Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Rèn kỹ năng giải các dạng bài tập tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.84 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Hoá học là môn học chuyên nghiên cứu về chất, sự biến đồi tính chất của
chúng. Là môn học lý thuyết phải gắn liền với thưc nghiệm. Chính vì vậy hoá
học đã thực sự lôi cuốn nhiều người đam mê, không ngừng học hỏi, nghiên cứu
để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như chế tạo ra các sản phẩm phục vụ
nhu cầu đời sống con người.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển của đất
nước, hoá học từ khi ra đời tới nay cũng phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Từ các
chất đơn giản người ta điều chế ra các sản phẩm có ứng dụng quan trọng phục
vụ các ngành khoa học kĩ thuật,công nghệ thông tin và đời sống con người. Nhìn
lại sự phát triển đó, hoá học nay đã thực sự trở thành vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình giảng dạy môn hoá học THCS, đặc biệt là lớp 9, mỗi năm
đều phải thực hiện chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong quá trình đó tôi
thấy phần bài tập tìm công thức hóa học của chất là rất khó đối với học sinh, bởi
có nhiều dạng bài tập mà chương trình học chỉ có 1 tiết nên giáo viên không thể
truyền thụ cho học sinh hết được các dạng bài tập, không có thời gian để rèn
luyện kỹ năng biện luận cho học sinh. Tuy vậy dạng bài tập này lại thường có
trong các đề thi học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh. Do đó trong quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi giáo viên cần phải có những phương pháp, thủ thuật riêng để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng giải các dạng bài tập này nhanh và chính xác kết
quả.
Là người giáo viên nhiều năm qua được nhà trường phân công dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi, tôi đã rất trăn trở khi học sinh gặp các bài tập tìm công thức
hóa học của chất. Vì vậy để nâng cao kết quả học sinh giỏi trong những năm tới
thì việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng biện luận để tìm được công thức hóa học
là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh
nghiệm này: "Rèn kỹ năng giải các dạng bài tập tìm công thức hóa học cho
học sinh giỏi lớp 9”
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


- Đề tài này nghiên cứu các kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học của
một chất.
- Học sinh giỏi lớp 9.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Phân loại các dạng bài tập về tìm công thức hóa học của chất
+ Rèn kỹ năng giải toán biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh giỏi
lớp 9.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1


+ Nêu lên được cơ sở lí luận của việc phân loại các bài toán hóa học trong
quá trình dạy và học.
+ Tiến hành điều tra tình hình và điêù kiện học tập của học sinh
+ Hệ thống bài tập theo từng dạng.
4. Giải pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ, để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
này tôi tiến hành thực hiện những giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Cần phải xác định đối tượng nghiên cứu là các dạng bài tập tìm
công thức hóa học từ đơn giản đến phức tạp, từ đó tìm ra các giải pháp để giải
quyết dạng bài tập này.
Thứ hai: Cần phải phaùt triển đề tài và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế
trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhằm nâng cao chất lượng học sinh
giỏi lớp 9 hàng năm.
Ngoài ra tôi còn dùng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp
nghiên cứu tài liệu và điều tình hình thực tế, kết quả học tập của học sinh trong
những năm qua.
5. Tính mới của đề tài
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi viết với mong muốn nâng cao chất

lượng học tập môn Hóa học và kết quả cao hơn trong các kỳ thi học sinh giỏi
huyện, giỏi tỉnh. Khi tôi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy học sinh đã yêu thích
môn Hóa học hơn, tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, giải quyết những bài tập này
chính xác kết quả. Nhưng để thực hiện đề tài này không phải là ngày một ngày
hai, mà đây là cả một quá trình gần mười năm qua tôi đã lượm nhặt và tích lũy
dần. Chính vì vậy tính mới của đề tài này được thể hiện rõ qua từng dạng bài tập
và kỹ năng biện luận mà tôi sẽ trình bày trong nội dung chính của đề tài này. Rất
mong các độc giả, bạn bè đồng nghiệp góp ý thêm để sáng kiến này được hoàn
thiện và tiếp tục được nhân rộng.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


1. Cơ sở lí luận
Về nguyên tắc để xác định công thức hóa học của chất thường là một
nguyên tố hóa học thì ta phải tìm được nguyên tử khối của nguyên tố đó. Có thể
chia bài tập tìm công thức hóa học của chất thành hai loại cơ bản:
- Bài toán cho biết hóa trị của nguyên tố cần tìm
- Bài toán không cho biết hóa trị của nguyên tố cần tìm
Cái khó của bài tập này là các dữ kiện thường thiếu hoặc không cơ bản
đòi hỏi phải sử dụng những thuật toán phức tạp, phải tư duy sáng tạo để tìm ra
đáp án đúng nhất thõa mãn điều kiện bài toán. Để giải quyết các bài tập thuộc
loại này, bắt buộc học sinh phải biết biện luận các trường hợp có thể xảy ra. Tuỳ
đặc điểm của mỗi bài toán mà việc biện luận có thể thực hiện bằng nhiều cách
khác nhau:
+ Biện luận dựa vào biểu thức liên lạc giữa khối lượng mol (M) và hóa trị
(x). Từ biểu thức trên ta biện luận và chọn cặp nghiệm M và x thõa mãn điều
kiện bài toán.
+ Nếu bài không cho đủ điều kiện thì người giải cần phải hiểu sâu sắc

nhiều mặt của dữ kiện đưa ra. Học sinh cần phải biện luận thích hợp để chọn cặp
nghiệm thõa mãn.
Như vậy người giáo viên dạy bồi dưỡng cần phải biết chọn lọc, biết hệ
thống và phân dạng các bài tập để xây dựng phương pháp giải cho mỗi dạng.
Đây là vấn đề then chốt nhất để tìm ra cách giải, cách tìm nghiệm tránh được
những sai sót, hoặc là biện luận sai kết quả.
Trong đề tài này, tôi trình bày một số kinh nghiệm của mình trong việc
phân dạng nhằm rèn kỹ năng biện luận tìm công thức hóa học của chất cho học
sinh giỏi lớp 9.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay khả năng giải bài tập của học sinh là rất yếu, đặc biệt là khả
năng phân tích và tìm ra cách giải cho các bài tập tìm công thức hóa học của
chất còn rất lúng túng, mò mẫm, thiếu chính xác dẫn đến nhiều học sinh chán
nản và bỏ bê việc học tập môn hóa học. Bên cạnh đó môn hóa học nhiều năm
không tổ chức thi học sinh giỏi, và không thi vào trung học phổ thông, nên hầu
hết học sinh xem nhẹ môn học này, thậm chí nhiều học sinh xem môn học này là
môn phụ. Đối với học sinh khá giỏi tôi cũng nhận thấy kỹ năng làm bài tập biện
luận tìm công thức hóa học của học sinh còn chưa hiệu quả. Từ những thực
trạng nêu trên thì việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng biện luận tìm công thức
hóa học của chất là hết sức cần thiết và cấp bách.
3. Giải pháp thực hiện
Khi thực hiện đề tài vào giảng dạy, trước hết tôi giới thiệu các bước giải
bài toán biện luận tìm công thức hóa học như sau:
Bước 1: Đặt công thức tổng quát cho chất cần tìm.
3


Bước 2: Chuyển đổi các dữ kiện thành số mol (nếu được).
Bước 3: Viết tất cả các phương trình hóa học có thể xảy ra.
Bước 4: Thiết lập các phương trình toán hoặc bất phương trình liên lạc

giữa các ẩn số với các dữ kiện đã biết.
Bước 5: Biện luận, chọn kết quả thõa mãn các điều kiện bài toán cho.
Sau đây là một số dạng bài tập biện luận tìm công thức hóa học, cách
nhận dạng, kinh nghiệm giải quyết đã được tôi thực hiện và đúc rút từ thực tế.
Trong đề tài này tôi phân thành các dạng như sau:
Dạng 1: Tìm công thức của nguyên tố hay hợp chất khi biết hóa trị của
nguyên tố.
1. Nguyên tắc chung:
- Đặt công thức của chất đã cho theo bài toán;
- Đặt a số mol, A là nguyên tử khối hay phân tủ khối của chất cần tìm;
- Viết phương trình hóa học;
- Thiết lập hương trình, giải tìm khối lượng mol chất cần tìm, suy ra
nguyên tử khối, phân tử khối của chất, từ đó xác đinh được nguyên tố hay
hợp chất cần tìm.
2. Ví dụ:
Ví dụ 1: Oxit của một kim loại hóa trị 3 có khối lượng 32 gam tan hết
trong 400ml dung dịch HCl 3M vừa đủ. Tìm công thức oxit trên?
Giải:
Đặt công thức của oxit kim loại hóa trị III là: M2O3
Ta có: nHCl = 0,4 . 3 = 1,2 mol
PTHH: M2O3 +

6HCl 

2MCl3 + 3H2O

0,2 mol
1,2 mol
Theo PTHH: Số mol M2O3 = 0,2 mol.
Ta có: 0,2. (2M + 48) = 32

 M = 56
Vậy CTHH của oxit: Fe2O3
Ví dụ 2: Cho 4,48g một oxit kim loại hóa trị II, tác dụng hết với 100ml
dung dịch H2SO4 0,8M. Đun nhẹ dung dịch thu được 13,76g tinh thể ngậm nước.
a) Xác định công thức phân tử của oxit
b) Xác định công thức phân tử của Hyddrat.
Giải
Đổi 100ml = 0,1 (lit)
4


Theo đề ra: nH 2 SO4 = 0,8 . 0,1 = 0,08 mol .  mH2SO4 = 98.0.08 = 7,84 (g)
a) Gọi A kin loại hóa trị II và khối lượng x(g)
AO
+ H2SO4 → ASO4 + H2O
(x + 16)g
98g
4,48g
7,84g
x  16

98

Lập tỷ số: 4,48  7,84
Giải ra ta được: x = 40  Ca
Vậy công thức phân tử của oxit là CaO
b)
CaO
+
H2SO4 → CaSO4 + H2O

1mol
1mol
1mol
1mol
0,08mol
0,08mol
0,08mol
Khi đun nhẹ (không cô cạn) ta được muối CaSO4.xH2O
Do nhydrat = nCaSO 4
Nên:

13,76
= 0,08
136  18 x

Giải ra ta được: x = 2
Vậy công thức phân tử của hyddrat là: CaSO4.2H2O
Ví dụ 3: Cho 10,8g một kim loại hóa trị III tác dụng với clo có dư thu
được 53,4g muối. Xác định kim loại đã dùng
Giải:
a) Đặt A là kim loại có hóa trị III có khối lượng x(g)
PTPU:
2A +
3Cl2 →
2ACl3
x(g)
(x + 106,5)g
10,8 (g) …………………..53,4g
x


x  106,5

Lập tỷ số: 10,8  53,4

Giải ra ta được: x = 27  Al. Vậy kim loại đã dùng là Nhôm
Dạng 2: Tìm công thức hóa học bằng biện luận trong giải hệ phương trình
1) Nguyên tắc chung
- Khi giải các bài toán tìm công thức hóa học bằng phương pháp đại số,
nếu số ẩn chưa biết nhiều hơn số phương trình toán học thiết lập được thì phải
biện luận:
+ Thường căn cứ vào đầu bài để lập các phương trình 2 ẩn
+ Nắm chắc các điều kiện về chỉ số và hoá trị : hoá trị của kim loại trong
bazơ, oxit bazơ; muối thường  4 ; còn hoá trị của các phi kim trong oxit  7;
chỉ số của H trong các hợp chất khí với phi kim  4; trong các CxHy thì : x  1
và y  2x + 2 ; …
5


Cần lưu ý : Khi biện luận theo hóa trị của kim loại trong oxit cần phải
8
.
3

quan tâm đến mức hóa trị

2. Ví dụ
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại R trong dung dịch axit
H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít SO2(ở đktc). Xác định R?
Giải:
Gọi kim loại cần tìm có hóa trị n (là số nguyên, dương) và số mol cần

dùng là a mol.
PTHH: 2R

+

 2R2(SO4)n + nSO2 2nH2O 

2n H2SO4

a mol

an/2 (mol)

Theo bài ra ta có: a . R = 9,6 (1)
Mà: Số mol SO2 là: 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)(2)
Từ (1) và (2) ta có R = 32n
Hay : an = 2.0,15 = 0,3 ( mol)
Xét:

Vậy R là

n

1

2

3

R


32

64 ( nhận) 96

Cu

(đồng:

64,

hóa trị II)
Ví dụ 2: Hòa tan cùng một lượng oxit của kim loại M (M có hóa trị không đổi)
trong dung dịch HCl và trong dung dịch HNO3. Cô cạn hai dung dịch thu được 2
muối khan.
Tìm công thức phân tử oxit, biết rằng muối natri có khối lượng lớn hơn muối
clorua một lượng bằng 99,38% khối lượng oxit đem hòa tan.
Giải
Gọi công thức hóa trị của oxit là MxOy
Các PTPU:

MxOy

+

2yHCl



xMCl 2xy


+

MxOy

+ 2yHNO3



xM(NO3) 2xy + yH2O

Giả sử lượng oxit đem dùng phản ứng là 1mol, theo đầu bài ta có:
2y
2y
99,38
( xM  16 y )
) - (M + 35,5. ) =
x
x
100
2y
2y
Giải ra ta có: M = 37,33 .
 M = 18,66.
x
x

X(M + 62.

Ta có bảng sau:

6

yH2O


2y
x

1

2

3

M

18,66(loại)

37,33 (loại)

56

2y
Vậy
= 3 và M = 56  Fe là hợp lý
x
2y

=3 x=2
x


y=3

Vậy công thức oxit là Fe2O3

Vậy kim loại thoã mãn đầu bài là nhôm Al (27, hóa trị III)
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn kim loại M có hóa trị không đổi vào cốc chứa
dung dịch HCl, được dung dịch X. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào
X thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch Y, trong đó
nồng độ C% cúa NaCL và muối clorau M tương ứng là 2,5% và 8,12 %. Thêm
tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào Y, sau đó lọc lấy kết tủa thu được 16 gam
chất rắn. Xác định kim loại M.
Giải:
Gọi n là hóa trị không đổi của kim loại M, ta có các PTHH:
2M

+

2nHCl



2MCln

nH2  (1)

HCl

+


NaHCO3



NaCl + CO2 + H2O 

+

MCln +
n NaOH

M(OH)2
+ nNaCl
2M(OH)2
 M2On + n H2O
Theo (2): Số mol NaCl = số mol NaHCO3 = 0,2 mol
My = 0,2.58,5.

Suy ra:

mMCln

( 2)
( 3)
(4)

25
= 468 gam.
100


= 468 .

8,12
= 38 gam
100

Theo (3) và (4): 16 ( 2M + 71n) = 38 (2M + 16n)
Giải ra: M = 12n
n
1
R
12
Vậy kim loại M là Mg

2
24( nhận)

3
36

Dạng 4: Biện luận các khả năng xảy ra đối với các chất ban đầu hoặc chất
tạo thành đã cho
1. Nguyên tắc chung:
- Đây là dạng bài tập thường gặp chất ban đầu hoặc chất tạo thành chưa
xác định cụ thể tính chất hóa học (chưa biết kim loại hoạt động hay kém hoạt
động, muối trung hòa hay muối axit, hoặc chưa biết phản ứng đã hoàn toàn
7


chưa…).Vì vậy cần phải xét từng khả năng xảy ra đối với chúng. Giải bài toán

theo nhiều trường hợp và cho kết quả phù hợp nhất.
2. Ví dụ:
Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit của kim loại hóa trị II( không
đổi ) có tỉ lệ mol 1: 2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp A nung nóng thì
thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan hết rắn B cần dùng đúng 80 ml dung dịch
HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất.
Xác định công thức hóa học của oxit kim loại. Biết rằng các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
Giải
+ Nếu R đứng trước Al thì RO không bị khử  rắn B gồm: Cu, RO
+ Nếu R đứng sau Al trong dãy hoạt động kim loại thì RO bị khử  hỗn
hợp rắn B gồm : Cu và kim loại R.
* Giải:
Đặt CTTQ của oxit kim loại là RO.
Gọi a, 2a lần lượt là số mol CuO và RO có trong 2,4 gam hỗn hợp A
Vì H2 chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy BêKêTôp
nên có 2 khả năng xảy ra:
- R là kim loại đứng sau Al :
Các PTPƯ xảy ra:
CuO +
H2

Cu +
H2O
a
a
RO +
H2

R

+
H2O
2a
2a
3Cu +
8HNO3
 3Cu(NO3)2
+
2NO 
+
4H2O
a
3R +
4H2O

8a
3

8HNO3

 3R(NO3)2

16a
3
 8a 16a
0, 08 1, 25 0,1
 

3
Theo đề bài:  3

 80a  ( R  16)2a 2, 4

+

2NO 

+

2a

 a 0, 0125

 R 40(Ca )

Không nhận Ca vì kết quả trái với giả thiết R đứng sau Al
- Vậy R phải là kim loại đứng trước Al
CuO +
H2

Cu +
H2O
a
a
3Cu +
4H2O

8HNO3

 3Cu(NO3)2


8

+

2NO 

+


8a
3

a
RO
2a

+

2HNO3
4a

 R(NO3)2

+

2H2O

 8a
 a 0, 015
  4a 0,1


Theo đề bài :  3
 R 24( Mg )
 80a  ( R  16).2a 2, 4

Trường hợp này thoả mãn với giả thiết nên oxit là: MgO.
Ví dụ 2: Khi cho a (mol ) một kim loại R tan vừa hết trong dung dịch
chứa a (mol ) H2SO4 thì thu được 1,56 gam muối và một khí A. Hấp thụ hoàn
toàn khí A vào trong 45ml dd NaOH 0,2M thì thấy tạo thành 0,608 gam muối.
Hãy xác định kim loại đã dùng.
*Hướng dẫn:
- Các trường hợp xảy ra cho khí A : SO 2 ; H2S ( không thể là H2 vì khí A
tác dụng được với NaOH ) và viết các PTPƯ dạng tổng quát, chọn phản ứng
đúng để số mol axit bằng số mol kim loại.
* Lưu ý với HS khi biện luận xác định muối tạo thành là muối trung hòa
hay muối axit mà không biết tỉ số mol cặp chất tham gia ta có thể giả sử phản
ứng tạo ra 2 muối. Nếu muối nào không tạo thành sẽ có một giá trị vô lý.
* Giải:
Gọi n là hóa trị của kim loại R .
Vì chưa rõ nồng độ của H2SO4 nên có thể xảy ra 3 phản ứng:
2R
+
nH2SO4  R2 (SO4 )n +
nH2 
(1)
2R +
2nH2SO4  R2 (SO4 )n +
nSO2  + 2nH2O
(2)
2R +

5nH2SO4  4R2 (SO4 )n +
nH2S  + 4nH2O
(3)
khí A tác dụng được với NaOH nên không thể là H2  PƯ (1) không phù
hợp.
Vì số mol R = số mol H2SO4 = a , nên :
Nếu xảy ra ( 2) thì : 2n = 2  n =1 ( hợp lý )
Nếu xảy ra ( 3) thì : 5n = 2  n =

2
( vô lý )
5

Vậy kim loại R hóa trị I và khí A là SO2
2R +
2H2SO4  R2 SO4
+
a(mol)

a

a
2

SO2

 + 2H2O

a
2


Giả sử SO2 tác dụng với NaOH tạo ra 2 muối NaHSO3 , Na2SO3
SO2 +
NaOH
 NaHSO3
Đặt :
x (mol)
x
x
SO2 +
2NaOH
 Na2SO3 +
H2O
y (mol)
2y
y

9


 x  2 y 0, 2 0, 045 0, 009
 104 x  126 y 0, 608

Theo đề ta có : 

giải hệ phương trình được

 x 0, 001

 y 0, 004


Vậy giả thiết phản ứng tạo 2 muối là đúng.
Ta có: số mol R2SO4 = số mol SO2 = x+y = 0,005 (mol)
Khối lượng của R2SO4 : (2R+ 96)0,005 = 1,56


R = 108 .

Vậy kim loại đã dùng là Ag.

Dạng 5: Biện luận tìm các chất kim loại kiềm, kiểm thổ
1. Nguyên tắc chung
Phương pháp giải có thể đưa các bài toán này về dạng biện luận trong giải
hệ phương trình, tuy nhiên bài giải sẽ dài dòng còn phải thêm bước biện luận.
Với dạng toán này, phương pháp công thức trung bình rất hữu hiệu. Phương
pháp này là phương pháp quy hỗn hợp về một chất đại diện, do vậy các phản
ứng xảy ra đối với hỗn hợp xem như chỉ xảy ra với chất đại diện này.
Lưu ý, trong phương pháp công thức trung bình, các số liệu về hỗn hợp (số mol,
khối lượng, thể tích) xem như là số liệu riêng của chất đại diện.
2. Ví dụ :
Ví dụ 1:
Hòa tan 8,7 gam một hỗn hợp gồm K và một kim loại M thuộc phân
nhóm chính nhóm II trong dung dịch HCl dư thì thấy có 5,6 dm 3 H2 ( ĐKTC).
Hòa tan riêng 9 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư thì thể tích khí H 2 sinh
ra chưa đến 11 lít ( ĐKTC). Hãy xác định kim loại M.
- Lập phương trình tổng khối lượng của hỗn hợp và phương trình tổng số
mol H2. Từ đó biến đổi thành biểu thức chỉ chứa 2 ẩn là số mol (b) và nguyên tử
khối M. Biện luận tìm giá trị chặn trên của M.
Từ phản ứng riêng của M với HCl  bất đẳng thức về VH  giá trị chặn
dưới của M

Chọn M cho phù hợp với chặn trên và chặn dưới
* Giải:
Đặt a, b lần lượt là số mol của mỗi kim loại K, M trong hỗn hợp
Thí nghiệm 1:
2K +
2HCl 
2KCl
+
H2 
a
a/2
M
+
2HCl 
MCl2
+
H2 
b
b
2

a

5, 6

 số mol H2 = 2  b  22, 4 0, 25  a  2b 0,5
Thí nghiệm 2:
10



M
+
2HCl 
9/M(mol) 
9

MCl2

11

+


Theo đề bài: M  22, 4

H2 
9/M

M > 18,3

(1)

 39a  b.M 8, 7
 39(0,5  2b)  bM 8,7
10,8

 b=
78  M
 a  2b 0,5
 a 0,5  2b

10,8
Vì 0 < b < 0,25 nên suy ra ta có :
< 0,25  M < 34,8 (2)
78  M

Mặt khác: 

Từ (1) và ( 2) ta suy ra kim loại phù hợp là Mg
Ví dụ 2:
X là hỗn hợp 3,82 gam gồm A2SO4 và BSO4 biết khối lượng nguyên tử
của B hơn khối lượng nguyên tử của A là1 đvC. Cho hỗn hợp vào dung dịch
BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa và một dung dịch Y.
a) Cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan
b) Xác định các kim loại A và B
* Gợi ý HS :
- Do hỗn hợp 2 muối gồm các chất khác nhau nên không thể dùng một
công thức để đại diện.
- Nếu biết khối lượng mol trung bình của hỗn hợp ta sẽ tìm được giới hạn
nguyên tử khối của 2 kim loại.
* Giải:
a)

 BaSO4 
 BaSO4 

A2SO4
+
BaCl2
BSO4
+

BaCl2
Theo các PTPƯ :

Số mol X = số mol BaCl2 = số mol BaSO4 =

+
+

2ACl
BCl2

6,99
0, 03mol
233

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m( ACl BCl )  3,82 + (0,03. 208) – 6.99 = 3,07 gam
2

MX 

b)

3,82
127
0, 03

Ta có M1 = 2A + 96 và M2 = A+ 97
 2 A  96  127
 A  97  127


Vậy : 

(*)

Từ hệ bất đẳng thức ( *) ta tìm được :
15,5 < A < 30
Kim loại hóa trị I thoả mãn điều kiện trên là Na (23)
Suy ra kim loại hóa trị II là Mg ( 24)
Bài tập tương tự:
Bài 1: Cho 10,8 gam kim loại hóa trị III tác dụng với clo dư tạo ra 53,4
gam muối clorua. Hỏi kim loại này là nguyên tố nào ?
11


Bài 2: Cho 4,48 gam oxit của một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với
100ml axit H2SO4 0,8M rồi cô cạn dung dịch thì nhận được 13,76gam tinh thể
muối ngậm nước.
Tìm công thức muối ngậm nước H2O này ?
Bài 3: Cho 1,44gam kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong 250ml dung
dịch H2SO4 0,3M. Dung dịch thu được còn chứa axit dư và phải trung hòa bằng
60ml dung dịch NaOH 0,5M. Tìm kim loại nói trên ?
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 27,4gam hỗ hợp M 2CO3 và MHCO3 bằng 500ml
dung dịch HCl 1M thoát ra 6,72lit CO 2 (đktc). Để trung hòa axit dư phải dùng
5oml NaOH 2M.
Tìm 2 muối và % hỗn hợp ?
Bài 5:Hòa tan 3,2gam oxit kiam loại hóa trị III bằng 2oogam dung dịch
axit H2SO4loãng. Khi thêm vào hỗn hợp sau phản ứng một lượng CaCO 3 vưà đủ
còn thấy thoát ra 0,224 dm3 CO2 (đktc). Sau đó cô cạn dung dịch thu được
9,36gam muối sunfat kho.

Tìm oxit kim loại hóa trị III và nồng độ % H2SO4 ?
Bài 6: Có oxit sắt chưa biết:
- Hòa tan m gam oxit cần 150ml HCl 3M
- Khử toàn bộ m gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 8,4gam sắt.
Tìm công thức oxit ?
Bài 7: Cho 416 gam dung dịch BaCl2 12% tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 27,36gam muối sunfat kim loại A. Sau khi lọc bỏ kết tủa thu được 800ml
dung dịch 0,2M của muối clorua kim loại A.
Tìm hóa trị A, tên A, công thức sunfat ?
Bài 8: Cho 15,25 gam hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị II có lẫn Fe tan
hết trong axit HCl dư thoát ra 4,48 dm 3 H2 (đktc) và thu được dung dịch X.
Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa ra rồi nung trong không khí đến lượng không
đổi cân nặng 12 gam.
Tìm kim loại hóa trị II, biết nó không tạo kết tủa với hidroxit ?
Bài 9: Khử một lượng oxit sắt chưa biết bằng H2 nóng dư. Sản phẩm hơi
tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%.
Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng axit H2SO4 loãng thoát
ra 3,36 lit H2 (đktc).
Tìm công thức oxit sắt ?
Bài 10: Cho 14gam oxit của kim loại hóa trị II tác dụng hết với 500ml
dung dịch H2SO4 0,5M
a) Xác định công thức phân tử của oxit
b) Nếu đen nung nhẹ phản ứng trên, người ta thu được 26,5gam tinh thể ngậm
nước. Xác định công thức phân tử của tinh thể ngậm nước?
*Như vậy, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã vận dụng đề tài
này và rút ra một số kinh nghiệm thực hiện như sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi
dưỡng cho HS. Xây dựng được nguyên tắc và phương pháp giải các dạng bài
toán đó.
12



- Tiến trình bồi dưỡng kỹ năng được thực hiện theo hướng đảm bảo tính
kế thừa và phát triển vững chắc. Tôi thường bắt đầu từ một bài tập mẫu, hướng
dẫn phân tích đầu bài cặn kẽ để học sinh xác định hướng giải và tự giải, từ đó
các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau đó
tôi tổ chức cho HS giải bài tập tương tự mẫu; phát triển vượt mẫu và cuối cùng
nêu ra các bài tập tổng hợp.
- Mỗi dạng bài toán tôi đều đưa ra nguyên tắc nhằm giúp các em dễ nhận
dạng loại bài tập và dễ vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác; hạn
chế được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của HS.
- Sau mỗi dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa
chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà HS thường mắc.
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt năng lực tư duy,
độc lập suy nghĩ cho đối tượng học sinh giỏi. Các em đã tích cực hơn trong việc
tham gia các hoạt động xác định hướng giải và tìm kiếm hướng giải cho các bài
tập. Qua đề tài này, kiến thức, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách
vững chắc, sâu sắc; kết quả học tập của học sinh luôn được nâng cao. Từ chỗ rất
lúng túng khi gặp các bài toán biện luận, thì nay phần lớn các em đã tự tin hơn,
biết vận dụng những kỹ năng được bồi dưỡng để giải thành thạo các bài tập biện
luận mang tính phức tạp. Đặc biệt các em có thể vận dụng kỹ năng biện luận này
để giải nhiều dạng bài tập khác nữa.
Kết quả khảo sát 10 học sinh tham gia dự tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi
trước và sau áp dụng đề tài như sau:
Số học sinh dự thi

Số học sinh đạt

Trước khi áp
dụng


10

3

30%

Sau khi áp
dụng

10

8

80%

Tìm công thức hóa học của các chất vô cơ là một trong những dạng bài
tập phức tạp và khó, cần có tư duy tốt và kĩ năng nhận biết chất, bản chất của
vấn đề và từng bước mở rộng hiểu biết vấn đề đó.
Do vậy, trong quá trình giảng dạy mảng kiến thức này, bản thân mỗi giáo
viên cần trang bị cho học sinh tỉ mỉ rõ ràng từng đơn vị kiến thức, từng phương
pháp cụ thể cần có những bài tập cũng cố vận dụng sau mỗi đơn vị kiến thức đã
học.
Đây là một dạng bài tập cần phải linh hoạt và tư duy tốt, do vậy khi giảng
dạy giáo viên cần chú ý tạo cho các em niềm đam mê hứng thú học tập; trân
trọng những suy nghĩ, những ý kiến phát biểu cho đến những sáng tạo nhỏ, luôn
13


luôn động viên, khích lệ kịp thời; có biện pháp để kích thích khả năng tự nguyện

nghiên cứu, tìm tòi của các em.
Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp khắc phục
kịp thời những sai lầm thiếu sót của học sinh; nên biên soạn giáo án cho các tiết
dạy ôn chia kiến thức thành các chuyên đề cụ thể, dạy sâu và chắc từng chuyên
đề đó, từ đó tìm ra lôgic của các dạng bài tập khác nhau.

14


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tìm công thức hóa học của các chất vô cơ là một trong những dạng bài tập
phức tạp và khó, cần có tư duy tốt và kĩ năng nhận biết chất, bản chất của vấn đề
và từng bước mở rộng hiểu biết vấn đề đó. Vì vậy việc phân dạng và phương
pháp giải các bài toán tìm công thức hóa học của chất được đề cập trong đề tài
này nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng cho học sinh biết cách giải quyết các bài
tập về tìm công thức hóa học và khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa bền vững,
vừa sâu sắc; phát huy tối đa sự tham gia tích cực của người học. Học sinh có khả
năng tự tìm ra kiến thức, tự mình tham gia các hoạt động để củng cố vững chắc
kiến thức,rèn luyện được kỹ năng giải bài tập biện luận để tìm công thức hóa
học của chất.
Trên đây là một só kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình dạy và tự học tự
bồi dưỡng bản thân tôi đã rút ra trên thực tế để truyền thụ kiến thức cho học sinh
theo những hướng thống nhất phù hợp với nhận thức của học sinh. Tôi cũng
nhận thấy đề tài này tác dụng rất lớn đối với sự tiếp thu của học sinh cũng như
sự truyền đạt của giáo viên dễ dàng hơn và có hệ thống logic hơn, từ đó gây
hứng thú học tập cho học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.
2. Kiến nghị
Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này đòi hỏi sự tìm tòi khám phá đặc
biệt, sự định hướng cho một quá trình nghiên cứu và nội dung là hết sức quan

trọng . Do đó cần có những chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm, để từ đó
tránh sự trùng lặp khi viết và các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng hơn.
Ban giám hiệu nhà trường cần phải tạo điều kiện về thời gian để giáo viên
viết sáng kiến kinh nghiệm.
Đề nghị triển khai áp dụng đề tài này cho học khá giỏi lớp 9 hàng năm .
Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bảm thân
tôi không thể truyền đạt được các dạng bài tập về biện luận tìm công thức hóa
học của chất. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp, của ban
giám khảo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


Danh mục cá tài liệu tham khảo
TT
1
2
3
4
5

Tên tài liệu
Rèn kỹ năng giải bài tập hóa 9
Bồi dưỡng hóa học THCS
300 BTHH vô cơ
Hóa học cơ bản và nâng cao
Phương pháp giải toán hóa vô cơ


Tác giả
Huỳnh Bé
Vũ Anh Tuấn
Lê Đình Nguyên
Ngô Ngọc An
Quan Hán Thành

16



×