Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Điều tra đa dạng thành phần loài và dạng sống thực vật làm thức ăn cho gia súc tại xã tân hợp huyên mộc châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DẠNG SỐNG
THỰC VẬT LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC TẠI XÃ TÂN HỢP –
HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA

Nhóm ngành: Chăn nuôi

Sơn La, tháng 06 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU TRA ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ DẠNG SỐNG
THỰC VẬT LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC TẠI XÃ TÂN HỢP –
HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA

Nhóm ngành: Chăn nuôi

Sinh viên thực hiện: Mùi Văn An

Nam, nữ: Nam

Lớp: K55 ĐH Chăn nuôi

Khoa: Nông Lâm


Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Chăn nuôi
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Mùi Văn An
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Liên

Sơn La, tháng 06 năm 2017

Dân tộc: Mƣờng


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Nông – Lâm
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I.

Ảnh
4x6

SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Mùi Văn An
Sinh ngày: 19 tháng 6 năm 1995; Nơi sinh: Mộc Châu – Sơn La
Lớp: K55 ĐH Chăn Nuôi; Khóa: 2014 – 2018 ; Khoa: Nông – Lâm.
Địa chỉ liên hệ: Mùi Văn An; Lớp K55 ĐH Chăn Nuôi ; Khoa: Nông – Lâm.
Trƣờng ĐH Tây Bắc
Điện thoại: 0963765645; Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1


đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I: 2.76
Học kỳ II: 2.30
* Năm thứ 2:
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ III: 2.84
Học kỳ IV: 3.70
* Năm thứ 3:
Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ V: 3.44

Xác nhận của Trƣờng Đại học
(Kí và đóng dấu)

Sơn La, Ngày 03 tháng 6 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Kí tên, họ và tên)

Mùi Văn An


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Tây Bắc. Trong thời gian từ
tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. Để hoàn thành đề tài này với sự nỗ lực của bản
thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Tây Bắc, Ban chủ
nhiệm khoa Nông Lâm, Phòng NCKH và các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Trƣờng
Đại học Tây Bắc.
Bên cạnh đó em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhân dân địa phƣơng tại bản Nà

Mƣờng, Nà Sánh, Suối Khoang và cán bộ xã Tân Hợp, đã tạo điều kiện để em tiến hành
thu thập điều tra cây thức ăn gia súc và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu phục vụ
cho đề tài.
Em xin chân thành bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Liên giảng viên
khoa Nông Lâm Trƣờng Đại học Tây Bắc đã hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè trong thời gian
vừa qua đã động viên giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 03 tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Mùi Văn An


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3
1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống của thực vật trên thế giới.......3
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật ở Việt Nam và tại
khu vực nghiên cứu ...........................................................................................................6
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – Kinh tế và xã hội ở khu vực nghiên cứu ...............12
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................................12
1.3.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................12
1.3.1.2. Địa hình.............................................................................................................12
1.3.1.3. Khí hậu và thủy văn ...........................................................................................13
1.3.1.4. Tài nguyên đất ...................................................................................................13
1.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội ....................................................................14
1.3.2.1. Kinh tế ................................................................................................................14
1.3.2.2. Văn hóa và xã hội ..............................................................................................15

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................16
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ..........................................................................................16
2.2.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu .......................................16
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................17
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu ................................................................................17
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..............................................................17
2.3.2.1. Phƣơng pháp điều tra trên tuyến .......................................................................17
2.3.2.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học .......................................................................18
2.3.2.3. Phƣơng pháp thu mẫu tiêu bản ..........................................................................19
2.3.3. Xử lý số liệu ..........................................................................................................20
2.3.4. Định loại tên loài ..................................................................................................20
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
3.1. Đa dạng về các taxon ...............................................................................................22


3.2. Đa dạng về dạng sống các loài cây, cỏ sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại xã Tân
Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La .................................................................................38
3.3. Đa dạng về bộ phận sử dụng của các loài thực vật làm thức ăn cho gia súc ..........39
3.4. Sự phân bố cây thức ăn gia súc theo sinh cảnh ......................................................41
3.5. Tình hình sử dụng cây thức ăn gia súc hiện nay và xu hƣớng phát triển .............43
3.5.1. Tình hình hiện nay ................................................................................................43
3.5.2. Các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các loài cây làm thức ăn gia súc tại
khu vực nghiên cứu .........................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................46
1. Kết luận .......................................................................................................................46
2. Đề nghị ........................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................47



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sự phân bố của các bậc phân loại trong các ngành thực vật đƣợc sử dụng
làm thức ăn cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La .......................22
Bảng 3.2. Danh lục thành phần loài cây đƣợc sử dụng làm thức ăn gia súc tại xã Tân
Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ................................................................................24
Bảng 3.3. Họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) ..........33
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đa dạng cây thuốc ở mức họ trong ngành Thực vật hạt kín
(Angiospermae)...............................................................................................................34
Bảng 3.5. đánh giá mức độ đa dạng của cây cỏ ở mức chi trong các ngành thực vật
đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh
Sơn La .............................................................................................................................35
Bảng 3.6. đa dạng về dạng sống của các loài cây, cỏ sử dụng làm thức ăn cho gia súc
tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ...............................................................38
Bảng 3.7. Sự đa dạng trong các bộ phận của các loài cây đƣợc sử dụng làm thức ăn
cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ............................................40
Bảng 3.8. Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài cây thức ăn cho gia súc đƣợc bà con
dan bản sử dụng tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. ..................................41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu. ...........................................................................16
Hình 3.1. biểu đồ số lƣợng các bậc phân loại trong các ngành thực vật làm thức ăn
cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ...........................................23
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ đa dạng về taxon của họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành
Thực vật hạt kín (Angiospermae) ...................................................................................33
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số lƣợng đa dạng bộ phận sử dụng làm thức ăn cho gia súc
tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ...............................................................40
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài cây thức ăn cho gia
súc đƣợc bà con dân bản sử dụng tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ........42



MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia súc là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Sản phẩm của
ngành chăn nuôi này rất đa dạng, bao gồm: Thịt, sữa, lông, da, sức cầy kéo và phân
bón cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chăn nuôi gia súc của
nƣớc ta vẫn còn phát triển chậm. Sở dĩ nhƣ vậy là do tình trạng chăn nuôi vẫn ở nông
hộ nhỏ lẻ, phân tán, chăn thả rông. Một trong các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến năng
suất vật nuôi là nguồn thức ăn.Vì vậy, tập quán thả rông gia súc của đồng bào miền núi
nói chung và tại Mộc Châu tỉnh Sơn La nói riêng đã không mang lại hiệu quả cao
đồng thời còn gây ra ảnh hƣởng đến các thảm thực vật rừng và đã làm cho một số bãi
đồng cỏ trở thành đất trống, đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu
thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông.
Thực vật không những là nguồn thức ăn xanh cho gia súc có chất lƣợng, rẻ tiền
và phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái mà thực vật còn có những tác dụng khác
nhƣ bảo vệ và cải tạo đất, làm thuốc… dƣới dạng này hay dạng khác thảm cỏ và rừng
là kho dự trữ nguồn năng lƣợng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lƣợng chứa
trong thảm cỏ và rừng thành thức ăn của con ngƣời.
Con ngƣời đã từ lâu biết khai thác cây cỏ, nhiều địa phƣơng ngoài việc biết khai
thác các loài thực vật trong các loại hình khác nhau thì nhiều loài cây cũng đƣợc tận
dụng làm thức ăn, làm thuốc cho gia súc, làm dƣợc liệu cho y học, nhƣng nhu cầu phát
triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên nhƣ trƣớc không thể đáp ứng
đƣợc. Nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ đƣợc dùng làm thức ăn cho gia súc và
mức độ sử dụng hiện tại của ngƣời dân đối với các loài cây này tại khu vực nghiên cứu
và để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện: Điều tra đa dạng
thành phần loài và dạng sống thực vật làm thức ăn cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ đƣợc dùng làm thức ăn gia súc ở

xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và mức độ sử dụng hiện tại của ngƣời dân
1


địa phƣơng với các loài này. Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các
kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phƣơng,
đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hƣởng gì đến môi trƣờng sống.

1.2. Mục tiêu, Nội dung và Ý nghĩa thực tiễn.
- Mục Tiêu: Điều tra đƣợc thành phần loài, dạng sống thực vật đƣợc sử
dụng làm thức ăn cho gia súc và đề xuất biện pháp phát triển các loài cây làm
thức ăn cho gia súc có giá trị tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
- Nội dung và Ý nghĩa thực tiễn: Xác định đƣợc thành phần loài, dạng sống
thực vật đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển các loài cây làm thức ăn
cho gia súc có giá trị tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống của thực vật trên thế giới
Ở Liên Xô (cũ), có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong
đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố nhƣ: Alekhin (1904), Vƣsotxki (1915), Graxits
(1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978), …(dẫn theo Lê Trần Chấn 1990) [7]. Nói
chung, theo các tác giả thì ở mỗi một vùng sinh thái xác định sẽ hình thành các thảm
thực vật đặc trƣng, cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa chúng là thành phần loài và
dạng sống, đó là chỉ tiêu quan trọng của các công trình nghiên cứu về thực vật.
Theo V.V. Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía Bắc)
của thảo nguyên đồng cỏ kết quả cho thấy “Khi chăn thả nặng nề thì stipa sẽ mất đi và

thành phần hệ thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lƣợng cá
thể không nhiều, thƣờng đơn độc, rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là Bromus.
Sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát triển mạnh ở tầng
trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuca đồng thời trong vùng đó biểu hiện hai
tầng rất rõ ràng; Bromus - Poa; cuối cùng chỉ còn lại Festuca, những sự chèn ép sau
này của thảm Cỏ qua hàng loạt những trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố
rộng rãi của bào tử thực vật trên thảo nguyên” [6]. Cũng trong thời kỳ này, Gordiagin,
Taliep, Keller đã nói rất nhiều về khả năng hình thành của thảm thực vật thảo nguyên
đồng cỏ trên đất rừng bị chặt hạ hay đất trống.
Linne (1707- 1778), nhà bác học Thụy Điển đƣợc coi là ông tổ của ngành thực
vật học, ngƣời đầu tiên đƣa ra khí niệm loài và đặt tên loài bằng danh pháp lƣỡng nôm,
ông đã mô tả đƣợc hơn 8.000 loài cây (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn 2004) [24].
Mức độ đa dạng về số lƣợng loài thực vật trên thế giới đã đƣợc Englerr (1882)
thống kê cho thấy số loài thực vật trên thế giới là 275.000 loài, trong đó thực vật có
hoa là 155.000 - 160.000 loài, thực vật không có hoa là 30.000- 135.000 loài (dẫn theo
Nguyễn Nghĩa Thìn 2008) [25].

3


Theo Van Lốp 1940 nghiên cứu về thực cật có hoa trên thế giới ông đã đƣa ra con
số 200 loài (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008)[25], Grosgayem, 1949 đã thống kê
đƣợc 300 loài( Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn , 2008)[25]
Brummitt 1992 chuyên gia của phòng bảo tàng Thực vật Hoàng Gia Anh đã
thống kê tiêu bản thực vật bậc cao trên thế giới gồm 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là
Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equíetophyta, Polypodiophyta, Gymnospermae và
Angiospermae. Trong đó Angiospermae có 13.477 chi, 454 họ cà đƣợc chia ra 2 lớp là
Dicotyledoneae bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Monocotyledoneae bao gồm 2.762 chi,
97 họ (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [25].
Takhtajan đã thống kê và phân loại thành phần loài thực vật hạt kín trên thế giới

khoảng 260.000 loài thuộc 13.500 chi, 591 họ,232 bộ, thuộc 16 phân lớp và 2 lớp.
Trong đó lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae)bao gồm 11 phân lớp, 175 bộ,458 họ 10.500
chi không dƣới 195.000 loài và lớp 1 lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp 57
bộ, 133 họ trên 3000 chi. Khoảng dƣới 65.000 loài
Tại khu vực Châu á gồm nhiều quốc gia đã nghiên cứu và xây dựng đƣợc bộ
thực vật chí hoàn chỉnh. Các công trình trong khu vực có thể kể đến nhƣ thực vật chí
Hồng Kông (1861, 2007- 2009), thực vật chí đại cƣơng Đông dƣơng của Lecomic và
cộng sự (1907- 1952). Thực vật chí Đài Loan với 6 tập (1993 - 2000). Thực vật chí
trung Hoa với 24 tập và nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Riêng thực vật Trung Hoa có
tới 2000 loài, 936 chi 155 họ.
Nghiên cứu về thực vật ngoài tiêu chí đầu tiên là cứu đa dạng về thành phần
loài thì đặc điểm quan trọng khác nhƣ dạng sống, yếu tố địa lý…. cũng đƣợc các nhà
khoa học đi sâu nghiên cứu.
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện
môi trƣờng. Nên việc nghiên cứu dạng sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng
với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh
thái với từng loài thực vật nên đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm. Theo
Ewarming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật

4


thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật học nhƣ: đặc điểm chồi,
những phƣơng thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển[6].
Theo Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử
dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để
phân chia (Dẫn theo Hoàng Chung, 2004)[9]. I.K.Patrotxki (1915) chia thảm thực
vật thành 5 nhóm: Thực vật thƣờng xanh, thực vật rụng lá vào điều kiện bất lợi,
thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trƣởng
và phát triển lâu năm.

Đối với cây thuộc thảo có các bảng phân loại dạng sống đã đƣợc làm do Cannon
(1911), Markle (1917)… Ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vƣsoxki (1915), Kadakêvich (1922),
Laprenko (1935) ... Đặc biệt, trong phân loại dạng sống thực vật của T.Isatrenko
(1954), I.V.Brixôva (1960, 1961), … đã sử dụng những đặc điểm cấu trúc cả phần
dƣới đất của thực vật. Dôdulin (1959), Xêbêbriacôp (1954, 1955, 1962, 1964) cũng đã
đƣa ra một số hệ thống dạng sống tƣơng tự. Nhƣng hệ thống dạng sống hoàn hảo hơn
cả đƣợc nhiều nhà khoa học sử dụng cho hoà thảo là của Golubep (1957, 1962, 1968)
(Dẫn theo Hoàng Chung, 2004)[9].
Theo Braun - Blanquet đã phân chia dạng sống thành 7 nhóm: 1. Cây nhất niên;
2. Thủy thực vật; 3. Địa thực vật; 4. Bán ẩn thực vật; 5. Ngọa thực vật; 6. Hiển thực
vật; 7. Phụ sinh và ký sinh (trích theo Phạm Hoàng Hộ [13]). Schimper (1898), trong
khi xem xét nhóm kiểu sinh thái - ngoại mạo đã coi các đặc điểm: cây ƣa ẩm, cây sống
khô, cây hƣớng động là yếu tố chủ yếu để phân chia dạng sống.
Cơ sở phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934) [32], hiện thƣờng đƣợc sử dụng
là thông qua các dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm.
Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống:
1. Cây có chồi cao ở trên mặt đất (Ph). Trong đó:
a. Cây gỗ lớn có chồi trên mặt đất, cao trên 30 m (Meg)
b. Cây lớn có chồi trên mặt đất, cao từ 8 - 30 m (Mes)

5


c. Cây nhỏ có chồi trên đất, cao từ 2 - 8 m (Mi)
d. Cây có chồi trên đất lùn dƣới 2 m (Na)
e. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g. Cây có chồi trên đất thân thảo (PhH)
h. Cây có chồi trên đất, mọng nƣớc (Suc)
2. Cây chồi sát đất (Ch).

3. Cây chồi nửa ẩn (He).
4. Cây chồi ẩn (Cr).
5. Cây chồi 1 năm (Th).
Ông đã xây dựng đƣợc phổ dạng sống tiêu chuẩn:
SB = 46 Ph + 9 Ch + 26 He + 6 Cr + 13 Th
1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật ở Việt Nam và
tại khu vực nghiên cứu
Theo Hoàng Chung (1980), nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của đồng
cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đƣa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ, savan, thảo
nguyên. Tác giả đã công bố thành phần loài thu đƣợc là 233 loài thuộc 54 họ và 44 chi
[8]. Trong cuốn “Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam” năm 2004 của Hoàng Chung đã
thống kê đƣợc 79 họ, 402 loài [9].
Hoàng Chung (2004) dựa trên những nguyên tắc phân loại của Golubep (1962,
1968), thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam đã đƣa ra
18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại nó đƣợc trình bày ở bảng 1 [9].

6


Bảng 1: Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
(không tính các loài cây trồng).

Stt

% loài
% loài trong
tổng số loài trong tổng
số loài
chung của
chung của

vùng Đông
vùng Tây
Bắc
Bắc

Kiểu dạng sống

1

Cây gỗ

8.8

6.2

2

Cây bụi

9.3

9.3

3

Cây bụi thân bò

2.3

3.1


4

Cây bụi nhỏ

10.6

9.3

5

Cây bụi nhỏ thân bò

0.9

2

6

Cây nửa bụi

4.6

4.2

7

Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái

4.2


4.2

8

Cây có chồi mọc từ rễ

0.9

1

9

Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn

0.9

0

10

Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm

14.4

14.7

11

Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò


2.3

4.2

12

Cây thảo mọc thành búi thƣa, sống lâu năm

15.7

12.4

13

Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm

4.2

7.3

14

Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài

4.2

5.2

15


Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò

5.1

7.3

16

Cây thảo một năm có rễ cái

6.5

5.2

17

Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò

0.4

0

18

Cây thảo một năm có hệ rễ chùm

4.2

2


- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm.

51.9

56.3

- Cây thuộc thảo, sống một năm.

11

7.2

- Cây có hệ rễ cái.

49.1

44.5

Tổng số:

7


Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995) [12], khi nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát hiện
đƣợc 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau.
Theo Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống của savan bụi ở vùng đồi Trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123 loài
thuộc 47 họ khác nhau [6] …

Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thƣ, Phạm Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1990) [11], nghiên
cứu các biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Sơn La. Kết quả đã thống kê
đƣợc 856 loài, thuộc 490 chi của 124 họ của 4 ngành thực vật Lycopodiophyta,
Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.
Trong công trình nghiên cứu Hệ thực vật Bắc Việt Nam, Pocs Tamas (2001)
(dẫn theo Lê Trần Chấn 1990) [7], đã đƣa ra một số kết quả khác với sự phân chia
dạng sống của Raunkiaer. Gồm 9 nhóm:
1. Cây gỗ lớn có chồi trên đất, cao trên 30 m (Meg)
2. Cây gỗ lớn có chồi trên đất cao 8 - 30 m (Mes)
3. Cây có chồi trên đất lùn dƣới 2 m (Na)
4. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
5. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
6. Cây có chồi sát đất (Ch)
7. Cây có chồi nửa ẩn (He)
8. Cây chồi ẩn (Cr)
9. Cây chồi 1 năm (Th)
Ông cũng đƣa ra đƣợc phổ dạng sống cho hệ thực vật ở vùng này:
SB = 71,2 Ph + 12,9 Ch + 3,6 He + 7,29 Cr + 1,89 Th
Đa số các tác giả trong nƣớc khi nghiên cứu về dạng sống của các loài thực vật
đã sử dụng thang phân loại của Raunkiaer [32], [8], để phân chia dạng sống. Mỗi vùng
nghiên cứu, các tác giả xây dựng đƣợc phổ dạng sống đặc trƣng cho khu vực.
8


Theo Lê Trần Chấn (1990) [7], đánh giá dạng sống thực vật cho rằng: Vùng
nhiệt đới ẩm đặc trƣng bởi sự ƣu thế của nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph); vùng
ôn đới lạnh và hàn đới đặc trƣng bởi nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He); vùng cực
đặc trƣng bởi nhóm dạng sống cây chồi sát đất (Ch); nhóm cây sống 1 năm (Th) đặc
trƣng cho vùng sa mạc; nhóm cây chồi ẩn (Cr) đặc trƣng cho vùng ôn đới… Ông cũng
đã thống kê phổ dạng sống của hệ thực vật Việt Nam:

1. Nhóm dạng sống cây chồi trên (Ph) có 5573 loài chiếm 54,6% tổng số loài
của hệ thực vật.
2. Nhóm dạng sống cây chồi sát đất (Ch) có 1020 loài (10,0%).
3. Nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) có 2182 loài (21,4%).
4. Nhóm dạng sống cây chồi ẩn (Cr) có 1087 loài (10,6%).
5. Nhóm dạng sống cây sống 1 năm (Th) có 578 loài (5,6%).
Nguyễn Quốc Trị, Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [28], theo thang
phân chia của Raunkiaer (1934) khi nghiên cứu hệ thực vật ở Vƣờn Quốc gia Hoàng
Liên các tác giả đã xây dựng đƣợc phổ dạng sống SB = 79,26 Ph + 7,82 Ch + 1,43 Hm
+ 5,06 Cr + 6,44 Th. Phổ dạng sống cho thấy phần lớn là nhóm cây chồi trên, trong đó
phổ biến nhất là cây thân thảo (Hp chiếm 16%) tiếp theo là dạng sống cây bụi Na, số
loài có dạng sống thân gỗ không nhiều và chủ yếu là dạng gỗ trung bình và nhỏ. Các
nhóm cây chồi sát đất và chồi ẩn cùng với cây một năm chiếm tỉ lệ thấp đã khẳng định
tính chất nhiệt đới của hệ thực vật vùng này.
Theo Trần Đình Lý và cộng sự, 1993. Đã nghiên cứu và mô tả đƣợc 1.900 loài
cây có ích [20].
Theo Dƣơng Hữu Thời 1981 có công bố Công trình "Đồng cỏ Bắc Việt Nam"
Trong đó đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ bắc Việt Nam [27].
Theo Phạm Hoàng Hộ và cộng sự, 1999 - 2000. Nghiên cứu về thực vật với tác
phẩm “Cây cỏ Việt Nam” đã giới thiệu đƣợc công dụng của nhiều loài thực vật [13],
[14], [15].

9


Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005). Nghiên cứu các loài thực vật Việt
Nam kết quả đã xây dựng đựợc “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” đề cập tới
danh pháp, phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của hơn 10.000 loài thực vật hiện biết
đến ở nƣớc ta từ tảo đến hạt trần (tập 1) và hạt kín (tập 2 – 3) [1], [2].
Theo Vũ Thị Liên (2006) [21]. Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của một số kiểu thảm

thực vật đến môi trƣờng đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La đã thống kê đƣợc 452 loài
thuộc 326 chi và 153 họ với phổ dạng sống là SB = 69,66 Ph + 3,76 Ch + 9,29 Hm +
10,84 Cr + 6,42 Th.
Đỗ Văn Trƣờng và cộng sự, 2011. Nghiên cứu đa dạng thực vật và giá trị bảo
tồn ở khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Sùa tỉnh Sơn La. Kết quả đã ghi nhận đƣợc 733 loài
thuộc 473 chi 159 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, Trong đó có 53 loài
thực vật quí hiếm, 49 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam [26].
Theo Nguyễn Anh Hùng và cộng sự, 2011. Điều tra về thành phần loài và dạng
sống của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú Đình huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên kết quả đã thống kê đƣợc 85 loài, 12 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có
mạch và 14 kiểu dạng sống khác nhau [17]. Trong các loài cây thức ăn gia súc, cây
Hoà thảo có số lƣợng loài lớn chiếm tỉ lệ cao nhất, số lƣợng cá thể cũng rất lớn. Trong
các đồi cỏ tự nhiên xã Phú Đình đang đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng để chăn thả
gia súc thƣờng xuyên, nặng nề làm cho các thảm thực vật đang nguy cơ bị thoái hoá
cao về thành phần loài, dạng sống. Dƣới các tán rừng tự nhiên và rừng trồng có số loài
cây thức ăn gia súc ít và giá trị chăn thả không cao so với các đồi cỏ tự nhiên.
Theo Nguyễn Anh Hùng Lê Đồng Tấn, Ma Thị Ngọc Mai, 2012[18]. Điều tra
về giá trị chăn thả và nhóm sinh thái của cây thức ăn cho đại gia súc tại xã Phú Đình
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên kết quả cho thấy có 5 kiểu nhóm sinh thái khác
nhau. Nhóm sinh thái kiểu Trung sinh chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50% đến 60%. Các loài
cây thức ăn gia súc có giá trị chăn thả ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao, từ 50% đến 60%.
Hoàng Văn Sâm và Nguyễn Thị Kim Phƣợng (2012) [29], đã sử dụng thang
phân loại của Raunkiaer để xây dựng Phổ dạng sống cho hệ thực vật tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái là SB = 66,21 Ph + 7,16 Ch + 7,16 Hm + 9,58
Cr + 9,89 Th.
10


Theo Trần Thị Thanh Hƣơng, Trần Thị Phƣơng Anh, 2013. Đánh giá thực trạng
tình hình sử dụng và vai trò các loài cây có giá trị lƣơng thực thực phẩm tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả đã điều tra ghi nhận đƣợc 246
loài thuộc 190 chi, 81 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch có giá trị làm
lƣơng thực thực phẩm tại KBTTN Xuân Nha. Hệ số sử dụng là 1,81. Ngƣời dân tộc
Thái sử dụng cây rừng với số lƣợng nhiều nhất (243 loài, 183 chi, 80 họ), tiếp theo
là ngƣời dân tộc Khơ Mú (194 loài, 158 chi, 73 họ), dân tộc Mông sử dụng 167
loài, 139 chi, 68 họ [19].
Nguyễn Thị Quyên và cộng sự, 2015. Đa dạng thực vật bâc cao có mạch trong
một số trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại huyện Sông Mã tinh Sơn La. Kết
quả cho thấy hệ thực vật bậc cao huyện Sông Mã có 460 loài thuộc 345 chi, 128 họ, 6
ngành. Trong đó thảm thực vật tái sinh sau nƣơng rẫy có 374 loài, 291 chi, 121 họ. Hệ
thực vật Sông Mã đƣợc phân chia thành 5 nhóm dạng sống cơ bản với phổ dạng sống
nhƣ sau: SB = 77,83Ph + 4,35Ch + 5,43Hm + 6,74Cr + 5,65Th [22].
Theo Vũ Thị Liên, Phạm Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Quyên ,2015[23]. Nghiên
cứu đa dạng các loài thực vật đƣợc cộng đồng dân tộc sử dụng làm thực phẩm ử xã
Mƣờng Lạn huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La. Kết quả điều tra đã xác định đƣợc 123 loài,
99 chi, 6 họ thực vật có mạch làm thực phẩm, trong đó số loài tập trung chủ yếu là
ngành Ngọc lan (Magnolyophyta) với 118 loài, 96 chi thuộc 43 họ chiếm tỷ lệ 95,9%,
ít nhất là ngành Thông – Pinophyta với 1 họ, 1 chi, 1 loài chiếm 0,8%. Dạng thân của
thực vật rừng làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với 6 dạng thân khác
nhau. Trong đó thực vật thân thảo chiếm số loài nhiều nhất với 78 loài chiếm 63,43%
thấp nhất là bụi trƣờn với 3 loài chiếm 2,43%.
Theo Đinh thị Hoa và cộng sự, 2016. Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật ở khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả điều tra đã ghi nhận đƣợc 1068
loài thuộc 487 chi và 159 họ thuộc 5 ngành thực vật bặc cao có mạch. Hệ thực vật
Xuân Nha đƣợc phân chia thành 5 nhóm dạng sống cơ bản với phổ dạng sống nhƣ sau:
SB = 78,84Ph + 6,74Ch + 6,37Hm + 5,24Cr + 2,81Th [16].
Đặc biệt là điều tra thành loài và dạng sống thực vật làm thức ăn cho gia súc tại
xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, còn ít công trình nghiên cứu. Vì vậy, kết
11



quả nghiên cứu của đề tài là kết quả bƣớc đầu công bố về thành phần loài và dạng
sống thực vật đƣợc sử dụng làm làm thức ăn cho gia súc có ý nghĩa rất lớn cho các
nghiên cứu tiếp theo.
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – Kinh tế và xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Tân Hợp là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Mộc Châu, nằm ở 2100’55’’độ
vĩ bắc đến 104037’7’’độ kinh đông, cách trung tâm huyện Mộc Châu 35 km. Tổng
diện tích tự nhiên của xã theo địa giới hành chính là 9.477,00 ha, gồm 13 bản. Có vị trí
giáp ranh nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp xã Đá Đỏ và Bắc Phong - huyện Phù Yên.
+ Phía Nam giáp xã Tân Lập và Tà Lại - huyện Mộc Châu.
+ Phía Đông giáp xã Quy Hƣớng và Nà Mƣờng - huyện Mộc Châu.
+ Phía Tây giáp xã Chiềng Sại - huyện Bắc Yên.
1.3.1.2. Địa hình
Xã Tân Hợp là một xã miền núi có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các
dãy núi dốc dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và có độ cao trung bình khoảng
400m. Địa hình đƣợc chia thành 2 dạng chính:
Địa hình đồi núi cao và dốc phân bố ở khu vực giáp xã Tân Lập, xã Chiềng Sại
và xã Tà Lại với các bản nhƣ Cà Đạc, Suối Khoang, Lũng Mú, Bó Liều… Loại địa
hình này chiếm khoảng 92% diện tích tự nhiên toàn xã.
Địa hình đồi núi thấp và tƣơng đối bằng phẳng chủ yếu tập chung tại các khu
vực dân cƣ và ở các bản ven Sông Đà và khu vực trung tâm xã nhƣ bản Nà Mƣờng,
Sam Kha, Tầm Phế, Suối Chanh… Diện tích này không lớn chỉ chiếm khoảng 8% diện
tích tự nhiên toàn xã.
Nhìn chung địa hình của xã phức tạp gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nhất là cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
nhƣ mạng lƣới giao thông và hệ thống thuỷ lợi.
12



1.3.1.3. Khí hậu và thủy văn
* Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng nóng của huyện Mộc Châu
với hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ bình quân cao từ 250C đến 300C,
mƣa nhiều, mƣa tập trung lƣợng mƣa bình quân 1800mm trong năm đây là mùa thuận
lợi cho sản xuất.
+ Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ bình quân thấp từ 150C 200C, thời tiết ít mƣa thƣờng xuyên có sƣơng mù, sƣơng muối ảnh hƣởng không nhỏ
đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.
Do ảnh hƣởng của gió Lào từ tháng 2 đến tháng 4 nên giao thời thƣờng khô và
nóng ảnh hƣởng xấu đến thời vụ gieo trồng, mƣa nhiều từ tháng 6 đến tháng 9 cũng
gây không ít ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Độ ẩm, lƣợng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm 80%, độ ẩm và lƣợng bốc hơi
phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Mùa mƣa lƣợng bốc hơi ít, mùa
khô lƣợng bốc cao.
* Thủy văn
Trên địa bàn xã Tân Hợp không có suối lớn nào chảy qua. Vào mùa mƣa do địa
hình cao và bị chia cắt mạnh nên lƣợng nƣớc đổ dồn về các khe tạo dòng chảy mạnh,
về mùa khô trên địa bàn xã các nguồn nƣớc hầu nhƣ cạn kiệt. Nguồn nƣớc phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hầu nhƣ không có. Vì vậy đời sống nhân dân
gặp rất nhiều khó khăn.
1.3.1.4. Tài nguyên đất
Đất đai của xã đƣợc hình thành từ đá mẹ nhƣ: Phiến thạch sét, đá mác ma axit,
một số ít là đá mác ma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại đất
chủ yếu sau:
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
13



- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazơ và trung tính.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.
Tổng Diện tích tự nhiên của xã: 9.477,00 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp 3.951,22 ha chiếm 41,69% tổng diện tích tự nhiên của xã.
+ Đất chuyên trồng lúa nƣớc: 5,3 ha
+ Đất trồng lúa nƣớc còn lại: 35,20 ha
+ Đất trồng lúa nƣơng: 2,60 ha
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 1.088,47 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 71,8 ha
+ Đất rừng phòng hộ: 1.922,12 ha
+ Đất rừng sản xuất: 824,86 ha
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,87 ha
- Đất phi nông nghiệp 740,31 ha chiếm 7,81% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chƣa sử dụng 4.785,47 ha chiếm 50,50% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất khu dân cƣ nông thôn: 102,18 ha, chiếm 1,08%
1.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội
1.3.2.1. Kinh tế
* Sản xuất lương thực:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn xã đạt 3.053.30 ha, đạt 98,6 % kế
hoạch; tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt ƣớc đạt 13,617 tấn.
- Diện tích lúa gieo cấy: 63,30 ha, đạt 90,7% kế hoạch,
- Diện tích gieo trồng ngô vụ mùa năm 2016 là 2.985.50 ha đạt 98,6 % kế hoạch;
* Về lĩnh vực chăn nuôi:
Trong năm 2016 đàn gia súc, gia cầm ổn định; không để dịch bệnh phát sinh là
điều kiện thuận lợi để cho ngƣời dân phát triển chăn nuôi.
14



Theo thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm đến tháng 12/2016 của toàn xã là: Đàn
trâu 3319 con, tăng 68 con so cùng kỳ; đàn bò 3507 con, tăng 350 con so cùng kỳ; Dê
250 con; Riêng đàn lợn đạt: 2.127con, tăng 256 con so cùng kỳ; đàn gia cầm 12.465
con, tăng 654 con so cùng kỳ. Hiện nay, đang chỉ đạo các cơ sở bản khuyến khích các
hộ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung. Triển khai các mô hình chăn
nuôi theo chƣơng trình hỗ trợ của huyện nhƣ chăn nuôi gà, lợn, nuôi cá lồng 38 lồng.
Duy trì tốt 5,5 ha nuôi trồng thuỷ sản.
1.3.2.2. Văn hóa và xã hội
Tân Hợp là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mộc Châu. Là một xã có điều
kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại rất phức tạp. Tổng diện tích tự
nhiên là 9.477,34 ha, với 1.226 hộ và 5.926 nhân khẩu. Tổng số Lao động trong độ
tuổi lao động của toàn xã có: 3.536 ngƣời, chiếm 65% dân số toàn xã, trong đó Lao
động nông, lâm nghiệp, thủy sản có 3.286 ngƣời (chiếm 93%) tổng số lao động của xã.
Cả xã có 4 dân tộc cùng sinh sống gồm: Mƣờng, Mông, Kinh, Thái, sinh sống ở 13
bản trong toàn xã. Trong đó có dân tộc Mƣờng và Thái chiếm đa số với 80% cơ cấu
dân số xã, còn lại dân tộc Mông, Kinh chiếm 20% cơ cấu dân số của xã. Mỗi dân tộc
có những nét văn hoá đặc trƣng riêng của mình trong tín ngƣỡng, văn hoá mang đến sự
đa dạng trong đời sống văn hoá của xã.
Tuy nhiên điều kiện giao thông đƣờng xã đi lại trong toàn xã còn gặp nhiều khó
khăn việc lƣu thông hàng hóa trong nhân dân, mặt khác trình độ dân trí không đồng
đều, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp bản còn nhiều bất
cập, ảnh hƣởng không ít tới công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và
chính quyền của xã về việc xây dựng đời sống văn hóa mới tại địa phƣơng.
Với những dẫn liệu và điều kiện nêu trên, có thể thấy rằng khu vực xã Tân hợp
huyện Mộc Châu có địa hình phức tạp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là nhân tố
thuận lợi cho thực vật nói chung và các loài cây có giá trị làm thức ăn cho gia súc nói
riêng sinh trƣởng và phát triển tốt.

15



Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Thành phần các loài thực vật ngoài tự nhiên đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia
súc tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
- Dạng sống của các loài thực vật đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại xã
Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
2.2.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phần loài thực vật có giá trị làm thức ăn cho gia
súc phân bố ngoài tự nhiên tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại 3 bản Nà Mƣờng, Nà Sánh , Suối Khoang xã Tân
Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017.
16


2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài, dạng sống thực vật đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia
súc ở xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài cây làm thức ăn cho gia súc có giá
trị tại xã Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm: Bản
đồ địa hình, các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu
khoa học thuộc huyện Mộc Châu Sơn La.
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa

2.3.2.1. Phương pháp điều tra trên tuyến
Theo phƣơng pháp nghiên cứu thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [25] và
phƣơng pháp của Hoàng Chung (2008) [10]. Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện
cho một khu vực nghiên cứu thì việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Lập 2
tuyến điều tra trên một bản. Các tuyến đi qua nhiều kiểu trạng thái rừng và các dạng
địa hình khác nhau nhƣ: thảm cỏ, thảm cây bụi, nƣơng rẫy bỏ hoang, rừng tái sinh,
nằm ở phạm vi 10m mỗi bên. Trên mỗi tuyến thu thập, thống kê các loài cây thuốc,
chụp ảnh mẫu các cây thức ăn gia súc ….
Kết quả đƣợc ghi vào phiếu 01.
Tuyến 1: Dài 6,5 km từ bản Nà Mƣờng -> lƣng đồi Khả Ngang -> Nƣơng Ngô
làm 1 vụ ở Tắc Tè bản Nà Mƣờng;
Tuyến 2: Dài 7 km từ bản Nà Mƣờng -> nƣơng ngô bỏ hoang Cồ Tra -> Nƣơng
dẫy bỏ hoang ở bản Suối Khoang;
Tuyến 3: Dài 3,5 km từ bản Suối Khoang theo hƣớng đƣờng Pƣa Xá kết thúc ở
khu vực đồng cỏ tự nhiên Pƣa Xá bản Suối Khoang;

17


×