trụ
cột lo bữa no, bữa đủ cho mẹ già con thơ. Ấy vậy mà thu đông năm đó tôi bỏ lại
tất cả, dứt áo ra đi cống hiến cho tổ quốc, đi vì một mục đích cao cả hơn. Song
tôi cũng không phải người duy nhất lựa chọn như vậy, đã đi lính, đã muốn chiến
đấu cho độc lập dân tộc thì phải đành thôi! Có anh lính kia công tác cùng chỗ
tôi, hai đứa chơi cũng thân lắm, rảnh rang cũng cùng nhau trò chuyện, chia sẻ
cùng nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà. Một hôm anh hỏi tôi:
- Làng chú ở đó thế nào? Quen nhau lâu thế mà chẳng bao giờ thấy chú
nhắc tới làng, tới quê mình cả!
- Thời buổi này thì ở đâu chẳng vậy hả anh? Chừng nào chưa độc lập thì
dân mình còn khổ. Làng em nghèo lắm! Nghèo không phải vì người ta
lười làm lụng mà vì đất đai xấu quá cày lên chỉ thấy sỏi đá…
- Quên anh thì hơn gì chú đâu. Ở gần biển mà nên đất thì mặn đồng thì
chua. Quanh năm vất vả mà thành quả làm ra chẳng bao nhiêu!
Có lẽ vì có xuất thân tương đồng như vậy mà chúng tôi xích lại gần nhau hơn,
từ người xa lạ trở thành tri kỉ.. Thời điểm đó là thời kì đầu của chiến dịch Việt
Bắc Sau những ngày gian khổ súng bên súng đầu sát bên đấu kiến cường trên
chiến trường giữa tôi và anh dường như đã không còn khoảng cách. Tôi không
bao giờ nghĩ rằng lại có ngày mình có thể chia sẻ hết niềm vui, nỗi buồn và lí
tưởng cho một người không thân thích, ruột thịt. Tôi vẫn nhớ in cái giác tê buốt
năm ấy, thời đó quân trang ít ỏi có được cái chăn để đắp buổi đêm xem chúng
tôi cũng may mắn lắm rồi, anh với tôi hai người đàn ông cao to chia nhau cùng
đắp chung một cái chăn, theo lý mà nói làm như vậy sao mà đủ ấm sao mà chịu
cho qua được cái giá lạnh của mùa đông tàn nhẫn song hơi ấm chúng tôi truyền
cho nhau vào thời khắc đó quả thật thật kì, da thịt có thể rất lạnh nhưng trong
lòng lại nồng ấm vô cùng. Tình cảm giữa hai người chúng tôi dần thêm sâu đậm
từ đó để rồi có thể cất giọng gọi nhau hai tiếng:” Đồng chí!” đầy thân thương,
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI


Page 2


thiêng liêng. Chỉ hai chữ thôi nhưng gói trọn vẹn được cả tình cảm anh dành
cho tôi và tôi dành cho anh.
Đến nơi chiến trường này, khoác lên bộ quân phục ai mà chẳng có quyết
tâm chiến đấu, chẳng có mơ ước bình yên, chẳng dám đánh đổi những thứ quan
trọng của cuộc đời để có cơ hội được đứng ở nơi đầy hiểm nguy này cùng sát
cánh bên đồng đội tiêu diệt giặc. Có thể nhiều người sẽ nói chúng tôi ngốc
nghếch, vô tình khi có thể dễ dàng nói đi là đi là rời bỏ nơi chôn nhău cắt rốn
của mình dễ dàng như thế để đấn thân vào chốn súng đạn vô tình. Nhưng mấy ai
biết được ngoài miệng nói” mặc kệ” như thế nhưng trong lòng ai nấy đều vấn
vương không nguôi. Vẫn vương cái gian nhà nhỏ, nơm nớp lo lắng liệu nó có
trụ được trước những đợt gió manh. Vấn vương cái giếng nước, cái gốc đa đầu
đình đã theo mình từ tấm bé, vấn vương mẹ cha, vợ con hằng ngày trong ngóng
ngày mình trở về.
Khi bé, tôi vẫn thường nghe người lớn kể về căn bệnh sốt rét, chính mắt
tôi cũng đã từng chứng kiến người ta sốt li bì nằm thoi thóp trên giường trước
ánh mắt lo sợ của người thân. Lúc đó tôi đã nghĩ sẽ chẳng bao giờ để mắc bệnh
rồi đau đớn thế này đâu! Ấy vậy mà bây giờ tôi là người rõ hơn ai hết cái cảm
giác kinh khủng đó! Chắc anh cũng còn nhớ rõ cái cảnh tôi nằm co ro, cuộn
mình trong chiêc chăn duy nhất mà chúng tôi có, cái chăn mà anh đã cắn răng
chịu lạnh để nhường cho tôi. Dẫu cho lúc đó tôi có quấn thêm bao nhiêu lớp
chăn cũng chẳng thể nào ngăn được những cơn ớn lạnh trượt dài theo sống lưng,
lan ra khắp cơ thể. Chận, tay, mặt, mũi tôi tê cóng, cái lạnh ghê người còn
khủng khiếp hơn của mùa đông miền Bắc làm cơ thể tôi cứ run lên bần bật, mồ
hôi rơi lã chã ướt đẫm cả trán. Thế mà vào lúc đấy tôi đã phải chịu đựng cả hai,
mùa đông và cả sốt rét rừng. Và anh đã ở đó trải qua giờ phút sinh tử, chịu đựng
mọi thứ cùng tôi. Do sự thiếu thốn về quân y mà chúng tôi hầu như không có
thuốc men gì nhiều, thuốc chữa sốt lại càng không chứ đừng nói đến sốt rét và

các bệnh đi rừng khác. Bây giờ ngẫm lại tôi vẫn thấy mình thật may mắn, may
mắn vì đã vượt qua được những ngày đó, may vì những ngày đã đã có anh kề
vai! Không những về quân y mà cả quân trang, quân dụng chũng tôi cũng thiếu
hụt đủ thứ. Áo anh thì rách vai, quần tôi lại có vài mảnh vá, chân cũng không có
giày. Giữa thời tiết khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc, ăn mặc phong phanh thế
mà hai đứa vẫn sáng lên nụ cười gượng gạo động viên nhau vượt qua khó khăn.
Vào những ngày đóng quân ở Việt Bắc nếu không có những người đồng đội
như anh bên cạnh có thể tôi đã bị khó khăn và tuyệt vọng đn mong mỏi ở họ một tình yêu quê hương, đất nước và
trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên cùng con người lao động của đất mẹ Việt Nam
thân yêu.

HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 11


ĐỀ: HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG “BẾP
LỬA” – BẰNG VIỆT
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư-thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm…”
Khi đọc những dòng thơ của Nguyễn Duy trong bài “Đò Lèn”, lòng tôi bất chợt
dấy lên một cảm xúc khó tả. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ trong thời tiết lành lạnh
của thành phố Mát- xcơ-va khi vào đông. Những bông tuyết trắng và giọt sương
sớm đọng lại, đóng băng trên khung kính cửa, mọi cảnh vật phía bên ngoài thật
mờ nhạt biết bao. Trong cái mờ nhạt ấy, tôi thấy được những ngọn khói trắng
toát cứ uốn éo, chờn vờn giữa không trung. Rồi cứ như một thước phim quay
chậm, kí ức tuổi nhỏ lại trào dâng trong tâm trí tôi, thoạt đầu hết sức mơ hồ

nhưng dần dần càng hiện ra rõ nét. Hình ảnh bếp lửa tưởng chừng xưa nay vẫn
ngủ yên trong lòng bỗng chốc lại nổi lên thật mạnh mẽ, chiếm trọn những giác
quan và trí óc tôi. Ôi những kí ức ấy, những kí ức kinh hoàng vào những năm
tháng tôi còn cùng bà nhóm bếp.
Tôi nhớ như in hình ảnh của ngọn khói mỏng manh vào sương sớm mà bà
vẫn hàng ngày nhóm lên bằng những que củi ướt. Trong kí ức ấy có đôi bàn tay
bà xương xương đang khum lại che chắn gió để ngọn lửa cháy đượm lên sưởi
ấm tôi vào thời tiết giá lạnh của miền Bắc. Tôi nhớ đến khuôn mặt già nua đầy
những nếp nhăn và vết chân chim của bà với đôi mắt sáng lên từng tia hi vọng,
cái miệng móm mém vẫn hàng ngày trấn an tôi. Lòng tôi bất chợt nghẹn ngào,
xót xa vì nhớ, vì thương những vất vả, khổ sở mà bà đã gánh chịu suốt bao năm
tháng cuộc đời, trên đôi bàn tay gầy gò chai sạn.
Rồi trong những ngọn khói chờn vờn của kí ức ấy, tôi nhìn thấy chính tôi
vào năm lên bốn tuổi. Đó là một độ tuổi mới lớn mà những đứa trẻ như tôi phải
được sống trong vòng tay đầy ấm áp của mẹ cha, chỉ biết lo ăn, lo chơi và lo
ngủ. Thế nhưng, bất hạnh thay cho lũ trẻ chúng tôi thời ấy đã phải sống trong sự
khó khăn đủ bề khi chiến tranh vừa dứt ở miền Bắc. Tôi nhớ cái cảm giác đói
mòn đói mỏi cứ bám riết một cách dai dẳng, bào mòn bao tử tôi thành từng cơn
đau quặn thắt. Cảm giác đói ấy cứ đeo bám tôi không lúc nào dứt và rồi trở
thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Nó ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ, trong
từng cái nhìn, trong từng ngọn khói chung quanh. Tôi nhớ cái con ngựa mà bố
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 12


tôi đi đánh xe, nó gầy đến mức tưởng như chỉ còn thấy da bọc xương. Thuở ấy,
tôi cứ tự hỏi tại sao một con ngựa phải làm công việc nặng nhọc lại gầy gò đến
mức như thế. Tôi cứ bám lấy bà vào mỗi buổi sớm khi bà nhóm bếp, tôi tin và

hi vọng rằng sẽ có một thứ gì đó để ăn để khỏa lấp đi cơn đói đang hành hạ bao
tử mình. Thế nhưng không, bà không nấu gì cả. Không có một củ khoai cũng
không có một miếng sắn nào, chiếc bụng đói của tôi vẫn cứ reo inh ỏi và chung
quanh tôi chỉ là khói và khói. Khói cứ tràn ngập khắp gian phòng nhỏ, khói của
rơm, của củi ướt cay xè xộc vào mũi, vào mắt tôi. Tôi tự thắc mắc sao lại nhiều
khói đến thế. Thế nhưng giờ đây tôi không trách bà vì tôi đã hiểu. Tôi hiểu vì
thương tôi nên bà mới nhóm bếp. Không phải nhóm vì chỉ muốn đứa cháu nhỏ
lên bốn tin vào chiếc bếp lửa với những món ăn ngon, mà còn nhóm lên để xua
đi mùi tử khí của những người xóm làng đã chết vì đói. Nghĩ lại đến bây giờ
sống mũi tôi vẫn còn cay, mắt ướt lên như muốn khóc, như ngửi thấy cái mùi
khói vào cái năm kinh hoàng ấy.
Thế rồi theo thời gian, nạn đói ấy cũng đi qua. Nhưng niềm vui chưa trọn
vẹn được bao lâu thì cũng chính là thời khắc tôi phải tạm chia tay bố mẹ để về
sống cùng bà trên vùng tản cư. Đó là khoảng thời gian mà cả đất nước cùng
nhau đoàn kết, vùng lên để đấu tranh cho độc lập tự do, giành lại non sông Tổ
quốc, kháng chiến chống lại thực dân Pháp theo lời kêu gọi Đảng Cộng sản, của
cụ Hồ kính yêu. Một đứa trẻ trong độ tuổi vui chơi ấy lại phải chịu cảnh thiếu
thốn tình yêu thương chỉ vì cuộc chiến tranh phi nghĩa của bọn thực dân thì quả
là tàn nhẫn! Tám năm ròng rã tôi vẫn cứ ở bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa
với niềm tin vào cách mạng, vào những tháng ngày hạnh phúc và thắng lợi của
nhân dân ta. Tôi như một chú chim nhỏ suốt ngày chỉ biết quấn quýt bên bà, ít
khi được đi đâu chơi xa, chỉ quanh quẩn ở cái khu tản cư mà chơi với những
đứa trẻ cùng làng. Bà luôn dặn tôi không được đi quá xa vì nguy hiểm. Ngay cả
cánh đồng, nơi mà những đứa trẻ độ tuổi chúng tôi sẽ được chơi đánh đáo, đánh
trận giả thật vui và đầy kỉ niệm, bà cũng không cho phép tôi đến gần. Tôi cứ
sống trong khoảng không gian chật hẹp của vùng tản cư với những mong muốn
vui chơi, tò mò cứ âm ỉ cháy trong lòng. Rồi mua thu tới, nghe tiếng chim tu hú
ngoài xa kia mời gọi tha thiết mà lòng tôi cứ hụt hẫng, buồn rầu không sao tả
nổi. Chỉ tám năm thôi, mà tôi ngỡ cứ như đã nhiều thập kỉ trôi qua. Thế nhưng,
chưa bao giờ tôi nghĩ mình cô đơn, vì bên cạnh tôi luôn có bà. Bà hiểu được

những tâm tư, cảm xúc cô đơn của một đứa trẻ như tôi thuở ấy luôn phải dè
chừng với nguy hiểm cận kề vì chiến tranh gây ra. Thế nên cứ mỗi chiều chiều,
sau khi nhóm bếp lửa lên, tôi lại ngồi cạnh bà, tựa lên đôi vai gầy của bà mà
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 13


lắng tai nghe những câu chuyện thời xưa của bà, thời còn ở đất Huế yêu
thương. Giọng bà trầm và thấp, run run xúc động, bà kể những kỉ niệm thời con
gái, những câu chuyện vui khi đất nước còn hòa bình, khi còn sống với gia đình,
dòng họ,… Cứ nhẹ nhàng như mưa dầm thấm lâu, tôi hiểu được nỗi nhớ nhà,
nhớ quê chất chứa trong lòng bà nặng trĩu đến thế nào, nỗi cô đơn của tôi cũng
vơi bớt đi nhiều hơn. Bà không chỉ yêu thương, chở che cho tôi mà bà còn thay
thế cả người bố, người mẹ trong kí ức mờ nhạt của tôi. Bà bảo ban tôi, dạy tôi
những điều hay lẽ phải, cách sống, nếp ăn nếp ở, những việc nhà cần phải làm,
cách đọc, cách viết,… Lâu lâu, tôi lại nhận được những lá thư bố gửi từ phương
xa về báo tin chiến sự, bố bảo hôm nay dân ta đã lập những công gì, chiến thắng
ra sao và chiến tranh đã gần kết thúc thế nào. Tôi đọc cho bà nghe những dòng
thư ấy với niềm vui sướng khôn nguôi và niềm tin tưởng trào dâng về một
tương lai mới. Tôi nhớ khi đọc những tin ấy, bà đã ôm tôi vào lòng thật chặt mà
không hề cất lời nào chỉ khẽ mỉm cười với khuôn miệng móm mém, rồi bà lại đi
xếp củi và mùi khói thơm lại tràn ngập khắp gian phòng. Vẫn thế, một bếp lửa
với tình yêu thương, bà vẫn đều đặn nhóm lên để nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Càng
nghĩ tôi lại càng thương, càng nhớ da diết hình ảnh của bà, của chiếc bếp lửa và
những khó nhọc bà gánh trên vai, càng nghe được rõ hơn tiếng tu hú kêu khắc
khoải trên những cánh đồng xa…
Thế nhưng lại càng đau buồn hơn, niềm vui chưa được bao lâu thì tôi và
bà lại phải chịu cảnh khó khăn một lần nữa, đây cũng chính là kí ức kinh khủng

nhất mà tôi đã trải qua. Sống những tháng ngày ấy, tôi mới thực sự hiểu rõ bọn
thực dân tàn ác đến mức nào. Dù là nơi tản cư, bọn giặc ấy cũng quyết không
tha, chúng kéo quân đến đốt nhà, đốt làng, xua đuổi người già, trẻ nhỏ, những
phụ nữ chân yếu tay mềm, đánh đập họ cốt chỉ để hả giận vì cái thất bại trước
mắt. Lửa cháy khắp nơi, bén vào những ụ rơm, cành cây, miếng gỗ, bò lên cột
nhà, nhấn cả khu tản cư vào biển lửa, biển khói. Xung quanh tôi là khung cảnh
hỗn loạn, mọi người chạy tứ tung, chỉ nghe thấy những tiếng khóc la ai oán,
tiếng rên rỉ vang vọng. Bà cố ôm tôi vào lòng, tránh để tôi nhìn thấy cái khung
cảnh tan thương ấy. Thế nhưng rồi nó cũng trở thành một nỗi ám ảnh sâu sắc
trong tâm hồn tôi để ngày hôm nay tôi phải run lên vì sợ hãi trước hình ảnh chết
chóc ngày hôm ấy. Một đứa trẻ chỉ vừa bước qua mười năm đầu đời của mình
làm sao có thể bình tĩnh nổi trước cái khung cảnh ấy? Sau trận cháy kinh khủng,
ngôi làng đã trở nên tan hoang, những ngôi nhà khang trang trước kia giờ hóa
thành tro bụi, những con người chúng tôi chỉ vài ngày trước có chỗ ăn, chỗ ngủ
giờ lại như kẻ lang thang không một nơi trở về. Những người hàng xóm bốn bên
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 14


quay lại ngôi làng này mà chỉ biết đứng ngậm ngùi, rỏ những giọt nước mắt
chua xót. Thế nhưng, vào lúc ấy mới hiểu rõ được tình làng nghĩa xóm của
người dân nơi đây sâu đậm như thế nào. Dù rằng ai cũng có những khó khăn
riêng, cũng có những nỗi đau đớn hành hạ, nhưng họ vẫn giúp đỡ nhau, đỡ đần
bà tôi dựng lại túp lều tranh nhỏ để hai bà cháu có chỗ mà ở tạm, tránh mưa,
tránh những nguy hiểm rình rập. Nằm bên cạnh bà trong túp lều nhỏ ấy qua
đêm, tôi nghĩ về tình người mà không khỏi run lên vì lạnh, thế nhưng chẳng có
bếp lửa nào sưởi ấm cho tôi cả, chỉ có bà khẽ ôm tôi vào lòng. Những đêm ấy,
nước mắt tôi cứ chực trào ra nơi khóe mắt… Rồi thì những khổ sở, tàn dư sau

trận càn quét của giặc đã qua. Tôi nói với bà sẽ viết thư báo cho bố tin giặc đốt
làng, thế nhưng bà cứ nhắc đi nhắc lại một cách đinh ninh:
- Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư thì chớ có kể này kể nọ,
cứ bảo nhà vẫn được bình yên! – Bà tôi nhắc và tôi vẫn khắc sâu trong
tim mình những lời dặn ấy
Và thế đấy, dù có khó khăn gian khổ đến nhường nào bà vẫn giữ được bình
tĩnh và nghĩ thật sâu, vẫn thành một hậu phương vững chắc cho cách mạng, cho
Tổ quốc, cho những người chiến sĩ trên mặt trận nơi xa.
Giờ ngẫm lại tôi càng thấy yêu quý bà hơn gấp ngàn lần. Đời bà đã lận
đận suốt bao nhiêu năm trời, chịu thương chịu khó, gánh trên đôi vai gầy của
mình bao nhiêu là nỗi lo, sóng gió của cuộc đời, thế nhưng bà vẫn luôn là một
chỗ dựa vững chắc cho những người con cháu, cho thế hệ mai sau. Ngày nào bà
cũng dậy sớm và nhóm lên những ngọn lửa để truyền đi cái ấm áp, tình yêu
thương của mình đến với mọi người. Nhóm lên những củ khoai, miếng sắn đầy
ngọt bùi. Nhóm lên một nồi xôi gạo thơm lừng mọi người cùng tụ lại ăn chung.
Nhóm lên cả những tâm tình của tuổi nhỏ. Nhóm những hi vọng, niềm tin lớn
dần lên trong tâm hồn đứa cháu còn thơ. Ôi thật kì lạ và thiêng liêng biết mấy –
bếp lửa! Và giờ đây, khi đã lớn, tôi chợt nhận ra bếp lửa không phải chỉ là bếp
lửa, bếp lửa ấy còn là người bà già nua kính yêu của tôi. Bà là người truyền
niềm tin, truyền những ngọn lửa tình thương ấm áp và thiêng liêng cho đứa
cháu nhỏ này. Bà là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam: mạnh mẽ, chăm chút,
giàu đức hi sinh cho gia đình, giàu lòng yêu thương cho con cháu, lòng sẻ chia
tương trợ xóm làng nghĩa tình và dạy dỗ, nuôi dưỡng cho thế hệ mai sau…
Hơi ấm của chiếc lò sưởi kí túc xá làm tôi bất chợt giật mình. Hôm nay
mọi thứ đã khác xưa nhiều rồi. Không còn những chiến tranh, không còn những
HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 15



trận đói, không còn những lần than khóc trước bất kì trận cháy nào. Và tôi cũng
không còn là đứa cháu nhỏ bé suốt ngày chỉ biết quấn quýt bên bà nữa rồi. Giờ
đây, tôi đã bước sang tuổi hai mươi hai của cuộc đời, được sống trong những
tiện nghi về vật chất nơi thủ đô của một đất nước rộng lớn. Nơi đây có hàng
ngàn những ngọn khói ấp iu của những ngôi nhà lớn nhỏ, có những bếp lửa nhà
nhà sưởi ấm tôi, có những niềm vui chất chứa mọi nẻo đường,… Thế nhưng tôi
vẫn chưa bao giờ dám quên đi cái quá khứ khó khăn khổ cực kia. Đó có thể là
những nỗi ám ảnh đeo bám không dứt và hằn sâu trong kí ức tôi, nhưng đó cũng
là khoảng thời gian hạnh phúc nhất, khoảng thời gian nghĩa tình nhất của đời
tôi. Vì nơi ấy có bà, có bếp lửa, có những ngọn khói trắng chờn vờn trong sương
sớm. Nghĩ lại đến hình ảnh thiêng liêng của bà, tôi càng tâm niệm phải sống sao
cho thật có ích, thật xứng đáng với những hi sinh và mong mỏi bà đã dành cho
tôi. Nhìn vào ngọn lửa đỏ rực đang cháy đượm lên trong lò sưởi và những ngọn
khói trắng ngoài thời tiết giá lạnh, tôi bất chợt cất ra từng tiếng: “Sớm mai này
bà nhóm bếp lên chưa?”

HÓA THÂN VÀO CHỦ THỂ TRỮ TÌNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 9 HKI
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI

Page 16



×