Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.39 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
***************

HOÀNG THỊ THÙY TRANG

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA RẠNG ĐÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
***************

HOÀNG THỊ THÙY TRANG

KẾ TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA RẠNG ĐÔNG

Ngành kế toán

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn:
THS. BÙI CÔNG LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN DOANH
THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG” do HOÀNG THỊ THÙY TRANG, sinh viên khoá 35,
ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng.

THS. BÙI CÔNG LUẬN
Người hướng dẫn,

a

a
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

A

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

a


a
Ngày

tháng

năm

năm

a
Ngày

3

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Quãng đường bốn năm được học tập và rèn luyện trên ghế giảng là khoảng thời
gian không dài nhưng đối với em nó rất quan trọng. Bởi vì đây chính là khoảng thời
gian mà em đã đón nhận những kiến thức vô cùng quý báu mà quý thầy cô đã truyền
đạt cho em, giúp em có được hành trang vững chắc khi bước vào đời.
Lời đầu tiên, con xin gởi lời biết ơn đến cha mẹ và người thân trong gia đình đã
sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người; luôn quan tâm và động viên con
trong cuộc đời.
Để có được những kiến thức chuyên môn thật quý báu cũng như những kinh
nghiệm sống và làm việc thực tế như ngày hôm nay, em xin bày tỏ sự biết ơn đến Ban

giám hiệu và quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã giúp em trong quá
trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy BÙI CÔNG LUẬN đã tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận của mình.
Để chuyên đề này hoàn thành thì ngoài sự nổ lực của bản thân và em xin chân
thành cảm ơn Giám đốc và các anh chị, đặc biệt là anh Nguyễn Đắc Hải, Chị Phương,
Chị Trang và các anh chị phòng Kế Toán trong Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập, cung cấp những tài
liệu cần thiết và hướng dẫn tận tình giúp em hiểu rõ hơn giữa lý thuyết và thực hành.
Em cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong thời gian qua.
Cuối cùng, em kính chúc Ban giám hiệu nhà trường và quý thầy cô được dồi
dào sức khỏe. Kính chúc các anh chị phòng kế toán hoàn thành tốt công việc của mình.
Và xin kính chúc Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt, luôn luôn
hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Em xin chân thành cám ơn!
Ngày 12 tháng 12 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Thuỳ Trang

4


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG THỊ THÙY TRANG. Tháng 12/2012. “Kế toán Doanh thu - Chi Phí
và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông”.
HOANG THI THUY TRANG. December/2012. “Turnover - Expenses
Determined Trading Result Accounting at Rang Dong Plastic Joint – Stock
Company”.
Từ quá trình thực tập tại Cty sẽ tiến hành mô tả, phân tích, đưa ra các ví dụ
nhằm làm nổi bật quá trình kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Cty gồm: Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; phương

pháp hạch toán giá vốn; phương pháp hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp; phương pháp hạch toán doanh thu và chi phí tài chính, doanh thu và chi
phí khác; phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp; quá trình hạch toán kế
toán xác định kết quả kinh doanh.
Sau khi hiểu rõ về phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh tại Cty sẽ đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tại Cty.

5


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.3. Pham vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty ...............................................................................3
2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ............................................................3
2.3. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh ....................................................4
2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh ......................................................................................4
2.3.2. Ngành nghề kinh doanh .................................................................................4
2.4. Mục tiêu kinh doanh và phương châm hoạt động .................................................4
2.4.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty .................................................................4
2.4.2. Tầm nhìn ........................................................................................................4
2.4.3. Phương châm hoạt động năm 2012 ................................................................4

2.5. Thuận lợi và khó khăn ...........................................................................................5
2.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................5
2.5.2. Khó khăn ........................................................................................................5
2.6. Phương hướng chiến lược kinh doanh ..................................................................5
2.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................................................6
2.7.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý............................................................6
2.7.2. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng tại Công ty ...........................................9
2.7.3. Chế độ Kế toán áp dụng ...............................................................................10
2.7.4. Hình thức Kế toán áp dụng ..........................................................................10
2.8. Các chính sách Kế toán áp dụng tại Công ty ......................................................12
vi


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................13
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của Kết Quả Kinh Doanh..........................................13
3.1.2. Khái niệm, nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán liên quan đến việc xác định kết
quả kinh doanh .......................................................................................................14
3.2. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ............................15
3.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ........................................15
3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ..............................................................18
3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.........................................................18
3.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán .............................................................................19
3.2.5. Kế toán chi phí bán hàng..............................................................................23
3.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................................25
3.2.7. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ........................................................27
3.2.8. Kế toán chi phí tài chính ..............................................................................28
3.3.Kế toán xác định kết quả hoạt động khác ............................................................31
3.3.1. Kế toán thu nhập khác ..................................................................................31
3.3.2. Kế toán chi phí khác .....................................................................................33

3.4. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh....35
3.4.1. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................35
3.4.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ...........................................................37
3.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................39
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................39
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................39
3.5.3. Phương pháp mô tả ......................................................................................39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................40
4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty .......................................................40
4.1.1. Khái quát ......................................................................................................40
4.1.2. Đặc điểm chung bán hàng ............................................................................40
4.1.3. Giá cả và phương thức thanh toán ...............................................................41
4.1.4. Tổ chức quản lý kho .........................................................................................42
4.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ...............................................42
vii


4.2.1. Đặc điểm doanh thu .....................................................................................42
4.2.2. Tài khoản sử dụng ........................................................................................43
4.2.3. Tài khoản liên quan ......................................................................................43
4.2.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu..........................43
4.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ...............................................................50
4.3.1. Chiết khấu thương mại .....................................................................................50
4.3.2. Giảm giá hàng bán .......................................................................................52
4.3.3. Hàng bán bị trả lại ........................................................................................54
4.3.4. Nhận xét chung: ...........................................................................................56
4.4.1. Đặc điểm hàng tồn kho tại Công ty..............................................................56
4.4.2. Đặc điểm của kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty ....................................57
4.4.3. Tài khoản sử dụng ........................................................................................58
4.4.4. Phương pháp hạch toán ................................................................................58

4.5. Kế toán chi phí bán hàng .....................................................................................59
4.5.1. Các khoản chi phí bán hàng tại Công ty ......................................................59
4.5.2. Tài khoản sử dụng ........................................................................................60
4.5.3. Chứng từ sử dụng .........................................................................................60
4.5.4. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...............................................60
4.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.................................................................62
4.6.1. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty ..................................62
4.6.2. Tài khoản sử dụng ..........................................................................................62
4.6.3. Chứng từ sử dụng .........................................................................................63
4.6.4. Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ...............................................63
4.7. Kế toán doanh thu – chi phí hoạt động tài chính ................................................64
4.7.1. Kế toán doanh thu tài chính .........................................................................64
4.8. Kế toán thu nhập – chi phí hoạt động khác .........................................................67
4.8.1. Kế toán thu nhập khác ..................................................................................67
4.8.2. Kế toán chi phí khác .....................................................................................68
4.9. Kế toán chi phí thuế TNDN ................................................................................69
4.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................71
4.10.1. Chứng từ sử dụng .......................................................................................71
viii


4.10.2. Tài khoản sử dụng ......................................................................................71
4.10.3. Nguyên tắc hạch toán : ...............................................................................71
4.11. Nhận xét về sổ ...................................................................................................73
4.11.1. Sổ tổng hợp ................................................................................................73
4.11.2. Sổ chi tiết....................................................................................................74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................75
5.1. Kết luận ...............................................................................................................75
5.1.1. Về tổ chức hoạt động của công ty ................................................................75
5.1.2. Về đội ngũ nhân viên trong công ty .............................................................76

5.1.3. Về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty ......................................76
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................78
5.2.1. Về chứng từ sổ sách .....................................................................................78
5.2.2. Về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐPS

Bảng cân đối phát sinh

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ Tài Chính


CP

Chi phí

Cty

Công ty

DT

Doanh thu

DV

Dịch vụ

GTGT

Giá trị gia tăng



Hóa đơn

HH

Hàng hóa

K/C


Kết chuyển

KH

Khách hàng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KT

Kế toán

PS

Phát sinh

PT

Phiếu thu



Quyết định

SP

Sản phẩm


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP

Thành phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

XK

Xuất khẩu

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý Công ty ...........................................................6 
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy Kế toán ............................................................8 
Hình 3.2 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu ..............................................19 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chứng từ hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phụ lục 2: Chứng từ hạch toán Doanh thu bán hàng nội bộ
Phụ lục 2: Chứng từ hạch toán Giá vốn hàng bán
Phụ lục 4: Chứng từ hạch toán Các khoản giảm trừ doanh thu
Phụ lục 5: Chứng từ hạch toán Chi phí bán hàng
Phụ lục 6: Chứng từ hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phụ lục 7: Chứng từ hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính
Phụ lục 8: Chứng từ hạch toán Chi phí tài chính
Phụ lục 9: Chứng từ hạch toán Thu nhập khác
Phụ lục 10: Sổ chi tiết tài khoản 5111 (trích tháng 9/2012)
Phụ lục 11: Sổ cái các tài khoản (tháng 9/2012)
Phụ lục 12: Bảng đăng ký chứng từ ghi sổ (trích tháng 9/2012)
Phụ lục 13: Chứng từ hạch toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Phụ lục 14: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tháng 9/2012, quý III/2012)

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam ngày
càng phát triển, các loại hình doanh nghiệp hay Công ty ngày càng đa dạng, lần lượt ra
đời và phát triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế nước nhà. Hầu hết các doanh
nghiệp hay Cty hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu là đạt được tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận là động lực cũng như là điều kiện để cho các doanh nghiệp tồn tại, mở rộng
quy mô hoạt động và không ngừng phát triển.
Để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp thì phải thông qua việc xác định kết
quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng đạt được từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Nó phản ánh kết
quả của quá trình hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp. Thông qua công tác xác
định kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể tìm được nguyên nhân làm cho lợi
nhuận thu được tối đa hoặc làm cho doanh nghiệp hay Cty bị lỗ, từ đó tìm ra biện
pháp khắc phục lỗ hay nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp hay Cty, quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó mà em đã chọn đề tài “KẾ
TOÁN DOANH THU – CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt
nghiệp này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh tại Cty. Từ đó, dựa vào những kiến thức học được ở
trường áp dụng vào thực tiễn để có thể hiểu rõ hơn và học hỏi kinh nghiệm làm việc
sau khi ra trường.

1


+ Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thực trạng bộ máy kế toán, đặc điểm của kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Cty. Mô tả phương thức hạch

toán của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Cty.Tìm hiểu
những chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng tại Cty, và áp dụng kiến thức đã
học để nhận xét quy trình thực hiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả tại Cty. Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại đơn vị.
1.3. Pham vi nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu: Kế toán Doanh thu – Chi phí và xác định kết quả kinh
doanh.
+ Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Phòng Tài Chính Kế Toán
Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/08/2012 đến ngày
10/11/2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận bao gồm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Mở đầu
Tổng quát hóa đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, cấu trúc đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông. Quá trình hình
thành và phát triển, đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy kế toán
của Cty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên các khái niệm liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh; phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả phương thức hạch toán DT, CP và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu nhận xét về bộ máy kế toán của Cty và công tác hạch toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh. Từ đó rút ra ưu và nhược điểm đồng thời đề xuất
một số giải pháp khắc phục.
2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
- Tên giao dịch Việt Nam: Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông
- Tên giao dịch quốc tế: Rang Dong Plastic Joint – Stock Co.
- Địa chỉ: 190 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 3969 2272 - 3969 0652
- Fax: (08) 3969 2843
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh số 10
- Tài khoản số: 710A – 00096
- Mã số thuế: 0300384357
- Email: nhuarangdong@ rdplastic.vn
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 4103003236 ngày 28/01/2005 do Sở
KHĐT TP.HCM cấp
- Công ty kiểm toán: CÔNG TY TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán Nam Việt (AASCN)
2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty Cổ Phần Nhựa Rạng Đông được hình thành từ những năm đầu của
Thập niên 60, cùng với sự trở mình và phát triển của đất nước. Cty đã có nhiều thay
đổi lớn cả về chất và lượng thể hiện qua một số mốc thời gian:
- Từ đầu thập niên 60: được thành lập với tên là hãng UFEOC (Liên hiệp các
xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp). Năm 1962 đổi tên thành UFIPLASTIC
COMPANY chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng nhựa dẻo như: rổ, long bàn,
rổ đựng giấy vănphòng,…

3



- Sau ngày 30/4/1975 Cty UFIPLASTIC chuyển thành NHÀ MÁY NHỰA
RẠNG ĐÔNG (tháng 11/1977), trực thuộc Cty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp
nhẹ.
- Từ 1985 - 1995: Nhà máy chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị
trường, xóa bỏ cơ chế bao cấp, đổi tên thành Công ty Nhựa Rạng Đông và được cấp
phép sản xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Năm 2003: Cty chuyển về trực thuộc trực tiếp Bộ Công nghiệp. Cty nhận
chứng chỉ ISO 9001-2000.
- Ngày 02/5/2005: Cty được cổ phần hoá, chính thức đi vào hoạt động với tên
là CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG.
2.3. Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
2.3.1. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Cty là Sản xuất, Thương mại, và Dịch vụ.
2.3.2. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của Cty là: Sản xuất, mua bán hàng nhựa gia dụng, kỹ thuật:
màng nhựa, giả da, tôn, ván nhựa, ống nhựa, bao bì in tráng ghép, vật liệu xây dựng,
chai nhựa, áo mưa, cặp, túi xách; Cho thuê văn phòng.
2.4. Mục tiêu kinh doanh và phương châm hoạt động
2.4.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm truyền thống của Cty như: màng
mỏng, khăn trải bàn, giả da và bao bì.
- Đa dạng hóa sản phẩm để mẫu mã sản phẩm phù hợp với từng thị trường
riêng biệt. Đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm bao bì xuất khẩu.
- Tăng cường tiêu thụ sản phẩm nhựa của Cty tại thị trường xuất khẩu, nâng
doanh thu xuất khẩu lên ít nhất 20% tổng doanh thu.
2.4.2. Tầm nhìn
- Giữ vững vị thế là nhà sản xuất Màng Mỏng hàng đầu Việt Nam
- Phấn đấu là một trong ba nhà sản xuất Giả Da hàng đầu Việt Nam
2.4.3. Phương châm hoạt động năm 2012

- Phương hướng hoạt động năm 2012 là “củng cố điều chỉnh – hoàn thiện nâng cao - phát triển - hiệu quả”.
4


2.5. Thuận lợi và khó khăn
2.5.1. Thuận lợi
- Cty có đội ngũ công nhân lành nghề, năng động, bộ phận kỹ thuật có trình độ
chuyên môn cao.
- Ngoài ra Cty còn có một ban lãnh đạo sáng tạo, nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm, học luôn quan tâm đến đời sống cán bộ, công nhân trong Cty. Điều đó làm tăng
tinh thần làm việc của công nhân, phát triển toàn Cty.
- Tạo mối quan hệ với khách hàng.
- Đưa vào thử nghiệm và sản xuất thành công nhiều mặt hàng.
2.5.2. Khó khăn
Tuy Cty có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, nhưng còn phải
đương đầu với nhiều khó khăn thử thách như:
- Các sản phẩm của Cty bị cạnh tranh quyết liệt, các Cty bao bì nhựa mới
thành lập ngày càng tăng. Hiện nay có hơn 20 nhà máy, Cty nhựa với trang thiết bị
hiện đại, phương thức kinh doanh nhạy bén, nhiều chủng loại, hàng chất lượng cao, giá
thành ngày càng hạ.
- Trong điều kiện hiện nay thì việc tìm thêm khách hàng mới rất khó khăn.
2.6. Phương hướng chiến lược kinh doanh
Phương hướng hoạt động năm 2012 Công ty cổ phần Nhựa là:
- Bám sát các diễn biến của thị trường, tái cấu trúc các dòng hàng; củng cố
nâng cao các quan hệ với khách hàng, tiếp tục mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất
khẩu;
- Xây dựng lại chế độ chính sách đãi ngộ khen thưởng người lao động, thu hút,
giữ chân người có năng lực tốt, tài giỏi; tăng cường công tác huấn luyện đào tạo;
- Tập trung tìm kiếm khai thác các nguồn lực sẵn có, các nguồn tài chính có
lợi cho Cty; quản lý chặt chi phí đầu vào, chi phí sản xuất và đánh giá kỹ hiệu quả các

dự án đầu tư.

5


2.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.7.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý Công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC KT-SX
KẾ TOÁN
TRƯỞNG

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
KD
Bao Bì

Phòng
Marketing

Ban

kho
vận

Phòng
TCKT

Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
xuất
khẩu

Phòng
vật tư

Tổ
thiết
kế

Phòng
Kỹ
Thuật

KHỐI SX

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty
Chú Thích:

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp và kiểm tra
Quan hệ phối hợp ngoài chức năng
Quan hệ điều hành
Quan hệ phối hợp theo chức năng sản xuất kinh
doanh
Quan hệ giải quyết về công nghệ

6


Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Tổng giám đốc: có quyền quyết định và điều hành Cty theo đúng chính sách
của Nhà nước, là người đưa ra quyết định đối nội, đối ngoại, chịu mọi trách nhiệm
trước Nhà nước và người lao động về hiệu quả hoạt động của Cty.
- Giám đốc tài chính: chuyên điều hành về hoạt động kinh doanh, mua bán.
- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, sản xuất: chuyên điều hành về hoạt động kỹ
thuật, sản xuất.
- Phòng kinh doanh: đảm bảo công tác thống kê, lập kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, tổ chức kinh doanh nguyên vật liệu, xây dựng các chiến lược đầu tư cho
Cty.
- Phòng kinh doanh bao bì: kinh doanh các sản phẩm bao bì do Cty sản xuất.
- Phòng marketting: tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp thị quảng cáo sản phẩm
của Cty.
- Phòng xuất khẩu: thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
- Phòng vật tư: có chức năng tham mưu, giúp Ban giám đốc điều hành, thực
hiện các hoạt động tổng hợp, kế hoạch thiết bị vật tư, quản lý kho.
- Phòng tài chính kế toán: là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, cho ra
các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của Cty để gửi lên cấp trên.
- Phòng hành chính nhân sự: là nơi ghi nhận về việc tuyển dụng nhân viên,

giúp Ban giám đốc tổ chhức, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính trong phạm vi
toàn Cty; tổ chức giao dịch hành chính, trao đổi thông tin của Tổng giám đốc với các
cơ quan khác và giữa Ban giám đốc với các đơn vị, cán bộ công nhân viên trong Cty.
- Tổ thiết kế: thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm mới để kịp thời đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án để tạo ra các tiến bộ
kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới và chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất,
kinh doanh quản lý về công nghệ dây chuyền sản xuất chất lượng sản phẩm.

7


Cơ cấu Bộ máy kế toán của Công ty
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy Kế toán
Kế Toán Trưởng- GĐTC
Phó phòng kế toán

Kế
toán
công
nợ
phải
trả

Kế
toán
tiền
gửi
ngân
hàng


Kế toán
tiền
mặt,
thuế,
tiền
lương

Kế toán
thành
phẩm,
vật tư

Thủ
quỹ

Kế toán
tổng
hợp

Kế
toán
công
nợ giá
thành

Kế
toán
tài sản
cố

định

Chức năng của các phần hành
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán, thành viên lãnh đạo đơn
vị, giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức toàn bộ kế toán quản trị, thống kê kế toán; tổ chức
việc tính toán ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Cty theo chế độ quy định; tổ chức hướng dẫn và thi hành kịp thời
các chính sách, chế độ của đội ngũ kế toán trong Cty.
- Phó phòng kế toán: là người tổng hợp các nguồn thu, chi để lập báo cáo tài
chính, phân tích hoạt động kinh tế định kỳ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kỳ,
phối hợp giữa các nhân viên kế toán để hoàn tất công việc; theo dõi tình hình các
khoản nợ quá hạn thanh toán và tình hình định mức nguyên vật liệu, điện, nước, nhiên
8


liệu tại nhà máy; xây dựng hệ thống báo cáo quản trị, thực hiện việc kiểm tra kế toán;
thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng.
- Kế toán công nợ phải thu, giá thành: chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ
phải thu và đã thu của khách hàng trong kỳ, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
mà Cty sản xuất.
- Kế toán công nợ phải trả: theo dõi các khoản nợ phải trả và đã trả trong kỳ,
báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng mua hàng bên ngoài.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào giấy báo Có, giấy báo Nợ để phản
ánh tình hình tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được chứng từ của ngân
hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo.
- Kế toán tiền mặt, thuế, tiền lương: chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt từ các
khoản thanh toán tạm ứng của nhân viên, khách hàng; lập phiếu thu, phiếu chi, theo
dõi các khoản thuế, tính lương dựa trên bảng chấm công.
- Kế toán tổng hợp: theo dõi doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu, chi phí tài chính; đối chiếu kết quả

với các nhân viên kế toán khác để đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán vật tư, thành phẩm: theo dõi tình hình nguyên vật liệu, vật tư, thành
phẩm, sản phẩm nhập, xuất và tồn trong kỳ, đối chiếu số lượng với thủ kho; tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định chi phí dỡ dang, lập báo cáo chi phí sản
xuất để tăng, giảm giá thành hợp lý, kịp thời nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Thủ quỹ: là người giữ quỹ tiền mặt của Cty, có nhiệm vụ thu chi các khoản
khi có lệnh của kế toán trưởng, tất cả các khoản chi Kế toán trưởng toàn quyền quyết
định. Hàng ngày, thủ quỹ ghi chép các sổ quỹ tiền mặt, đồng thời cuối mỗi ngày phải
báo cáo tồn quỹ cho kế toán trưởng.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định của Cty,
tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào cuối tháng. Quản lý các tài sản cố định của
Cty đưa đi đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết.
2.7.2. Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng tại Công ty
Kỳ kế toán năm của Cty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
9


2.7.3. Chế độ Kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng
dẫn sửa đổi bổ sung.
2.7.4. Hình thức Kế toán áp dụng
Hiện nay, Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông đang sử dụng hình thức sổ kế toán
“Chứng từ ghi sổ” và sử dụng phần mềm Kế toán trên máy vi tính trong công tác kế
toán tại Cty.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:

1. Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
2. Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
3. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
4. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng kí duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có các loại chứng từ, sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

10


Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết


Chứng từ ghi sổ
Bảng
tổng hợp
chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (định kỳ)
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc đã được
kiểm tra, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành sẽ nhập số liệu vào chương trình
kế toán trên máy vi tính. Cuối tháng, kế toán xử lý số liệu để in ra sổ chi tiết và chứng
từ ghi sổ, sau đó kế toán tổng hợp sẽ vận hành chương trình kế toán của mình dựa trên
các sổ chi tiết nhằm in ra sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
- Trong quá trình xử lý, cần có sự đối chiếu, kiểm tra để đảm bảo tổng số phát
sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh
phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng
dư nợ và tổng dư có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng
tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên
11



bảng cân đối phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng
hợp chi tiết.
2.8. Các chính sách Kế toán áp dụng tại Công ty
- Kỳ hạch toán: Tháng.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Thương
mại vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền
cuối kỳ. Cty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
- Nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định hữu hình, và vô hình được ghi nhận theo giá
gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ
kế và giá trị còn lại.
- Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được
ước tính như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc

15 - 25 năm

Máy móc, thiết bị

05 - 12 năm

Phương tiện vận tải

06 - 08 năm

Thiết bị, dụng cụ quản lý


03 - 05 năm

Quyền sử dụng đất

49 năm

Phần mềm

05 - 10 năm

- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
Hệ thống báo cáo tài chính:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Bảng cân đối số phát sinh
4. Bảng lưu chuyển tiền tệ
5. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của Kết Quả Kinh Doanh
a. Khái niệm
Xác định kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp, đây là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá thành sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế nộp theo quy định của nhà nước (trừ thuế thu

nhập doanh nghiệp) của từng kỳ kế toán.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần
của hoạt động

Lợi nhuận
=

gộp

CP
-

CP

bán hàng - quản lý

kinh doanh

Lợi nhuận
+

tài chính

doanh nghiệp

Trong đó :
Lợi nhuận gộp


= Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính - Chi phí tài chính
Chỉ tiêu lợi nhuận khác của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác

= Thu nhập khác



Chi phí khác

b. Ý nghĩa
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh cũng vì mục tiêu là tối
đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận
quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường đầy khó khăn và khắc nghiệt. Vì vậy, việc kiểm soát các khoản
doanh thu, chi phí và phân tích, xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng và cần
13


×