Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

khái quát về bài thơ bếp lủa của bằng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.1 KB, 2 trang )

A. Kiến thức trọng tâm:
1. Cảm nhận được tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.
2. Cảm nhận được hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ
“Bếp lửa” – Bằng Việt.
3. Thấy được nghệ thuật của bài thơ.
B. Phân tích:
* Khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ ông giàu cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, mượt mà sâu lắng. Thơ Bằng Việt
thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
- Trong nền thơ hiện đại, Bếp lửa được đánh giá là một trong không nhiều những bài thơ
viết về tình bà cháu hay nhất.
* Hình ảnh trong bài thơ:
Trong bài thơ có hai hình ảnh nổi bật, gắn bó mật thiết với nhau, vừa tách bạch, vừa nhòe
lẫn trong nhau,tỏa sáng bên nhau. Đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Vì sao trong dòng
hồi tưởng và suy nghĩ của nhà thơ, hai hình ảnh ấy lại luôn gắn bó, song hành, đồng hiện?
Vì bà luôn hiện diện cùng bếp lửa. Bên bếp lửa là bóng hình bà. Bà nhóm bếp lửa mỗi
sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời trong từng cảnh ngộ: từ những ngày khó khăn gian
khổ đến lúc bình yên. Bếp lửa còn là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và
đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con.Bếp


lửa là tình bà ấm nồng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc
đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm
tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.
* Ý nghĩa triết lí của bài thơ:
Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân
thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt
hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà,
cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.
* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:


-Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
-Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy
ngẫm về bà.
-Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
-Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.



×