Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cảm nhận ba khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.87 KB, 6 trang )

Cảm nhận ba khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Theo cô Nguyễn Thị Kim Lan – Chuyên viên Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết chớ lui.
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúngta biết bao suy tưởng.
Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung
và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước
là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh những chiếc xe
không kính,bài thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt
Nam. Ba khổ thơ cuối là đỉnh điểm của mạch cảm xúc và tứ thơ được nảy nở sáng rõ,để
lại ấn tượng trong lòng độc giả về cuộc chiến trang ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn
và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe.
Bài thơ có bảy khổ thơ ,khổ nào cũng có hình ảnh chiếc xe ,hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và
cái ác liệt cùng sự anh hùng. Từ những chiếc xe tải không kính trên tuyến đường Trường
Sơn,xe qua bom giật ,bom rung ,bom rơi ,bom nổ ta vẫn thấy được tinh thần ung dung,
bình tĩnh, hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe. Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp
của người chiến sĩ,càng đọc ta càng thấy trân trọng, cảm phục phẩm chất của người chiến


sĩ lái xe .Bức chân dung đẹp ấy lại được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí đồng đội
nồng ấm, và tình yêu Tổ Quốc thiêng liêng cao cả, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam.
Ở 3 khổ thơ cuối ,chân dung tâm hồn của người lính lái xe được gợi ra cũng chính từ hình
ảnh những chiếc xe không có kính:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vở rồi
Anh lính lái xe thật nhiều bè bạn. Từ nơi cảm tử, họ tìm về nhau. Câu thơ “Những chiếc


xe từ trong bom rơi” gợi về cuộc chiến thật ác liệt. Người chiến sĩ lái xe phải đối diện với
mưa bom, lửa đạn, với cả thần chết ở bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh ác liệt ấy,điều gì
khiến các anh trở về được bình an? Thơ Phạm Tiến Duật đã chỉ ra điều kì diệu ấy: “Đã về
đây họp thành tiểu đổi”. Chữ “họp” gợi sự đoàn tụ, sự bảo toàn. Thì ra, vì không thể thiếu
nhau, không thể vắng nhau, những người đồng đội ấy đã băng qua mưa bom bão đạn để
“về” trong vòng tay nhau, vòng tay của sự sống và chiến thắng. Ta thấy ở họ sáng ngời
lên một tình cảm đẹp, tình đồng đội! Tình cảm ấy tạo ra sức mạnh để chiến đấu, chiến
thắng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Chính Hữu cũng đã phát hiện
sức mạnh của tình cảm đó trong bài thơ “Đồng chí”. Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy
bàn tay” của những người nông dân mặc áo lính xưa chính là sự thầm lặng sẻ chia cảnh


ngộ và cùng chung lí tưởng sống. Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” có gì đó
mới hơn, trẻ hơn. Vẫn là cái bắt tay thân thiện, giản dị, mộc mạc mà gần gũi qua ô cửa
kính đã vỡ. Cái bắt tay ấy như lời hẹn chiến thắng, như truyền sức mạnh, như truyền sự
tự tin và hào khí tuổi trẻ. Vẫn cái ô cửa kính đó, mà cả một khoảng trời bè bạn, cả tráng
khí anh hùng gặp gỡ, hội ngộ.
Thơ Phạm Tiến Duật không chỉ phát hiện tình đồng đội ở những vẻ đẹp hào hùng, mà
còn nhìn nhận dưới góc độ những tình cảm thân thương, đầm ấm. Họ - những con người
từ nhiều phương trời, nhiều miền quê, nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột
thịt:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Chữ “bếp”, hình ảnh “bát đũa”,”chiếc võng”...đều là những gì thân thiết trong ngôi nhà
của ông bà, cha mẹ ở hậu phương, làm cho hai chữ “gia đình” ẩm cả khổ thơ tiền tuyến.
Bằng cách nói giản dị ấy, Phạm Tiến Duật đã phát hiện được độ sâu sắc trong tình đồng
đội. Đó là tình bạn, là đồng chí, là chiến hữu, là ruột thịt. Trong quân ngũ, tình đồng đội
là tình cảm gia đình, ruột thịt, là tình cảm thật đặc biệt, là sự hòa quyện của tình đồng chí,

tình người và tình thương yêu giai cấp. Ta lại nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa
xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba


cô thanh niên xung phong và những cảm xúc rất riêng của họ. Ta lại nhớ đến các cô gái ở
Ngã ba Đồng Lộc. Họ như thể chị em sinh ra từ một người mẹ. Sống cùng và chết cũng
không lìa xa. Có thể nói trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã có
sự phát hiện thật mới mẻ về tình cảm của người lính, của một thế hệ người Việt Nam, với
đời sống tình cảm biết bao mới lạ và sâu sắc.
Bài thơ vẫn tiếp tục tô đậm vẻ đẹp của tâm hồn biết yêu thương, mộng mơ, tâm hồn qua
thử thách vẫn tươi xanh non mướt qua hai câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Những người chiến sĩ kiên cường ấy cùng chiến đấu và cùng chia sẻ với nhau phút dừng
chân thật vui thú, thoải mái. Chữ “chông chênh” vừa nói cái không chắc của thế mắc
võng, vừa toát lên cái thi vị, tinh nghịch pha chút mạo hiểm rất quen thuộc của kẻ đưa

võng. Như ta đã gặp “Ung dung buồng lái ta ngồi”, “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”...
Câu thơ “Lại đi lại đi trời xanh thêm” nối tiếp phát hiện khác. Điệp ngữ “lại đi” tựa như
nhịp bước hành quân của người chiến sĩ, khó khăn không nản, hi sinh không sờn, những
chiếc xe vẫn cứ chạy bon bon ra tiền tuyến. Câu thơ gợi ra sự liên tưởng trong lòng người
đọc, ta có cảm giác rằng mỗi đoạn đường xe đi qua như mở thêm một khoảng trời hạnh
phúc, bình yên. Và mơ ước nữa chứ! Rất nhiều lần trời xanh hiện ra trong mưa bom ở bài
thơ này. Tâm hồn người lính sao mà tươi xanh đến thế!


Tới khổ kết, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khẳng định ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường
sẵn sàng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt đang ở phía trước:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên để tổng kết cái khó khăn, khốc liệt của
chiến tranh, khó khăn nối tiếp khó khăn, càng đi vào sâu tới những chiến trường nguy
hiểm hơn. Và minh chứng cho sự khốc liệt đó là những chiếc xe tải mang trên mình đầy
thương tích, với đèn không có, mui không có, cửa kính vỡ, thùng bị xước, bị biến dạng.
Trận đánh đến gần ngày toàn thắng thì thử thách đối với người lính càng lớn, hi sinh mất
mát chắc chắn sẽ càng nhiều. Nhưng đối lập với những mất mát ấy, là một thứ như thép
như đồng tồn tại: ý chí của người lính lái xe. Người lính lái xe vẫn cứ vững chắc tay lái
đối diện với con đường vững vàng trên vị trí chiến đấu. Chữ “Vẫn chạy” sao mà gan góc,
mà ý chí, mà bướng bỉnh và ngoan cường! Trước mắt chúng ta, những đoàn xe vẫn cứ
tiếp tục chạy trên con đường Trường Sơn mua bom bão đạn, những chiến sĩ lái xe vẫn cứ
“Ung dung buồng lái ta ngồi” và đoàn xe “Lại đi lại đi trời xanh thêm” vượt lên bom đạn
khốc liệt hướng ra tiền tuyến, cùng sát cánh với miền Nam ruột thịt. Và đây là mục đích,
là lí tưởng sống của những người lính lái xe trong thời kì ấy và cũng chính là mục đích lí
tưởng của những thế hệ thanh niên lớp lớp lên đường chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng


miền Nam thống nhất đất nước.
Bài thơ dựng lên cuộc chiến đấu với biết bao điều không có: không kính, không mui xe,
không đèn. Đến đây nhà thơ hạ bút viết một dòng chữ: “Chỉ cần trong xe có một trái
tim”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng
chiến và phẩm chất của anh lính lái xe,ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe quyết
tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” xuất hiện trong câu
thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy
bỏng. Nhưng điều gì mãnh liệt nhất, quan trọng nhất? Anh lính đã nói thật tự tin, giản dị,
son sắt: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối
bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khổ.
Ba khổ thơ của bài đã khép lại con đường tới miền Nam yêu dấu đã tới đích từ mấy chục
năm trong sự thống nhất trọn vẹn thương yêu. Nhưng đâu đây bên tai ta vẫn tiếng xe

chạy, vẫn hiển hiện những tiếng cười “ha ha” của những người lính lái xe can trường.
Đơn sơ thế thôi nhưng là những trang hào hùng, là hình ảnh lí tưởng có sức vẫy gọi. Thế
hệ nào cũng có những trách nhiệm, những xứ mệnh, những vinh quang và thách thức của
mình. Bước chân sang thế kỉ XXI, trận đánh của mỗi người trẻ tuổi chúng ta hoàn toàn

khác. Nhưng những gì hào hùng, thật hấp dẫn ở người lính lái xe, ở thế hệ cha ông vẫn
luôn là sự khích lệ, là sự nêu gương để chúng ta gắng sức.



×