Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Hướng dẫn đánh giá môn mỹ thuật theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.75 KB, 40 trang )

MÔN MĨ THUẬT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những đặc trưng của cấu trúc Chương trình Giáo dục Mĩ thuật phổ thông nói
chung, Chương trình Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học nói riêng là theo phương thức đồng tâm và thể
hiện ở các phân môn:
– Vẽ theo mẫu.
– Vẽ trang trí.
– Vẽ tranh.
– Thường thức Mĩ thuật.
– Tập nặn tạo dáng.
Ngày 12/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2017/BGDĐT–GDTH
về việc phát huy kết quả của Dự án hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học (SAEPS) vận dụng
vào dạy – học môn Mĩ thuật theo Chương trình Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học hiện hành.
Do vậy, hiện nay, các trường Tiểu học trên phạm vi toàn quốc thực hiện tổ chức dạy học
theo chủ đề. Trên thực tế, tại nhiều địa phương (tỉnh/thành) có cách tập hợp nhóm bài khác
nhau, đồng thời, việc tổ chức dạy học theo chủ đề vận dụng kết quả SAEPS ở các địa phương
(tỉnh/thành) chưa có sự đều khắp ở tất cả các khối lớp, vì vậy, nhóm biên soạn căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, đồng thời tiếp cận định hướng phát triển năng lực
cho học sinh trong tổ chức dạy học, nhóm biên soạn xây dựng nội dung đánh giá định kì theo
các khối/lớp như sau:

LỚP 1
LỚP 1, GIỮA HỌC KÌ, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 9 tiết/9 bài/9 tuần (1 tiết/tuần), nội dung bao gồm 5 phân môn ở trên:
Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mĩ thuật, Tập nặn tạo dáng.
Chú ý: Do từng địa phương có sự tập hợp các bài thành chủ đề khác nhau, nên có thể số nội
dung bài học Thường thức mĩ thuật và Tập nặn tạo dáng có hoặc không thể hiện trong 9 tiết học
của thời điểm giữa học kì này; hoặc có thể ở trường nào/địa phương nào chưa thực hiện dạy học
theo chủ đề ở tất cả các khối lớp. Bởi vậy, trong trường hợp đó cần căn cứ cụ thể vào các nội
dung đã học để thực hiện việc đánh giá.


B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Làm quen với môn học và biết được những đồ dùng cần thiết trong học Mĩ thuật.
– Biết phân biệt được tranh và ảnh.
– Nhận biết được các đường nét và một số hình cơ bản.
77


– Nhận biết được các màu cơ bản trong hộp màu và biết sự phong phú của màu sắc trong
thiên nhiên. Biết tô màu theo ý thích vào hình vẽ.
– Biết sử dụng đường nét đơn giản hoặc giấy màu, giấy báo, giấy bìa, đất nặn (đất sét) để
vẽ, cắt/xé dán, nặn tạo một số hình cơ bản và một số hình ảnh, sự vật, đồ vật, hình dáng người,
con vật,... đơn giản, quen thuộc hàng ngày thể hiện nội dung bài học/chủ đề.
– Bước đầu làm quen với học tập hợp tác và chia sẻ, trao đổi với bạn về nội dung học tập và
cảm nhận về sản phẩm tạo hình.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 1)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

(1)

1.1.1


Biết một số đồ dùng cần thiết trong học Mĩ thuật và nhận biết
tranh với ảnh

1.1.1.1

Hộp màu, bút chì, giấy màu, hồ (keo) dán, đất nặn (đất sét)

1.1.1.2

Vở thực hành/giấy A4 hoặc giấy đã sử dụng một mặt

1.1.1.3

Sưu tầm các vật đồ dùng, đồ vật: len, sợi, lá cây, vỏ hộp giấy, hộp
nhựa,...

1.1.2

Biết và hiểu được cách vẽ một số loại đường nét tạo hình ảnh
đơn giản

1.1.2.1

Đường nét thẳng

1.1.2.2

Đường nét cong


1.1.2.3

Biết sử dụng nét vẽ tạo các hình ảnh hay sự vật, hiện tượng,... quen
thuộc vào khuôn khổ giấy/vở tạo bức tranh đơn giản

1.1.3

Nhận biết được màu sắc trong hộp màu và màu sắc trong thiên
nhiên

1.1.3.1

Gọi tên được các màu cơ bản và nhận biết được các màu trong
hộp màu

1.1.3.2

Gọi tên được một số màu sắc quen thuộc trong thiên nhiên

1.1.3.3

Sử dụng màu sắc theo ý thích và biết tô màu vào hình vẽ

78

CHT HT
(2)

HTT
(3)



Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT HT
(1)

1.1.4

Thực hiện được một số thao tác với các dụng cụ, đồ dùng học
tập để tạo hình theo ý thích

1.1.4.1

Vẽ, cắt/xé dán, xếp giấy/bìa tạo một số hình cơ bản: vuông, tam giác

1.1.4.2

Vẽ, cắt/xé dán, ghép, xếp giấy/bìa,... tạo hình một số đồ vật, sự vật
có dạng hình cơ bản: Nhà, mặt trời, cây, quả tròn, hoa, con vật,...

1.1.4.3

Biết nặn, ghép tạo hình khối đơn giản: quả tròn, người


1.1.4.4

Biết cắt/xé dán,sắp xếp hình ảnh vào khuôn khổ giấy/trang vở tạo
bức tranh đơn giản theo ý thích

1.1.5.

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm

1.1.5.1

Bước đầu cùng bạn trao đổi nội dung học tập của bài học/chủ đề

1.1.5.2

Tập cảm nhận và mô tả hình ảnh trên tranh/bài vẽ, sản phẩm tạo hình

(2)

HTT
(3)

Lượng hoá kết quả đánh giá thường xuyên dựa trên tiêu chí thể hiện qua các chỉ báo cho
tất cả các C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì và cuối học kì theo quy ước sau:
– HTT: ≥ 3/4 số chỉ báo đạt mức 3, không có chỉ báo nào ở mức 1.
– HT: > 3/4 chỉ báo đạt mức 2 hoặc 3.
– CHT: ≥ 1/4 số chỉ báo chỉ đạt mức 1.
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 5 tiêu chí với 15 chỉ báo)
Xếp mức


CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 1, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 18 tiết/18 bài/18 tuần. Nội dung bao gồm 5 phân môn: Vẽ theo mẫu,
Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Nhận biết, gọi tên được các màu trong hộp màu, biết được sự phong phú của màu sắc ở
các hình ảnh, sự vật, hiện tượng,... quen thuộc trong thiên nhiên, gần gũi hàng ngày. Tô màu theo
ý thích và biết tô màu gọn vào hình vẽ.
– Biết sử dụng một số đường nét đơn giản để vẽ tạo hình ảnh sự vật, hiện tượng, con vật,
hình dáng người,... đơn giản có thêm chi tiết theo ý thích về nội dung chủ đề/bài học.
79


– Biết sử dụng giấy màu, giấy báo, bìa giấy,... để cắt, xé/dán tạo hình theo ý thích về nội
dung chủ đề/bài học.
– Biết dùng đất nặn (đất sét) hoặc sử dụng một số vật sưu tầm/vật tái sử dụng đơn giản để
nặn, ghép, đính,... tạo hình một số đồ vật, hình dáng người, con vật,... có hình dáng, hình khối
đơn giản, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
– Có hợp tác và chia sẻ, trao đổi với bạn về nội dung học tập và cảm nhận về sản phẩm
tạo hình.
– Làm quen và tập sử dụng một số vật sưu tầm/vật tái sử dụng dạng mỏng hoặc khối đơn

giản để tạo hình dáng người, đồ vật, cây, nhà,... quen thuộc theo ý thích.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 1)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

(1)

1.2.1

Nhận biết màu sắc, đường nét và tập vẽ tranh theo ý thích

1.2.1.1

Gọi tên các màu có ở một số tranh, ảnh

1.2.1.2

Nhận biết một số loại đường nét trong tranh, ảnh

1.2.1.3


Sử dụng nét vẽ tạo hình ảnh đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, có
thêm chi tiết sinh động

1.2.1.4

Biết vẽ nét, tô màu tạo bức tranh theo ý thích

1.2.2

Thực hiện được một số thao tác với các dụng cụ, đồ dùng học tập
để tạo hình theo ý thích

1.2.2.1

Vẽ, cắt/xé dán giấy màu, giấy báo, bìa giấy, in (đồ hình),...

1.2.2.2

Ghép, đính, nặn, sắp xếp sợi dây, lá cây, ghép hình khối,...

1.2.3

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm
mĩ thuật

1.2.3.1

Biết cùng bạn trao đổi nội dung học tập của bài học/chủ đề

1.2.3.1


Biết cảm nhận và mô tả sản phẩm tạo hình và tác phẩm mĩ thuật
giới thiệu trong chương trình

80

CHT HT
(2)

HTT
(3)


D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 3 tiêu chí với 8 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức

LỚP 1, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 26 tiết/26 bài/26 tuần. Nội dung bao gồm 5 phân môn ở trên: Vẽ theo
mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng.
Chú ý: Do từng địa phương có sự tập hợp các bài thành chủ đề khác nhau, nên có thể số nội

dung bài học Thường thức mĩ thuật và Tập nặn tạo dáng có hoặc không thể hiện trong 8 tiết học
của thời điểm giữa học kì này. Bởi vậy, trong trường hợp đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung
đã học để thực hiện việc đánh giá.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Sử dụng được một số đường nét khác nhau để vẽ tạo sự đa dạng về hình ảnh sự vật, hiện
tượng, con vật, hình dáng người,... thể hiện nội dung chủ đề/bài học.
– Biết vẽ, sắp xếp các hình vẽ hoặc hình xé/cắt dán có sự phù hợp với khuôn khổ trang
giấy/trang vở.
– Biết sử dụng màu sắc tô màu vào hình vẽ/bài vẽ.
– Sử dụng được giấy màu, giấy báo, bìa giấy,... để cắt, xé/dán tạo hình theo ý thích về nội
dung chủ đề/bài học.
– Sử dụng đất nặn (đất sét) hoặc một số vật sưu tầm/vật tái sử dụng đơn giản để nặn, ghép,
đính,... tạo hình một số đồ vật, hình dáng người, con vật,... có sự khác nhau về hình dáng hoặc
hình khối theo ý thích, thể hiện nội dung bài học/chủ đề.
– Biết hợp tác, trao đổi với bạn về nội dung học tập và có cảm nhận về sản phẩm tạo hình,
tranh vẽ/tác phẩm mĩ thuật.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 1)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

81


Mức độ


tham

chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

1.3.1

Biết sử dụng đường nét khác nhau tạo hình tô màu theo
ý thích

1.3.1.1

Vẽ, tô màu hoạ tiết trang trí, tập tạo hoạ tiết

1.3.1.2

Vẽ đồ vật, sự vật hiện tượng, phương tiện sinh hoạt,... đơn giản

1.3.1.3

Vẽ dáng người có chi tiết động

1.3.1.4

Sử dụng màu sắc có đậm, nhạt tô màu vào hình vẽ theo ý thích

1.3.1.5

Biết sắp xếp hình ảnh, hình vẽ,... vào khuôn khổ giấy tạo bức
tranh theo ý thích


1.3.2

Biết sử dụng đất nặn (đất sét) và một số vật liệu sưu tầm/tái
sử dụng để tạo các hình ảnh quen thuộc hàng ngày

1.3.2.1

Biết tạo hình cây, hình nhà, hình con vật, hình quả, hình bông
hoa,...

1.3.3.2

Biết tạo hình đồ vật, hình dáng người,... từ các hình khối
cơ bản

1.3.3.3

Biết trang trí thêm vào các hình đã tạo

1.3.3

Biết cảm nhận, chia sẻ, hợp tác với bạn

1.3.3.1

Biết trao đổi, chia sẻ với bạn về nội dung/nhiệm vụ học tập

1.3.3.2

Biết mô tả và thể hiện cảm nhận về sản phẩm/tác phẩm

mĩ thuật

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 3 tiêu chí với 10 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 1, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 34 tiết/34 bài/34 tuần. Nội dung bao gồm 5 phân môn ở trên: Vẽ theo
mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Biết vẽ tranh đơn giản theo ý thích về nội dung cho trước hay tự chọn.
82


– Biết tạo hình từ đất nặn (đất sét) thể hiện nội dung chủ đề/bài học theo ý thích.
– Biết sử dụng một số vật liệu sưu tầm/tái sử dụng để tạo hình ảnh, hình khối có sự đa dạng.
– Biết sắp xếp hình ảnh, hình vẽ có phù hợp trong khuôn khổ giấy.
– Biết sử dụng màu sắc thể hiện hình ảnh về chủ đề, có thể hiện cảm xúc.
– Biết mô tả và có cảm nhận về đường nét, màu sắc, hình ảnh chính trong bức tranh/
sản phẩm tạo hình.
– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi và tạo hình sản phẩm của nhóm.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 1)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

1.4.1

Biết vẽ tranh và trang trí theo ý thích

1.4.1.1


Biết vẽ hoạ tiết và tô màu theo ý thích, có thể hiện đậm nhạt trên
hình vẽ hay hình trang trí

1.4.1.2

Biết vẽ hình ảnh yêu thích, có chi tiết sinh động

1.4.1.3

Biết vẽ thêm hình ảnh tạo sự sinh động cho bức tranh và có sự
phù hợp với chủ đề

1.4.1.4

Biết sử dụng màu sắc tô theo ý thích vào hình vẽ, có thể hiện
đậm nhạt cho các hình ảnh, hình vẽ trong tranh

1.4.2

Biết tạo hình từ một số vật liệu sưu tầm

1.4.2.1

Biết cắt/xé dán giấy, bìa,... tạo hình ảnh theo ý thích: cây, nhà,
con vật, hoa, quả, lọ,...

1.4.2.2

Biết xếp, gắn, đính,... một số vật sưu tầm dạng thanh, mảnh tạo
hình theo ý thích: Hình dáng người, bông hoa, lá cây, con vật,

đồ vật,...

1.4.2.3

Biết sử dụng màu sắc tô, trang trí thêm cho hình ảnh đã có

1.4.3

Biết tạo hình khối từ đất nặn (đất sét)

1.4.3.1

Biết tạo hình ảnh trong thiên nhiên: Hoa, quả,...

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

83


Mức độ



tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

1.4.3.2

Biết tạo hình dáng người, hình con vật, đồ vật,...

1.4.3.3

Biết sắp xếp các hình khối/hình ảnh tạo thành một hoạt cảnh đơn
giản: vui chơi, học tập,...

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá cuối năm học (lượng hoá dựa trên 3 tiêu chí với 10 chỉ báo)
Xếp mức

Số chỉ báo
Đạt mức

84

CHT

HT

HTT


LỚP 2
LỚP 2, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Tại thời điểm đánh giá, học sinh đã học được 9 bài/9 tuần/9 tiết, với các nội dung thuộc lĩnh
vực (phân môn) Mĩ thuật:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây, vẽ cái mũ.
– Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt; màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn.
– Vẽ tranh: Đề tài vườn cây; em đi học.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi, xem tranh: Tiếng đàn bầu.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ xé dán con vật.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết phối hợp một số đường nét khác nhau, vẽ hoặc mô phỏng tạo hình đồ vật, con vật,
hình dáng người,... theo ý thích thể hiện nội dung chủ đề quen thuộc.
– Biết vẽ hình ảnh, hình mảng,... phù hợp với khổ giấy.
– Nhận biết được đậm, nhạt của màu sắc và biết vẽ màu gọn, kín vào hình vẽ, hình mảng,
hoạ tiết và bài trang trí đơn giản.
– Tập quan sát, nhận biết đặc điểm của đồ vật, cảnh vật và một số hoạt động quen thuộc
hàng ngày.

– Biết sử dụng đất nặn (đất sét) và một số vật liệu sưu tầm/tái sử dụng,... tạo hình ảnh có
hình khối và thêm chi tiết sinh động.
– Tập giới thiệu và mô tả đặc điểm chủ yếu của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm.
– Biết phối hợp với bạn thực hiện nhiệm vụ học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 2)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT HT
(1)

2.1.1

Biết phối hợp một số đường nét khác nhau, vẽ hoặc mô phỏng
tạo hình theo ý thích

2.1.1.1

Biết vẽ (hoặc mô phỏng) hình ảnh thiên nhiên, đồ vật, dáng người,...
quen thuộc theo quan sát hoặc tưởng tượng, có chi tiết ấn tượng


(2)

HTT
(3)

85


Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT HT
(1)

2.1.1.2

Biết vẽ hoặc kết hợp cắt/xé dán tạo hình ảnh trong không gian

2.1.1.3

Có sắp xếp hoặc liên kết các hình vẽ/hình cắt/xé dán tạo tranh hay
hoạt cảnh đơn giản

2.1.2


Biết tô màu và tạo được đậm nhạt cho bài vẽ/sản phẩm

2.1.2.1

Biết vẽ màu gọn, kín vào hình và có tạo độ đậm nhạt cho sản phẩm/
bài vẽ hoặc hình trang trí đơn giản

2.1.2.2

Có sự lựa chọn màu theo ý thích cho hình vẽ/bài vẽ/sản phẩm

2.1.3

Biết tạo hình từ đất nặn (đất sét) và một số vật liệu sưu tầm/
tái sử dụng

2.1.3.1

Biết nặn tạo hình dáng người có chi tiết biểu đạt

2.1.3.2

Biết tạo hình đồ vật quen thuộc có sự đa dạng về hình khối

1.1.4.

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm

1.1.4.1


Tập phối hợp cùng bạn trao đổi, thực hiện nội dung học tập

1.1.4.2

Có cảm nhận và mô tả chi tiết ấn tượng của bài vẽ/sản phẩm tạo hình

1.1.4.3

Bước đầu cảm nhận về tác phẩm mĩ thuật theo ý thích

HTT

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 4 tiêu chí với 10 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 2, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 18 tiết/18 bài/18 tuần, nội dung học ở thời điểm kiểm tra này gồm:

– Vẽ theo mẫu: Vẽ cờ Tổ quốc hoặc cờ hội, vẽ cái cốc.
– Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu; Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông
và vẽ màu, vẽ màu vào hình có sẵn.
– Vẽ tranh: Đề tài tranh chân dung, đề tài vườn hoa hoặc công viên.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu dân gian Phú quý, Gà mái.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.

86


B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết sử dụng phối hợp đường nét khác nhau, vẽ hoặc mô phỏng tạo hình theo ý thích thể
hiện nội dung chủ đề quen thuộc.
– Biết vẽ hình ảnh, hình mảng và có ý thức sắp xếp phù hợp với khổ giấy.
– Biết vẽ màu và tạo được đậm nhạt cho hình vẽ/bài vẽ.
– Tập quan sát, nhận biết đặc điểm của đối tượng và bước đầu tập so sánh giữa một vài đồ
vật quen thuộc hàng ngày.
– Biết sử dụng đất nặn (đất sét) và có biết kết hợp với một số vật liệu sưu tầm/tái sử dụng,...
tạo hình ảnh về chủ đề.
– Tập giới thiệu và mô tả đặc điểm ấn tượng của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm.
– Phối hợp với bạn thực hiện nhiệm vụ học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 2)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu


Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

2.2.1

Biết sử dụng đường nét, màu sắc tạo hình theo ý thích thể
hiện nội dung chủ đề quen thuộc

2.2.1.1

Biết vẽ và có sự sắp xếp hình ảnh, hình mảng,... phù hợp khuôn
khổ giấy/vở

2.2.1.2

Biết vẽ, mô phỏng hoặc biểu đạt đối tượng theo ý thích có sự đa
dạng của đường nét

2.2.1.3

Biết tô màu vào hình vẽ/tranh có đậm, nhạt

2.2.1.4

Biết sắp xếp các hình ảnh đơn lẻtạo hoạt cảnh/bức tranh theo
ý thích, có tạo ấn tượng cho người xem

2.2.2


Tập quan sát nhận biết đối tượng

2.2.2.1

Biết quan sát, nhận biết một vài đặc điểm đồ vật, sự vật,...
quen thuộc liên quan chủ đề và xung quanh cuộc sống hàng ngày

2.2.1.2

Nhận biết một vài chi tiết khác nhau giữa các đồ vật, sự vật,...
quen thuộc

2.2.3

Biết sử dụng đất nặn (đất sét) và có sự kết hợp với một số vật
liệu sưu tầm/tái sử dụng,... trong tạo hình

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

87



2.2.3.1

Biết tạo hình dáng, hình khối về đối tượng theo ý thích, có chi tiết
ấn tượng

2.2.3.2

Biết tạo hình có sự biểu đạt ý tưởng về chủ đề

2.2.4

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm
mĩ thuật

2.2.4.1

Biết cùng bạn trao đổi, thể hiện sự thống trongthực hiện nhiệm vụ
học tập

2.2.4.2

Biết cùng bạn sắp xếp hình ảnh tạo hình đơn lẻ thành bức tranh
hay hoạt cảnh, có tạo ấn tượng cho người xem

2.2.4.3

Biết cảm nhận và mô tả, chia sẻ về sản phẩm tạo hình và nhận biết
về tác phẩm mĩ thuật giới thiệu trong chương trình.


D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 2, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Tại thời điểm đánh giá, học sinh đã học được 26 bài/26 tuần/26 tiết, với các nội dung thuộc
lĩnh vực (phân môn) Mĩ thuật:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ cái túi xách, vẽ con vật.
– Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm; Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
– Vẽ tranh: Sân trường em giờ ra chơi; Đề tài mẹ và cô giáo; đề tài con vật nuôi.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ hình dáng người.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết sử dụng đường nét và lựa chọn màu sắc để biểu đạt ý tưởng hoặc mô phỏng hình ảnh
theo ý thích về chủ đề.
– Nhận biết được đặc điểm sắp xếp hình ảnh, hình vẽ,... trong trang trí đơn giản, phù hợp
với nội dung hoặc tạo bức tranh trong khuôn khổ giấy/vở.
– Có ý thức quan sát, nhận biết đặc điểm và bước đầu tập so sánh giữa một vài đồ vật quen
thuộc hàng ngày.
– Sử dụng đất nặn (đất sét) và biết kết hợp một số vật liệu sưu tầm/tái sử dụng,... tạo hình
ảnh về chủ đề, có tạo sự ấn tượng cho người xem.
– Tập giới thiệu và mô tả đặc điểm ấn tượng của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm.

– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi, xây dựng nội dung học tập.

88


C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 2)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu
2.3.1

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT

HT

TT

(1)

(2)

(3)


Nhận biết đối tượng thể hiện/miêu tả

2.3.1.1 Biết quan sát, nhận biết đặc điểm chung của sự vật, hiện tượng,...
liên quan chủ đề và xung quanh cuộc sống hàng ngày
2.3.1.2 Biết quan sát, miêu tả chi tiết ấn tượng về đối tượng liên quan tới
chủ đề
2.3.1.3 Bước đầu biết so sánh giữa một số đồ vật hay hình ảnh quen thuộc
2.3.1.4 Biết quan sát và có nhận biết nội dung, màu sắc thể hiện trong tác
phẩm mĩ thuật giới thiệu trong chương trình
2.3.2

Biết biểu đạt ý tưởng hoặc mô phỏng hình ảnh theo ý thích về
chủ đề

2.3.3.1 Biết tạo hình và sử dụng màu sắc có biểu đạt ý tưởng về nội dung
chủ đề
2.3.3.2 Biết kết hợp vẽ trang trí trong vẽ tạo hình đồ vật, cảnh vật, con
vật,... theo ý thích
2.3.3

Biết kết hợp vật liệu sưu tầm/tái sử dụng với đất nặn (đất sét)
trong tạo hình

2.3.3.1 Biết tạo được hình khối, hình ảnh biểu đạt đối tượng yêu thích
2.3.3.2 Biết trang trí cho hình khối, hình dáng,... bằng cách gắn, đính,
dán,... chi tiết tạo đặc điểm riêng cho sản phẩm
2.3.4

Biết cảm nhận, chia sẻ, hợp tác với bạn về nội dung bài học và

sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật

2.3.4.1 Biết cùng bạn trao đổi, thể hiện sự thống trong thực hiện nhiệm
vụ học tập
2.3.4.2 Biết phối hợp với bạn mô tả, giới thiệu sản phẩm hoặc biểu đạt
nội dung chủ đề có kết hợp yếu tố sân khấu hoá
2.3.4.3 Có thể hiện sự liên hệ nội dung chủ đề với cuộc sống thực tiễn

89


D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 2, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Tại thời điểm đánh giá, học sinh đã học được 34 bài/34 tuần/34 tiết, với các nội dung thuộc
lĩnh vực (phân môn) Mĩ thuật:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ cặp sách học sinh; Vẽ cái bình đựng nước.
– Vẽ trang trí: Vẽ thêm vào hình có sẵn (vẽ gà) và vẽ màu; Trang trí hình vuông.
– Vẽ tranh: Vệ sinh môi trường; Đề tài phong cảnh.
– Thường thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng.

– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán các con vật.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết vẽ, cắt/xé dán,... tạo hình phù hợp nội dung chủ đề, có chi tiết sinh động, hấp dẫn
– Biết mô phỏng hình ảnh, hình vẽ, hay đồ vật,... kết hợp tượng tượng theo ý thích, có tạo
thích thú cho người xem.
– Biết vẽ, cắt/xé dán, ghép, đính, xếp,... tạo hình và tô màu theo sự tưởng tượng thể hiện nội
dung chủ đề theo ý thích, tạo ấn tượng cho người xem.
– Biết sắp xếp hình vẽ, hình ảnh, màu sắc trong khuôn khổ giấy, có thể hiện hình ảnh trọng
tâm về nội dung chủ đề.
– Biết giới thiệu và mô tả được đặc điểm ấn tượng của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật
yêu thích.
– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi, xây dựng và thể hiện nội dung học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 2)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

(1)

2.4.1

Biết tạo hình tạo ấn tượng về chủ đề


2.4.1.1

Biết vẽ, xé/cắt dán,... tạo hình phù hợp chủ đề, có chi tiết sinh động,

90

CHT HT
(2)

HTT
(3)


Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT HT
(1)

(2)

HTT
(3)


hấp dẫn
2.4.1.2

Biết mô phỏng đối tượng kết hợp tưởng tượng theo ý thích, có tạo
sự thích thú cho người xem

2.4.1.3

Biết tạo hình 3D kết hợp thể hiện yếu tố tạo hình 2D trên sản phẩm,
có tạo ấn tượng cho người xem

2.4.2

Biết tạo hoạt cảnh đơn giản, có thể hiện trọng tâm cho chủ đề

2.4.2.1

Biết sắp xếp hình ảnh thể hiện trọng tâm cho chủ đề

2.4.2.2

Biết sử dụngmàu sắc phù hợp trong thể hiện trọng tâm cho chủ đề

2.4.3

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm

2.4.3.1

Biết phối hợp cùng bạn trao đổi nội dung và nhiệm vụ học tập


2.4.3.2

Biết chia sẻ cảm nhận của mình với bạn về sản phẩm/tác phẩm
yêu thích

2.4.3.3

Biết cùng bạn giới thiệu, trình bày nội dung chủ đề, có thể hiện
yếu tố sân khấu hoá

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 3 tiêu chí với 8 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức

91


LỚP 3
LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 9 tiết/9 bài/9 tuần, nội dung học ở thời điểm kiểm tra này gồm:

– Vẽ theo mẫu: Vẽ quả, vẽ cái chai, vẽ chân dung.
– Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình có sẵn: Đường diềm, hình vuông .
– Vẽ tranh: Đề tài trường em, tranh tĩnh vật.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi (đề tài môi trường).
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ xé dán hình quả.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết vẽ nét tạo độ đậm nhạt, to nhỏ khác nhau.
– Biết pha trộn được màu sắc từ bút chì màu hoặc sáp màu.
– Biết sử dụng màu sắc có chủ ý cho bài vẽ/hình vẽ.

– Biết mô phỏng hình ảnh, hình vẽ, hay đồ vật,... kết hợp tượng tượng theo ý thích và thể
hiện đặc điểm về đối tượng.
– Biết vẽ hoạ tiết trang trí theo ý thích và trang trí hình đơn giản.
– Tạo tranh 2D hoặc 3D thể hiện hoạt động gần gũi trong cuộc sống.
– Biết giới thiệu và mô tả chi tiết trọng tâm của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật yêu thích.
– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi, xây dựng và thể hiện nội dung học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

3.1.1


Biết sử dụng nét vẽ to nhỏ, đậm nhạt trong tạo hình

3.1.1.1

Biết vẽ tạo hình đồ vật, sự vật quen thuộc: Lọ, cốc, ca, hoa, quả,...
theo ý thích

3.1.1.2

Biết vẽ tạo hình dáng người, con vật, thiên nhiên,... theo ý thích

3.1.1.3

Biết vẽ tạo tranh về hoạt động sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống

2.1.1.4

Biết vẽ hoạ tiết và trang trí hình đơn giản

92

CHT

HT

HTT

(1)


(2)

(3)


Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

3.1.2

Biết tô màu có chủ ý vào hình vẽ/bức tranh

3.1.2.1

Biết sử dụng màu sắc tạo độ đậm nhạt cho hình vẽ, hoạ tiết, hình
trang trí,...

3.1.2.2

Biết lựa chọn màu sắc thể hiện phù hợp với nội dung thể hiện

3.1.3

Biết tạo hình từ đất nặn, giấy màu và một số vật liệu sưu tầm


3.1.3.1

Biết tạo hình có sự đa dạng về hình dáng: Người, con vật, thiên
nhiên,... theo ý thích

3.1.3.2

Biết phối hợp đất nặn và một số vật liệu sưu tầm tạo hình thể hiện
hoạt động sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống

3.1.4

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm

3.1.4.1

Biết cùng bạn trao đổi về nhiệm vụ và cảm nhận về sản phẩm/
tác phẩm

3.1.4.2

Biết chia sẻ cảm nhận và mô tả về sản phẩm/tác phẩm yêu thích

3.1.4.3

Biết cùng bạn giới thiệu, trình bày nội dung chủ đề, có thể hiện
yếu tố sân khấu hoá

CHT


HT

HTT

(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 18 tiết/18 bài/18 tuần, nội dung học ở thời điểm kiểm tra này gồm:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá, vẽ con vật quen thuộc, vẽ lọ hoa.
– Vẽ trang trí: Trang trí cái bát, vẽ màu vào hình sẵn có (tranh dân gian đấu vật).
– Vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, đề tài cô (chú) bộ đội.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

– Biết phối hợp nét vẽ độ đậm nhạt, to nhỏ thể hiện nội dung chủ đề.

93


– Biết tạo hình ảnh về sự vật và con người có thể hiện đặc điểm theo các bộ phận chính và
biểu đạt.
– Biết sử dụng màu sắc có chủ ý, có thể hiện nội dung, ý tưởng về chủ đề.

– Biết mô phỏng hình ảnh, hình vẽ, hay đồ vật,... kết hợp tượng tượng theo ý thích và thể
hiện đặc điểm cơ bản của đối tượng.
– Biết vẽ hình trang trí theo ý thích cho đồ vật quen thuộc.
– Tạo tranh 2D hoặc 3D thể hiện hoạt động gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
– Biết giới thiệu và mô tả hình ảnh yêu thích của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật yêu thích.
– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi, xây dựng và thể hiện nội dung học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn toán, đến cuối năm học, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

3.2.1


Biết phối hợp nét to nhỏ, đậm nhạt trong tạo hình

3.2.1.1

Biết vẽ tạo hình đồ vật, sự vật quen thuộc: Tĩnh vật, trang phục,...
theo ý thích

3.2.1.2

Biết vẽ tạo hình dáng người, con vật, cảnh vật, phương tiện,... theo
ý thích

3.2.1.3

Biết vẽ tạo tranh về hoạt động sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống

3.2.1.4

Biết vẽ hoạ tiết và trang trí hình đơn giản theo một số nguyên tắc
cơ bản

3.2.2

Biết tô màu có chủ ý vào hình vẽ/bức tranh thể hiện ý tưởng về
chủ đề

3.2.2.1

Biết phối hợp màu sắc tạo đậm nhạt cho hình hình trang trí/
bức tranh,...


3.2.2.2

Biết lựa chọn màu sắc tô màu thể hiện ý tưởng về chủ đề

3.2.3

Biết tạo hình từ đất nặn và một số vật liệu sưu tầm

3.2.3.1

Biết tạo hình thể hiện đa dạng về hình dáng: Người, con vật, cảnh
vật thiên nhiên,... theo ý thích

94

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)


Mức độ



tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

3.2.3.2

Biết phối hợp đất nặn và một số vật liệu sưu tầm tạo hình thể hiện
hoạt động sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống, tạo được ấn tượng
cho người xem

3.2.4

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm

3.2.4.1

Biết phối hợp cùng bạn trao đổi nhiệm vụ và cảm nhận về chủ đề,
sản phẩm/tác phẩm

3.2.4.2

Biết chia sẻ cảm nhận và mô tả hình ảnh ấn tượng của sản
phẩm/tác phẩm yêu thích

2.4.4.3

Biết phối hợp cùng bạn giới thiệu, trình bày nội dung chủ đề,

có thông qua hình thức biểu đạt yêu thích

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 4 tiêu chí với 11 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 26 tiết/26 bài/26 tuần, nội dung học ở thời điểm kiểm tra này gồm:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước, vẽ lọ hoa.
– Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông, vẽ màu vào dòng chữ nét đều, vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ

màu vào hình chữ nhật.
– Vẽ tranh: Ngày Tết hoặc lễ hội, đề tài tự do.
– Thường thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Thể hiện được sản phẩm có nội dung sự việc gần gũi trong sinh hoạt, với các hình vẽ to
nhỏ cao thấp, sắp xếp cạnh nhau.
– Sử dụng đường nét, màu sắc tập sáng tạo hoạ tiết, hình ảnh theo ý thích
– Biết tạo hoạ tiết đơn giản, áp dụng vào sản phẩm theo hình thức sắp xếp nhắc lại, xen kẽ.

– Biết mô phỏng hình ảnh, hình vẽ, hay đồ vật,... kết hợp tượng tượng theo ý thích, có tạo
thích thú cho người xem.
– Biết tô màu theo ý thích vào hình cho trước thể hiện đậm nhạt, chính phụ.

95


– Biết vẽ tranh, hình trang trí có thể hiện hợp lí giữa các hình vẽ, hình mảng.
– Biết giới thiệu và mô tả hình ảnh ấn tượng về bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật yêu thích.
– Biết phối hợp với bạn trao đổi, xây dựng và trình bày về sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu


Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

3.3.1

Biết vẽ tranh theo nội dung và chủ đề cho trước hay tự chọn

3.3.1.1

Biết vẽ hình ảnh, hình vẽ có sự khác nhau về kích thước, vị trí
trong tranh

3.3.1.2

Biết vẽ tạo các hình mảng, hình khối khác nhau trong tranh

3.3.1.3

Biết sắp xếp các hình vẽ, hình khối to nhỏ, cao thấp có tạo sự hợp
trong tranh và phù hợp nội dung chủ đề

3.3.1.4

Biết tô màu cho bài vẽ tạo được ấn tượng cho người xem về:
đậm nhạt, kích thước. Bước đầu tạo được không gian cho tranh

3.3.2

Biết sáng tạo hoạ tiết trang trí


3.3.2.1

Biết sử dụng đường nét vẽ và tạo hình hoạ tiết trang trí đơn giản
theo ý thích

3.3.2.2

Biết cắt, dán, đính, ghép, xếp,... tạo hoạ tiết trang trí đơn giản từ
giấy màu, lá cây, sợi len,...

3.3.2.3

Biết vận dụng hoạ tiết trang trí vào bài tập: trang trí hình cơ bản
hoặc đồ vật sử dụng nguyên tắc trang trí nhắc lại, xen kẽ

3.3.3

Biết tạo tranh tĩnh vật

3.3.3.1

Biết vẽ, tô màu mô phỏng một số đồ vật theo mẫu hoặc tưởng tượng

3.3.3.2

Biết cắt, xe/dán hình ảnh một số đồ vật quen thuộc tạo tranh tĩnh vật

3.3.4

Biết tạo hình sự vật, đồ vật,... con người từ đất nặn hoặc vật

sưu tầm

3.3.4.1

Biết tạo hình dáng, tư thế, động tác khác nhau cho dáng người,
con vật, cảnh vật thiên nhiên,... theo ý thích

96

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)


Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)


3.3.4.2

Biết tạo hoạt cảnh về sinh hoạt gần gũi, quen thuộc, có tạo ấn tượng
và hấp dẫn cho người xem

3.3.5

Thể hiện sự hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm/tác phẩm

3.3.5.1

Biết phối hợp cùng bạn trao đổi nhiệm vụ và cảm nhận về chủ đề,
sản phẩm/tác phẩm

3.3.5.2

Biết chia sẻ cảm nhận và mô tả hình ảnh ấn tượng của sản phẩm/
tác phẩm yêu thích

3.3.5.3

Biết phối hợp cùng bạn giới thiệu, trình bày nội dung chủ đề, có sử
dụng hình thức biểu đạt yêu thích

CHT

HT

HTT


(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá giữa học kì II (lượng hoá dựa trên 5 tiêu chí với 14 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 34 tiết/34 bài/34 tuần, nội dung học ở thời điểm kiểm tra này gồm:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả, cái ấm pha trà.
– Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn.
– Vẽ tranh: Tĩnh vật (lọ và hoa), đề tài các con vật, đề tài mùa hè.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi thế giới.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Biết được đặc điểm chung của chủ đề/đối tượng miêu tả/thể hiện.
– Biết tạo và sắp xếp hình ảnh thể hiện ấn tượng, phù hợp với khuôn khổ giấy/vở.
– Biết lựa chọn màu sắc thể hiện nội dung chủ đề.
– Biết giới thiệu và mô tả được đặc điểm ấn tượng của bài vẽ/sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật

yêu thích.
– Biết phối hợp với bạn trong trao đổi, xây dựng và thể hiện nội dung học tập.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
97


1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mức độ


tham
chiếu
3.4.1

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

CHT

HT

TT

(1)

(2)


(3)

Nhận biết một số sự biểu đạt của một số yếu tố tạo hình thể
hiện chủ đề/đối tượng miêu tả/thể hiện

3.4.1.1 Biết sự đa dạng trong sử dụng màu sắc
3.4.1.2 Biết sự đa dạng trong sử dụng đường nét
2.3.1.3 Biết sự đa dạng trong sử dụng chất liệu (màu, đất nặn) hay giấy
màu, vật sưu tầm/tái sử dụng,...
3.4.2

Biết tạo hình có thể hiện sự sinh động và tạo ấn tượng cho
người xem

3.4.2.1 Biết cắt/xé dán, vẽ tạo hình 2D và tô màu có phù hợp với chủ đề
3.4.2.2 Biết nặn, ghép/đính tạo hình 3D có phù hợp với ý tưởng thể hiện
về chủ đề
3.4.2.3 Biết phối hợp tạo hình 2D với 3D thể hiện được nội dung chủ đề
3.4.3

Biết cảm nhận, chia sẻ, hợp tác với bạn về nội dung bài học và
sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật

3.4.3.1 Biết cùng bạn trao đổi về thực hiện nhiệm vụ học
3.4.3.2 Biết phối hợp cùng bạn liên kết sản phẩm tạo hình 2D hoặc 3D
tạo hoạt cảnh/mô hình đơn giản, có ấn tượng cho người xem
3.4.3.3 Biết phối hợp với bạn mô tả, giới thiệu sản phẩm hoặc biểu đạt
nội dung chủ đề có yếu tố sân khấu hoá và có liên hệ thực tế cuộc
sống hàng ngày
3.4.3.4 Có cảm nhận và mô tả chi tiết ấn tượng về tác phẩm mĩ thuật

yêu thích
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 3 tiêu chí với 10 chỉ báo)
Xếp mức
Số chỉ báo
Đạt mức

98

CHT

HT

HTT


LỚP 4
LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 9 tiết/9 bài/9 tuần, nội dung bao gồm 5 phân môn/5 lĩnh vực:
– Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa lá và quả dạng hình cầu.
– Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu, Chép hoạ tiết trang trí dân tộc và vẽ đơn giản hoa lá.
– Vẽ tranh: Đề tài con vật và phong cảnh quê hương.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh.
– Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Tập quan sát nhận biết được đặc điểm của hoa lá và quả dạng hình cầu, bước đầu tập nhận
biết kích thước, tỉ lệ của vật mẫu. Biết vẽ hình vật mẫu phù hợp với khổ giấy/vở thực hành.
– Nhận biết vẻ đẹp của một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tập tạo hoạ tiết hoa, lá đơn giản
theo ý thích.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh và hình dáng động, tĩnh của các con vật

quen thuộc. Biết vẽ tranh phong cảnh quê hương và tranh các con vật theo ý thích, tranh vẽ có sự
sắp xếp hình ảnh phù hợp với chủ đề/đề tài.
– Biết nặn tạo hình con vật quen thuộc và tạo được sự sinh động cho chúng.
– Biết phối hợp với bạn thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Biết mô tả sản phẩm, bài vẽ của mình/của nhóm và giới thiệu với bạn.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu

Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

4.1.1

Biết vẽ vật mẫu hoa lá và quả dạng tròn

4.1.1.1

Nhận biết đặc điểm của mẫu: hoa, lá, quả dạng tròn và kích thước,
tỉ lệ của các vật mẫu đó

4.1.1.2

Vẽ (hoặc xé dán) mô phỏng hình hoa, lá và quả và thể hiện phù

hợp trong khuôn khổ giấy/vở thực hành

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

99


Mức độ


tham
chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

4.1.1.3

Biết tô màu có đậm, nhạt cho hình hoa lá và quả theo ý thích (hoặc
có thể vẽ đậm nhạt cho quả bằng bút chì đen)


4.1.2

Biết tạo màu khác nhau từ các màu cơ bản

4.1.2.1

Biết pha/chồng màu để tạo màu da cam, màu xanh lục, màu tím

4.1.2.2

Nhận biết các cặp màu bổ túc và màu nóng lạnh

4.1.2.3

Biết sử dụng và tô màu vào các bài vẽ: hoa, lá, quả, hoạ tiết trang
trí và tranh phong cảnh, tranh vẽ con vật và các hình ảnh khác theo
ý thích

4.1.3

Biết tạo hoạ tiết hoa lá đơn giản

4.1.3.1

Nhận biết vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc

4.1.3.2

Tập tạo hoạ tiết hoa, lá và tô màu theo ý thích


4.1.4

Biết tạo hình và vẽ tranh đề tài con vật quen thuộc, đề tài
phong cảnh

4.1.4.1

Biết được đặc điểm, vẻ đẹp của tranh phong cảnh và của hình dáng
tĩnh, hình dáng động về các con vật quen thuộc

4.1.4.2

Biết nặn hoặc vẽ, xé/cắt dán (hoặc xếp, ghép, đính,...) tạo hình các
con vật quen thuộc và tranh phong cảnh theo ý thích

4.1.4.3

Biết tạo các hình dáng, tư thế khác nhau trong thực hiện tạo hình
tranh phong cảnh và các con vật quen thuộc

4.1.5

Biết hợp tác, chia sẻ và cảm nhận sản phẩm

4.1.5.1

Biết cùng bạn thực hiện nhiệm vụ học tập

4.1.5.2


Biết giới thiệu, chia sẻ sản phẩm của mình, hoặc của nhóm, của bạn

CHT

HT

HTT

(1)

(2)

(3)

D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 5 tiêu chí với 13 chỉ báo)
Xếp mức

CHT

HT

HTT

Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN MĨ THUẬT
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 18 tiết/18 tuần/18 bài. Trong đó các nội dung học ở thời điểm kiểm
tra này gồm:
100



– Vẽ theo mẫu: Đồ vật có dạng hình trụ, mẫu có hai đồ vật, tĩnh vật lọ và quả.
– Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm, trang trí hình vuông.
– Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt, vẽ chân dung.
– Thường thức mĩ thuật: Xem tranh hoạ sĩ.
– Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Tập quan sát nhận biết đặc điểm và vẽ được vật mẫu: Đồ vật có dạng hình trụ, lọ hoa và
quả, mẫu có hai đồ vật (hoặc cái ca và quả). Tập phân biệt kích thước, tỉ lệ của vật mẫu. Biết vẽ
hình vật mẫu phù hợp với khổ giấy/vở thực hành.
– Cảm nhận vẻ đẹp và ứng dụng của trang trí đường diềm, trang trí hình vuông trong cuộc
sống. Biết sử dụng đường diềm vào trang trí ứng dụng.
– Nhận biết nội dung, vẽ được hình ảnh thể hiện tranh đề tài sinh hoạt và vẽ được chân dung
theo ý thích, biết sắp xếp hình ảnh phù hợp với khuôn khổ giấy/vở thực hành.
– Nhận biết về tác phẩm mĩ thuật và một số chất liệu vẽ tranh của hoạ sĩ.
– Biết tạo được hình dáng ô tô hoặc con vật từ vật liệu sưu tầm/tái sử dụng: Vỏ hộp, giấy,
bìa giấy, vỏ lon,...
– Biết phối hợp với bạn thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Biết mô tả sản phẩm, bài vẽ của mình/của nhóm và giới thiệu với bạn.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Mĩ thuật, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).

tham
chiếu


Mức độ
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

4.2.1

Biết vẽ vật mẫu: Đồ vật dạng hình trụ, lọ hoa và quả, mẫu vẽ
có hai đồ vật

4.2.1.1

Nhận biết đặc điểm của các vật mẫu và tập phân biết kích thước, tỉ
lệ, màu sắc của các vật mẫu đó

4.2.1.2

Vẽ (hoặc xé dán) mô phỏng hình các đồ vật và thể hiện phù hợp
trong khuôn khổ giấy/vở thực hành

4.2.1.3

Biết tô màu tạo độ đậm, nhạt cho hình vật mẫu theo ý thích (hoặc
có thể vẽ đậm nhạt cho quả bằng bút chì đen)

CHT

HT

HTT

(1)


(2)

(3)

101


×