Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.8 KB, 16 trang )

Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

KINH NGHIỆM:

MỘT VÀI GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY
PHÙ HỢP VỚI HỌC SINH YẾU TOÁN LỚP 8
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
Thực tế hiện nay, trong các trường THCS trên địa bàn, số học sinh học sinh
xếp loại học lực yếu chiếm tỉ lệ thấp và phần lớn các em xếp vào loại này là do hai
môn Văn và Toán còn yếu. Tuy nhiên để giảm tỉ lệ này xuống thấp hơn cũng là
một bài toán mà nhiều Nhà trường và thầy cô trăn trở, bởi hiện nay các trò chơi
điện tử, các quán Internet mọc lên càng nhiều mà phần lớn học sinh học yếu lại là
những học sinh rất ham chơi (Nhất là chơi các trò chơi điện tử ). Ở lứa tuổi học
sinh lớp 8, các em có sự phát triển mạnh về “lượng” nhưng chưa phát triển mạnh
về “chất” nên một số em tính khí nhiều lúc thất thường. Trong khi đó các gia đình
học sinh còn nhiều khó khăn, phụ huynh phải đi làm ăn xa nên không có điều kiện
quan tâm đến việc học tập của con em mình. Họ không kiểm soát được thời gian
học tập nên đôi khi các em đã lợi dụng để đi chơi và chểnh mảng việc học tập.
Mặt khác, có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao giờ kiểm
tra sách vở của các em, phó thác việc học tập cho nhà trường. Đôi lúc được giáo
viên chủ nhiệm mời đến để trao đổi, bàn bạc về việc học tập của học sinh thì
nhiều phụ huynh còn không đến.
Với thực trạng trên nếu không khắc phục được sẽ làm cho tình trạng học
kém của các em ngày càng trở nên trầm trọng. Nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ
năm này sang năm khác làm cho học sinh trở nên bế hơn. Chính vì vậy, giúp đỡ
học sinh yếu là việc làm cần thiết, không thể giải quyết trong một sớm một chiều
mà phải có lộ trình hợp lý, có những biện pháp sát thực, hiệu quả và kịp thời, nhất
là phải phù hợp với từng học sinh.
**************************************************************


1


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

Để khắc phục phần nào tình trạng trên, nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin
đưa ra một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8 mà tôi
cũng đã bước đầu thực hiện, để cải thiện tình trạng học sinh yếu kém môn toán ở
những lớp có học sinh còn yếu môn Toán mà tôi được phân công giảng dạy ở
những năm qua.
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Kiến thức môn Toán bậc THCS được xây dựng theo kiểu “đồng tâm và
đường thẳng”. Vì thế để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán ở bậc
THCS là vấn đề không chỉ riêng của một giáo viên dạy Toán nào. Tuy nhiên, để
đạt hiệu quả rỏ ràng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm tôi chỉ tập trung tìm hiểu
và tìm giải pháp cho học sinh yếu, kém ở hai lớp 8C, 8D vào các giờ học luyện
tập, tự chọn, các buổi học phụ đạo, các giờ học ngoại khóa... . Các kiến thức được
đề cập đến thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính vừa sức đối với các em.
3) Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
a) Mục tiêu:
- Tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh học yếu.
- Tìm giải pháp giảng dạy tối ưu, phù hợp cho học sinh học yếu , kém môn Toán
trong giai đoạn hiện nay.
- Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
b) Nhiệm vụ:
- Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định đối tượng học sinh yếu
kém.
- Tìm hiểu đối tượng học sinh (Tìm hiểu qua hồ sơ, qua giáo viên, qua gia đình
học sinh, qua các tổ chức Đoàn Đội...)

- Phân loại đối tượng học sinh, từ đó lựa chọn các giải pháp giảng dạy phù hợp.
- Thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng học yếu của học sinh về môn Toán
- Đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối tượng học sinh học yếu môn
Toán 8 qua các năm học.
4) Phương pháp:
**************************************************************
2


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

Sáng kiến được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát,
phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5) Những đóng góp mới của sáng kiến:
Qua việc nghiên cứu và thực tế giảng dạy cho thấy, sáng kiến đã thu được
kết quả đáng khích lệ. Chất lượng môn Toán của hai lớp 8C, 8D được nâng lên rõ
rệt thể hiện qua sổ điểm. Học sinh không còn trốn tiết và tỏ ra quan tâm, yêu thích
môn Toán hơn trước đây. Đáp ứng với tình hình thực tế hiện nay
II- PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A- Cơ sở khoa học:
1. Cơ sở lý luận:
Như ta đã biết, học sinh học yếu kém môn Toán là những học sinh có kết
quả về môn Toán thường xuyên dưới mức trung bình. Do đó việc lĩnh hội tri thức,
rèn luyện kĩ năng cần thiết chậm hơn đối với những học sinh khác. Môn toán là
môn học có tính tư duy cao, đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy tốt,
phương pháp học tập đúng đắn, có niềm tin và sự say mê thì mới có kết quả học
tập tốt. Nhưng thực tế thì đa phần học sinh học yếu môn toán rất ngại học toán do
đó kết quả học tập môn toán tương đối thấp. Quan điểm của sự đổi mới phương
pháp hiện nay là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, yêu cầu người giáo viên

phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu mới có thể đạt
được hiệu quả giáo dục cao.
Trình tự dạy học môn toán cho học sinh yếu, kém dựa trên các nội dung phụ
đạo học sinh yếu và được áp dung theo phương pháp dạy học mới nhằm đặt học
sinh ở vị trí trung tâm. Học sinh phải tích cực, tự giác, chủ động tìm tòi phát hiện
và giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt các
kiến thức kĩ năng thu nhận được.
2. Cơ sở thực tiễn:
Địa bàn mà trường tôi trực thuộc nằm ở “cửa ngõ Thành Phố” nên giao
thương, buôn bán thuận lợi. Các quán Bi-a, quán Internet đua nhau phát triển. Đây
**************************************************************
3


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

là nơi tập trung của những học sinh ham chơi, những học sinh có bố mẹ đi làm ăn
xa... Dẫn tới kết quả học tập của các em ngày càng sa sút, nhất là những môn các
em cho là khó học như môn Toán. Bên cạnh đó còn có nhiều học sinh là con em
nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất và thời gian
cho con cái học tập chưa cao, ngoài giờ các em còn phải phụ giúp bố mẹ công
việc gia đình, không có thời gian để tự học. Một số em ý thức tự giác học tập chưa
cao, phương pháp học tập chưa phù hợp.
Tìm ra giải pháp giảng dạy cho học sinh yếu môn toán là vấn đề mà hầu
như giáo viên dạy toán nào cũng quan tâm để cải tiến chất lượng bộ môn. Được
nhà trường phân công giảng dạy môn Toán ở hai lớp 8C và 8D – Là hai lớp có
nhiều em học lực còn yếu – Tôi đã mạnh dạn áp dụng hai giải pháp đó là: “ Giải
pháp tâm lý và giải pháp dạy học”.
B- Nội dung:

Như đã biết, kết quả học tập có được là nhờ vào giải pháp dạy học, tuy
nhiên để các giải pháp dạy học cho học sinh yếu phát huy hiệu quả thì cần phải có
giải pháp tâm lý.
1. Giải pháp tâm lý:
Ngay từ đầu để học sinh yêu thích môn học của mình, tôi đã tạo sự gần gũi
với các em từ những tiết học đầu tiên bằng cách hỏi thăm tình hình học tập của
lớp, trao đổi một số kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả. Chú ý đến những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em bằng cách kể những gương học
tập vượt khó mà các em có thể học tập. Luôn tạo cho các em tâm lý thoải mái
trong giờ học.
Trong quá trình dạy giáo viên cần phải có thái độ nhẹ nhàng kể cả khi học
sinh làm bài hoặc trả lời không đúng hay khi mắc khuyết điểm nào đó. Những
lúc như vậy càng cần cư xử khéo léo với các em, xử lý tốt các tình huống sư
phạm. Bên cạnh đó việ đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan
và công tâm, công khai kết quả sau các giờ kiểm tra, cần phải có nhận xét bài
làm của học sinh. Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp các thắc mắc một
**************************************************************
4


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

cách thuyết phục. Để bài giảng hay tiết học của mình thêm sinh động tôi luôn
tìm tòi tài liệu, tranh , ảnh về các nhà toán học nổi tiếng giới thiệu cho các em
biết hay những câu chuyện, câu đố, bài thơ vui về toán học mà tôi sưu tầm trên
mạng Internet, sách, báo. Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động
viên kịp thời những học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập
đúng đắn, khuyến khích các em không ngừng cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó
khăn để vươn lên trong học tập, khuyến khích các em phát biểu trong giờ học.

2. Giải pháp dạy học:
Trong quá trình dạy học tôi đặc biệt quan tâm đến các giải pháp sau:
- Tạo tiền đề xuất phát
- Lấp lỗ hổng kiến thức
- Luyện tập vừa sức
- Giúp đỡ học sinh về thái độ và phương pháp học tập
- Tích cực hóa hoạt động nhóm
- Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp
Cụ thể:
*Tạo tiền đề xuất phát
Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình
độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh. Giáo viên cần phải có trách nhiệm
làm tái hiện lại những kiến thức kĩ năng đó vì đối với diện học sinh yếu kém thì
thiếu hẳn tiền đề này. Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề để đảm
bảo trình độ xuất phát bằng cách tách thành từng khâu riêng biệt, tái hiện một
cách tường minh để những tiết trên lớp đạt hiệu quả.
Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng
kiến thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua
SGK, SGV, chuẩn chương trình. Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có
sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên
lớp, qua các bài kiểm tra ). Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những kiến
thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh trông qua việc cho
**************************************************************
5


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi

học ngoài giờ chính khóa.
Chẳng hạn đối với chương trình đại số 8. Trước khi dạy bài về biến đổi
biểu thức hữu tỉ, để học sinh học tốt dạng toán này thì các em buộc phải nắm
được các kiến thức, kỹ năng liên quan như: Biến đổi hằng đẳng thức, phân tích
đa thưc thành nhân tử, quy đồng mẫu các phân số, quy tắc cộng, trừ phân số,
quy tắc dấu ngoặc.
Ví dụ 1: Rút gọn biểu thức sau
P = (x-5)(2x+3) – 2x(x-3)+x-7
? Muốn thực hiện rút gọn biểu thức trên trước hết ta phải làm gì?
HS: Phải nhân đa tức x-5 với đa thức 2x+3 , nhân 2x với đa thức x-3
? Nhắc lại quy tắc nhân một đơn thức với một đa thức và quy tắc bỏ dấu ngoặc
có dấu trừ đằng trước.
HS: - Lấy đơn thức nhân lần lượt với từng hạng tử của đa thức
- Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu trừ thì ta đổi dấu tất cả các hạng tử trong dấu
ngoặc.
P= 2x2+3x-10x-15 -2x2+6x +x-7
?Tiếp theo ta phải làm như thế nào
HS: Thu gọn các đơn thức (hạng tử đồng dạng)
Ví dụ 2: Trước khi dạy bài “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp
đặt nhân tử chung” giáo viên cần kiểm tra kiến thức cũ như:
? Hãy điền vào chổ (……..) trong công thức sau:
a.b+a.c= …….
Áp dụng tính nhanh: 29.75+29.25=
? Hãy viết đa thức 3x2- 6x thành một tích của những đa thức
Như vậy trong hỏi bài cũ học sinh đã nắm được những kiến thức tiền để của bài
mới. Đảm bảo trình độ xuất phát cho tiết học chính khóa, giúp các em tiếp thu
bài một cách chủ động và hứng thú hơn, phát biểu xây dựng bài sôi nổi hơn.
Hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt. Khi học sinh đã nắm được khái niệm và
**************************************************************
6



Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

kỹ năng nói trên thì việc tiếp thu bài mới không mấy khó khăn. Trong thực hiện
việc tạo tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý:
- Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách
thực hiện thành thạo từng bước một
- Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh
các dạng bài tập một cách có hệ thống.
- Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm,
qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức.
Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến
mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần
nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn.
* Lấp lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy : Kiến thức còn nhiều “lỗ hổng” là một
bệnh phổ biến của học sinh yếu kém toán. Vai trò của việc đảm bảo trình độ
xuất phát là cần thiết nhưng chỉ phục vụ cho nội dung sắp học. Còn việc lấp lỗ
hổng về kiến thức kỹ năng là nhiệm vụ cần thiết nhưng mang tính tổng quát
không phụ thuộc ý đồ chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào sắp tới. Trong quá
trình dạy học người thầy cần quan tâm phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, kỹ
năng của học sinh để kịp thời bổ sung, cũng cố. Ngoài ra, để việc học bài
mới được tốt, ở phần dặn dò giáo viên nên cho học sinh về nhà học lại các kiến
thức liên quan đến bàn tiếp theo để các em chuẩn bị trước.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy ở học sinh yếu kém toán thường bị
hổng kiến thức chủ yếu ở phần tập hợp số nguyên, các kỹ năng như thực hiện
các phép tính trên số nguyên ,các kỹ năng như thực hiện các phép tính trên số
nguyên, quy đồng mẫu các phân số ở số học. Còn về hình học, học sinh thường

vẽ hình theo diễn đạt còn kém,các khái niệm về trung điểm của đoạn thẳng,
tia phân giác của góc còn chưa nắm vững

**************************************************************
7


Mt vi gii phỏp ging dy phự hp vi hc sinh yu Toỏn lp 8
***************************************************************************

Trong quỏ trỡnh dy hc trờn lp, ngi giỏo viờn phi luụn coi trng tớnh
vng chc ca kin thc k nng, phi quan tõm phỏt hin nhng l hng kin
thc k nng cú nhng bin phỏp khc phc.
* Giỳp hc sinh yu kộm luyn tp m bo va sc
i vi hc sinh yu kộm, ngi giỏo viờn nờn coi trng tớnh vng chc ca
kin thc k nng lờn hng u, khụng chy theo mc tiờu cao, m rng kin
thc. Khi lm vic riờng vi hc sinh yu kộm cn cỏc em tng cng luyn
tp cỏc bi tp va theo sc mỡnh. Vic luyn tp theo trỡnh chung s khụng
phự hp vi hc sinh yu kộm, vỡ vy nhúm ny cn nhiu thi gian luyn tp
hn.
Trc ht phi lm cho cỏc em hiu rừ bi: bi cho bit cỏi gỡ? Yờu
cu cỏi gỡ?
Vớ d 1:

Cho hỡnh bỡnh hnh ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F

là trung điểm của BC. Chứng minh rằng: BE = DF
- GV: Để chng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta thờng qui về
chng minh gì? Có những cách nào để chng minh ?
A

BE = DF

E



ABE = CDF hoặc BEDF l hỡnh bỡnh hnhD


AB = DC; A= C

B
F
C



DE // = BF

AE = CF
- GV: các yếu tố trên đã có cha? dựa vào đâu?
Vớ d 2: Bi tp 21 trang 122(sgk toỏn 8 tp 1)
Tỡm x sao cho din tớch hỡnh ch nht ABCD gp ba ln din tớch tam giỏc AED

**************************************************************
8


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************


Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ hình , viết gt-kl của bài toán , tôi hướng dẫn học
sinh tìm hướng chứng minh bài toán bằng cách phân tích đi xuống như sau :

Do đó giáo viên cần dành nhiều thời giờ giúp các em vượt qua được vấp váp đầu
tiên này. Để rèn một kiến thức hay kỹ năng nào đó thì số lượng bài tập cùng mức
độ cùng thể loại đối với các em yếu kém cần nhiều hơn bình thường, cùng mức
độ. Ngoài ra các bài tập phải được phân bậc với mức độ gần nhau.
Ví dụ 3: Bài tập 48 trang 22 (sgk toán 8 tập 1)
Phân tích đa thức thành nhân tử
x 2  2 xy  y 2  z 2  2 zt  t 2

Để phân tích được đa thức trên giáo viên cần cho học sinh phân tích các đa thức
sau thành nhân tử:
- Phân tích các đa thức thành nhân tử:
2
2
a) x  2 xy  y ;

c)

2
2
b) z  2 zt  t

( x  y)2  ( z  t )2

2
2
2

2
d) x  2 xy  y  z  2 zt  t

Do đó người giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau:

**************************************************************
9


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

- Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và cùng mức độ, chẳng hạn cho các em
thực hiện các bài tập về phân tích đa thức thành nhân tử cần cho các em nhiều
bài tập tương tự để các em rèn luyện thật nhuần nhuyễn.
Các bài toán có vận dụng quy tắc đổi dấu, hằng đẳng thức cho các em làm càng
nhiều càng tốt mà không sợ bị nhàm chán.
- Tăng cường các bài tập về tính toán, chứng minh có dạng cơ bản gần gũi với lí
thuyết, hướng dẫn học sinh phân tích bài toán theo sơ đồ.
- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh qua các bài kiểm tra, giáo viên
phải lựa chọn những bài tập cơ bản nhưng chia ra nhiều mức độ thông qua các
câu gợi ý.
Ví dụ ở tiết 8 “ Luyện tâp- Kiểm tra 15’”, giáo viên có thể ra đề để khắc sâu bài
tập 27 trang 80 SGK như sau:
Đề kiểm tra 15’:
Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, I lần lượt là trung điểm của AD, BC và AC. Chứng minh
rằng:
 EI // DC
 IF // AB



a) 
1
và 
1
 EI  2 DC
 IF  2 AB
AB CD
b) EI + IF =
2
AB  CD
c) EF �
2

* Giúp đỡ học sinh rèn luyện kỹ năng, thái độ và phương pháp học tập:
Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa đọc kỹ,thậm chí chưa
hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài,
trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn. Vì thế việc
hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trước hết cần nói rõ yêu cầu sơ đẳng của việc học tập toán:
- Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập, nắm kĩ kiến thức liên quan đế
bài học mới thì việc hiểu bài mới sẽ dễ dàng.
Ví dụ:

**************************************************************
10


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************


Khi dạy bài tính chất cơ bản của phân thức ở phần dặn dò bài trước giáo viên
cho các em học lại tính chất cơ bản của phân số, nếu cần giáo viên cho các em
cho ghi lại vào vở về nhà học.
- Trước một bài tập cần đọc kĩ đầu bài, vẽ hình rõ ràng, viết nháp cẩn thận.
- Sau khi học xong một chương cần giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức ( tốt
nhất là bằng bảng hoặc sơ đồ).
Ví dụ:
Sau khi học xong chương tứ giác tôi yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy về mối
quan hệ giữa các hình đã học, các dấu hiệu nhận biết của từng hình, nhờ vậy học
sinh nhớ lâu hơn các kiến thức này .
. Sơ đồ tư duy về mối quan hệ giữa các tứ giác

**************************************************************
11


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

Giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ đẳng về cách thức học tập
như: Phải nắm vững lý thuyết mới tiến hành làm bài tập, cần phải đọc kĩ đề bài,
phân tích các yêu cầu của bài toán. Đối với hình học phải vẽ hình đúng và rõ
ràng. Phải nắm được các định nghĩa, tính chất, định lý liên quan đến bài tập đó,
phải biết được đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán thì mới tìm ra cách
làm. Đối với đại số thì phải nắm được công thức,quy tắc tính toán. Khi làm bài
phải làm nháp, viết nháp rõ ràng. Đây là điều mà đa số học sinh yếu không bao
giờ thực hiện.
Bên cạnh đó người giáo viên cần chú trọng dạy cho học sinh biết rèn
luyện tính tự giác học tập- đó là việc tự học ở nhà. Thực chất việc rèn luyện

phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho học sinh được phương
pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi
dậy nội lực vốn có của mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ tăng lên gấp bội, tạo ra
sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động”. Vì vậy rèn luyện
**************************************************************
12


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

phương pháp tự học cho học sinh được coi là một tiêu chí quan trọng và cần
thiết để khắc phục tình trạng học sinh học yếu, không chỉ là môn Toán mà là tất
cả các môn học.
Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp mới,
giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn kinh nghiệm của bản thân và
cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Bằng cách thảo luận, học sinh có thể nói ra
điều mình đang nghĩ, từ đó mỗi học sinh nhận thức rõ được trình độ hiểu biết
của mình về vấn đề được nêu ra,thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Trong phương pháp này, thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt
tình của các thành viên, nó là bước trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng
học sinh với sự làm việc chung của cả nhóm.
* Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp:
Ngoài giờ dạy trên lớp, giáo viên phải dành riêng thời gian để quan tâm
đến đối tượng học sinh yếu bằng cách dạy phụ đạo riêng. Nếu có nhiều học sinh
yếu thì có thể phân công các em khá, giỏi trong lớp có trách nhiệm giúp đỡ bạn
yếu bằng hình thức khuyến khích các em thực hiện tốt phong trào học tập chung
của cả lớp nhưng giáo viên vẫn phải quan tâm đến những học sinh yếu này để
giúp các em ngày càng tiến bộ.

3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Bằng những giải pháp đã nêu ở trên, trong quá trình dạy học kết hợp với
quá trình theo dõi, thử nghiệm thực tế cho thấy các giải pháp đã phát huy có
hiệu quả. Các em đã có những chuyển biến về nhận thức, tự tin trong học tập,
biết tự giác làm một số bài tập trong sách giáo khoa, các em có hứng thú phát
biểu xây dựng bài và muốn tự được khẳng định mình. Điều đó đã được kiểm
chứng trong đợt kiểm tra học kì I và giữa học kì II so với kết quả khảo sát đầu
năm nâng lên rõ rệt.
Cụ thể:
Kết quả khảo sát đầu năm:
**************************************************************
13


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

Tổng số 66 học sinh (8C+8D)
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Số học sinh
0
4
50
10

2

Tỉ lệ %
0%
6%
76%
15%
3%

Kết quả học kì I và giữa học kì II
Tổng số 66 học sinh (8C+8D)
Học kì I
Kết quả
Số học sinh Tỉ lệ %
Giỏi
0
0%
Khá
9
14%
Trung bình
49
74%
Yếu
8
12%
Kém
0
0%
Giữa học kì II

Kết quả
Số học sinh Tỉ lệ %
Giỏi
1
2%
Khá
10
15%
Trung bình
50
75%
Yếu
5
8%
Kém
0
0%
III- KẾT LUẬN
Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển, sự phân hóa giàu nghèo trong
đời sống nhân dân thể hiện rõ nét, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các trò
chơi điện tử hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ, làm cho các em sao nhảng việc học
hành. Nhiều gia đình chạy theo làm ăn kinh tế, bỏ bê việc học hành của con cái.
Với sang kiến “tìm các giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu môn toán
lớp 8” đã góp phần cải thiện việc dạy học và giáo dục học sinh hiện nay. Trong
quá trình nghiên cứu tôi đă tìm hiểu các đối tượng học sinh thông qua các thầy
cô giáo đã từng dạy Toán và các thầy cô chủ nhiệm của các em ở lớp trước đồng
thời tìm hiểu qua giáo viên tổng phụ trách Đội, tìm hiểu qua BCH hội phụ
**************************************************************
14



Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

huynh. Việc giúp đỡ học sinh yếu , kém học tốt môn toán là việc làm rất khó
khăn, lâu dài đòi hỏi giáo viên phải có tình thương, một chút hy sinh và tinh thần
trách nhiệm.
Mỗi người thầy có một cách làm riêng, song với cách làm đã nêu trên đã
đem lại thành công ban đầu, thiết nghĩ đó là kết quả đáng phấn khởi đối với
người thầy dạy toán. Việc làm này không dễ thành công trong ngày một ngày hai
mà phải là sự cố gắng bền bỉ và tận tuỵ thì mới mong mang lại kết quả tốt.
Với vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm còn khiêm tốn,
nên không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý, bổ
sung để kinh nghiệm giảng dạy của chúng ta ngày càng phong phú và hữu hiệu
hơn.
IV- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối
tượng học sinh yếu kém.
- Cần có các buổi chuyên đề ở tổ chuyên môn, chuyên đề ở cụm trường về
tìm giải pháp giảng dạy cho học sinh yếu môn Toán.
- Nâng cao chất lượng đại trà của các khối lớp bằng các buổi học ngoài
giờ chính khoá và đặc biệt tăng cường các buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém.
- Thông qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên cần trao đổi, nói chuyện
về việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục các em ở lứa tuổi này.
- Tăng cường phối hợp giữa gia đình với nhà trường, giữa giáo viên bộ
môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
- Phát động các đợt thi đua học tập trong công tác Đội. Tổ chức các câu
lạc bộ giúp nhau học tập....
Trên đây là những suy nghĩ về một số giải pháp giảng dạy cho học sinh yếu môn
Toán lớp 8 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Rất mong được sự góp ý, bổ sung

của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 9 năm 2016
**************************************************************
15


Một vài giải pháp giảng dạy phù hợp với học sinh yếu Toán lớp 8
***************************************************************************

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 8- Tập 1+2
2. Sách giáo viên Toán 8- Tập 1+2
3. Sách bài tập Toán 8- Tập 1+2
4. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán THCS.
5. Bồi dưỡng năng lực tự học Toán 8
6. Tâm lí học lứa tuổi học sinh THCS
7. Hồ sơ học sinh

**************************************************************
16



×