MỤC LỤC
ĐỀ: EM HÃY HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT ÔNG HAI KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “LÀNG” ................................................................................................ 1
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT BÉ THU KỂ LẠI TRUYỆN NGẮN
“CHIẾC LƯỢC NGÀ” ...................................................................................... 5
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT ÔNG SÁU KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” ....................................................................... 10
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN KỂ LẠI
TRUYỆN NGẮN “LẶNG LẼ SA PA” ........................................................... 12
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT CÔ KĨ SƯ KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “LẶNG LẼ SA PA” ............................................................................ 14
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG KỂ LẠI TRUYỆN
“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” ........................................... 16
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT TRƯƠNG SINH KỂ LẠI TRUYỆN
“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” ........................................... 18
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT THÚY KIỀU KỂ LẠI ĐOẠN
TRÍCH “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH” ........................................................ 21
ĐỀ: EM HÃY HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT ÔNG HAI KỂ LẠI
TRUYỆN NGẮN “LÀNG”
“Quê hương” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Dẫu rằng tôi cùng
bao người khác nữa chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày
đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì chúng tôi cũng có quê
hương của mình và rất yêu nó. Sau Cách mạng tháng Tám, tình yêu quê hương
của chúng tôi còn được mở rộng ra, gắn kết, gắn liền với tình yêu nước, tinh
thần kháng chiến và tôi cũng không ngoại lệ. Ấy vậy mà có một lần, tình yêu
làng, yêu nước của tôi đã bị đặt vào trong một thử thách làm tôi mất ăn mất ngủ
suốt mấy ngày liền.
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 1
Trước khi kể về câu chuyện của mình, tôi nên giới thiệu về bản thân mình
trước chứ nhỉ? Tuy mọi người thường gọi tôi là ông Hai nhưng tên thật của tôi
là Nguyễn Hai Thu. Nhắc tới làng tôi, chắc mọi người đều biết tới rồi nhỉ, làng
tôi có tinh thần kháng chiến thế cơ mà! Làng tôi chính là làng Chợ Dầu thuộc
huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đấy! Nhớ năm ấy cái lũ Pháp chúng nó tràn sang
xâm lược nước ta, tôi cũng muốn ở lại sát cánh cùng các anh em chiến đấu
chống lại chúng nó, ngặt nỗi dạo ấy trái gió trở trời, cái chân của tôi đau nhức
quá, hơn nữa nhà tôi còn có một đàn con nheo nhóc, nên gia đình tôi buộc phải
đi tản cư ở vùng đất Thắng theo chính sách của cụ Hồ: tản cư là yêu nước.
Ở nơi tản cư, tôi cũng chẳng nhàn hạ tẹo nào. Gia đình tôi ăn bữa nay
phải nghĩ đến bữa mai, ăn năm nay phải nghĩ đến sang năm, rồi còn phải góp
lương thực để phục vụ kháng chiến nữa chứ, tính kiểu gì cũng không thấy đủ,
vậy nên cả gia đình tôi phải làm quần quật cả ngày. Ngày nào cũng vậy, hai tay
chân tôi mỏi nhừ, tưởng như không có sức mà bước, mà cầm, mà nắm, mà cử
động nữa. Ấy thế mà cứ mỗi khi nằm vật xuống giường, tôi lại vắt tay lên trán
nghĩ về làng rồi lại tự tưởng tượng về những công việc kháng chiến của làng:
đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,… Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm thấy mình
như tràn trề sinh lực, phảng phất như tất cả mệt mỏi đều tan biến hết. Chắc tối
nay tôi sẽ lại sang nhà bác Thứ để khoe về làng mất! Ôi, làng của tôi mới đáng
tự hào làm sao!
Ở vùng đất Thắng này công việc ưa thích của tôi là xuống phòng thông
tin nghe lỏm tin tức mà người ta đọc trên báo. Không phải là tôi không biết đọc
mà thực ra tôi đã học qua một lớp bình dân học vụ rồi đấy, biết đọc, biết viết
hẳn hoi ấy nhé, nhưng mà chữ in này khó nhận mặt chữ, tôi chỉ đọc được bập
bõm, câu được câu không, thật là khổ tâm hết sức! May thay, hôm ấy tôi gặp
trúng một anh chàng cao lớn, trên người mặc bộ quân phục màu xanh lá cây
nom rất đỏm dáng. Chắc hẳn là một anh dân quân mới học, chữ nào chữ nấy
đọc chậm rãi, to, rành rọt từng chữ. Bao nhiêu là tin hay, nào thì có một em nhỏ
trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên
Tháp Rùa, rồi anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng
quả lựu đạn cuối cùng, hay đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng
đã bắt sống được một tên hai bốt Thao ngay giữa chợ. Lại còn bao tin đột kích
nữa, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, rồi còn kiếm được cả súng nữa. Tôi
càng nghe càng hăng say, càng mừng rơn, rồi bất chợt lại nghĩ đến làng: “Cái lũ
Pháp tép riu này mà đi qua làng mình nhất định sẽ bị đánh cho tơi bời rồi làng
mình cũng được lên báo cho mà xem.” Càng nghĩ tôi càng thấy đúng rồi cười
thầm một mình.
Ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào quán dặn dò vợ mấy câu rồi đi thẳng
ra lối huyện cũ. Đi được một đoạn tôi gặp phải một tốp người tản cư mới ở dưới
xuôi lên, tôi vội tìm một quán gần đấy ngồi nghe ngóng tin tức. Tôi hỏi bọn họ:
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 2
- Các ông, các bà ở đâu lên ta đấy ạ?
Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên
đến đây, vất vả quá!
Tôi hỏi thêm mấy câu về tình hình dưới xuôi, ai biết lại nghe được tin tức
bọn giặc rút giặc rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu. Tôi cứ đinh ninh làng mình
phải giết được vài thằng, nào ngờ một người đàn bà cho con bú lại nói cho tôi
một tin dữ: cả làng Chợ Dầu của tôi theo Tây! Tôi như bị sét đánh trúng, cả
người cứng lại, đờ ra, tưởng như đã ngừng thở. Phải một lúc lâu sau, tôi phản
ứng kịp, run run hỏi lại, nhưng đáp án tôi nhận được lại đập nát vụn chút hy
vọng cuối cùng của tôi, họ khẳng định rằng bọn Tây vào làng, cả làng tôi vác cờ
thần ra đón, rồi cả thằng chánh Bệu khuân hết đồ đạc theo giặc. Tôi thấy mắt
mình nóng lên, nước mặt như chực trào ra, cổ họng như bị cái gì chặn lại. Đắng
ngắt! Bây giờ tôi chỉ có một ý nghĩ muốn về nhà trốn tránh hết thảy. Tôi vội
đứng dậy trả tiền trà, rồi vờ như không thèm để ý, vươn vai nói to rồi chuồn
thẳng:
Hà, nắng gớm, về nào,…
Dù đã đi ra khỏi quán, tôi vẫn nghe tiếng lanh lảnh của người đàn bà nọ
vọng ra:
Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm người ta còn
thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cho mỗi đứa một nhát!
Về đến nhà, toàn thân tôi như bị rút cạn sức lực, nằm vật ra giường, đưa
mắt nhìn lũ trẻ nhà mình đang chơi ngoài cổng. Có lẽ chúng thấy tôi khác
thường nên ngoan ngoãn tránh đi. Tôi trông theo chúng nó mà đau đớn, tủi hổ,
nước mắt giàn rụa, nghĩ thầm: “Ôi chao mấy đứa con số khổ của tôi, chúng nó
mới tí tuổi đầu mà đã ngoan hiểu chuyện như vậy, có làm nên tội nên tình gì
đâu mà bị người ta gán cho cái mác trẻ con làng Việt gian cơ chứ.”
Khốn nạn, cái bọn này ăn cái gì mà đổ đốn, dám bán nước, phản
bội Tổ quốc, phản bội cụ Hồ muôn năm thế này hả trời???
Mắng xong rồi tôi mới ngờ ngợ như lời mình có gì đó không đúng. Mọi
người ở làng so với tôi còn có tinh thần kháng chiến hơn, quyết tâm ở lại sống
chết với giặc cơ mà! Mới nghĩ như vậy, tôi lạt gạt phắt đi ngay, không có lửa
làm sao có khói, người ta không có thù oán với mình thì đặt điều với mình để
làm gì, huống chi tên chánh Bệu đích thị là người làng mình rồi, không có sai.
Chao ôi, nhục nhã chưa, cả làng Việt gian!
Tối ấy vợ tôi về, có lẽ bà ấy cũng nghe tin rồi, bởi tôi thấy bà khang khác,
cả người uể oải, mặt cúi gằm xuống, đi thẳng vào trong nhà cất thúng rồi ra
thềm ôm má nghĩ ngợi. Thấy mẹ như vậy lũ trẻ cũng không dám đòi quà. Sự im
lặng đáng sợ bao trùm lên gian nhà nhỏ. Mãi khuya, vợ tôi mới chống gối đứng
dậy, lẳng lặng xuống bếp đếm tiền hàng như thường lệ. Lúc lâu sau bà mới nhỏ
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 3
giọng gọi tôi, nhưng tôi cố tình tảng lờ đi, thậm chí cong cáu gắt gỏng ngắt lời
bà khi bà dường như định nhắc lại chuyện ban sáng. Bà ấy nín bặt, lát sau mới
khẽ khàng nói tiếp rằng người ta đồn nơi nay sẽ không chứa những người làng
Chợ Dầu nữa. Tôi lặng đi, không dám hé nửa lời, bởi tôi biết hiện giờ tâm trạng
tôi không tốt, nếu nói thêm câu gì nữa sẽ làm tổn thương tới bà ấy mất. Nhìn
gương mặt gầy gò, mới ngoài bốn mươi mà tưởng chừng như đã già đi cả chục
tuổi, những nếp nhăn, vết chân chim như ghi lại những tháng ngày vất vả khó
nhọc bà phải trải qua khi chung sống với tôi, tôi cũng thấy hổ thẹn lắm chứ!
Nhưng biết làm sao được, những lời nói ban sáng của mụ đàn bà nọ vẫn đeo
bám, ám ảnh, dằn vặt tôi mãi. Tôi trằn trọc mãi mà không tài nào ngủ được. Một
đêm thức trắng!
Ba bốn ngày sau đó tôi luôn cảm thấy bất an lo sợ, không dám bước chân
ra khỏi nhà nửa bước dù chỉ là sang nhà bác Thứ, chỉ cần một đám đông túm
tụm lại , hay nghe tiếng cười nói xa xa, tôi cũng hoang mang, cho rằng người ta
đang nói về “cái chuyện ấy”, rồi chỉ loáng thoảng nghe được mấy tiếng Tây,
Việt gian, cam-nhông là tôi lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Đặc biệt là mụ chủ
nhà, từ ngày xảy ra chuyện ấy, thỉnh thoảng mụ lại chạy sang nói bóng nói gió,
đâm chọt, chế giễu, dọa nạt gia đình tôi một hồi. Hình như mụ ta lấy điều làm
cho vợ chồng tôi khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. Thậm chí có lần mụ còn đe
dọa rằng ở đây người ta đồn rằng không chứa người làng Chợ Dầu chúng tôi ở
đây nữa. Tuy đây chỉ là việc do vợ tôi kể lại nhưng cũng làm tôi khốn đốn, tuyệt
vọng một phen. Rời khỏi đây gia đình tôi biết đi đâu về đâu bây giờ, ai người ta
cho ở nhờ, ai người ta buôn bán với? “Hay là quay về làng…”, vừa mới chớm
nghĩ như vậy, tôi lập tức phản đối ngay, về làng không phải là cam chịu cái mác
Việt gian, phản bội Tổ quốc, bỏ lại kháng chiến, cụ Hồ sao? Cuối cùng, phải
gian nan lắm tôi mới ra được quyết định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây
mất rồi thì phải thù, nhất định phải thù.
Quyết định thì như vậy nhưng cái tình yêu làng này đã ngấm vào máu
thịt, là một phần cơ thể của tôi rồi, đâu phải bảo thù là tôi thù ngay được, thế là
tôi phải tìm thằng Húc trò chuyện để để giải khuây. Khi tôi hỏi nó nhà ta ở đâu
thì nó trả lời là làng Chợ Dầu, khi tôi hỏi nó có muốn về làng không, nó chỉ khe
khẽ đáp là có. Vậy mà khi tôi hỏi nó ủng hộ ai thì nó lại trả lời mạnh bạo và
rành rọt: ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Nghe câu trả lời của nó mà lòng
tôi đau như cắt, bởi tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi
đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Tôi biết cái
ý nghĩ mong có anh em đồng chí, cụ Hồ nghe được mà biết, mà soi xét cho bố
con tôi chỉ là ý nghĩ viển vông, nhưng tôi vẫn không nhịn được mà nói chuyện
với con. Chí ít, mỗi lần nói chuyện với con xong, lòng tôi cũng vơi đi mấy phần.
Thế rồi có một chuyện đã xảy ra khiến tảng đá trong lòng tôi biến mất
hoàn toàn: ông chủ tịch đã cho hay tin làng tôi được cải chính. Hôm ấy, ngài ấy
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 4
xuất hiện trước mặt tôi làm tôi sửng sốt, nhất thời không phản ứng kịp, mãi mới
nhớ ra là phải mời khách vào nhà. Thì ra ngài ấy muốn mời tôi cùng báo tin. Tôi
chọn ngay ra bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất nhất mà cho dù là lễ Tết tôi cũng
không nỡ diện để mặc vào, chỉnh gọn gàng lại đầu tóc rồi cùng đi với ngài ấy,
mãi đến sẩm tối tôi mới về đến nhà. Vừa chia quà cho các con xong, tôi sang
ngay nhà bác Thứ và nhà chủ nhà khoe rằng ông chủ tịch vừa lên cải chính cái
tin làng tôi theo giặc là “sai sự mục đích”, thậm chí khoe cả cái tin nhà tôi bị
Tây đốt trụi mất rồi. Mặc dù đối với người nông dân chúng tôi cái nhà là quan
trọng nhất nhưng tôi không kiềm chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một
căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ
nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu
năm cũng không xóa nhòa đi nổi.
Bây giờ thời thế đã thay đổi, đất nước đã dành được độc lập hòa bình,
nhưng câu chuyện ấy thì tôi không bao giờ quên được. Nó là minh chứng cho
tình yêu nước to lớn, bao trùm lên tình yêu làng xóm nơi chôn rau cắt rốn của
tôi, khẳng định được tinh thần đấu tranh chống giặc ngọai xâm của những người
nông dân giống như tôi đây. Tôi mong sao đất nước sẽ mãi hòa bình độc lập để
những người nông dân như chúng tôi có thể lao động, cống hiến sức lực giúp
xây dựng đất nước thêm giàu mạnh.
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT BÉ THU KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “CHIẾC LƯỢC NGÀ”
I. Mở bài:
II. Thân bài:
Theo lời kể của má, năm tôi chưa đầy một tuổi ba tôi đã phải lên tiền tuyến
chiến đấu theo lời tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác. Và lúc ấy tôi còn
quá nhỏ để khắc ghi hình bóng của ba trong trí nhớ của mình. Trong lời má kể,
ba tôi hiện lên như một người anh hùng đầy dũng cảm, và qua tấm hình mà ba
má chụp chung, ba còn là một người rất điển trai.
Tôi lớn lên trong cái xóm nhỏ rộn rã tiếng cười đùa của lũ trẻ trạc tuổi tôi.
Và ba luôn là niềm tự hào để tôi khoe với lũ trẻ trong xóm vì là bộ đội giải
phóng. Suốt tám năm, sống trong sự dưỡng dục, che chở của má. Một tay má
vừa lo toan việc nhà, vừa chăm tôi nên tôi thương má lắm. Nhưng cũng như bao
đứa trẻ khác, tôi cũng muốn được sống trong tình thương, sự bảo bọc của ba.
Năm tám tuổi, một buổi chiều nắng đẹp, dưới bóng cây xoài rợp bóng, tôi
đang chơi nhà chòi thì bỗng có một người đàn ông kì lạ chạy đến và nói với tôi:
- Thu ! Con
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 5
Tôi giật mình, tròn mắt nhìn người đàn ông trước mặt mình. Ông khoát lên
mình bộ quân phục đã sờn màu, trên mặt ông có một vết thẹo dài, và nó đang đỏ
ứng lên trông rất đáng sợ. Với vẻ mặt đáng sợ đó, ông ấy vừa đi về phía tôi vừa
dang hai tay ra như chỉ chực chờ bắt lấy tôi, giọng lặp bặp run rẩy:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Ba ?!?! Người đáng sợ như vậy không thể nào là ba mình được. Aaa!
Không phải đâu! Là ông kẹ! Đúng rồi ! Là ông kẹ chuyên đi bắt trẻ con mà má
hay kể cho mình! Ông kẹ đang giả danh ba mình để bắt mình đi đây mà! Không
được mình phải gọi má thôi ! Vừa nghĩ tôi vừa chạy như bay vào nhà và kêu
lớn: “Má! Má!”. Vừa vào nhà, tôi đã ôm lấy má mà kể hết sự việc vừa rồi. Nghe
xong, má liền tròn mắt rồi vội chạy ngay ra ngoài, để lại tôi trong ngơ ngác.
Thấy vậy, tôi liền chạy theo má, lòng thầm nghĩ chắc má chạy ra để đuổi ông ta.
Nhưng, thật kì lạ! Khi nhìn thấy ông má tôi không những không đuổi đánh
mà còn chạy ra đỡ ba lô cho ông, gương mặt rạng rỡ nói:
- Bố nó về rồi đấy à!
Tôi đứng nép vào một bên chân của má quan sát người đàn ông trước mặt
mình. Tại sao ngay cả má cũng nói rằng ông ấy là ba mình ? Không phải! Chắc
chắn không phải, ba mình là một người oai phong, dũng cảm và điển trai lắm cơ
mà! Ông ấy quả nhiên không phải là ba mình. Mà ông kẹ này cũng ghê gớm
lắm! Ông ấy lừa được cả mẹ của mình. Dám cướp mẹ với mình!
Và trong ba ngày ấy, là những ngày đấu tranh ngầm quyết kiệt giữa tôi và
người đàn ông mà tôi cho là xa lạ đó. Trong suốt quãng thời gian ngắn ngủi đó,
ông ấy gần như chẳng hề đi xa khỏi nhà, lúc nào cũng quanh quẩn vỗ về, nựng
tôi.
Hừ! Đừng nghĩ là cứ vỗ về, nựng tôi là có thể lấy lòng tôi! Con này không
dễ bị lừa đâu. Má dường như không hiểu nỗi lòng của tôi, dường như đã bị
người đàn ông lừa, má cứ ép tôi gọi ông ấy là “ba”. Đến bữa ăn má không đi gọi
mà lại kêu tôi:
- Thu kêu ba vô ăn cơm đi con!
- Thì má cứ kêu đi! - tôi bực dọc đáp
Mỗi lần như vậy má đều quơ đũa bếp ra dọa đánh tôi. Thế là tôi buộc phải
gọi ông ấy vào ăn cơm, nhưng không đời nào tôi gọi ông ấy là ba đâu, nên tôi
nói trổng:
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 6
- Vô ăn cơm !
Hừm! Không nghe? Thấy thế, tôi tức lắm nhưng sợ má nên vẫn kêu lần
nữa:
- Cơm chín rồi!
Cũng không nghe thấy ? Hứ! Người ta đã gọi rồi nha, gọi đến như vậy mà
vẫn không vô thì thôi. Đói ráng chịu! Người gì đâu vừa dữ tợn vừa bị điếc! Tôi
quay sang nói với má:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Lúc này ông ấy mới quay lại nhìn tôi, vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Bữa
cơm hôm đó rồi cũng trôi đi, tôi cứ ngồi im ăn, mặc cho má và người đó nói
chuyện. Người đàn ông có vết thẹo dài vẫn luôn chăm chú nhìn tôi, đôi lúc bất
giác nhìn lên bắt gặp ánh mắt ông ta đang nhìn tôi lại thấy rất lạ. Thực ra, nếu
nhìn kĩ ông ấy cũng không quá dữ tợn. Tuy vậy, ông ấy cũng không giống ba
trong ảnh chút nào.
Nỗi bực dọc trong tôi ngày một lớn lên. Má không những không bênh vực
mình mà còn về phía ông ấy dọa đánh mình. Thật đáng ghét mà! Và rồi một
ngày nọ, khi má đi mua thức ăn còn mình tôi ở nhà với ông ấy. Má nhờ tôi cắm
giúp má nồi cơm, má còn nói có việc gì cần thì cứ nhờ ông ấy giúp.
Tôi ở nhà lui cui cắm nồi cơm cho má, lúc nồi cơm sôi, tôi giở nắp, lấy đũa
bếp sơ qua-nồi cơm hơi to, tôi không thể nhắc xuống để chắt nước được. Tôi
nhìn lên người đàn ông kia, nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái!
Lúc này bác Ba bạn ông ta nói:
-
Cháu phải gọi “ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy
Sao ai cũng bênh ông ta vậy nhỉ? Tại sao cứ phải bắt tôi kêu người đó là
“ba” thế! Không! Nhất quyết không! Tôi lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Ông ấy vẫn cứ ngồi im. Ngay cả bác Ba cũng dọa tôi:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba
cháu. Cháu nói một tiếng “ba” không được sao?
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 7
Tôi im lặng. Nhìn nồi cơm đang sôi dần lên. Gọi ông ấy là ba sao ? Tôi
quay sang nhìn người đàn ông đó rồi nhìn sang nồi cơm. Con này không dễ
dàng chịu thua đâu! Tôi xuống bếp lấy cái vá lên vừa múc ra từng vá nước vừa
lẩm bẩm: “Thua keo này ta bày keo khác !”
Bữa đó, người đàn ông đó mới bộc lộ mặt thật của mình. Giả tạo! Lúc má ở
nhà thì vờ như đang vỗ về tôi, lúc má đi rồi thì mới rõ cái bản tánh xấu xa của
mình.Trong bữa cơm hôm đó, tôi đang ăn, ông ấy gắp một cái trứng cá to vàng
để vào chén.
Lúc đó, trong lòng tôi thực sự là có những xao động vì ngoài má ra, đây là
lần đầu tiên tôi được người lớn tổi như ba mình gắp thức ăn cho. Tôi nhìn chén
cơm suy nghĩ, bất thần cầm cái đũa gẩy mạnh hất miếng trứng ra khỏi bát khiến
cơm bắn tung tóe khắp mâm.
Bỗng mông tôi đau rát!
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi lặng im, không nói không rằng. Đây là lần đầu tiên tôi bị đánh đau như
thế, má dù có đánh thì cũng đánh nhẹ mà thôi! Tôi muốn khóc thật to nhưng tự
nhủ trước mặt ông ấy không được tỏ ra yếu đuối. Tôi nhặt trứng bỏ vào bát rồi
ra khỏi nhà.
Tôi xuống nhà gỡ dây lòi tói ra, vừa gỡ tôi vừa khua thật to. Tôi giận rồi
đó, nếu là ba tôi ông sẽ chạy theo xin lỗi tôi! Nhưng không, người đàn ông đó
không chạy theo xin lỗi tôi, tôi bỏ qua nhà ngoại cũng không sang gọi tôi về!
Người đàn ông đó chắc chắn không phải là ba mình! Nếu là ba mình sẽ yêu
thương mình chứ không đánh mình!
Vừa nhìn thấy ngoại, tôi tủi thân, chạy đến ôm chầm lấy tấm thân gầy gò
của ngoại mà khóc tức tưởi cho thỏa nỗi lòng. Ngoại yêu và chiều tôi nhất nhà
nên có gì tôi cũng chạy đến tâm sự với ngoại. Tôi không muốn thấy người đàn
ông dữ tợn đó nữa nên tôi ngủ lại nhà ngoại, không về.
Đêm đến, tôi không sao ngủ được. Trong đầu tôi cứ hiện ra muôn vàn câu
hỏi về người đàn ông đó. Người đó là ai? Tại sao cứ bắt tôi gọi là ba? Sao lại
giận và đánh tôi? Dường như ngoại cảm nhận được sự phiền muộn của tôi bèn
hỏi:
- Thu à? Tại sao con không nhận ba con? Người đó là ba Sáu của con mà!
- Không ngoại ơi! Ba Sáu con không giống ông ta! – Tôi trả lời.
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 8
- Sao con lại bảo không giống với ba Sáu? Có phải là ba đi chiến đấu lâu
nên nhìn già hơn không?
Để chứng minh với ngoại, tôi liền nói:
- Vì ba Sáu không có vết thẹo dài dữ tợn trên má như ông ấy, ngoại ạ!
Ngoại cười móm mém, xoa đầu tôi và nói:
- Đó là ba Sáu con. Ba con vì đi đánh giặc bị Tây bắn bị thương nên có vết
thẹo đó.
Rồi bà kể cho tôi nghe những tội ác ghê gớm của thằng Tây. Từng lời
ngoại nói cứ vang vang trong đầu tôi. Trời ơi! Thì ra đó là ba Sáu thật ư? Vậy
mà…tôi đã không nhận ba, lại còn nói trổng nữa chứ! Bao nhiêu năm mong mỏi
gặp ba, giờ gặp lại không nhận ra ba. Tôi thấy ân hận quá, giờ biết làm sao đây?
Sáng hôm sau tôi kêu ngoại đưa tôi về. Tôi muốn gặp ba mình và xin lỗi tất
cả vì mọi chuyện. Về đến nhà tôi thấy khách khứa đến đông lắm. Tôi biết, biết
rằng đến lúc ba mình phải đi rồi.
Nhìn ba má bận bịu tiếp khác mà tôi thấy mình như bị bỏ rơi. Tôi đứng nép
vào góc nhà nhìn ba mình. Tôi tự hỏi không biết mình có nên chạy lại và kêu ba
không, nhưng rồi tôi cũng không làm như thế vì…xấu hổ.
Đến lúc ba tôi đi. Ba nhìn quanh tìm tôi, khi thấy tôi ba không lại ôm hôn
tôi, mà chỉ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Có cái gì đó như thúc giục tôi chạy về
phía ba, nhưng lúc ấy chân tôi không thể nào nhấc lên nổi. Ba khẽ nói với tôi:
- Thôi! Ba đi nghe con!
Tiếng của ba sao trìu mến vậy. Tiếng nói ấy đã thúc giục tôi:
- Ba…a…a…ba!
Tôi hét lên và chạy đến ôm cổ ba.Tôi ôm ba thật chặt, lòng cảm thấy ấm áp
lạ lùng.Tôi thèm được gọi ba, thèm được ôm ba suốt tám năm nay rồi.Nghĩ đến
việc ba sắp phải ra đi,tôi sợ hãi,nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con?
Ba bế tôi lên. Tôi hôn ba cùng khắp. Hôn tóc, hôn cổ hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài của ba. Nghĩ đến việc ba sắp phải ra đi, tôi sợ hãi, nói trong tiếng khóc:
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 9
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba cũng rơm rớm nước mắt và nói :
- Ba đi rồi ba sẽ về với con.
- Không!
Tôi hét lên, tôi không thể để cho ba đi nữa, không thể…Tôi cố sức ôm ghì
chặt ba. Mọi người và ngoại dỗ dành, an ủi tôi. Ngoại nói:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba cháu sẽ mua về
cho cháu cháu một cây lược.
Biết là không thể giữ được ba nữa, ba tôi là bộ đội còn phải đi chiến đấu,
diệt thằng Tây ác ôn nên tôi ôm ba một lần nữa và dặn:
- Lúc về ba mua cho con một cây lược nghe ba!
Tôi quệt nước mắt và vẫy chào tạm biệt ba! Tôi đâu biết rằng đó cũng là
lần cuối tôi gặp ba. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hi sinh.
Bác Ba-đồng đội của ba đã trao cho tôi kỉ vật ba dành cho tôi: Chiếc lược
ngà trên có khắc dòng chữa: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
Nhìn từng nét chữ khắc trên cây lược nhỏ xinh xắn, tôi đã bật khóc, lòng
tôi đau đớn. Ba Sáu của tôi đã không còn…
III.
Kết bài:
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT ÔNG SÁU KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “CHIẾC LƯỢC NGÀ”
Xác định yêu cầu của đề:
1. Đối tượng: Ông Sáu là cha của bé Thu
2. Phạm vi kể chuyện: bắt đầu từ trước lúc trở về thăm nhà, kết thúc lúc
xuống xuồng quay về căn cứ
Gợi ý:
I.
MỞ BÀI:
- Tạo tình huống dẫn dắt để giới thiệu lần trở về thăm nhà (những ngày hòa
bình lập lại sau hội nghị Giơ-ne-vơ, cho phép bộ đội về thăm nhà → quay
lại căn cứ để nhận nhiệm vụ)
- Cảm xúc của tôi lúc bấy giờ ra sao? (hạnh phúc, hồi hộp, mong chờ)
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 10
II.
THÂN BÀI:
1. Giới thiệu bản than và hình ảnh đi lính
- Tôi tên là gì? Là người thứ mấy trong nhà?
- Do kết hôn trễ nên ngày vợ sanh con gái đầu lòng tôi có cảm giác như thế
nào/
- Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, tôi đi lính
- Khi ra đi, thái độ của tui bây giờ ra sao?
2. Tâm trạng và trong ngày trở về
- Trước ngày trở về và lúc ngồi trên xuồng máy tâm trạng tôi ra sao? (vui
đến nỗi không về nhà, chờ đợi mòn mỏi, cảm thấy đường trở về sao lâu
lắc → mong có đôi cánh bay thẳng về nhà)
- Gần về đến Vàm Kinh tôi không thể ngồi yên, nhấp nhổm suốt → anh Ba
khuyên ra sao? (Khuyên an long, gần tới tơi, khai thác đối thoại)
- Chưa kịp đợi thuyền cập bến là tôi nhả phốc lên bờ làm xuồng chao đảo
→ anh Ba la oai oác → mặc kệ
- Tầm mắt của tôi chỉ tập trung vào ai? (miêu tả bé Thu ở trước cửa nhà)
- Đoán biết được là con mình, tôi đã xúc động rưng rung và hành động gì?
(đi từng bước chậm, dang 2 tay ra chờ đợi, cát lên tiếng gọi, giọng lặp
bặp run run, khai thác độc thoại)
- Nhưng con bé Thu đó đã phản ứng ra sao? (sừng sững, mặt ngơ ngác, mặt
tái → quay người chjay vào nhà → cất tiếng gọi má thất thanh)
- Chứng kiến cảnh đó, tôi đau đớn, không thể tin được vào mắt mình → tay
buông thong xuống → thất thểu bước vào trong
3. Trong 3 ngày ở nhà:
- Ban đầu tiên, tôi nghĩ rằng thời gian sẽ giúp con bé nguôi ngoai để nhận
tôi là ba → tươi tỉnh, hi vọng trở lại
- Nhưng sau đó mới biết, người tính không bằng trời tính hay chính xác
hơn là con bé tính. Nó bướng bỉnh, cứng cỏi, kiên quyết không gọi ba dù
vợ tôi đã xác nhận
- Kể lại tình huống má kêu nó mời ba vào ăn cơm → Nó gọi như thế nào?
- Dù vợ tôi dọa dánh nó vẫn cương quyết cãi lại (… người ta không nghe)
- Nghe tiếng ‘’người ta’’ tự miệng con bé lòng tôi như sát muối. Trở thành
người xa lạ trong chính ngôi nhà của mình quả thật không hề dễ chịu.
- Đỉnh điểm là lúc ? ( vợ tôi đi chợ dặn nó canhnoi62 cơm khi nào cơm sôi
nhờ ba chất nước. Nhưng nó lại chống không. Thậm chí anh ba dọa nó
cũng chẳng ăn thua.
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 11
- Lúc này, con bé xử lí tính huống ra sao? => khi thấy như vậy tôi phải
công nhận nó đáo để.
- Thời gian càng ít ỏi mà con bé vẫn không chịu gọi ba khiến tôi đâm ra lo
lắng. Trong bữa cơm hôm đó, cũng là ngày cuối cùng, tôi gắp nó cái
trứng cá to vàng như tỏ tấm lòng của tôi. Bất ngờ phản ứng của nó tôi tức
giận ( nêu hành dộng). Tôi đã đánh vào mông nó và hét lên ( hét lên cái
gì? Khai thác độc thoại)
- Trái ngược lại với điều mà tôi dự đoán của tôi ( khai thác độc thoại nội
tâm: dự đoán nó sẽ vãy vùng nằm ăn vạ…) => cúi gầm mặt xuống => gắp
trứng cá bỏ vào chén => sắp xếp chén đũa vào trong mâm => bỏ ra phía
sau nhà.
- Nghe rổn rảng tiếng dây lòi tói khua rổn rảng, tôi mới biết nó chèo xuồng
bỏ đi =>định chạy theo nhưng biết rằng thất bại nên quay về.
4. Ngày chia tay
- Sáng sớm hôm sau, nhà tôi rất đông đúc bà con làng xóm đến để đưa tiển.
Tôi không chú ý đến nó, khe khẽ chào tạm biệt.
- Đến lúc này, chợt nó chạy xô vào lòng tôi, ôm ghì lấy tôi và hôm cùng
khắp. (miêu tả con bé khóc nức nở, nói không cho ba đi kiên quyết không
buông ra, khai thác độc thoại của bé Thu)
- Mẹ và vợ tôi khuyên nó rồi hứa hẹn là ngày tôi trở về sẽ mua cho nó
chiếc lượt, nó mới chịu buông ra.
III. KẾT BÀI:
- Ngồi trên xuồng mắt tôi vẫn lưu luyến nhìn theo hình bóng con bé ngaỳ
càng mờ dần và nghe anh Ba kể lí do (lí do bé Thu không chịu nhận ba,
khai thác đối thoại) tôi lại càng hối hận.
- Tự nhủ với bản than sẽ tự làm chiếc lượt cho con và mong chờ ngày trở
về.
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN KỂ LẠI
TRUYỆN NGẮN “LẶNG LẼ SA PA”
Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có
độ cao hai nghìn sáu trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi
cao thế này. Tôi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi
lặng lẽ Sapa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm cách để gặp gỡ mọi
người mỗi khi đi qua đây. Và một lần trong số đó tôi đã quen được bác tài xế,
ông họa sĩ, cô kĩ sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 12
Khi tôi mới lên công tác chưa quen nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi
bền lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không.Ngay sau đó, một
chiếc xe đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường liềndừng lại gọi mọi người
xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo mọi người cùng đẩy bỏ. Đẩy xong một bác tài
xế ra hỏi:” Ai đã đẩy khúc gỗ ra giữa đường đấy”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo
với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi
người. Thế là tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng mỗi tháng có
chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó,
tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh.
Trong những ngày công tác, chán quá tôi liền tự tìm thú vui cho mình.
Không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc
sách…Và chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ
sư.
Lần đó, bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai người đó, họ có ba mươi phút
nên tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy
rất thích. Rồi tôi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ
nghe. Tôi đưa họ vào trong nhà. Ông họa sĩ ngạc nhiên khi ở cái nơi “lặng lẽ
Sapa” này tưởng tôi ở một mình thì mọi thứ chắc bề bộn lắm. Ấy vậy mà ông lại
thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách chọn lấy một quyển và
ngồi đọc. Tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:
– Quê anh ở đâu thế?
– Quê cháu ở Lào cai này thôi…-Tôi trả lời
Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, ông
ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối mãnh liệt. Tôi
cảm thấy tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Ông
kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là
những nhân tài và rất xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã
bắt đầu phác thảo khuân mặt của tôi, bằng vài nét, họa sĩ đã gần như ghi xong
gương mặt của tôi.
Tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:
- Trời ơi, chỉ còn năm phút…!
Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía
sau, rồi trờ vào liền, tay cầm một cái làn.Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái
cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 13
- Ôi cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này !
Tôi vội kêu lên. Để người con gái ấy khỏi quay lại bàn,tôi lấy chiếc khăn
tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Mặt cô bỗng đỏ ửng , nhận
lại chiếc khăn và quay vội đi . Tôi cũng lặng đi bởi hình ảnh đó. Nó mới đẹp
làm sao đã bao lâu rồi tôi mới nhìn thấy sự ngại ngùng của người con gái
Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như
người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt
tôi:
- Chào anh.
Tôi đưa cho cô kĩ sư quyển sách và chiếc khăn mùi soa. Tôi nắm tay cô
ấy, cả hai chúng tôi dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.
Tôi ấn cái làn vào tay bác họa sĩ già và ấn vôi vã :
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.
Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng bao giờ mới có thể gặp lại hai người này.
Đặc biệt là cô gái. Và tôi cảm thấy dường như chính tôi và cô gái ấy đều thấy có
cảm tình với nhau. Và tại nơi lặng lẽ Sapa này đã có Smột tình yêu chớm nở
giữa tôi và cô kĩ sư.
Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong
mỗi mỗi chúng tôi: ông họa sĩ, tôi và cô ấy…những cảm xúc không thể nào
quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơn
hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sa Pa
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT CÔ KĨ SƯ KỂ LẠI TRUYỆN
NGẮN “LẶNG LẼ SA PA”
Bài làm
Trong chuyến xe lên Lào Cai hôm ấy có cả một bác lái xe, ông họa sĩ và
tôi. Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò
lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác
thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của anh cũng như của những người
thầm lặng trên đình núi Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét này.
Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 14
niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đinh
núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng
nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về
anh. Qua lời giới thiệu của ông họa sĩ, chúng tôi được anh mời lên nhà chơi. Tôi
rất đỗi ngạc nhiên khi hiện ra trước mặt tôi là một vườn hoa. Nào hoa đơn,
thược dược, nào hoa hồng,., đầy khắp vườn khiến tôi không còn e thẹn mà chạy
ngay đến bên người con trai ấy. Anh trao cho tôi bó hoa một cách tự nhiên và
tôi cũng đón nhận bó hoa ấy và tôi có cảm giác như chúng tôi đã quen nhau từ
lâu.
Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo
nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng
nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời
lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực.
Tôi đọc sách còn ông họa sĩ thì trò chuyện với anh. ông họa sĩ hỏi anh:
– Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người
lắm?
Anh thanh niên cười:
– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu.
Anh hạ giọng tâm sự với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa
bầu trời đen kịt, anh nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình.
Bây giờ vào nghề, anh mới thấy không phải vậy. Anh còn cho rằng công việc
của anh gắn liền với bao công việc của anh em đồng chí dưới xuôi, Cất công
việc đi, anh buồn đến chết mất. Anh tâm sự nhự đọc lại một điều suy nghĩ từ rất
lâu. Bất giác anh giật mình khi thấy ông họa sĩ hí hoáy vẽ mình. Anh đã từ chối
một cách khiêm tốn và giới thiệu cho ông những người xứng đáng được vẽ hơn.
Tôi thấy được biết bao nét đẹp đáng quý hiện rõ trong con người anh. Và dù anh
có ngăn cản, ông họa sĩ già vẫn vẽ được nhưng hơi vất vả, hình như ông có chút
bối rối về anh. Ông nghĩ “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc
quá. Với những diều làm cho người ta suy nghĩ về anh, và về những diều anh
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 15
suy nghĩ…”. Cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi hiểu sâu hơn về mối tình nhạt nhẽo và
yên tâm hơn về quyết định của mình.
Cuộc vui nào mà chẳng đến lúc phải chia tay. Giây phút đó thật luyến tiếc. Tôi
cố tình để lại cho anh chiếc khăn mùi xoa để làm kỷ niệm nhưng anh tưởng tôi
quên nên trả lại cho tôi. Anh còn tặng cho chúng tôi một làn trứng gà không tiễn
vì bảo đã gần đến giờ “ốp”. Tôi rất cảm phục việc thực hiện giờ làm việc của
anh.
Cuộc nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi và cả ông họa sĩ già
những ấn tượng khó quên. Qua cuộc gặp gỡ ấy, tôi đã có những suy nghĩ và tình
cảm mới mẻ về con người và cuộc sống. Anh thánh niên đã giúp tôi cảm nhận
được hơi thở tràn trề sức sống của những con người làm việc trên Sa Pa. Trước
khi nhận việc ở dây, tôi đã chần chừ, chán nản, nhưng giờ đây tôi đã thay đổi
cách suy nghĩ của mình.
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG KỂ LẠI TRUYỆN
“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi
hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận
cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy
nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương,
nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm
ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình
nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu
mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh
tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận
100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là
tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con
nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc
nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là
con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 16
rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ
gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy
xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì
tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một
lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức
thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi
già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà
nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu
đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết
lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi
buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.
Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức
dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra
thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo
cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày
đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về,
tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra
hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo
lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc.
Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó
được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy
chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin
chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng
xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi
đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ
nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như
chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng
cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng
thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ
nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời
khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng
Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 17
chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung
nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh
Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi:
"Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho
tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe
chàng ân hận kể lại rằng: một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái
bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan
của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai
chăm sóc. Không kiên nhận tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng
mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không
còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại
mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm
sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng
Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh
lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành
hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về
với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan
vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho
50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng
vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: dù quá khứ đã lùi xa nhưng
có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã
sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể
diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng đình
nào rơi vào bi kịch.
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT TRƯƠNG SINH KỂ LẠI
TRUYỆN “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả quê ở Nam Xương. Vừa
mới đến tuổi đôi mươi mẹ tôi bèn cưới vợ cho. Vợ tôi tên là Vũ Thị Thiết quê ở
Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tôi có tính hay
ghen đối với vợ tôi phòng ngừa thái quá. Vợ tôi cũng giữ gìn khuôn phép,
không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 18
mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Tôi tuy
con nhà dòng nhưng không có học tên đã ghi trong sổ khai tráng phải đi sung
binh loạt đầu. Lúc tôi ra đi mẹ có dặn rằng:
- Nay con phải tạm đi tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ
xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng,
biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh đừng nên thăm miếng mồi
thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn để dành người ta, có như
thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Vợ thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:
Lang quân đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê
cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.
Vợ tôi nói đến đây mọi người đều đẫm lệ.
Rồi đó chén đưa vừa cạn dứt áo chinh phu, ngước mắt trông lên đã đẫm nỗi
buồn ly biệt. Bấy giờ vợ tôi đương có thai. Sau khi tương biệt được mười ngày
thì sinh được một đứa con trai đặt tên là Thằng Đản.
Ngày qua tháng lại thấm thoát đã nửa năm. Mẹ tôi không phải không muốn đợi
tôi về mà là tuổi già sức yếu cộng thêm nhớ con mà sinh ốm. Vợ tôi hết sức
thuốc thang chăm lo chu đáo nhưng mẹ đã không qua khỏi. Vợ tôi hết lời
thương xót phàm việc mà chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.
Qua sang năm sau giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Tôi mới về thì mẹ đã
từ trần, con vừa học nói. Tôi hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song nó không
chịu gào khóc. Tôi dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!
Con tôi nói:
Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ
nín thin thít.
Tôi ngạc nhiên gạn hỏi nó nói:
Khi ông chưa về đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ đi
cũng đi mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính tôi hay ghen nghe con nói vậy tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách
gì tháo cởi ra được.
Về đến nhà tôi mắng vợ một bữa cho hạ giận, Vợ tôi khóc mà rằng:
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 19
- Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Xum họp chưa thỏa chăn gối,
phân phôi vì đọng việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một
tiết…..Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần
bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho
thiếp.
Tôi vẫn không tin. Vợ tôi gạn hỏi việc kia ai nói nhưng tôi vẫn không nói ra là
lời con nói. Tôi thường mắng mở và đuổi vợ ra khỏi nhà, bà con hàng xóm đến
can cũng không có tác dụng gì.
Bị tôi đánh đuổi ra khỏi nhà vợ tôi bị rơi vào ngõ cụt. Vợ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi
ra Hoàng Gia ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho.
Nếu đoan tranh giữ tiết một lòng một dạ với chồng con thì khi chết xin được
làm Mỵ Nương, cỏ Ngu Mỹ. Nếu lừa chồng dối con thì nguyện làm mồi cho cá.
Nói xong vợ tôi gieo mình xuống sông mà chết.
Tuy tôi rất tức giận vì nàng không thủy chung nhưng nàng chết đi tôi cũng vô
cùng thương tiếc tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một mình
gà trống nuôi con vắng vẻ lạnh lẽo đêm đến tôi bấc đèn tàn, không sao ngủ được
chợt con tôi nói rằng:
- Cha Đản lại đến rồi!
Tôi hỏi đâu. Nó chỉ vào bóng tôi trên vách.
Thì ra tôi đi vắng vợ tôi thường đùa chỉ bóng mình mà bảo là cha. Bấy giờ tôi
mới hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng chẳng làm gì được nữa.
Cùng làng với vợ tôi có người tên là Phan Lang một đem chiêm bao thấy người
con gái áo xanh , đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy nhặt được một con rùa hắn ta
nhớ đến giấc mơ hôm qua bèn phóng sinh cho con rùa. Phan Lang đi đánh cá và
bị lật thuyền thây hắn trôi dặt và được một cô Vũ Nương cứu sông. Cô ấy bảo
là người cùng làng với Lang, Vũ Nương sai sứ giả đưa Phan Lang lên khỏi
nước, Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn:
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một
dàn giải oan ở bến sông,đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện
về.
Về đến nhà Phan đem kể lại chuyện này cho tôi ban đầu tôi cũng không tin
nhưng khi nhậ được chiếc hoa vàng tôi mới tin. Đây thật sự là vật dụng của vợ
tôi.
Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông. Vợ tôi hiện lên thật
nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với
vào:
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 20
- Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa
tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.
Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê
gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ
chông mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lâm của tôi không thể nào cứu chữa được
nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân
mình. Đã là vợ chông thì hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh
phúc mới bền vững mãi mãi được.
ĐỀ: EM HÃY ĐÓNG VAI NHÂN VẬT THÚY KIỀU KỂ LẠI ĐOẠN
TRÍCH “KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”
Sau khi bị gã Sở Khanh lừa đảo đưa vào cạm bẫy của Tú Bà và bị Tú Bà
đánh đập dã man, không thể chịu đựng nổi nhục nhã, uất hận nên tôi đã tìm đến
cái chết để giải thoát. Sợ mất cả vốn lẫn lời, mụ Tú Bà đành giở giọng nhân
nghĩa dỗ dành, hứa sẽ tìm cho tôi một người chồng xứng đáng. Mụ đưa tôi ra ở
lầu Ngưng Bích, bảo rằng để cho tôi bình tâm trở lại, Nhưng thực ra là mụ giam
lỏng, chờ ngày bán tôi đi.
Cũng tại đây, tôi đã may mắn gặp được người anh hùng Từ Hải tiếng tăm lừng
lẫy. Chàng đã hào phóng chuộc tôi ra khỏi lầu xanh và cưới tôi làm vợ. Từ thân
phận của một kĩ nữ, tôi đã được chàng đưa lên vị thế của một bậc phu nhân
quyền quý. Trong một lần tâm sự với chàng, tôi bày tỏ ý nguyện được báo ân
báo oán cho vơi bớt nỗi khổ chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Vốn là người hào
hiệp, giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha, Từ Hải đồng ý giúp tôi thực hiện
nguyện vọng đó. Chàng cắt cử mấy đạo quân lập tức lên đường. Đạo ra Vô
Tích, đạo vào Lâm Tri, mời những ân nhân của tôi và bắt những kẻ đã gây ra tội
ác đối với tôi. Sáng hôm sau, Từ Hải mở phiên tòa. Giữa trung quân, chàng
cùng tôi sánh vai nhau ngồi xử án. Khung cảnh phiên tòa vô cùng trang trọng.
Quân lính dàn hàng hai bên, gươm lớn giáo dài lăm lăm trong tay, khiến cho kẻ
yếu bóng vía phải run sợ Từ Hải giao cho tôi toàn quyền xét xử. Tôi quyết định
báo ân trước, báo oán sau.
Khi Thúc Sinh được mời đến trước trướng hùm, tôi thấy mặt chàng xám như
chàm đổ, chân tay run cầm cập, chẳng dám ngước mắt nhìn ai. Người đời
thường nói: Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen, huống hồ tôi với chàng
đã từng là vợ chồng, dẫu chẳng được bao lâu. Tôi cất tiếng nhẹ nhàng chào hỏi
trước:
– Thiếp xin chào chàng! Ơn nghĩa của chàng đối với thiếp nặng tựa nghìn non.
Thiếp là người cũ ở Lâm Tri, liệu chàng có nhớ?! Tại ai mà chúng ta phải chia
lìa đôi ngả Sâm Thương? Tại ai mà thiếp đành phụ lòng chàng?! Thôi, chuyện
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 21
cũ đã qua. May mà trời xanh có mắt, thiếp vượt được bước gian nan. Giờ đây,
thiếp có chút quà mọn xin tạ lòng chàng!
Nói rồi, tôi sai lính đem ra trăm cuốn gấm quý và một ngàn lạng bạc để đền ơn
Thúc Sinh. Tôi cũng không quên nhắc rằng sẽ bắt người vợ quỷ quái tinh ma
của chàng phải trả giá cho những mưu mô và hành động nham hiểm, tàn nhẫn
mà ả đã dùng để đày đọa tôi suốt mấy tháng trời.
Lần lượt, sư Tam Hợp, vãi Giác Duyên, bà quản gia, Kiều Nhi… tất cả ân nhân
đã từng giúp đỡ tôi trong cơn hoạn nạn đều được trân trọng mời lên để tôi cảm
tạ và báo đáp ân tình. Thấy tôi thoát khỏi cảnh trầm luân, ai cũng vui mừng. Tôi
bảo mọi người nán lại để xem tôi báo oán.
Khi lính áp giải Hoạn Thư đến nơi, tôi cố kiềm chế cơn giận dữ đang trào dâng
trong lòng, lấy giọng mỉa mai hỏi ả:
– Chào tiểu thư! Chắc tiểu thư không thể hình dung nổi có ngày lại đặt chân đến
đây, phải không?! Trên đời, tôi thấy thật hiếm có người đàn bà nào ghê gớm
như tiểu thư. Nhưng thói thường, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều mà
thôi!
Nhận ra trước mặt chính là Hoa Nô đầy tớ ngày nào đã bị mình đọa đày đến
mức cất đầu chẳng lên, Hoạn Thư đột nhiên biến sắc, hồn lạc phách xiêu, vội
dập đầu van xin tha tội. Ả con quan Lại bộ thượng thư quả đúng là kiểu người:
Bề ngoài thơn thớt nói cười, Mà trong nham hiểm giết người không dao. Tuy
run sợ nhưng ả vẫn đủ bình tĩnh để liệu điều phân trần, thanh minh cho nhẹ tội:
– Thưa phu nhân! Tôi mắc tội xúc phạm đến phu nhân chẳng qua cũng vì ghen
tuông là thói thường tình của nhi nữ. Suy cho kĩ, tôi cũng có chút thương tình
đối với phu nhân. Như lúc cho phu nhân ra Quan Âm Các chép kinh, hay lúc
biết phu nhân bỏ trốn mà chẳng sai người đuổi theo. Thật lòng, tôi rất mến mộ
tài sắc của phu nhân. Còn chuyện chồng chung thì chưa dễ ai nhường cho ai.
Nay biết mình trót gây việc chông gai, sóng gió, tôi chỉ xin phu nhân mở lượng
hải hà mà tha cho!
Nghe ả trình bày, tội thấy ả đã nhận ra tội lỗi. Giết chết ả cho thỏa hận, điều ấy
dễ biết bao! Nhưng thêm một kẻ nữa rơi đầu thì cũng chẳng ích gì, tôi bèn tha
cho ả. Chắc chắn nỗi kinh hoàng ngày hôm nay sẽ đeo đẳng ả suốt đời khi
chứng kiến cảnh lũ bán thịt buôn người như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh
và lũ đầu trâu mặt ngựa Ưng, Khuyển, phải chịu tội chém đầu.
Thế là giữa thanh thiên bạch nhật, việc báo ân báo oán của tôi đã được giải
quyết xong xuôi. Tôi quay sang cảm tạ ân nhân lớn nhất đời mình là người anh
hùng Từ Hải. Chàng đáp lại bằng câu nói thật chân tình: “Việc của nàng cũng là
việc của ta, có gì mà phải cảm ơn?! Ta chỉ mong từ nay trở đi, nàng sẽ sống vui
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 22
vẻ, hạnh phúc vì đã cất được gánh nặng trong lòng!” Tôi xúc động vô cùng vì
chàng dã nói giúp điều mà tôi đang nghĩ tới.
HÓA THÂN VÀO NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
123DOC.ORG – TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 23