Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài viết về cơ hội và thách thức của việt nam khi tham gia TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.17 KB, 10 trang )

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
KHI THAM GIA TPP
 CH. Trương Phú Quí (*)
 CH. Huỳnh Khánh An (**)
TÓM TẮT
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được
ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn
cầu. Sau 30 năm đổi mới, quá trình hội nhập kinh tế là một nội dung quan trọng, luôn được khẳng định
và giải thích sâu sắc qua các Nghị quyết của Đảng. Việc nước ta kí kết thành công Hiệp định TPP cho
thấy kết quả của sự tiếp thu từ Nghị quyết của Đảng, sự kiên trì đàm phán cùng với tinh thần hợp tác,
lấy lợi ích quốc gia làm mục tiêu cao nhất. Hội nhập kinh tế quốc tế còn là một trong những điều kiện
tiên quyết trong thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây
dựng. Đây là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát
triển thương mại khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển
rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bước ngoặc lịch sử này cũng đồng thời tạo ra
nhiều cơ hội và thách thức đối với các thành viên của TPP, trong đó có Việt Nam – quốc gia mà bài
viết muốn đề cập.
Từ khoá: TPP, cơ hội, thách thức, Việt Nam.
SUMMARY
February 4th, 2016, the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP) was
signed by 12 countries, including Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore, United States and Vietnam, economies of scale have accounted for 40% of
GDP and 30% of global trade. After 30 years of innovation, the process of economic integration is an
important content, always be positive and profound interpretation through the resolutions of the
Communist Party of Vietnam. The success of our country in TPP shows the result successful of the
resolutions of the Communist Party of Vietnam, perseverance negotiations with the spirit of
cooperation, taking national interest as the highest goal. International economic integration is one of
the prerequisites of economic institutions of modern market-oriented socialism which our country was
built. This is a free trade agreement new generation - is expected to become a model for the
development of regional trade and the world with higher requirements in the context of development of


productive forces rapidly and global integration deeper economic. This historic landmark has also
created many opportunities and challenges for the members of the TPP, including Vietnam - the
country we want to mention.
Key words: TPP, opportunities, challenges, Viet Nam.
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


1. Những cơ hội của TPP đối với Việt Nam
Một công bố báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy GDP của Việt
Nam có thể tăng cao nhất nếu hàng rào thuế được dở bỏ. Nhiều chuyên gia nhận xét Việt Nam sẽ là
nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP; GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu
ngành sản xuất nội địa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP, Việt Nam có
nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là:
- Thúc đẩy kinh tế, thương mại phát triển nhanh chóng và rõ ràng
TPP giúp cho Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường trọng điểm, tránh
phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định, đặc biệt, khu vực Đông Á (gồm ASEAN,
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam (thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu trên 75%). Tỷ trọng trên là quá lớn,
tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra khi kinh tế của khu vực Đông Á có biến động bất lợi. Quyết định giảm thuế
nhập khẩu về 0% của các nước Mỹ, Nhật Bản sẽ tạo ra một lực đẩy cực lớn cho hoạt động xuất khẩu
của nước ta. Thị trường Mỹ hiện chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam,
Nhật Bản chiếm 11% và các nước TPP khác chiếm khoảng 4%. Chính vì thế, việc đàm phán thành công
TPP sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nguyên liệu; các chỉ tiêu về xuất siêu, giá trị gia tăng, tỷ
lệ nội địa hóa của ngành sẽ được nâng cao. Dự đoán việc xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào
năm 2025 và tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt 70% vào năm 2030.
- Thúc đẩy và cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam và các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực
Dựa theo cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư. Thời gian qua, đã có nhiều tập đoàn lớn của
nước ngoài đã đầu tư dự án mới hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau để

tạo bước chuẩn bị sau này. Vì vậy, ta có thể tự tin nói rằng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn,
không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu mà còn trong các lĩnh vực khác như tài chính,
ngân hàng, bất động sản....Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm
hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thỏa thuận TPP sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng may mặc Việt Nam vào thị
trường các quốc gia thành viên, qua đó gia tăng cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác
trong khu vực. Ngoài ra, TPP cũng quy định các hàng hóa Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản
xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Điều này thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu lại bao gồm các thị trường lớn
như Hoa Kỳ, Nhật Bản, hứa hẹn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới được hình thành.
Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft,... đã đầu tư mạnh vào Việt
Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành một cứ điểm quan trọng nằm trong chuỗi sản xuất các mặt
hàng công nghệ cao… Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều
kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao. Đây là cơ
hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới.
TPP tạo cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam tái cơ cấu và phát triển. Các nước thành viên
TPP đầu phải cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là Nhật Bản-nước có sự
bảo hộ cao đối với ngành này. Khi mở cửa, Nhật Bản không còn lợi thế sản xuất mặt hàng này, bởi chi
phí sản xuất của họ rất cao và thiên tai thường xảy ra nên phải tìm hướng đầu tư và Việt Nam hoàn toàn
thu hút được dòng dịch chuyển đầu tư trong lĩnh vực này từ Nhật Bản với lợi thế chi phí sản xuất rẻ.
Các hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay: các doanh nghiệp Nhật Bản đặt hàng các doanh nghiệp Việt
Nam sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn của thị trường Nhật; các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đầu
tư vào Việt Nam thuê nông dân Việt Nam sản xuất, sau đó sẽ xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Cụ thể, ngày
24/2/2016, tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản hợp tác với tập đoàn FPT thành lập Trung tâm hợp tác Nông

nghiệp thông minh Fujitsi - FPT để đưa giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong
nông nghiệp của Fujitsi vào Việt Nam đặc biệt là cây trồng được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động
trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm công sức cho người trồng và cho sản
phẩm có chất lượng vượt trội.
- Tiếp tục việc hoàn thiện thể chế
Như chúng ta đã biết, thể chế là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững
chứ không phải là các lợi thế tự nhiên (tài nguyên, vị trí địa lý..). Thể chế tạo ra lợi thế so sánh động
và đây chính là lợi ích dài hạn khi tham gia TPP. Tăng trưởng xuất khẩu, thu hút mạnh đầu tư là kết
quả cụ thể của quá trình hoàn thiện thể chế theo yêu cầu.
Khi tham gia vào TPP, Việt Nam đã tận dụng các cơ hội và kinh nghiệm rút ra để tiếp tục hoàn
thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, là một trong 3 thể chế đột phá chiến lước đã được
Đảng và Nhà nước xác định, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế
Việt Nam, làm có thêm nhiều cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh, từ đó thúc đẩy đầu tư trong
nước và ngoài nước. Việt Nam sẽ phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh
mẽ DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả
với doanh nghiệp FDI. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với
quy định của TPP. Tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, có thể tiên liệu được và thị
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


trường cạnh tranh bình đẳng. Tăng cường thể chế thực thi và chế tài xử phạt; bảo đảm sự tham gia của
các bên liên quan trong quá trình xử lý tranh chấp.
Thêm vào đó, TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của
bộ máy Nhà nước (quy định cụ thể tại Chương 26) sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy
mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu.
- Thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao
Ví dụ như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vaccine và một số sản

phẩm Việt Nam có bước phát triển mạnh trong các năm qua) bằng việc hoàn thiện và tăng cường công
tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Nâng cao tốc độ tăng trưởng
Việt Nam khi tham gia TPP sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói
giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn
nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có FTA với
Việt Nam phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, do đó nếu có một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp
với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham
gia TPP. Đặc biệt, do TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do
hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp Việt
Nam tăng trưởng bền vững hơn.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ khẳng định vai trò, vị thế
chính trị và ngoại giao của Việt Nam trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đi đôi với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Qua các thuận lợi trên ta có thể thấy được TPP đã tác động mạnh đến tình hình phát triển kinh tế,
các nhóm ngành khác nhau tại Việt Nam. Có thể điển hình nhất đó là ngành dệt may. Các nước tham
gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật. 40% giá trị hàng hóa
của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP, các mặt hàng quần áo dệt may và da giày đã
chiếm 31% tổng giá trị. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc)
vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường Nhật. Sản lượng ngành dệt may sẽ tăng 21% và tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020, tính chung tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11.5 tỉ USD
đến năm 2020, dựa trên dự báo của World Bank.
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


Tuy được hưởng lợi ích khá nhiều từ TPP nhưng ngành dệt may vẫn gặp phải một số khó khăn
nhất định. Đó là quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Quy tắc này bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải

sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu
đãi. Do các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào (sợi, dệt, nhuộm vải) cần nhiều vốn và liên quan đến
vấn đề môi trường, trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên
việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm. Chỉ một số ít các doanh nghiệp quy
mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước (đứng đầu là Tổng công ty dệt may VINATEX) có các
dự án nhằm đón đầu TPP. Trong năm 2015, VINATEX đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ
yếu về sợi – dệt – nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong tập đoàn. Thêm vào
đó, cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch nguồn cung sang các
nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP. Ngành dệt may đóng góp
4.18 tỉ USD vốn FDI, chiếm 76.2% tổng vốn FDI được chấp thuận tính đến giữa năm 2015. Trong đó
có dự án lớn nhất từ trước đến nay của ngành dệt may được ghi nhận với trị giá 660 triệu USD của tập
đoàn dệt may Hàn Quốc Hyosung Group đặt tại tỉnh Đồng Nai, dự kiến sẽ cung ứng vải sợi công
nghiệp cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy không được hưởng thuế suất 0%, một số doanh nghiệp
dệt may sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để
gia công. Nếu TPP có hiệu lực và các doanh nghiệp dệt may đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng, mức
độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp niêm yết lên thị trường chứng khoán là không đáng kể. Vốn hóa
của các cổ phiếu dệt may khoảng 4.281 tỉ đồng, chỉ chiếm 0.36% tổng vốn hóa thị trường tính đến hết
tháng 6 năm 2015.
Nằm giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng Tây, Tây Nam, và là cửa ngỏ nối liền
Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Long An được đánh giá là tỉnh có môi trường
đầu tư hấp dẫn rất thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp cận thị trường trong khu vực
nhất là đối với các doanh nghiệp dệt may. Tính đến tháng 6 năm 2016, hiện có 7223 doanh nghiệp,
công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt maymay mặc chiếm tỷ lệ khá cao. Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu
đạt 3.702,9 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 13% so với năm trước, trong đó hàng dệt may, may
mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt
1849,1 triệu USD đạt 43,4% kế hoạch và tăng 7,3% so với cùng kỳ, theo đó hàng dệt may, may mặc
vẫn là những mặt hàng chủ yếu, tỷ trọng ngành công nghiệp dệt may phát triển mạnh. Khi TPP có hiệu
lực sẽ là “tín hiệu” tích cực đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Long An nói riêng, theo
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An

(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


đó kim ngạch xuất khẩu tại Long An ước đạt khoảng 4.260 triệu USD trong năm 2016 và kỳ vọng đạt
mức tăng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2016-2020 trong đó các mặt hàng dệt may, may mặc
được đánh giá sẽ có mức tăng nhanh đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh từ 9 đến 9.5% mỗi năm
do các điều kiện ưu đãi về thuế quan khi TPP có hiệu lực và các chính sách thu hút đầu tư của chính
quyền địa phương như: hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, đối thoại cùng doanh
nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội…Bên cạnh đó, khi TPP có hiệu lực sẽ giúp giải quyết được vấn đề lao động, nhất là vấn đề nông
thôn được dự báo tăng từ mức khoảng 16.000 lao động lên mức khoảng 150.000 lao động vào năm
2021. Tuy nhiên, khi TPP có hiệu lực ngành dệt may Việt Nam nói chung và Long An nói riêng sẽ gặp
không ít khó khăn:
Thứ nhất, là về nguyên phụ liệu: theo quy định định về nguồn gốc xuất xứ của TPP, một sản
phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi
trở đi, phải được sản xuất tại các nước tham gia TPP, hiện các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh
chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc gia công sản phẩm để xuất khẩu, nguồn nguyên
liệu chủ yếu được nhập từ các nước không tham gia TPP (chủ yếu là Trung Quốc);
Thứ hai, việc liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh còn yếu. Các doanh nghiệp chưa
tìm được khách hàng trực tiếp mà thường xuất khẩu sang trung gian hoặc gia công cho các công ty
nước ngoài nên họ rất dễ chỉ định chúng ta dùng nguồn nguyên vật liệu của họ. Khách hàng lớn cũng
chỉ định dùng dịch vụ logictis của hãng tàu biển theo yêu cầu của họ…gây khó khăn cho doanh nghiệp
nội địa. Hơn nữa, tỉnh không đồng ý tiếp nhận hoặc cho thuê các cơ sở để xây dựng cơ sở nhuộm vì
đây là ngành dễ gây ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước chỉ sản xuất được
số lượng rất nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may.
2. Những thách thức của TPP đối với Việt Nam
Một Hiệp định TPP đem lại những kết quả và lợi ích lớn thì cũng đi kèm với nhất thử thách và
khó khăn nhất định. TPP đã đặt ra những thách thức cho Việt Nam, đó là:
- Về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều

lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của nước ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt, ví
dụ như chăn nuôi. Dự kiến đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực.
Ngoài ra, dù kim ngạch xuất khẩu có thể tăng trưởng cao nhưng do cơ cấu hàng xuất khẩu chưa mang
tính hiệu quả ứng dụng cao, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô,… khiến cho việc cạnh tranh giá trị,
chất lượng của hàng hoá trở nên yếu đi. Sức ép về việc mở cửa thị trường cũng thật sự là vấn đề của
các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ thật sự gặp khó khăn nếu như không có sự chuẩn
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


bị tốt ngay từ đầu cho việc hội nhập, việc giảm thu ngân sách từ giảm thuế nhập khẩu sau khi thực hiện
TPP. Hơn nữa, việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam
gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh
tranh sẽ gay gắt hơn.
Đối với những ngành khác, cạnh tranh cũng có thể xảy ra nhưng ở mức độ không lớn bởi vì các
nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh
với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tiếp đến, quy tắc xuất xứ hàng hoá của TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên
của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên liệu của nước
thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Do vậy, Việt Nam phải có hướng
dẫn cung cấp thông tin đầy đủ cho DN trong việc tiếp cận được những cơ hội của thị trường mới mà
trong đó những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố thị trường,
và cả những thông tin về chính sách vĩ mô, phải có cơ chế thông tin xuyên suốt, vận dụng một cách
linh hoạt và nhanh nhạy để bảo đảm cho khả năng tiếp cận thị trường của DN Việt Nam mà chúng ta
đều hiểu còn hạn chế rất nhiều về nguồn thông tin khi tiếp cận thị trường đó.
- Về xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan
của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là
những tiêu chuẩn mà Việt Nam đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ
luật, kỷ cương.

- Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước
hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất
và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất
nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không
cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp, dự kiến tác động này là
có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
3. Một số giải pháp cần thực hiện đối với Việt Nam sau khi TPP được ký kết
- Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp Việt Nam
 Nâng cao năng lực của Nhà nước trong định hướng phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh của
doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và cam kết trong TPP: nâng cao chất lượng các chiến lược, quy
hoạch phát triển; xây dựng chính sách nâng cao chất lượng phát triển hệ thống doanh nghiệp, từ quy
mô đến năng suất.
(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An


 Xây dựng cơ chế khuyến khích tinh thần và nỗ lực tự thân từ chính doanh nghiệp: hướng dẫn và
khuyến khích doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và áp dụng phương thức quản trị doanh
nghiệp hiện đại. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn, quản trị tài chính hiệu quả. Tích cực nghiên cứu
và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cung ứng và thị trường đầu ra. Chủ động nghiên cứu, tiếp cận
các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tích cực hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp của các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
- Cải thiện công tác tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và mở rộng cơ hội thị
trường đầu ra cho doanh nghiệp
 Tập trung các giải pháp nhằm tạo thuận lợi tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
như vốn, lao động, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài nguyên cho các doanh nghiệp.
 Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường đầu ra thông qua các giải pháp phát triển thị trường trong
nước và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế để tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định TPP.
 Hoàn thiện thể chế thị trường nhằm phát triển đồng bộ các loại thị trường; đảm bảo việc cạnh
tranh công bằng, lành mạnh theo Kết luận số 103-KL/TW ngày 29/9/2014 của Bộ Chính trị.

- Rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh của doanh
nghiệp từ gia nhập, hoạt động trên thị trường đến rút khỏi thị trường gắn với yêu cầu thực tiễn và tuân
thủ các cam kết hội nhập quốc tế.

(*) Thư kí Phòng thanh tra pháp chế - Trường ĐH KTCN Long An
(**) Học viên Cao học TCNH - Khoá 1 - Trường ĐH KTCN Long An



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trang thông tin điện tử, Bộ Công Thương - />[2] Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - />[3] Cổng thông tin điện tử Chính phủ - TP Hồ Chí Minh - />[4] Báo cáo vĩ mô đặc biệt ngày 6/10/2015 - />


×