PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết đề tài.
Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó đã trở thành bản ngữ
của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người với con người trên toàn thế giới.
Với cương vị là giáo viên trực tiếp giảng 1
dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS, tôi nắm
rõ đặc trưng phương pháp của bộ môn mình phụ trách. Cùng với thực tế giảng dạy và
kinh nghệm giảng dạy tôi luôn nghiên cứu,tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy và học
môn Tiếng Anh, đặc biệt là với những trường ở miền quê có nhiều khó khăn như trường
tôi.
Với những tiêu chí đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm giúp học
sinh làm tốt phần bài tập cấu tạo từ trong Tiếng Anh lớp 9” Trong quá trình nghiên
cứu, ghi chép về lý luận thực tiễn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến cua quý đồng nghiệp.
2
1.1. Cơ sở lí luận
Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó
đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc và
trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tiếng Anh được sử dụng như một thứ ngôn ngữ
phổ biến trên thế giới. Thông qua ngôn ngữ chung này mà con người khắp hành tinh
hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cho nhau những thành tựu về khoa học, văn hóa thể thao,
nghệ thuật, văn minh tiến bộ của loài người. đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát
3
triển, vì vậy Tiếng Anh chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa hội nhập của nước ta và
các nước trên thế giới.
Chính vì Tiếng Anh có tầm quan trọng như vậy nên trong những năm gần đây Đảng,
nhà nước, Chính phủ và bộ giáo dục và đào tạo đã luôn quan tâm, chú trọng đến việc đổi
mới phương pháp dạy học để việc dạy và học Tiếng Anh đạt kết quả cao nhất.
Muốn việc dạy học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải cung cấp cho học
sinh một số vốn kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú. Trong thực tế học sinh
4
Việt Nam có vốn kiến thức ngữ pháp kha tốt, từ vựng khá dồi dào nhưng kỹ năng làm
bài tập còn hạn chế, đặc biệt là dạng bài tâp liên quan đến cấu tạo từ Tiếng Anh. Trong
chương trình Tiếng Anh lớp 9, cấu tạo từ lµ mét phÇn kiÕn thøc hÕt søc quan
träng, nhưng học sinh thường khó khăn trong việc tìm hướng đi để làm những loại bài
tập này. Muốn làm tốt các dạng bài tập về cấu tạo từ học sinh cần nắm vững các vấn đề
liên quan đến từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ ... cũng như phải nắm vững các
cấu trúc ngữ pháp khác của Tiếng Anh. Học sinh được làm quen với dạng bài tập cấu
tạo từ ở những cấp học thấp đến cao nhưng trong quá trình dạy và học Tiếng anh không
có tiết cụ thể cho dạng bài tập này, hơn nữa
5 đây là dạng bài tập tương đố khó khiến các
em lúng túng, khó khăn với những bài kiểm tra, đề thi liên quan đến từ loại. Vì vậy giúp
các em học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng để làm các bài tập liên quan đến cấu tạo từ
trong Tiếng Anh là vô cùng quan trọng mà đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh phải quan
tâm, chú trọng tới.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Là giáo viên THCS, trực tiếp giảng dạy môn Tiêng Anh lớp 9, tôi luôn có băn
khoăn, trăn trở sau mỗi giờ lên lớp. Tại sao học sinh mình có một lương kiến thức khá
tốt, vậy mà rất ít em có thể làm được những
6 bài tâp liên quan đến cấu tạo của từ. Các em
làm theo cảm tính, không có phương pháp, kỹ năng cụ thể, hậu quả là các em không thể
nghe, đọc tốt, viết không chính xác và các em rất ngại nói Tiếng Anh.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã nhận ra rằng: Cấu tạo từ là một trong
những khía cạnh chính của ngôn ngữ, có ý nghĩa đặc biệt trong việc dạy ngôn ngữ tiếng
nước ngoài. Hệ thống từ loại giúp học sinh diễn đạt tốt khi nói và viết trong từng trường
hợp cụ thể, giúp người học tự tin hơn trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài.
Nhưng phần lớn học sinh chưa nhận thức được điều đó và ngay cả chúng ta là những
người trực tiếp giảng dạy ta vẫn chưa thật chú trọng tong việc hướng dẫn học sinh làm
các dạng bài tập về cấu tạo từ. Việc nắm7vững những kiến thức liên quan đến từ loại
giúp chúng ta rèn luyện, phát triển tốt 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết tốt hơn. Khối
lượng từ càng nhiều thì giúp học sinh hiểu biết và giao tiếp nhanh chóng, có hiệu quả.
Việc học và sử dụng từ một cách thương xuyên, đó là kết quả của quá trình học tiếng.
Muốn vậy, người giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn để các em chủ động, tích
cực trong mọi hoạt động học tập. Giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp
nhằm giúp học sinh học tập và ứng dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiến có
hiệu quả Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự rèn luyên kiên thức đã học
cũng như chủ động mở rộng vốn kiến thức cho bản thân. Từ những băn khoăn, trăn trở
trên tôi đã tham khảo sách giáo khoa, bạn8 bè, đồng nghiệp, các tài liệu tham khảo …
nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trình hướng dẫn học sinh làm
bài tập cấu tạo từ. Từ đó tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm bài
tập cấu tạo từ trong Tiếng anh đạt hiệu. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một vài kinh
nghiệm giúp học sinh làm tốt phần bài tập cấu tạo từ trong Tiếng Anh lớp 9”
2. Mục đích nghiên cứu.
Để đảm bảo chủ trương chính sách của nhà nước là đào tạo học sinh trở thành nhưng
con người phát triển toàn diện. Môn Tiếng Anh bậc THCS góp phần quan trọng trong
việc hình thành nhân cách học sinh đó lòng
9 yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau dồi
kiến thức, tiếp cận với khoa học công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống.
Môn Tiếng Anh mang sắc thái riêng, khác biệt với những môn học khác. Nó không chỉ
là dạy kiến thức ngôn ngữ mà bao gồm cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán,
lối sống văn hóa của nhân loại được thông qua ngôn ngữ, qua cách sử dụng từ loại.
Nghiên cứu để tìm ra những phương pháp hay và có hiệu quả giúp học sinh hiểu về cấu
tạo từ, câu Tiếng Anh, đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra. Từ đó giúp học sinh
thích và ham học Tiếng Anh hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10
Bài nghiên cứu đã được triển khai với hai lớp 9A và B. Đây là hai lớp đương về trình
độ. Đa số các em ngoan, có ý thức học tập tốt
Lớp 9A:
40% khá giỏi
60% trung bình
0% yếu
Lớp 9B:
30% khá giỏi
65% trung bình
5% yếu
4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu
11
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Quan sát học sinh
+ Phỏng vấn học sinh
+ Trao đổi và đối chiếu kết quả học tập của học sinh
+ Thảo luận với giáo viên và tham khảo sách giáo khoa.
Sau mỗi đơn vị bài có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực
hiệ ở từng tiết học, phân tích uw điểm sau đó duy trì ư điểm bổ sung và cải tiến những
tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo
12
Qua nhiều đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những kiến thức hay nhất đúc
rút thành kinh nghiệm
4.2 Thời gian nghiên cứu.
Để tài đươc tiến hành trong năm học 2015 - 2016
5. Khả năng phát triển và ứng dụng thực tế
Với đề tài này chúng ta có thể úng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh lớp 9 ở các
trường THCS
6. Hiệu quả
13
Các em hiểu về cấu tạo của từ nói riêng và chức năng của từ loại trong câu, đồng vận
dụng vào các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, đặc biệt là các em làm tốt những dạng bài
tập liên quan đến từ loại trong các đè thi, đề kiểm tra. Từ đó các em yêu thích học bộ
môn Tiếng Anh hơn và kết quả học tập của các em tiến bộ hơn.
CHƯƠNG 1
1.1. THỰC TRẠNG CỬA VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP NHỮNG DẠNG
BÀI TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS LONG SƠN
1.2. Về học sinh”
14
Với đặc thù là học sinh nông thôn, bố mẹ các em đều làm nông nghiêp không có
nhiều thời giam quan tâm đến việc học của các con. Các em lại không có nhiều cơ hội
để giao tiếp Tiếng Anh. Chính vì vậy mà phong trào học Tiếng Anh ở trường còn nhiều
hạn chế. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn … vì vậy việc và học môn Tiếng Anh gặp
rất nhiều khó khăn.
Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với môn Tiếng Anh từ khi các em còn là
học sinh tiểu học nhưng kiến thức của các em còn hạn chế. Các em chưa xác định được
phương pháp học hiệu quả. Khi làm những bài tập về cấu tạo từ các rất lúng túng, rất it
15
em có thể làm đúng. Bằng phương pháp kiểm tra, đánh giá 80 học sinh của 2 lớp9A và
9B tôi đã thu được kết quả như sau:
TT
1
Lớp
9A
Giỏi
SL %
5
13
Kết quả khảo sát
Kh¸
TB
Yếu
SL % SL
% SL %
12 30 21
53
2
5
16
Kém
SL
%
0
0
2
9B
3
8
10
25
24
60
3
8
0
0
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ:
Với kết quả trên ta thấy kết quả của học sinh còn bất cập. Kết quả khá, giỏi thấp,
trong khi đó kết quả trung bình, yếu còn nhiều. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tìm ra
biên pháp khắc phục, giúp các em nâng cao hiệu quả học tập cảu mình.
* Về giáo viên:
17
Sau nhiều năm đứng lớp, giáo viên luôn trăn trở về kết quả học tập của học sinh, vì
vậy giáo viên luôn cố gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra
phương pháp để giúp học sinh nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thương
xuyên trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em cách học, cách xác định rõ nguyên
nhân dẫn đến kết quả học tập của các em còn thấp, giúp các em tìm ra phương pháp học
cho riêng mình: Cụ thể giáo viên đã:
- Tiến hành tìm tòi các hình thức rèn luyện cho từng loại bài, từng kiểu bài
Ví du:
Bài tập trắc nghiệm (Multiple choices).
18
Tìm và chữa lỗ sai trong mỗi câu.
Viết dạng đúng của từ trong ngoặc.
Hoàn thành câu với từ cho sẵn sao cho nghĩa không đổi.
Dù thực hiện ở bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo nguyen tắc giáo viên chỉ đóng
vai trò hướng dẫn. Giáo viên phải tạo ra môi trường luyên tập cho học sinh đồng thời
hướng dẫn các em luyện tập, cũng cố và mở rộng kiến thức một cách thường xuyên.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỂ TÀI
19
Bất kỳ là dạng bài tập nà liên quan đến từ lọai thì các em cũng phải nắm vững kiến
thức sau:
A. CÁCH NHẬN BIẾT TỪ LOẠI DỰA VÀO VỊ TRÍ KHI LÀM BÀI TẬP
ĐIỀNTỪ
I. Danh từ (nouns): danh thường được đặt ở những vị trí sau
1. Chủ ngữ của câu (thường đứng đầu câu, sau trạng ngữ chỉ thời gian)
Ex: Soccer is the sport I like best.
N
Last summer Tan visited Hue.
20
N
2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful....
Ex: She is a beautiful tgirl.
Adj
N
His father works in factory.
Adj N
3. Làm tân ngữ, sau động từ
Ex: I like English.
//We are students.
21
4. Sau “enough”
Ex: He didn’t have enough money to buy that car.
5. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no,
some, any, few, a few, little, a little,..... (Lưu ý cấu trúc a/an/the + adj + noun)
Ex: This book is an interesting book.
6. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at......
Ex: Thanh is good at literature.
II. Tính từ (adjectives): Tính từ thường đứng ở các vị trí sau
1. Trước danh từ: Adj + N
22
Ex: My Tam is a famous singer.
2. Sau động từ liên kết: tobe/seem/appear/feel/taste/look/keep/get + adj
Ex: She is beautiful
Tom seems tired now.
Chú ý: cấu trúc keep/make + O + adj
Ex: He makes me happy
O adj
3. Sau “ too”: S + tobe/seem/look....+ too +adj...
Ex: He is too short to play basketball.
23
4. Trước “enough”: S + tobe + adj + enough...
Ex: She is tall enough to play volleyball.
5. Trong cấu trúc so...that: tobe/seem/look/feel.....+ so + adj + that
Ex: The weather was so bad that we decided to stay at home
6. Tính từ còn được dùng dưới các dạng so sánh( lưu ý tính từ dài hay đứng sau more,
the most, less, as....as)
Ex: Meat is more expensive than fish.
Huyen is the most intelligent student in my class.
7. Tính từ trong câu cảm thán: How +adj + S + V
24
What + (a/an) + adj + N
III. Trạng từ (adverbs): Trạng từ thường đứng ở các vị trí sau
1. Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tàn suất: often, always, usually,
seldom....)
Ex: They often get up at 6am.
2. Giữa trợ động từ và động từ thường
Ex: I have recently finished my homework.
TĐT adv
V
3. Sau đông từ tobe/seem/look...và trước tính từ: tobe/feel/look... + adv + adj
25