Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống camera giám sát kết nối internet của công an thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN VĂN HỘI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN
HOẠT ĐỘNG TẤN CÔNG MẠNG QUA VIỆC CHIẾM QUYỀN
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT KẾT NỐI
INTERNET CỦA CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN VĂN HỘI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN
HOẠT ĐỘNG TẤN CÔNG MẠNG QUA VIỆC CHIẾM QUYỀN
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT KẾT NỐI
INTERNET CỦA CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị an ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm



LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Thiếu tƣớng,TS. NGUYỄN THẾ BÌNH

Hà Nội - 2017


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của
chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, nghiên cứu và chưa được công bố trong
bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công
thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả
đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và
Kinh doanh, và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hội

2


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền
thống tại Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, với những kiến thức, cách

tiếp cận khác nhau trong quá trình học tập, nghiên cứu và ứng dụng, đã giúp tác giả rèn
luyện kỹ năng tiếp cận hệ thống, kỹ năng tư duy chiến lược, phát triển tri thức, lựa chọn và
sử dụng các công cụ liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu trong công tác Quản trị An ninh
phi truyền thống, giúp tác giả có kiến thức nền tảng để nghiên cứu hoàn thành luận văn
thạc sỹ: "Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua
việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành
phố Hà Nội", cũng như mục tiêu học tập suốt đời.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản trị và Kinh doanh,
Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là Phó Giáo sư – Tiến sỹ Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm
Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Thượng tướng, Tiến sỹ Nguyễn
Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Bùi
Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an là các tác giả nghiên cứu, xây dựng khung chương trình
và triển khai đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống. Xin trân trọng cảm ơn
Thiếu tướng.TS. Nguyễn Thế Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV - Bộ Công an đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ: "Thực trạng và giải
pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ
thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội".
Hà Nội, ngày ….. tháng …… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hội

3


MỤC LỤC
Chữ viết tắt

6


Danh mục bảng

7

Danh mục hình vẽ

8

Mở đầu

9

1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

11

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

12

3.

Mục đích nghiên cứu

13


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13

5.

Phương pháp nghiên cứu

14

6.

Kết quả nghiên cứu của đề tài

15

7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

15

8.

Kết cấu luận văn

15


Chƣơng I

Một số khái niệm và mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet.

16

1.1.

Một số khái niệm

16

1.1.1

Khái niệm phòng ngừa

16

1.1.2

Khái niệm ngăn chặn

16

1.1.3

Khái niệm tấn công mạng, các nguy cơ tấn công mạng

16


1.1.4

Khái niệm chiếm quyền điều khiển

17

1.1.5

Khái niệm hệ thống Camera giám sát, các thiết bị dùng trong hệ thống

17

1.1.6

Khái niệm Internet, các phương thức kết nối Internet

22

1.2

Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet, lỗ hổng bảo mật
hệ thống Camera giám sát

24

1.2.1

Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet

24


1.2.2

Lỗ hổng bảo mật hệ thống Camera giám sát kết nối Internet

25

1.3

Các yếu tố nội hàm và phương trình khoa học

28

1.3.1

Các yếu tố nội hàm của đề tài

28

1.3.2

Phương trình khoa học

29

1.3.3

Bảng hỏi đánh giá năng lực phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công
mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống camera giám sát kết
nối Internet


29

Chƣơng II

Thực trạng hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an
thành phố Hà Nội và nguy cơ mất an ninh, an toàn.

31

2.1

Thực trạng hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an
thành phố Hà Nội

31

2.1.1

Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của CATP Hà Nội

31

2.1.2

Thiết bị, công nghệ, con người, quy trình, chính sách thực hiện đối với
hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của CATP Hà Nội

32


4


Đánh giá năng lực phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng
qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối
Internet của Công an thành phố Hà Nội

46

Chƣơng III Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc
chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của
Công an thành phố Hà Nội.

52

2.2

3.1

Nhóm giải pháp về chính sách

52

3.2

Nhóm giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

52

3.2.1


Giải pháp phòng ngừa nguy mất an ninh, an toàn từ bên ngoài vào hệ
thống Camera kết nối Internet

53

3.2.2

Giải pháp phòng ngừa nguy mất an ninh, an toàn từ bên trong hệ thống
Camera kết nối Internet ra bên ngoài

56

3.2.3

Giải pháp phòng ngừa nguy mất an ninh, an toàn giữa các đơn vị sử
dụng hệ thống Camera kết nối Internet

3.3

Nhóm giải pháp về nguồn lực và chính sách

64

3.4

Nhóm giải pháp về tài chính

65


3.5

Nhóm giải pháp về hợp tác trong và ngoài nước

65

Kết Luận

67

Tài liệu tham khảo
Phụ lục: Đánh giá mức độ an ninh, an toàn hệ thống Camera giám sát kết nối
Internet của Công an thành phố Hà Nội

69

5


CHỮ VIẾT TẮT
Ngành: Bộ Công an
CATP: Công an thành phố Hà Nội
UTM: Unified Threat Management – Giải pháp bảo mật toàn diện.
IDS: Intrusion Detection Systems – Hệ thống phát hiện xâm nhập
IPS: Intrusion Prevention System - Hệ thống phòng chống xâm nhập
VPN: Vitual Private Network – mạng riêng ảo.
DMZ: Demilitarized Zone – vùng phi quân sự/ thuật ngữ kỹ thuật chỉ vùng mạng
trung lập giữa mạng nội bộ và mạng Internet.
APT: Advanced Persistent Threat – Tấn công có chủ đích


6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách 79 nhà cung cấp tồn tại lỗ hổng thực thi mã từ xa trong CCTV

27

Bảng 1.2. Bảng hỏi, đánh giá năng lực phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng
qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet.

29

Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá năng lực phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng
qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của CATP 50

7


CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Camera giám sát trên nóc nhà

17

Hình 1.2. Góc quan sát của Camera

19

Hình 1.3. Góc quan sát của 1 camera có tiêu cự khác nhau.


20

Hình 1.4. Cáp Đồng Trục (Camera Analog); Cáp Mạng RJ-45 (Camera IP)

21

Hình 1.5. Mô tả kết nối Internet

22

Hình 1.6. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet

24

Hình 2.1. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của CATP

32

Hình 2.2. Mô hình giải pháp bảo mật toàn diện, đa lớp

33

Hình 2.3. Mô hình lớp Firewall bên ngoài

34

Hình 2.4. Mô hình lớp Firewall bảo vệ hệ thống máy chủ

35


Hình 2.5. Mô hình IDPs đặt trước Firewall

43

Hình 2.6. Mô hình IDPs đặt giữa Firewall và miền DMZ

44

Hình 2.7. Mô hình IDPs là một modul trong giải pháp bảo mật UTM

45

Hình 3.1. Mô hình mạng VPN

53

Hình 3.2. Mô hình IPSec trong VPN

55

Hình 3.3. Mô hình SSL trong VPN

55

Hình 3.4. Mô hình PPTP dùng song song với IPSec trong VPN

56

Hình 3.5. Mô hình hóa tấn công APT


57

Hình 3.6. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của CATP
bổ sung VPN, phòng chống APT và Firewall quy mô nhỏ.

64

8


MỞ ĐẦU
Qua nghiên cứu tác giả nhận thức An ninh mạng là vấn đề cốt lõi của An ninh phi
truyền thống. Để phân tích nhận định trên, tác giả đi từ các quan điểm:
- Theo các tác giả nghiên cứu, xây dựng khung chương trình và triển khai đào tạo Thạc
sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống tại Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà
Nội: Thượng tướng, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng
tướng, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; Phó Giáo sư – Tiến
sỹ Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, An
ninh phi truyền thống là an ninh của nhà nước, con người và doanh nghiệp (Cách tiếp cận
lấy con người làm trung tâm); mục tiêu chính của quản trị An ninh phi truyền thống là ổn
định và phát triển bền vững của nhà nước, con người (cộng đồng) và doanh nghiệp; An
ninh phi truyền thống tác động trực tiếp đến quốc tế (VD: An ninh mạng...), khu vực (VD:
Đói, dịch bệnh...), nhà nước (đảng cầm quyền, thể chế…), an ninh con người (cộng đồng) và
an ninh doanh nghiệp.
- Năm 1994, báo cáo Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc (UNDP) đã đề ra khái niệm “An ninh con người”, bao gồm 7 thành tố chính: an ninh
kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh
cộng đồng, và an ninh chính trị.



An ninh kinh tế: Bảo đảm mức thu nhập cơ bản của con người (thông qua các công

việc trong khu vực kinh tế tư nhân hay nhà nước, công việc làm công ăn lương hay từ phúc
lợi xã hội của chính phủ). Mối đe doạ chính của an ninh kinh tế chính là tình trạng đói
nghèo.


An ninh lương thực: Đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận nguồn lương thực

cơ bản để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho một cuộc sống hiệu quả và khoẻ mạnh.
Nguồn lương thực sẵn có để cung cấp là điều cần thiết nhưng chưa phải là một điều kiện
đủ để đảm bảo an ninh lương thực vì con người vẫn có thể chết đói vì không có khả năng
tiếp cận đến nguồn lương thực do hệ thống phân phối không hiệu quả hay con người thiếu
khả năng mua hàng và sản xuất cho chính bản thân họ sử dụng.


An ninh y tế: Đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân. Sức khoẻ là một trong những

nhân tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh. Ớ các nước đang phát triển, bệnh
truyền nhiễm và ký sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng triệu người mỗi năm.
Bệnh tật cũng gắn liền với điều kiện sống không an toàn như ảnh hưởng từ nguốn nước
hay nguồn lương thực thiếu dưỡng chất. Còn ở các nước phát triển nhân tố chính gây tử
9


vong là ung thư và những bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn máu (liên quan đến lối sống).
Mối đe doạ về bệnh tật và tổn thương sức khoẻ đặc biệt lớn hơn đối với những người
nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở cả các nước phát triển và đang phát triển.



An ninh môi trường: Bảo vệ con người trước các mối đe doạ từ môi trường. Các

mối đe dọa từ môi trường được chia làm hai loại: thiên tai như lũ lụt, hạn hán, động đất,
sóng thần…và do con người gây ra bao gồm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, ô
nhiễm không khí, chặt phá rừng. Hiện tượng biến đổi khí hậu và những thảm hoạ sinh thái
bắt nguồn trực tiếp phần lớn từ hoạt động của con người.


An ninh cá nhân: Bảo vệ các cá nhân trước các hành vi bạo lực. Ở các quốc gia

phát triển cũng như đang phát triển, cuộc sống con người đều bị đe doạ bởi các hành vi bạo
lực không thể dự đoán trước được. Một số hình thức đe doạ bạo lực bao gồm: đe dọa từ
nhà nước (tra tấn, lao động khổ sai); đe dọa từ các quốc gia khác (chiến tranh, xung đột vũ
trang giữa các nhóm xuyên biên giới); đe dọa từ các nhóm người khác (căng thẳng và xung
đột sắc tộc); đe dọa từ các cá nhân hoặc băng nhóm chống lại các cá nhân và băng nhóm
khác (tội phạm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bạo lực đường phố); đe dọa trực tiếp
đối với phụ nữ và trẻ em (bạo lực trong gia đình, lạm dụng trẻ em)…


An ninh cộng đồng: Con người cảm thấy an toàn hơn khi họ là thành viên của một

nhóm nào đó – như trong một gia đình, cộng đồng, tổ chức, nhóm sắc tộc hay dân tộc. Nếu
một nhóm hay cộng đồng được an toàn thì tạo nên an ninh của thành viên trong cộng đồng
ấy. Mối đe doạ đến an ninh cộng đồng xuất phát từ các tập quán đàn áp, trọng nam khinh
nữ hay phân biệt sắc tộc, xung đột vũ trang, hay các tổ chức phiến quân.


An ninh chính trị: Một trong những khía cạnh quan trọng của an ninh con người

gắn liền với sự đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của con người khi họ sinh sống trong

một xã hội. Đảm bảo an ninh chính trị là bảo vệ con người không phải chịu sự đàn áp,
ngược đãi, đe doạ hay xâm hại của các lực lượng chính trị nhà nước hay của các nhà cầm
quyền.
Từ các quan điểm trên, tôi thấy theo các tác giả nghiên cứu, xây dựng khung chương
trình và triển khai đào tạo Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống tại Khoa Quản trị và
Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; hay theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc (UNDP) năm 1994 về "An ninh con người" (gồm 7 thành tố chính: an ninh
kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh
cộng đồng, và an ninh chính trị), thì An ninh mạng hiển hiện trong tất cả các quan điểm
trên.

10


Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền
điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội" để
giải quyết vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại cơ quan mình.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Theo báo cáo của các hãng bảo mật trên thế giới, hiện tin tặc (Hacker) đang khai thác
lỗ hổng bảo mật trong hệ thống camera giám sát (CCTV), biến các hệ thống CCTV thành
mạng máy tính có từ hàng trăm đến hàng triệu máy tính (Botnet) để tấn công từ chối dịch
vụ (DDoS) vào nhiều công ty, tổ chức trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngày 27/6/2016, hãng bảo mật Sucuri thông báo đã phát hiện mạng Botnet khổng lồ
với hơn 25.000 bot là tâm điểm của các cuộc tấn công DDoS trong thời gian gần đây.
Mạng Botnet này bị phát hiện đã xâm nhập và hoạt động tích cực trong hệ thống CCTV đặt
tại 105 quốc gia như Đài Loan (24%), Mỹ (12%), Indonesia (9%), Mexico (8%), Malaysia
(6%) và Việt Nam (2%), thực hiện các cuộc tấn công DDoS sử dụng HTTP với quy mô lớn
nhằm tới các máy chủ Web, chiếm tài nguyên và thậm chí gây ra các lỗi trên trang Web đó
với 50.000 truy vấn mỗi giây.

Ngày 29/6/2016, trang Abornetworks.com của Công ty Abor Networks đưa tin,
nhóm tin tặc nổi tiếng thế giới Lizard Squad đã dùng mã độc LizardStresser để lây nhiễm
vào các thiết bị kết nối Internet (IoT) như hệ thống CCTV, Tivi thông minh, tủ lạnh, lò vi
sóng..., từ đó tạo ra được nhiều mạng Botnet khác nhau. Một trong những cuộc tấn công
mạng từ các mạng Botnet IoT đã được Abor Networks ghi nhận đạt tốc độ tổng cộng lên
đến 400Gbps, từ vài nghìn bot có địa chỉ IP chủ yếu xuất phát từ Việt Nam.
Trong khoảng thời gian cuối tháng 6/2016, hệ thống mạng của các nhà cung cấp dịch
vụ Internet tại Việt Nam như VNPT cũng ghi nhận một đợt tấn công DDoS rất lớn, từ
nhiều địa chỉ IP trong nước của các Camera giám sát thuộc sở hữu của các cơ quan, hộ gia
đình. Hệ thống mạng của Viettel Telecom, FPT Telecom cũng có dấu hiệu bị tấn công
hoặc ảnh hưởng bởi đợt tấn công DDoS này.
Những thông tin trên cho thấy, hầu hết hệ thống CCTV hiện nay đều đang tồn tại lỗ
hổng bảo mật và chưa được khắc phục; hệ thống CCTV đang phải đối mặt với nguy cơ bị
tấn công xâm nhập, cài đặt mã độc cửa hậu. Qua đó, các đối tượng lợi dụng xây dựng
mạng Botnet nhằm tấn công gây đình trệ hệ thống mạng thông tin của Việt Nam; thu thập
các thông tin, tài liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân qua việc giám sát, phân tích hình
ảnh, âm thanh ghi lại được từ hệ thống CCTV, gây nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước, thông
tin đời tư của cá nhân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
11


Từ tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng một cách khoa học, có hệ thống và tìm
ra những giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động tấn công mạng qua
việc chiếm quyền điều khiển hệ thống CCTV dưới góc nhìn an ninh phi truyền thống là rất
cấp thiết. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phòng ngừa,
ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera
giám sát kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội" (Trung tâm quản lý, lưu trữ dữ
liệu hệ thống Camera giám sát tại CATP kết nối Internet để cho một số thiết bị giám sát từ
xa truy nhập phục vụ công tác chỉ huy) cho luận văn thạc sỹ quản trị an ninh phi truyền
thống của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Với xu hướng vạn vật kết nối (IoT), việc lộ lọt thông tin, Hacker tấn công hoặc lợi
dụng lỗ hổng bảo mật của các hệ thống có kết nối Internet để tấn công hệ thống mạng,
trang WEB của các tổ chức, doanh nghiệp đã trở lên hiện hữu. Hiện tại, có một số Công ty
làm về an ninh, an toàn, bảo mật định kỳ có báo cáo đánh giá về hoạt động của các nhóm
Hacker và thông tin về các thiết bị IoT đang tồn tại lỗ hổng bảo mật như: Công ty Abor
Networks; hãng bảo mật Sucuri... Những thông tin do các đơn vị trên công bố thiếu tính hệ
thống và chưa đầy đủ.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Đảng và nhà nước ta xác định ứng dụng, phát triển CNTT, Internet là
nội dung quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với mục tiêu bảo vệ an ninh
quốc gia. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông
tin; Bộ Công an đã thành lập Cục An ninh mạng; Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập
Cục An toàn thông tin là những đơn vị nghiệp vụ chuyên sâu nghiên cứu những giải pháp
về công nghệ cũng như những giải pháp về quản lý nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông
tin. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cụ thể về những vấn đề trên dưới góc nhìn của
những nhà quản trị an ninh chưa có nhiều. Tiêu biể u có một số tài liệu:
- Cuốn sách “Không gian mạng, tương lai và hành động” của Đại tướng, PGS.TS
Trần Đại Quang do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2015. Quyển sách chủ
yếu trình bày vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh – lợi ích quốc gia trên không gian mạng.
- Cuốn sách “An ninh phi truyền thống: nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp
đối phó ở Việt Nam”, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội năm 2014 của Thượng tướng,
TS. Nguyễn Văn Hưởng.

12


- Tạp chí an toàn, an ninh thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ,
ngành, các hãng bảo mật... báo cáo về tình hình an toàn thông tin và cảnh báo rủi ro có thể

xảy ra.
Như vậy, có thể nói những công trình trên chỉ nói đến nguyên nhân và một số giải
pháp cho những hệ thống Camera đơn lẻ, số lượng Camera ít, quy mô hệ thống nhỏ, chưa
giải quyết triệt để được tất cả các vấn đề mang tính lý luận, thực tế và giải pháp để phòng
ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển của hệ thống
Camera quy mô lớn kết nối Internet, cũng như chưa đánh giá đầy đủ nguy cơ tấn công
mạng qua việc chiếm quyền điều khiển của hệ thống Camera quy mô lớn kết nối Internet
dưới góc nhìn của an ninh phi truyền thống và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan
trong việc triển khai hệ thống Camera giám sát, đảm bảo an ninh mạng, an ninh phi truyền
thống của quốc gia và thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật, làm rõ
cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng, nguy cơ mất an ninh, an toàn của hệ thống
Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải
pháp khoa học dưới góc nhìn của an ninh phi truyền thống nhằm phòng ngừa, ngăn chặn
hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác lựa chọn hệ thống Camera giám sát kết nối Internet trước khi triển khai
lắp đặt.
- Công tác kiểm tra lỗ hổng bảo mật hệ thống Camera giám sát kết nối Internet trước
và sau khi triển khai lắp đặt.
- Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn từ bên ngoài vào hệ thống Camera giám sát kết
nối Internet.
- Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn từ bên trong hệ thống Camera giám sát kết nối
Internet ra bên ngoài.
- Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn giữa các đơn vị sử dụng hệ thống Camera giám
sát kết nối Internet.
- Giải pháp sao lưu dữ liệu hệ thống Camera giám sát kết nối Internet.
- Đào tạo, phổ cập kiến thức về an ninh, an toàn thông tin và quản trị hệ thống

Camera giám sát kết nối Internet.
- Quy trình quản lý, vận hành hệ thống Camera giám sát kết nối Internet.
13


- Chính sách ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và công nghệ thông tin.
- Chính sách về an ninh, an toàn thông tin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng về an ninh, an toàn của các hệ thống Camera giám sát được các nước sản
xuất và đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam; hệ thống Camera chuyên dùng được Công an
thành phố Hà Nội triển khai; nguy cơ mất an ninh, an toàn của hệ thống Camera có Trung
tâm quản lý, lưu trữ kết nối Internet; Nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp để phòng
ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công hệ thống Camera giám sát có Trung tâm kết nối
Internet của Công an thành phố Hà Nội như: Nhóm giải pháp về chính sách; Nhóm giải
pháp về công nghệ - kỹ thuật; Nhóm giải pháp về nguồn lực và tổ chức; Nhóm giải pháp về
tài chính; Nhóm giải pháp về hợp tác trong và ngoài nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng với phương pháp tiếp cận khoa học liên ngành
và khoa học về quản trị an ninh phi truyền thống để đánh giá khách quan thực trạng về an
ninh, an toàn của các hệ thống Camera giám sát có Trung tâm kết nối Internet của Công an
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công
mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân
tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp
điều tra; phương pháp chuyên gia; phương pháp dự báo khoa học; phương pháp phân tích
và tổng hợp, kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các đánh giá, quan điểm nhằm giải
quyết các nội dung liên quan đến thực trạng, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động
tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát của Công an
thành phố Hà Nội, cụ thể:

+ Chương I, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương
pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để đưa ra những khái niệm và mô hình hệ thống
Camera giám sát kết nối Internet.
+ Chương II, tác giả sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp chuyên gia;
phương pháp phân tích và tổng hợp để xác định thực trạng hệ thống Camera giám sát kết
nối Internet của Công an thành phố Hà Nội và nguy cơ mất an ninh, an toàn.
+ Chương III, tác giả sử dụng phương pháp dự báo khoa học; phương pháp chuyên
gia; phương pháp phân tích và tổng hợp để đề xuất những nhóm giải pháp để phòng ngừa,
ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera
14


giám sát kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội như: Nhóm giải pháp về chính
sách; Nhóm giải pháp về công nghệ - kỹ thuật; Nhóm giải pháp về nguồn lực và tổ chức;
Nhóm giải pháp về tài chính; Nhóm giải pháp về hợp tác trong và ngoài nước.
6. Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp về lý luận cũng như thực tiễn vào việc phòng ngừa,
ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera
giám sát có Trung tâm quản lý kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội dưới góc
nhìn quản trị an ninh phi truyền thống. Đề tài có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học
và cao học an ninh phi truyền thống.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài có thể được vận dụng làm tài liệu nghiên cứu, áp dụng thực tiễn
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc chiếm quyền điều khiển
hệ thống Camera giám sát có Trung tâm kết nối Internet của Công an thành phố Hà Nội.
8. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm 3
chương:
Chương I: Một số khái niệm và mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet.
Chương II: Thực trạng hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành

phố Hà Nội và nguy cơ mất an ninh, an toàn.
Chương III: Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tấn công mạng qua việc
chiếm quyền điều khiển hệ thống Camera giám sát kết nối Internet của Công an thành phố
Hà Nội.

15


CHƢƠNG I:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CAMERA GIÁM SÁT KẾT
NỐI INTERNET
Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học về quản trị an ninh phi truyền thống,
trước tiên tác giả xác định các từ khóa tên đề tài như sau: Phòng ngừa/ Ngăn chặn/ Tấn
công mạng/ Chiếm quyền điều khiển/ Hệ thống Camera giám sát/ Kết nối Internet. Tiếp
theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân loại
và hệ thống hóa lý thuyết để đưa ra những khái niệm và mô hình hệ thống Camera giám sát
kết nối Internet.
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1 Khái niệm phòng ngừa:
Phòng ngừa là phòng không cho điều bất lợi xảy ra (đối với hệ thống thông tin - Hệ
thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ
mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên
mạng – khoản 3, điều 3, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, ngày 19/11/2015
của Quốc hội khóa XIII).
1.1.2. Khái niệm ngăn chặn:
Ngăn chặn là chặn điều bất lợi có thể xảy ra (đối với hệ thống thông tin)
1.1.3. Khái niệm tấn công mạng, các nguy cơ tấn công mạng:
1.1.3.1. Tấn công mạng là hoạt động có chủ ý của đối tượng lợi dụng các lỗ hổng bảo
mật của hệ thống thông tin và tiến hành phá vỡ tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng
của hệ thống thông tin đó và/hoặc hệ thống thông tin khác (Lỗ hổng bảo mật là những

điểm yếu trên hệ thống thông tin hoặc ẩn chứa trong một dịch vụ mà hệ thống thông tin đó
cung cấp, dựa vào đó tin tặc có thể xâm nhập trái phép để thực hiện các hành động phá
hoại hoặc chiếm đoạt tài nguyên bất hợp pháp).
Ngược lại, An ninh mạng (Cybersecurity or IT security) là bảo vệ hệ thống thông tin
(phần cứng, phần mềm, dữ liệu) trước các cuộc tấn công, cài mã độc để lấy cắp dữ liệu. An
ninh mạng kết hợp với công nghệ chính sách là một quá trình, không có kết thúc, không
thể thực hiện một lần, kết hợp các thành phần bảo mật: Vật lý, hạ tầng mạng, hệ thống,
Host, ứng dụng, dữ liệu, người dùng... (Tập bài giảng Hệ thống thông tin và an ninh thông
tin – Khoa quản trị kinh doanh, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015 của Đại tá, PGS.TS. Trần
Văn Hòa).
Vì vậy, An ninh hệ thống thông tin là bảo vệ hệ thống thông tin (phần cứng, phần mềm,
dữ liệu) trước các cuộc tấn công, cài mã độc để lấy cắp dữ liệu.
16


An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị
truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính
nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin (khoản 1, điều 3, Luật An toàn
thông tin mạng số 86/2015/QH13, ngày 19/11/2015 của Quốc hội khóa XIII).
Vậy, An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử
dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính bảo mật, tính
toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin, hệ thống thông tin.
1.1.3.2. 06 nguy cơ tấn công mạng gồm: (1) Nguy cơ gây tắc nghẽn đường truyền;
(2) Nguy cơ bị xâm nhập trái phép, lấy cắp, phá hoại dữ liệu; (3) Nguy cơ bị cài Back
Door, Trojan, Sniffer; (4) Nguy cơ bị tấn công DDOS, BOTNET; (5) Nguy cơ bị chiếm
đoạt tài sản trí tuệ; (6) Nguy cơ phát tán thông tin nhạy cảm (Tập bài giảng Hệ thống thông
tin và an ninh thông tin – Khoa quản trị kinh doanh, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015 của
Đại tá, PGS.TS. Trần Văn Hòa).
1.1.4. Khái niệm chiếm quyền điều khiển:
Chiếm quyền điều khiển là chiếm lấy của người khác một cách bất hợp pháp quyền

điều khiển (hệ thống thông tin).
1.1.5. Khái niệm hệ thống Camera giám sát, các thiết bị dùng trong hệ thống:
1.5.1. Hệ thống Camera giám sát hay camera quan sát, camera an ninh (CCTV), là hệ
thống sử dụng các máy quay video để truyền tín hiệu đến một nơi cụ thể, trên một số màn
hình giới hạn, nhằm giám sát khu vực cần theo dõi như: Căn cứ quân sự, các trọng điểm an
ninh trật tự, cơ quan, doanh nghiệp, nhà riêng... Trong đó, các tín hiệu được truyền không
công khai, sử dụng mạng có dây hoặc mạng không dây.

Hình 1.1. Camera quan sát trên nóc một tòa nhà.
1.1.5.2. Thuật ngữ CCVE (Closed-Circuit Video Equipment): Là các trang thiết bị
được sử dụng trong quá trình thu hình, truyền tải hình ảnh, lưu trữ tín hiệu hình ảnh…
trong hệ thống CCTV. Hệ thống CCTV gồm: Camera, Đầu ghi hình, Ổ cứng chứa dữ liệu,
Màn hình, Dây điện, Dây mạng, Dây tín hiệu, Các thiết bị phụ trợ khác.
17


1.1.5.3. Hệ Thống CCTV được phân loại theo các nhu cầu sau: Ngăn chặn các hoạt
động phạm pháp; Hỗ trợ trong việc phát hiện, tìm kiếm tội phạm; Tạo niềm tin cho nhân
viên, khách hàng rằng họ đang ở trong một khu vực an toàn, được bảo vệ; Cung cấp các
thông tin hữu ích trong việc quản lý an ninh và hệ thống thương mại.
1.1.5.4. Các trường hợp sử dụng hệ thống CCTV: Xác minh đột nhập; Ghi hình (thu
âm) sự cố, sự kiện; Theo dõi đám đông; Giám sát tổng thể; Giám sát quá trình sản xuất;
Giám sát gian lận.
1.1.5.5. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống CCTV
1.1.5.5.1. Camera: Là thiết bị dùng để ghi và truyền tín hiệu hình ảnh trong hệ thống
CCTV.
- Cảm biến hình ảnh (Image Sensor): là thiết bị chuyển đổi hình ảnh quang học
thành tín hiệu điện tử. Có hai loại cảm biến hình ảnh là CCD (Charged Coupled Device) và
CMOS (Complementary Metal– Oxide–Semiconductor). Cả hai loại cảm biến CCD và
CMOS đều có cùng một nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu điện tử. Cảm

biến hình ảnh cho camera có nhiều kích cỡ khác nhau: 2/3‟‟, 1/2‟‟, 1/3‟‟, 1/4‟‟. Kích cỡ
cảm biến càng lớn, độ phân giải và chất lượng hình ảnh càng cao.
Cảm biến CCD gồm một mạng lưới các điểm bắt sáng được phủ bằng lớp bọc màu
(đỏ - red, hoặc xanh lục - green, hoặc xanh dương - blue), mỗi điểm ảnh chỉ bắt một màu.
Do đó, khi chụp ảnh (cửa trập mở), ánh sáng qua ống kính và được lưu lại trên bề mặt chíp
cảm biến dưới dạng các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh có một mức điện áp khác nhau sẽ được
chuyển đến bộ phận đọc giá trị theo từng hàng. Giá trị mỗi điểm ảnh sẽ được khuếch đại và
đưa vào bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, cuối cùng đổ vào bộ xử lý để tái
hiện hình ảnh đã chụp.
Cảm biến hình ảnh CMOS là loại chip cảm biến hình ảnh tích cực, sử dụng chất bán
dẫn bổ sung ô xít kim loại. Các mạch điện bổ sung bên cạnh mỗi cảm biến sẽ chuyển đổi
năng lượng ánh sáng thành điện áp. Các mạch điện bổ sung khác trong hệ thống sẽ có nhiệm
vụ chuyển đổi điện áp thành các thông tin số.
- Ống kính (Lens): là thiết bị quang học có trục đối xứng với nhiệm vụ hội tụ ánh
sáng vào cảm biến hình ảnh. Có 02 kiểu gắn kết ống kính tùy thuộc vào từng lại camera là
C MOUT và CS MOUNT. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai kiểu gắn kết này là khoảng
cách từ ống kính tới cảm biến hình ảnh. C MOUNT: 17,5mm và CS MOUNT: 12.5mm

18


- Độ nhạy sáng: “Độ nhạy sáng” của camera được đo bằng mức độ ánh sáng nhỏ
nhất mà camera có thể hoạt động hiệu quả. Độ nhạy sáng của camera thường được đo bằng
LUX.
Lưu ý: Tùy vào từng yêu cầu cụ thể, vị trí lắp, điều kiện ánh sáng để lựa chọn camera
phù hợp. Các thông số về độ nhạy sáng của các loại camera là khác nhau và đều được ghi
trên thông số kỹ thuật của camera tại nhà sản xuất.
- Iris: Vai trò của Iris trong các ống kính camera là điều chỉnh lượng ánh sáng đi
qua.
- F-number: xác định lượng ánh sáng nhận tới cảm biến. F-number càng thấp lượng

ánh sáng tới cảm biến càng lớn. Với lý do trên, một ống kính có F-number thấp sẽ cho
phép cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Độ dài tiêu cự (Focal length): là thông số cho biết góc nhìn của camera, nghĩa là
khoảng phạm vi mà camera có thể ghi hình được.
- Góc quan sát

Hình 1.2. Góc quan sát của Camera.
Vật quan sát sẽ càng lớn-Góc quan sát sẽ càng nhỏ-Chiều dài tiêu cự càng lớn
Tùy vào ứng dụng, người sử dụng nên chọn loại Camera quan sát có góc quan sát là
bao nhiêu độ. Nếu bạn cần quan sát rộng, có thể chọn loại Camera quan sát mà ống ính của
nó có góc mở lớn. Còn nếu chỉ muốn quan sát trong một phạm vi rất hẹp thì cũng sẽ có
những loại Camera quan sát gắn ống kính có tiêu cự phù hợp với nhu cầu của bạn.
Còn nếu muốn góc quan sát rất lớn, nên chọn loại Camera đặc biệt có chức năng Pan/
Tilt (quay ngang, quay dọc). Nếu bạn đã có một chiếc Camera nhưng không có chức năng
Pan/Tilt, bạn hoàn toàn có thể cải tiến nó bằng cách lắp thêm một đế quay ngang, quay
dọc, khi đó, bạn có thể điều khiển Camera của bạn quay theo bất cứ hướng nào bạn muốn.

19


Hình 1.3. Góc quan sát của 1 camera có tiêu cự khác nhau.
- Độ phân giải của camera: chất lượng hình ảnh có thể thu về. Độ phân giải càng cao,
chất lượng hình ảnh thu về càng lớn. Độ phân giải của camera thường được tính bằng TVL
(Television Lines) đối với camera analog thông thường và tính bằng pixel, megapixel đối
với camera IP.
- Đôi nét về TVL và Pixel:
TVL: Trước khi màn hình LCD được phát minh, màn hình hiển thị TV thông thường
của chúng ta được tạo lên từ các dòng kẻ ngang, các dòng kẻ này được gọi là đường truyền
hình (TVL). Tại đây mỗi dòng đóng vai trò trong việc tạo lên hình ảnh tổng thể. Điều này
có nghĩa càng nhiều dòng TVL thì hình ảnh hiển thị sẽ càng mượt mà, chi tiết hơn.

Độ phân giải số - Pixel: công nghệ hiển thị TV ngày nay hầu hết đã không dùng các
dòng để hiển thị hình ảnh nữa mà chuyển sang sử dụng các điểm ảnh (pixel) để hiển thị
hình ảnh. Càng nhiều điểm ảnh, hình ảnh hiển thị sẽ càng rõ nét, trung thực hơn.
- Các loại Camera: Hiện nay, camera được phân chia làm 2 dòng sản phẩm chính:
camera analog và camera IP.
Camera Analog: là loại camera thu và truyền tín hiệu tương tự nó truyền tín hiệu
tương tự này tới các thiết bị lưu trữ tương tự thông qua hệ thống truyền dẫn (thường sử
dụng cáp đồng trục) để quan sát, ghi hình sự kiện và phân tích tại các khu vực xác định.
Hiện nay, Camera Analog có thể kết nối với hệ thống Camera IP (tín hiệu số) thông qua bộ
chuyển đổi tín hiệu từ Analog sang IP.
Camera IP: là loại camera truyền hình ảnh bằng tín hiệu số, nó xử lý và nén hình tại
camera và truyền tín hiệu số này tới các thiết bị lưu trữ trung tâm thông qua hệ thống
mạng, cho phép người sử dụng xem, ghi, lưu trữ và quản lý hình ảnh video tại trung tâm
giám sát hoặc từ xa thông qua hệ thống mạng. Camera IP có thể được đặt tại bất cứ vị trí
nào có kết nối mạng IP, camera có địa chỉ IP riêng của mình và có thể hoạt động độc lập.

20


Hình 1.4. Cáp Đồng Trục (Camera Analog); Cáp Mạng RJ-45 (Camera IP)
1.1.5.5.2. Đầu ghi: Thiết bị dùng để ghi và lưu trữ hình ảnh truyền về từ camera. Các
loại đầu ghi:
- Đầu ghi analog (DVR – Digital Video Recorder): đầu ghi DVR được thiết kế để
ghi hình các camera analog. Đầu ghi DVR thường có nền tảng phần cứng của PC kết hợp
với card ghi hình và phần mềm chuyên dụng dùng để hiển thị, nén và ghi lại hình ảnh từ
camera analog (NTSC/PAL). Số lượng camera kết nối hạn chế.
- Đầu ghi lai (HDVR-Hybrid Digital Video Recorder): đầu ghi lai (HDVR) và đầu
ghi DVR truyền thống có tích hợp thêm 1 hoặc nhiều cổng RJ-45 cho phép kết nối với
camera IP và camera analog trên cùng 1 hệ thống. Số lượng camera kết nối hạn chế.
- Đầu ghi IP (NVR): đầu ghi NVR là một máy tính được tích hợp phần mềm quản lý

camera. Đầu ghi NVR chỉ hỗ trợ camera IP và camera analog kết nối với bộ chuyển đổi tín
hiệu tương tự /số. Số lượng camera kết nối không hạn chế (Phụ thuộc vào băng thông của
đường truyền).
- Phần mềm quản lý camera (Video Management Software – VMS): phần mềm cài
trên máy PC cho phép quan sát, ghi hình, lưu trữ, quản lý camera IP và camera analog
được kết nối với bộ chuyển đổi tín hiệu. Số lượng camera kết nối không hạn chế.
Một số lưu ý khi lựa chọn đầu ghi Analog (DVR):
- Số kênh đầu ghi: đây là số lượng camera có thể kết nối tới đầu ghi đồng thời (4CH,
16CH, 32CH…).
- Tốc độ ghi hình của đầu ghi: tốc độ đầu ghi sẽ được chia đều cho số kênh của đầu
ghi (100fps, 200fps, 400fps).
- Khả năng hỗ trợ và mở rộng bộ nhớ: thời gian lưu trữ các đoạn ghi video (500GB,
1TB…).
- Độ phân giải khi ghi hình: chất lượng hình ảnh đầu ghi hiển thị khi được đặt ở các
chế độ khác nhau.
- Khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi: cảm biến, báo động, báo cháy…
- Tính năng thông minh: một số đầu ghi cho phép người dùng thiết lập các tính năng
thông minh khác nhau như: phát hiện chuyển động, phát hiện vi phạm vùng cấm…
21


Một số lưu ý khi lựa chọn đầu ghi IP (NVR)
- Số lượng camera kết nối
- Khả năng hỗ trợ và mở rộng bộ nhớ (HDDs)
- Tốc độ nhận và ghi hình của đầu ghi (20Mbps, 40Mbps…250Mbps)
- Chế độ ghi, xem lại tại chỗ, từ xa.
- Các tính năng thông minh hỗ trợ: phát hiện chuyển động, phát hiện thay đổi khung
hình…
- Khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi: cảm biến, báo động, báo cháy…
- Các dòng camera mà đầu ghi hỗ trợ.

1.1.6. Khái niệm Internet, các phương thức kết nối Internet:
1.1.6.1. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu
nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn
hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Internet mang lại nhiều tiện ích cho
con người, nó cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ.

Hình 1.5. Mô tả kết nối Internet
1.1.6.2. Các phương thức kết nối vào mạng Internet phổ biến hiện nay:
- Sử dụng môđem qua đường điện thoại cố định có dây.

22


Người dùng cần Modem có các cổng kết nối như hình trên. Máy tính cần được cài
đặt môđem và kết nối qua đường dây điện thoại. Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP Internet Service Provider) để được cung cấp quyền truy cập (tên truy cập
(User name), mật khẩu (Password), số điện thoại truy cập).
Nếu muốn kết nối nhiều máy tính thì người dùng cần có thêm Hub, Switch

Thuận lợi cho người dùng nhưng có nhược điểm là tốc độ đường truyền không cao.
- Sử dụng đường truyền riêng (Leased line):
Người dùng thuê một đường truyền riêng. Một máy tính (gọi là máy ủy quyền) kết
nối với ISP. Mọi yêu cầu truy cập Internet của các máy trong mạng thông qua máy tính
này. Thông thường sử dụng cáp quang hoặc cáp đồng.

Ưu điểm: Tốc độ đường truyền tải cao.
- Sử dụng đường truyền ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line)


23


Hệ thống ADSL cũng sử dụng đường dây điện thoại, tuy nhiên thông qua bộ ADSL
chúng ta có thể kết nối đến nhiều modem cung cấp Internet đến nhiều máy tính với tốc độ
cao.
- Kết nối Internet không dây
+ Sử dụng Wifi thông qua bộ phát Wifi

Một chiếc Laptop hay một chiếc điện thoại Smatphone cũng có thể phát Wifi
+ Sử dụng dịch vụ 3G, 4G
+ Sử dụng thông tin vệ tinh
1.2. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet, lỗ hổng bảo mật hệ
thống Camera giám sát:
1.2.1. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet

Hình 1.6. Mô hình hệ thống Camera giám sát kết nối Internet
24


×