Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển thương mại biên giới kinh nghiệm của mexico, canada và một số hàm ý đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀNỘI
TRƢỜNG ĐẠIHỌCKINHTẾ

LÊ LAN HƢƠNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI:
KINH NGHIỆM CỦA MEXICO, CANADA VÀ
MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀNỘI
TRƢỜNG ĐẠIHỌCKINHTẾ

LÊ LAN HƢƠNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI:
KINH NGHIỆM CỦA MEXICO, CANADA VÀ
MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc
sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ
thực tế nghiên cứu.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế đã dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học
tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Văn Hội, ngƣời đã
hết sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên
cứu, cơ sở lý luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết
luận văn tốt nghiệp.
Luận văn này cũng là một trong những sản phẩm đào tạo trong Đề tài
Khoa học cấp Nhà nƣớc: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển và
quản lý thương mại (hàng hóa và dịch vụ) biên giới vùng Tây Bắc, thuộc
Chƣơng trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc giai đoạn
2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây
Bắc”. Mã số: KHCN-TB/13-18. Tôi xin chân thành cám ơn sự tài trợ của
Chƣơng trình cho việc triển khai, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn thạc sỹ
của tôi.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn

thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn !
Học viên cao học

Lê Lan Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI ........... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu có tính chất lý luận về TMBG.................................. 5
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển TMBG của Canada và
Mexico .......................................................................................................... 7
1.1.3.Các nghiên cứu liên quan đến phát triển TMBG của Việt Nam. ...... 11
1.1.4. Kết luận ............................................................................................ 17
1.2. Cơ sở lý luận phát triển TMBG. ........................................................ 19
1.2.1. Một số khái niệm liên quan tới TMBG ............................................ 19
1.2.2. Đặc điểm và hình thức TMBG ......................................................... 22
1.2.3. Tầm quan trọng phát triển TMBG đối với mỗi quốc gia .................... 27
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển TMBG .................................. 31
1.2.5. Nội dung của phát triển TMBG ....................................................... 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 40
2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ....................................................... 40
2.2. Phƣơng pháp thống kê ........................................................................ 41

2.3. Phƣơng pháp so sánh........................................................................... 41
2.4. Phƣơng pháp kế thừa .......................................................................... 41
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình ................................................... 42
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI
CỦA MEXICO VÀ CANADA....................................................................... 43


3.1. Phát triển TMBG của Mexico ............................................................ 43
3.1.1. Các điều kiện, tiềm năng phát triển TMBG của Mexico ................. 43
3.1.2. Thực trạng phát triển TMBG của Mexico........................................ 46
3.1.3. Chính sách của Mexico trong việc thúc đẩy sự phát triển của
TMBG ........................................................................................................ 50
3.1.4. Đánh giá và bài học đối với Việt Nam ............................................. 60
3.2. Phát triển TMBG của Canada ........................................................... 62
3.2.1. Các điều kiện, tiềm năng phát triển TMBG của Canada ................. 62
3.2.2. Thực trạng phát triển TMBG của Canada ........................................ 69
3.2.3. Chính sách của Canada trong việc thúc đẩy sự phát triển của
TMBG ........................................................................................................ 73
3.2.4. Đánh giá và bài học đối với Việt Nam ............................................. 80
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN
GIỚICỦA VIỆT NAM ................................................................................... 82
4.1. Khái quát về TMBG của Việt Nam.................................................... 82
4.1.1. Điều kiện và tiềm năng phát triển TMBG của Việt Nam ................ 82
4.1.2.Về tiềm năng phát triển TMBG của Việt Nam với các nƣớc Trung
Quốc, Lào và Campuchia ........................................................................... 83
4.1.3. Thực trạng TMBG của Việt Nam .................................................... 84
4.1.4. Đánh giá hoạt động TMBG của Việt Nam ...................................... 92
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển TMBG của Việt Nam ................ 98
4.2.1 Tăng cƣờng hợp tác khu vực ............................................................. 99
4.2.2 Hoàn thiện và phát triển đồng bộ cơ chế chính sách đối với hoạt

động TMBG. ............................................................................................ 100
4.2.3.Phát triển cơ sở hạn tầng, công nghệ biên giới ............................... 102
4.2.4.Nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu qua biên giới cho phù hợp với điều kiện kinh doanh. .... 103


4.2.5.Xây dựng chính sách TMBG hài hòa với mục tiêu đảm bảo an
ninh và phát triển kinh tế .......................................................................... 104
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

1

CK

Cửa khẩu

2

DN

Doanh nghiệp


3

FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

4

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

5

Nguyên nghĩa

KCHTTM Kết cấu hạ tầng thƣơng mại

6

KDTM

Kinh doanh thƣơng mại

7

KTCK

Kinh tế cửa khẩu


8

KTQT

Kinh tế quốc tế

9

NAFTA

10

NK

11

QLNN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

12

TMBG

TMBG

13

TTTM


Trung tâm thƣơng mại

14

VN

15

WTO

16

XK

17

XNK

18

XTTM

Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ
Nhập khẩu

Việt Nam
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Xúc tiến thƣơng mại


i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

1

Bảng3.1

Nội dung
Một số chỉ tiêu kinh tế của Mexico và Mỹ năm
2014

Trang
45

Kim ngạch xuất khẩu của các bang biên giới
2

Bảng 3.2

của Mexico và Mỹ sang nhau năm 2013; Đơn

50

vị: tỷ USD

Các định chế kinh tế biên giới chính tham gia
3

Bảng 3.3

quá trình hợp tác kinh tế xuyên biên giới
Mexico-Mỹ

4

Bảng 4.1

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến TMBG Việt Nam - Trung Quốc

ii

58


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Nội dung

1

Hình 3.1


2

Hình 3.2

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

Biên giới giữa Canada và Mỹ

64

6

Hình 3.6

Các cửa khẩu biên giới chính giữa Canada và Mỹ

65

8


Hình 3.7

9

Hình 3.8

Bản đồ biên giới giữa Mexico và Mỹ
Thƣơng mại hàng hoá của Mỹ với Mexico giai
đoạn 1993-2014
Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Mexico và
Mỹ năm 2014
Cơ cấu xuất khẩu các bang biên giới của Mexico
và Mỹ sang nhau năm 2013, Đơn vị: %

Thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ với
Canada, 1999-2015 (tỷ USD)
Số lƣợt xe tải thƣơng mại của Mỹ đi qua biên
giới Canada-Mỹ (triệu lƣợt xe)

iii

Trang
44
46
47
50

71
72



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
là điều tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đòi hỏi các
quốc gia muốn phát triển, muốn lớn mạnh thì phải không ngừng tăng cƣờng
hợp tác với các nƣớc trên thế giới. Từ khi cải cách, mở cửa nền kinh tế đến
nay, nƣớc ta không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cƣờng hợp tác,
giao lƣu kinh tế, tiến tới hợp tác phát triển toàn diện với các quốc gia thân
thiện. Đặc biệt là các nƣớc có cùng đƣờng biên giới nhƣ Trung Quốc, Lào và
Campuchia là những nƣớc có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong giai đoạn đầu
cải cách, mở cửa.
Thời gian gần đây, hoạt động TMBG đã phát triển mạnh và dần trở thành
“đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên
những địa bàn biên giới trọng yếu của đất nƣớc. Tạo sự gắn kết chặt chẽ và sâu
rộng của kinh tế đối với mỗi quốc gia, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và
toàn diện về mọi mặt giữa các nƣớc. Nhờ những định hƣớng, những chính sách
đúng đắn của nhà nƣớc, cũng nhƣ sự thân thiện, hợp tác giữa các quốc gia có
cùng đƣờng biên giới mà quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào
và Campuchia ngày càng phát triển. Trong đó, hoạt động TMBG chiếm một
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giao lƣu văn hóa, xã hội giữa các
quốc gia, là cầu nối để các quốc gia ngày càng gắn bó thân thiết với nhau hơn.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng và thế mạnh của mỗi quốc gia, vẫn còn nhiều bất cập, vƣớng mắc cũng
nhƣ chƣa xây dựng đƣợc mô hình kinh tế bền vững là một trong những thách
thức lớn đối với mỗi quốc gia. Với Việt Nam, những bất cập này do sự quan
tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc chƣa mạnh, chƣa sâu. Bản thân những cơ quan liên
quan, giúp việc cho Nhà nƣớc tham mƣu chƣa "trúng" để có thể đƣa ra một hệ
1



chính sách đồng bộ, đủ sức giải quyết trọn vẹn những vấn đề đặt ra mà thay
vào đó là chạy theo các sự kiện, nhƣ: Buôn lậu, nhập lậu, an toàn vệ sinh thực
phẩm… do chúng ta chƣa nghiên cứu một cách hệ thống, chƣa đồng bộ, chƣa
thƣờng xuyên và chƣa đủ liều lƣợng để phát triển TMBG.
Đứng trƣớc xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi mỗi quốc
gia phải hoàn thiện hơn nữa chính sách, phƣơng hƣớng phát triển về TMBG, đặc
biệt là sự liên kết giữa các quốc gia trong khâu xây dựng, điều hành và giải quyết
các vấn đề liên quan đến hoạt động TMBG.
Để làm đƣợc những việc trên, cần đánh giá một cách nghiêm túc, đầy đủ về
thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong hoạt động TMBG giữa Việt Nam với các nƣớc
láng giềng. Để từ đó có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đƣa TMBG
giữa các nƣớc phát triển lên tầm cao mới, đạt đƣợc tiềm năng tƣơng xứng.
Sự phát triển nhanh chóng thƣơng mại nói chung và TMBG nói riêng của
Canada và Mexico là một trong những câu chuyện thành công của nền kinh tế
toàn cầu. Cho đến nay, Canada và Mexico đã trở thành các đối tác thƣơng mại
hàng đầu của Mỹ, cụ thể Mỹ là đối tác thƣơng mại hàng hoá lớn nhất của
Mexico và Canada trong khi Canada và Mexico lần lƣợt là đối tác thƣơng mại
lớn thứ hai và thứ ba của Mỹ. Canada và Mexico là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ
nhất và thứ hai của Mỹ và là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ hai và thứ ba của Mỹ.
Có đƣợc thành công trên là vì các chính sách hợp tác, quản lý và phát triển
TMBGcủa Canada và Mexico đƣợc cả hai nƣớc đặc biệt chú trọng xây dựng và
phát triển mạnh mẽ. Kinh nghiệm trong thực hiện TMBG của Canada và Mexico
sẽ mang lại nhiều bài học cho Việt Nam trong việc phát triển và quản lý TMBG
với các nƣớc láng giềng một cách bền vững và hiệu quả. Từ nhận thức trên,
ngƣời viết chọn đề tài “PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI: KINH
NGHIỆM CỦA MEXICO, CANADA VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI

2



VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chính là để đi tìm câu
trả lời cho vấn đề trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá về các chính sách,
chƣơng trình phát triển TMBG của Mexico và Canada, trên có sở đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm và các gợi ý chính sách, giải pháp cho Việt Nam
trong việc thúc đẩy sự phát triển TMBG của Việt Nam một cách bền vững.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Vai trò của phát triển TMBG trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ thế nào?
 Có những nhân tố nào ảnh hƣởng đến phát triển TMBG?
 Thực trạng phát triển TMBG của Mexico và Canada nhƣ thế nào? Hai
quốc gia đã thực hiện những biện pháp gì để thúc đẩy sự phát triển của
TMBG?
 Việt Nam cần có những giải pháp gì để phát triển TMBG, trên cơ sở
bài học kinh nghiệm của Mexico và Canada?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:
 Phân tích làm rõ vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng phát triển TMBG.
 Phân tích thực trạng phát triển TMBG của Mexico và Canada.
 Từ thực trạng TMBG của Việt Nam và những kinh nghiệm của Mexico
và Canadagợi ý một số giải pháp để phát triển TMBG trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: thực trạng phát triển phát triển TMBG của
Mexico, Canada và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: phát triển TMBG của Mexico và Canada, Việt
Namvới các đối tác chính. Với Canada và Mexico là Mỹ và với Việt Nam
3



làcác quốc gia có chung đƣờng biên giới: Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Pham vi thời gian: Luận án đƣợc hoàn thành vào năm 2017 và các số liệu
thông kê hiện chỉ có đến năm 2015 nên các số liệu trích dẫn cũng nhƣ các vấn đề
đƣợc nêu trong luận văn chủ yếu từ năm 2015 trở về trƣớc (2001-2015).
4. Đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá đƣợc cơ sở lý thuyết về TMBG. Nêu đƣợc tổng quan tình
hình nghiên cứu của luận văn, tìm ra đƣợc khoảng trống nghiên cứu. Bổ sung,
và làm phong phú thêm lý luận, thực tiễn về phát triển TMBG, góp phần giải
quyết một số vấn đề có tính thời sự, cấp thiết nhƣ hiện nay là làm thế nào để
phát huy tác động tích cực của phát triển TMBG trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động TMBG của Mexico,
Canada trong quan hệ với các đối tác lớn là Mỹ. Phân tích và rút ra các bài
học thực tiễn đối với Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng phát triển TMBG của Việt Nam hiện nay, tìm ra
các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm,
định hƣớng, giải pháp đẩy mạnh phát triển TMBG gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế và đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về phát triển TMBG
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển TMBG của Mexico và Canada
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển TMBG của
Việt Nam
4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu có tính chất lý luận về TMBG
Lý thuyết về liên kết kinh tế khu vực đã đƣợc Hass and Richard
Capella (2006) thảo luận và cho rằng liên kết kinh tế khu vực có thể giúp xây
dựng các mô hình phát triển vùng kinh tế trọng điểm, đặc khu kinh tế và khu
chế xuất nhằm thúc đẩy thƣơng mại giữa các nƣớc trong khu vực. Nghiên cứu
phân tích các tính chất tăng trƣởng kinh tế của các vùng biên giới, các đầu
mối giao thông giữa các nƣớc láng giềng có lợi thế so sánh có thể tiến hành
công nghiệp hóa nhanh, làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa trên toàn
bộ nền kinh tế. Boudeville, J. (1966) đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát
triển vùng dựa trên nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển và cực tăng
trƣởng trong các vùng cụ thể. Ngoài ra, nghiên cứu này còn phân tích về các
nguồn lực phát triển, năng lực thƣơng mại và chỉ ra đƣợc những lợi thế so
sánh trong việc định hình phát triển vùng là cần thiết trong việc hoạch định kế
hoạch phát triển vùng để từ đó hình thành các đặc khu kinh tế.
Báo cáo “Cross-border trade within the Central Asia: Regional
Economic Cooperation” của World Bank, 2007 đã phân tích TMBG ở Trung
Á và cho rằng TMBG ở khu vực này có một số các đặc thù. Thứ nhất,TMBG
đƣợc thực hiện chủ yếu bởi các thƣơng nhân, cá nhân và các hộ gia đình nhỏ
lẻ, thƣờng là thƣơng nhân và cá nhân ở các địa phƣơng biên giới. Thứ hai,
khối lƣợng hàng hoá buôn bán thông qua TMBG thƣờng nhỏ. Thứ ba, các loại
hàng hoá thƣờng đƣợc buôn bán là hàng nông sản và hàng tiêu dùng. Thứ tư,
các thƣơng nhân nhỏ thƣờng sử dụng xe đạp, ô tô nhỏ hoặc đi bộ trong

5



TMBG; các thƣơng nhân thƣờng không cần có các xe tải lớn do khối lƣợng
buôn bán nhỏ và khoảng cách thƣơng mại gần. Thứ năm, tồn tại chêch lệch về
giá cả ở vùng biên giới của các quốc gia do khối lƣợng buôn bán quá nhỏ,
không đủ để làm giá cả cân bằng giữa các biên giới. Bên cạnh đó còn có các
lý do khác nhƣ hàng rào thƣơng mại, các chính sách của chính phủ ở các vùng
biên giới, các hình thức thanh toán không chính thức ở vùng biên giới, chi phí
vận chuyển.
Nghiên cứu “Integration Strategies and Barriers to Co-Operation in
Cross-Border Regions:

Case Study of the Oresund Region”, Journal of

Borderlands Studies của Povlot và Goren, 2007 chỉ ra rằng các hình thức hợp
tác kinh tế biên giới đã đƣợc phát triển và khá phổ biến trên thế giới,thông
qua nghiên cứu về mô hình hợp tác khu vực cửa khẩu giữa Đan Mạch và
Thụy Điển của vùng Oresund. Khu vực xuyên quốc gia này có dân số 3,6
triệu ngƣời, trong đó có 2,4 triệu ngƣời ở phía Đan Mạch trên diện tích 9.782
km2, và phía Thụy Điển có diện tích 10.914 km2. Động lực của sự hợp tác này
là cuộc khủng hoảng kinh tế và sự cần thiết phải xây dựng một chiến lƣợc
tăng trƣởng kinh tế khu vực để giúp cho cả hai phía cùng nâng cao khả năng
cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Cả hai chính quyền trung ƣơng đều
ủng hộ quá trình hợp tác này và hỗ trợ đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng giao thông.
Chính quyền địa phƣơng của cả hai bên đều có các đại diện và các tổ chức
tƣơng đƣơng. Bên cạnh đó, một số tổ chức phi chính thức nhƣ Hội đồng kinh
doanh, Phòng thƣơng mại… tạo nên diễn đàn hợp tác và cung cấp các tƣ vấn
về luật và chính sách cho các cơ quan chức năng.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Nguyễn Thị Kim Dung, Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ƣơng : “Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây

dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu
vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam”, 1999 đã khẳng định giao lƣu kinh
6


tế qua biên giới là sự thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nƣớc gần nhau
về vị trí địa lý, thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nƣớc láng
giềng. Đồng thời trong đề tài cũng nêu lên rằng, hoạt động giao lƣu kinh tế
qua cửa khẩu cũng là một yếu tố cấu thành của các hoạt động kinh tế đối
ngoại. Việc phát triển giao lƣu đó mang lại lợi ích kinh tế đáng kể thông qua
đẩy mạnh các hoạt động thƣơng mại qua biên giới đồng thời cũng để thực
hiện chủ trƣơng cải cách kinh tế của Đảng là khẳng định nguyên tắc độc lập,
chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại; đa
phƣơng hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại; khai thác có hiệu
quả lợi thế trong phân công lao động quốc tế.
Nguyễn Văn Lịch, 2002. Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại
hàng hóa Việt Nam-Lào qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005. Viện Nghiên
cứu thƣơng mại, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ đã phân tích một số đặc điểm của
hoạt động thƣơng mại hàng hoá qua biên giới nói chung. Tác giả cho rằng
TMBG có những đặc điểm sau. Thứ nhất, TMBG mang tính địa phƣơng, khu
vực. Thứ hai, TMBG mang tính bổ sung lẫn nhau. Thứ ba, thƣơng mại hàng
hoá là phƣơng thức chủ yếu của TMBG. Thứ tư, TMBG mang tính lựa chọn
song hƣớng. Thứ năm, TMBG có tính phân tán, quy mô nhỏ nhƣng linh hoạt.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển TMBG của Canada và
Mexico
Cuốn sách “Quan hệ Canada - Mỹ: Những bài học kinh nghiệm” (Học
viện Quan hệ quốc tế, 2006) của Vụ châu Mỹ, Bộ ngoại giao. Cuốn sách này
khẳng định giữa hai nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng về lịch sử, chính trị và
văn hóa, nhƣng tƣơng quan so sánh lực lƣợng giữa hai nƣớc rất chênh lệch,
Mỹ luôn mạnh hơn Canada nhiều lần. Những đặc điểm địa lý, lịch sử, chính

trị, kinh tế và văn hóa này có tác động sâu sắc đến quan hệ giữa Canada và
Mỹ. Các tác giả cũng đề cập rất cụ thể các bài học kinh nghiệm của Canada
7


trong ứng xử quan hệ với Mỹ, đó là: tìm đối trọng với Mỹ để giữa vững độc
lập, chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc gia; xây dựng khuôn khổ quan hệ
hòa bình, hợp tác, ổn định với Mỹ và tạo ra lợi ích đan xen giữa hai nƣớc; vừa
hợp tác vừa đấu tranh hòa bình với Mỹ. Cuốn sách này có thể tham khảo để
hiểu rõ hơn về quan hệ Canada - Mỹ, trong đó có quan hệ thƣơng mại.
Trong bài viết “Quan hệ năng lƣợng Canada - Mỹ” của Nguyễn Khánh
Vân đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7 năm 2008, tác giả nhận
định thƣơng mại năng lƣợng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi
buôn bán giữa hai quốc gia. Kim ngạch buôn bán năng lƣợng với Mỹ chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của Canada, và ngƣợc lại, Canada cũng là
đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động trao đổi năng lƣợng. Tác giả cũng
có đánh giá tổng thể triển vọng mối quan hệ năng lƣợng Canada - Mỹ giai
đoạn 2010 - 2020, trong đó quan hệ năng lƣợng giữa hai nƣớc dựa trên những
cơ sở vững chắc giữa một quốc gia có nguồn cung ứng năng lƣợng dồi dào và
một quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lƣợng lớn nhất thế giới. Nguyễn Thiết
Sơn trong bài viết “Canada: Một nền kinh tế phát triển cao” (Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, Số 5/1998) đã khái quát về nền kinh tế Canada, quan hệ kinh tế
Canada - Mỹ và vai trò của kinh tế Canada trên thế giới. Trong đó, tác giả có
đề cập: phần lớn xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Canada đƣợc thực hiện
với Mỹ: Mỹ chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu hàng hoá của Canada, và cung
cấp khoảng 75% giá trị hàng hoá nhập khẩu của Canada. Tuy nhiên, cho đến
nay, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm do cả hai nƣớc đều thực hiện chính sách đa
dạng hóa đối tác thƣơng mại. Có nhiều vấn đề nổi lên trong mọi lĩnh vực nhƣ
tranh cãi về thƣơng mại, làn sóng nhập cƣ và hợp tác quân sự. Đặc biệt, điều
luật “Mua hàng Mỹ” của Tổng thống Barack Obama đã bị Canada và Mexico

phản đối kịch liệt và cho rằng đó thực chất là chủ nghĩa bảo hộ. Việc công
khai yêu cầu các dự án xây dựng phải mua sản phẩm công ty Mỹ là sự vi
8


phạm nghiêm trọng NAFTA. Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, chủ
nghĩa bảo hộ nổi lên ở tất cả các nƣớc; dự luật này là điển hình của chủ nghĩa
bảo hộ, quy định chỉ đƣợc mua hàng sản xuất trong nƣớc đối với các công
trình phục hồi kinh tế sử dụng các gói kích thích của chính phủ. Dự luật này
tác động mạnh nhất đến Canada. Nhiều xung đột khác còn liên quan đến tình
trạng nhập cƣ và vận tải hàng hoá giữa ba nƣớc Bắc Mỹ. Bài viết “Một số
nhân tố tác động đến quan hệ thƣơng mại Canada - Mỹ trong thập kỷ qua”
của nghiên cứu sinh, đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3 năm 2012
phân tích các nhân tố khách quan cũng nhƣ chủ quan tác động đến quan hệ
thƣơng mại hai nƣớc. Đặc biệt tƣơng đồng, khác biệt giữa kinh tế Canada và
Mỹ, khả năng bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế tác động mạnh đến quan
hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Bài viết này mới chỉ dừng lại ở phân tích các
nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ thƣơng mại Canada - Mỹ mà chƣa đề
cập đến thực trạng và triển vọng quan hệ.
Thực trạng quan hệ thƣơng mại Canada - Mỹ đƣợc thể hiện trong bài
tạp chí “Thực trạng quan hệ thƣơng mại Canada - Mỹ trong thập kỷ qua” của
nghiên cứu sinh đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 9/2012. Quan hệ
trong lĩnh vực kinh tế thƣơng mại giữa Canada và Mỹ là thể hiện rõ nét nhất
của quy mô hội nhập sâu rộng giữa hai nƣớc. Mối quan hệ thƣơng mại song
phƣơng giữa Canada và Mỹ ngày càng phát triển dựa trên cả lịch sử quan hệ
lâu dài giữa hai nƣớc, địa lý có chung đƣờng biên giới thuận lợi cho giao
thƣơng kinh tế hai nƣớc cùng phát triển mạnh mẽ. Tác giả Nguyễn Tuấn
Minh (2013) trong bài viết “Quan hệ kinh tế xuyên biên giới Hoa Kỳ Canada” (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11) đề cập đến thực trạng hợp tác
kinh tế xuyên biên giới giữa hai nƣớc và việc hai nƣớc quản lý hợp tác xuyên
biên giới nhƣ thế nào để phát huy đƣợc tối đa lợi ích mang lại từ mối quan hệ

kinh tế này. Các bài viết về quan hệ đầu tƣ của Mỹ tại Canada và đầu tƣ của
9


Canada tại Mỹ của tác giả Bùi Thành Nam trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay số
8/2014 (tr 9-17), và số 3/2015 (tr3-11) đã cho thấy bức tranh tổng thể về quan
hệ đầu tƣ song phƣơng trong thập kỷ qua. Tác giả cũng đề cập đến cơ sở hội
nhập và pháp lý của quan hệ kinh tế Canada - Mỹ. Đây đƣợc xem là cơ sở tốt
đẹp cho quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc phát triển.
Trong bài viết “Tự do thƣơng mại và môi trƣờng, Mexico, hiệp định
NAFRA và hơn thế nữa” của Kevin P.Gallagher, ngƣời dịch Nguyễn Lan
Hƣơng viện nghiên cứu châu Mỹ đăng tải trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số
10 năm 2004, Tác giả nhận định việc Mexico ban hành những quy định luật
pháp nghiêm ngặt về môi trƣờng và cƣỡng chế thức hiện chúng đã mang lại
những hiệu quả cao và không làm nguy hại đến việc tiếp cận những nguồn
vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.
Trong bài viết “Vai trò vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Mexico” của PGS.TS.
Phan Huy Đƣờng đƣợc đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 132 năm 2009
đã phân tích những kinh nghiệm của Mexico trong việc sử dụng vốn đầu tƣ và
huy động vốn đầu tƣ từ Mỹ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc.
Trong bài viết “Mexico sau 10 năm khủng hoảng tài chính Tequila” của
tác giả Trịnh trọng Nghĩa đƣợc đăng trên tạp trí Châu Mỹ ngày nay số 1 năm
2006. Tác giả đã phân tích việc Mexico khai thác triệt để mối quan hệ thƣơng
mại với Mỹ đã mang lại những thành tƣu to lớn cho Mexico, đƣa nƣớc này trở
thành nƣớc có nền kinh tế phát triển và thu nhập bình quân đầu ngƣời thuộc
nhóm đầu của thế giới.
Trong bài tham luận “Chính sách quản lý TMBGCanada-Mỹ và hàm ý
cho Việt Nam” của nhóm tác giả Vũ Thanh Hƣơng, Vũ Văn Tú, Trƣờng Đại
học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội và bài tham luận “Các chính sách và
sáng kiến thúc đẩy TMBG Mỹ-Mexico và bài học kinh nghiệm đối với Việt

Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Anh Thu, Nguyễn thị Minh Phƣơng, Trƣờng
10


Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội đã phân tích chính sách quản lý
TMBG nổi bật của Mỹ tại biên giới với Canada và Mexico theo thời gian và
trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển TMBG đối
với Việt Nam.
1.1.3.Các nghiên cứu liên quan đến phát triển TMBG của Việt Nam.
Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp quốc, 2007 thực hiện nghiên cứu về Hội
nhập kinh tế ASEAN – Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung đóng vai trò trung chuyển hàng hóa
giữa ASEAN và Trung Quốc. Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2009 thực hiện
nghiên cứu về Phát triển các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung cho
rằng cần phải phát triển hơn nữa dịch vụ hỗ trợ tại các khu vực cửa khẩu nhằm
tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách TMBG của Việt Nam”
do Viện Nghiên cứu Thƣơng mại chủ trì năm 2009. Trong đó, đi sâu nghiên
cứu về chính sách TMBG của Việt Nam, cụ thể là chính sách TMBG của Việt
Nam với TQ, chƣa đi sâu nghiên cứu hoạt động TMBG của các tỉnh biên giới.
Ngoài ra, Bộ Công Thƣơng, 2012 đã tổng kết tình hình hoạt động TMBG
của 7 tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu) trong giai đoạn 2006-2010. Bộ Công
Thƣơng cho rằng hoạt động TMBG không ngừng gia tăng về giá trị với tốc độ
tăng trƣởng nhanh (26,6%). Bộ Công Thƣơng cũng đã đề cập và phân tích các
khó khăn và thách thức trong hoạt động TMBG Việt - Trung. Mất cân bằng cán
cân thƣơng mại là vấn đề nổi cộm trong thƣơng mại 7 tỉnh biên giới phía Bắc
giáp với Trung Quốc. Cơ cấu mặt hàng XNK qua các cửa khẩu của 7 tỉnh này
vẫn chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu thô chƣa qua chế biến, giá trị hàng hóa
xuất khẩu chƣa cao, sức cạnh tranh kém, dễ bị đối tác ép giá. Hệ thống hạ tầng

thƣơng mại phục vụ phát triển TMBG ở khu vực cửa khẩu phía Việt Nam thiếu
11


đồng bộ. Đƣờng giao thông ở một số nơi chật hẹp, xuống cấp, chƣa đáp ứng
yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Còn xảy ra tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu
(tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ). Chính sách TMBG của Trung Quốc thƣờng
xuyên thay đổi và áp dụng linh hoạt cho từng cửa khẩu, khu vực, địa phƣơng
trong khi việc quản lý cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chƣa đồng nhất
nên trao đổi hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào phía Trung Quốc, gây bị động
cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Hoạt động TMBG Việt -Trung 6 tháng đầu năm cũng đã đƣợc phân tích
khá chi tiết trong báo cáo của Bộ Công Thƣơng (2014). Theo Bộ Công
Thƣơng (2014), trong bối cảnh gần đây có nhiều diễn biến phức tạp nhƣng
hoạt động TMBG Việt – Trung vẫn duy trì đƣợc đà phát triển với mức tăng
trƣởng bình quân 4%/tháng. Quy mô của TMBG Việt - Trung chiếm trên 24%
trong tổng kim ngạch thƣơng mại hai chiều. Tuy nhiên, hoạt động thƣơng mại
qua biên giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu nông sản qua biên giới
còn nhiều vƣớng mắc, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở hạ tầng bến bãi
phù hợp để thúc đẩy phát triển thƣơng mại vùng biên… Để tháo gỡ khó khăn,
Bộ Công thƣơng (2014) cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế về hoạt động
TMBG, xây dựng các phƣơng án xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua biên
giới một số mặt hàng nông sản theo hƣớng linh hoạt và tạo điều kiện cho xuất
khẩu; xem xét thành lập Ban quản lý cửa khẩu mang tính đặc thù tại địa
phƣơng; tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại ở khu vực biên giới Việt – Trung.
"Đề án phát triển biên mậu Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2006 - 2010"
của Bộ Thƣơng mại nhận định: Trung Quốc là một nƣớc đang phát triển có
dân số lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.
Ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có một chiến lƣợc
khá toàn diện trong việc phát triển TMBG, cho đến ngày nay đang tham gia

sâu vào thể chế kinh tế thế giới nhƣng về cơ bản vẫn duy trì những chính sách
12


đó. Các chính sách TMBG của Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong chính sách thƣơng mại, và là một động lực thúc đẩy kinh tế vùng
biên giới, miền núi phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời Trung
Quốc luôn nắm thế chủ động trong thƣơng mại với các nƣớc có chung biên
giới. Đối với Việt Nam, mặc dù Nhà nƣớc ta vẫn có những văn bản điều
chỉnh chính sách về TMBG, nhƣng nhìn chung do chƣa có một cơ quan
chuyên trách về TMBG nên những chính sách về TMBG thƣờng không đồng
bộ. Mặt khác, việc Việt Nam chƣa có một chiến lƣợc thƣơng mại lâu dài với
Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng quan hệ TMBG luôn bị động, không có khả
năng thích ứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc để có
thể khai thác tối đa lợi thế so sánh và hạn chế rủi ro.
Ngày 20/03/2015, tại Hà Giang, Ban Kinh tế Trung ƣơng, Bộ Công
thƣơng phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo “Phát triển
TMBG tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền của
tỉnh Hà Giang”. Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới có lợi thế về địa chính trị
- kinh tế, hoạt động TMBG đƣợc tỉnh Hà Giang xác định là một trong các
tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Để phát huy, khai thác lợi thế, tỉnh Hà
Giang đã ban hành các Nghị quyết, Chƣơng trình hành động về phát triển
TMBG trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách và quy định của
Nhà nƣớc về thƣơng mại.
Ban chỉ đạo TMBG – Bộ Công Thƣơng, 2014. Báo cáo đánh giá tình
hình hoạt động TMBG Việt – Trung giai đoạn 2006-2014. Báo cáo đã đánh
giá vai trò địa – kinh tế quan trọng của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung
khi triển khai các giải pháp đẩy mạnh hoạt động TMBG, đặc biệt là đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. TMBG Việt – Trung đƣợc chỉ ra trong
các nghiên cứu có liên quan đến hợp tác kinh tế - thƣơng mại nói chung giữa

ASEAN với Trung Quốc cũng nhƣ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
13


Hoạt động TMBG Việt – Trung đã đƣợc đề cập tại nhiều công trình nghiên
cứu có liên quan ở Việt Nam. Do gần gũi về địa lý và có những nét tƣơng đồng
trong phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và xã hội, các hoạt động giao lƣu
TMBG là một tất yếu khách quan không thể thiếu trong lịch sử phát triển của
Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là nƣớc láng giềng mà còn là
một thị trƣờng lớn, đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam. Chính vì vậy,
ngoài những công trình nghiên cứu của Bộ Công thƣơng nhƣ đã nêu trên có
nhiều nghiên cứu của các cá nhân khác có liên quan đến TMBG Việt- Trung,
điển hình nhƣ:
Phạm Thị Cải, 2003. Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng
hóa Việt Nam – Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005. Đề tài
cấp bộ. Nghiên cứu cho thấy: Phát triển thƣơng mại hàng hóa Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ là chủ trƣơng của cả Chính phủ Trung Quốc
và Chính phủ Việt Nam. Chủ trƣơng mở cửa thị trƣờng khu vực biên giới trên
bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc của các Chính phủ đã đƣợc không chỉ các
tỉnh có chung biên giới Việt - Trung mà cả các tỉnh khác của hai nƣớc rất
quan tâm. Thực hiện định hƣớng phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa biên
giới, phát triển thị trƣờng khu vực biên giới trên bộ giữa hai nƣớc của Chính
phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp của cả hai nƣớc
đang từng bƣớc tăng cƣờng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
trên bộ với mục tiêu phát triển kinh tế thƣơng mại của các địa phƣơng có biên
giới, đồng thời phát triển kinh tế thƣơng mại của các tỉnh khác trong cả nƣớc
Việt Nam và Trung Quốc cũng nhƣ đẩy mạnh thƣơng mại hàng hóa để phát
triển quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc.
Nguyễn Đăng Ninh, 2004. Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Hà Nội:
NXB Khoa học – Xã hội. Tác giả đã khẳng định, cùng với quá trình cải cách

14


và mở cửa, trên cơ sở nhận thức vai trò của hoạt động kinh tế biên giới mà
trọng tâm là việc thúc đẩy giao lƣu kinh tế qua các cửa khẩu trên bộ, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách có liên quan để hỗ trợ
cho quá trình này. Các chính sách thúc đẩy TMBG đã có tác động tích cực tới
sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới; trong đó các khu kinh tế cửa khẩu
có vai trò nổi bật đối với việc thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du
lịch; do đó đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trƣởng kinh tế của các
khu vực này.
Nguyễn Văn Lịch có các công trình: “Phát triển thương mại trên hành
lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” (2005), Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Định hướng chiến lược phát triển quan hệ
thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn đến 2015” (2007) và Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác
chiến lược “phát triển một trục hai cánh” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại
Việt Nam với Trung Quốc” (2008). Các công trình này đều tập trung phân
tích xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt –Trung là nội dung
chủ yếu và quan trọng trong các chƣơng trình hợp tác kinh tế - TMBG giữa
Việt Nam và Trung Quốc; và giá trị chiến lƣợc của hai hành lang một vành
đai kinh tế Việt – Trung trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung.
Đỗ Tiến Sâm và Hà Thị Hồng Vân trong “Nghiên cứu về tình hình buôn
bán biên giới ở vùng Tây Bắc Việt Nam”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
Hà Nội, 2007 đã nghiên cứu về tình hình buôn bán biên giới ở vùng Tây Bắc,
phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thƣơng
mại qua biên giới nói riêng, sau đó nêu lên một số quan điểm và giải pháp
nhằm phát triển kinh tế xã hội ở 04 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc bao gồm Điện
Biên, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình. Đồng thời nhấn mạnh các địa phƣơng biên

15


×