Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN Mở rộng, nâng cao một số dạng bài tập từ một dạng bài tập cơ bản của mục III và IV trong bài “ sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học” trong chương trình Hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.29 KB, 30 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD và ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh. Môn hóa học ở nhà trường THCS có vai trò quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của bậc học, cung cấp cho học sinh một số
kiến thức phổ thông, cơ bản thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số
kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc phát triển năng
lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống
lao động. Qua bộ môn Hóa học, học sinh có một số kiến thức kỹ thuật tổng hợp về
nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất và môi trường.
Đặc trưng dạy và học môn Hóa học cơ bản hiện nay ở các bậc học nói chung và
bậc phổ thông nói riêng là gắn liền với thực nghiệm, từ đó xây dựng lí thuyết Hóa học
và bài tập Hóa học. Vậy hệ thống lí thuyết trong Hóa học đóng vai trò cực kỳ quan
trọng, trong một phạm vi nhỏ là mục III và IV bài “ sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn
các nguyên tố hóa học” trong chương trình Hóa hoc lớp 9. Với phạm vi đề tài này tôi
xin đưa ra một số bài tập mở rộng và nâng cao từ một số bài tập cơ bản phương pháp
mà tôi đã áp dụng trong dạy học có hiệu quả.
Trong bài “ sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học” có nội dung
khá khó và trừu tượng đối với học sinh lớp 9, muốn nắm được nội dung của bài này đòi
hỏi học sinh và giáo viên phải chủ động tìm kiếm kiến thức, nghiên cứu tài liệu và đưa
ra các dạng bài tập có tính hệ thống và các cách giải cụ thể nhằm đưa lại hiệu quả trong
quá trình nghiên cứa và làm bài tập, đối với học sinh giỏi thì không chỉ nắm vững kiến
thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng thành thạo trong các dạng bài tập của bảng hệ
thống tuần hoàn
Trang 1




Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Trong mục III và IV từ cách khai thác sự biến đổi tính chất của các nguyên tố
trong chu kỳ và nhóm cũng như khai thác ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học, nếu như giáo viên không phân loại các dạng bài tập cũng như đưa ra các phương
pháp giải các dạng bài tập một cách khái quát hóa cụ thể thì làm cho học sinh khó tiếp
cận một cách đầy đủ, nhớ lâu cũng như vận dụng không tốt vào giải quyết vấn
đề?...Trong các đề thi học sinh giỏi thường gặp những bài toán hóa học rất khó như cách
xác định nguyên tố hóa học thông qua chu kì, nhóm các nguyên tố, trong quá trình học
sinh làm bài thi cũng như các bài tập khác ở lớp, tôi nhận thấy học sinh thường lúng
túng khi gặp các dạng bài tập này và thường đưa lại kết quả không cao trong các kì thi
đối với học sinh lớp 9, hậu quả đó đưa lại là do ở bài học các em chưa có một hệ thống
bài tập cũng như phương pháp giải quyết các dạng bài tập theo những nội dung cụ thể
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Mở rộng, nâng cao một số dạng bài tập từ một
dạng bài tập cơ bản của mục III và IV trong bài “ sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn
các nguyên tố hóa học” trong chương trình Hóa học lớp 9
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy học môn hóa học 9 trong nhiều năm
- Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận
dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo
2. Phạm vi thực hiện đề tài
- Một số bài tập trong chương trình lớp 9 cơ bản và nâng cao
- Ngoài ra sử dụng dạy các chuyên đề ở các lớp 9 do các giáo viên khác lên lớp
- Đề tài này được tham khảo ý kiến, đóng góp ý kiến của các giáo viên trong tổ bộ môn
và nhiều người khác có kinh nghiệm.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nếu vận dụng tốt các kiến thức mục III và IV trong bài sơ lược bảng hệ thống
tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản về các
bài tập về xác định tên các nguyên tố hóa học cũng như dự đoán được các tính chất của
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

các nguyên tố lân cận một cách logic và có hiệu quả. Đồng thời góp phần năng cao năng
lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng
thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn hóa học cao hơn.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương
pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9. Mục tiêu
chương trình môn hóa 9 để xây dựng hệ thống một số dạng bài tập hóa học phát huy
tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn
hóa học ở trường THCS
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện học tập ở nhà của các em học sinh.
- Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học,..
- Các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo khác
- Phương pháp đánh giá của học sinh qua từng dạng bài tập, so sánh với các phương
pháp khác để thấy được kết quả tiến bộ của học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa lớp 9 ở trường THCS
VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ĐÓNG GÓP
CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tìm hiểu được nhiều đối tượng học sinh và
giáo viên còn khó khăn trong khâu giải toán hóa học xác định tên nguyên tố hóa học khi

biết vị trí của các nguyên tố, cũng như dự đoán tính chất cơ bản của các nguyên tố lân
cận, một số bài tập đơn giản trong sách giáo khoa cũng khiến học sinh lúng túng, không
biết xuất phát từ đâu để làm bài, một số bài toán khó, đối với giáo viên cũng gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, vì vậy tôi tin chắc rằng sau khi tôi hoàn
thành đề tài này sẽ được đông đảo học sinh và giáo viên tham khảo và xem là nguồn tư
liệu quý giá cho quá trình học tập và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Trong thời đại mới với nền công nghệ thông tin khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển
thì nhu cầu về kiến thức ngày càng đặt vai trò cao hơn. Những kiến thức liên quan đến
đời sống ngày càng mở rộng. Kiến thức Hóa học ở trường THCS đối với học sinh vừa
mới mẻ vừa trừu tượng nên việc hình thành các kỹ năng cho học sinh nhằm vận dụng
kiến thức đã học rất quan trọng và cần thiết.
Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai
nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả
cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy Hóa học phải
biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, bài tập liên quan đến bảng hệ thống
tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong chương trình hóa học trung học cơ sở là một
chương trình khó nếu chúng ta không có phương pháp truyền tải cho học sinh hiểu cặn
kẻ các vấn đề về kiến thức, không phân loại các dạng bài tập dẫn đến khó hiểu và gây
nhàm chán đối với học sinh.
Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiển và truyền thống Việt Nam, tiếp
cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới
2. Cơ sở khoa học và thực triển giáo dục
- Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong
giai đoạn mới
- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học và công
nghệ hiện nay
- Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội, do xu
thế hội nhập trên thế giới hiện nay
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này đối với học sinh hiện nay cũng còn nhiều
hạn chế, do các em chưa thực sự quan tâm đến môn học, gia đình còn gặp nhiều khó
khăn về kinh tế và những tác động không tốt từ môi trường bên ngoài nên các em chưa
có thời gian nhiều dành cho môn học và tiếp cận phương pháp một cách có hiệu quả. Do
đó qua thực nghiệm dạy học của bản thân, tôi manh dạn nêu ra một số kinh nghiệm
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

trong đề tài này nhằm mục đích giới thiệu bạn đọc cùng tham khảo và đóng góp ý kiến
cho đề tài ngày được hoàn hiện hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Đa số giáo viên có trình độ kiến thức tương đối vững vàng, luôn luôn cố gắng trau dồi
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp giáo dục đặc trưng của bộ
môn và rất tâm huyết với nghề.
- Có sự chỉ đạo kịp thời, chính xác đầy, đủ của phòng giáo dục, chi bộ, ban giám hiệu
nhà trường, sự ủng hộ của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Học sinh có truyền thống hiếu học, đa số phụ huynh và địa phương quan tâm giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện tối đa cho công tác giáo dục.

2. Khó khăn
- Đại đa số các em học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp nên gặp không
ít những khó khăn đối với việc học tập của học sinh, địa bàn hai xã tương đối rộng, dân
cư phân bố không đồng đều, việc đi lại cũng gặp khó khăn, trong quá trình học tập các
em chưa thực sự có thời gian tiếp cận các bài tập một cách có hiệu quả dẫn đến kết quả
không cao trong các kỳ thi khảo sát cũng như thi học sinh giỏi.
- Mặt khác đề tài này cần sự quan tâm đúng mức của học sinh và giáo viên bởi trong
đề tài có những bài rất khó nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh trước các kỳ thi học
sinh giỏi các cấp, có như thế mới đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy và giáo dục.
3. Số liệu thống kê
a. Thống kê độ tuổi, thành phần gia đình học sinh và chất lượng học tập bộ môn hóa
học THCS:
- Độ tuổi học sinh tham gia làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là học sinh lớp 9
có độ tuổi từ 14 đến 15
- Đa số các em là học sinh xuất thân từ nông nghiệp chiếm khoảng 92%, cán bộ công
nhân viên 2% còn lại là 6% gia đình làm nghề khác
b. Thống kê khảo sát kết quả trung bình học tập bộ môn hóa THCS trong năm học
này là:
- Đầu năm học 2015-2016 bộ môn hóa khối 9
Loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

kém

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

khối
9

2%

27 %

63 %

8%

0%

Học sinh nhìn chung tích cực tham gia học tập và dự các buổi dạy chuyên đề này,
đúng chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải của Bộ Giáo Dục
c . Sự quản lí và hổ trợ của đoàn thể trong quá trình thức hiện đề tài
Dựa vào điều kiện thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có, nhà trường và các đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện tối đa trong quá trình thực hiện đề tài này
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1 SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

a. Trong một chu kì
Trong một chu kì khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt


nhân. Xét chu kì 2 và chu kì 3 theo bảng sau:

3

4

5

6

7

8

9

10

Li

Be

B

C

N

O


F

Ne

2 Liti

Beri

Bo

Cacbon

Nitơ

Oxi

Flo

Neon

7
11

8
12

9
13

12

14

14
15

16
16

19
17

20
18

3 Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar


Nhôm

Silic

Clo

Agon

27

28

35,5

40

Natri Magie
23

24

photpho Lưu huỳnh
31

32

- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các
nguyên tố tăng dần
Từ bảng trên ta thấy chu kì 2 và chu kì 3 đều có 8 nguyên tố

- Đầu chu kì là một kim loại Li hay Na, cuối chu kì là halogen F, Cl kết thúc chu kì là
khí hiếm Ne, Ar
- Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 (Li, Na) đến 8 (Ne, Ar)
Như vậy giữa hai nguyên tố trong một chu kì cách nhau 1 đơn vị điện tích hạt nhân, số
này bằng số proton (P)
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Ví dụ: Trong chu kì 3 giữa Na và Mg cách nhau một đơn vị điện tích hạt nhân (Na có số
P = 11, Mg có số P = 12)
Chú ý: Na và Mg là hai nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong cùng một chu kỳ, chúng chỉ
cách nhau đúng 1 proton, do đó không mất tính tổng quát, nếu ta xem A và B là hai
nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong một chu kỳ thì: PA-PB = 1 (nếu A đứng sau B) hoặc
PB – PA = 1 (nếu B đứng sau A)
Dạng bài tập này vận dụng nâng cao khi tìm tên hai nguyên tố liên tiếp trong một chu
kỳ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Nhận xét:
- Ta thấy trong chu kì 2 và chu kì 3 thuộc 2 chu kì liên tiếp, các nguyên tố đều cách
nhau 8 đơn vị nhưng xét trong cùng một cột (nhóm)
Ví dụ: Trong hai chu kì 2 và 3 cùng một cột có Li vị trí thứ 3 có số P = 3 và có cùng
điện tích hạt nhân là 3, tương tự Na ở vị trí 11, số p =11, hai nguyên tố này cách nhau 8
đơn vị điện tích hạt nhân.
Không mất tính tổng quát ta có: nếu A và B là hai nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên tiếp
nhau thuộc cùng một cột (nhóm) thì cách nhau 8 đơn vị điện tích hạt nhân (đối với chu
kỳ nhỏ), khi đó PA - PB = 8) hoặc PB – PA = 8
Điều này rất cần thiết cho quá trình giải bài tập tìm tên các nguyên tố trong chu kì, trong
nhóm
Ví dụ: Hai nguyên tố A và B có tổng số proton là 14, biết A, B thuộc hai chu kỳ liên

tiếp, trong cùng một nhóm thuộc chu kỳ nhỏ. Xác định số proton của A và B có thể xác
định vị trí của A và B cũng như ký hiệu hóa học của hai nguyên tố trong tuần hoàn.
Lời giải
-Giả sử PA>PB, theo bài ra ta có: PA + PB = 14 và PA - PB = 8 suy ra: PA = 11, PB = 3
Vây vị trí của A là 11 nên A là Na, vị trí của B là 3 nên B là Li
Đây là bài tập cơ bản có thể xác định tên nguyên tố cũng như vị trí của các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dạng này chỉ nâng cao từ nghiên cứu và
phát triển các phần ở sách giáo khoa, tạo nền tảng cơ sở cho các em tiếp cận được với

những nội dung khó hơn, sâu sắc hơn ở chương trình lớp 10
b. Trong một nhóm
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt
nhân: Số lớp electron của các nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên
tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
I
3
Li
Liti
7
11
Na
Natri
23
19
K

Kali
39
37
Rb
Rubiđi
85
55
Cs
Xesi
132
87
Fr
Franxi
223

VII

Quan sát nhóm I và nhóm VII ta thấy
9
- Nhóm I gồm 6 nguyên tố từ Li đến Fr
F
- Số lớp electron tăng dần từ 2 đến 7. Số
Flo
electron ở lớp ngoài cùng bằng 1
19
- Tính kim loại tăng dần lừ Li đến Fr
17
Như vậy đi từ trên xuống tính kim loại giảm dần
Cl
Clo

nghĩa là Li là kim loại yếu hơn Na, K, trong nhóm I,
35,5
Fr là kim loại mạnh nhất
35
- Giữa chu kì 2 và 3 cách nhau 8 nguyên tố,
Br
điều đó rất dể thấy bỡi Li ở vị trí thứ 3 và Na
Brom
vị trí thứ 11
80
- Tương tự ta tính được chu kì 3 cách chu kì 4
53
là 8 nguyên tố, chu kì 4 cách chu kì 5 là 18
I
nguyên tố
Iot
127
(chú ý ta chỉ xét trong một nhóm, nếu khác nhóm thì
85
vị trí cách nhau không theo quy luật trên)
At
- Trong nhóm VII: gồm 5 nguyên tố từ F đến
Atatin
At, tính phi kim giảm dần, như vậy ở đây F là
210
nguyên tố mạnh nhất và yếu nhất là At
Chú ý: Trong một nhóm thuộc hai chu kỳ liên tiếp(chu kỳ nhỏ) hai nguyên tố cách nhau
8 đơn vị điện tích hạt nhân do đó nếu hai nguyên tố A và B bất kỳ thuộc hai chu kỳ liên
tiếp trong cùng một phân nhóm ta luôn có: PA – PB = 8, nếu hai nhóm liên tiếp thuộc
hai chu kỳ liên tiếp thì : PA – PB = 7 hoặc : PA – PB = 9 (PA > PB)

Ví dụ: Hai nguyên tố A và B thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong cùng một nhóm, tổng số
proton của hai nguyên tố là 16. Xác định số proton của A và B, từ đó có thể xác định tên
của hai nguyên tố đó
Lời giải
+ Vì tổng số proton của A và B là 16 nên A và B thuộc chu kỳ nhỏ do đó giữa chúng
cách nhau 8 nguyên tố, theo bài ra ta có: PA – PB =8 và PA + PB = 16 giải ra được: PA =
12, PB = 4, do đó số hiệu nguyên tử của A là 12 nên A là Mg, số hiệu nguyên tử của B là
4 nên B là Be
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

- Nguyên tố R khi kết hợp với hiđro tạo thành hợp chất khí, khi kết hợp với oxi tạo
thành oxit vậy công thức chúng được xác định như thế nào?
- Xét bảng sau:
Nhóm A
Hợp chất
Oxit cao nhất

I
R2O

II
RO

III

IV


V

R2O3

RO2

R2O5

VI
RO3

VII
R2O7

Hợp chất với
Hiđro
RH
RH2
RH3
-Xét bài tập 31.5 (Sách bài tập Hóa học 9)

RH4

RH3

RH2

RH

Bài 31.5. Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức hóa học chung là

RH4. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì O chiếm 72,73% khối lượng
a) Hãy xác định tên nguyên tố R
b) Viết công thức hóa học các hợp chất của nguyên tố R với oxi và hiđro
c) Cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, vì vậy tôi tin chắc rằng sau khi tôi hoàn nên
R có hóa trị IV, do đó oxit cao nhất của R phải là RO2
- Lập luận: % khối lượng của O là 72,73% do đó % của R là 100% - 72,73% = 27,27%
Ta có tỉ lệ sau: MR/32 = 27,27/72,73 → R = 12 Vậy R là cacbon
b) Công thức hóa học của cacbon với hiđro và oxi là: CH4 và CO2
c) Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn: vị trí thứ 6, chu kỳ 2 phân nhóm IV
2. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
a. Biết vị trí của các nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của
nguyên tố
Ví dụ ở sách giáo khoa Hóa học 9 (trang 99)
Biết A là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3 nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo
nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh các nguyên tố lân cận
Lời giải
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

-Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, nên điện tích hạt nhân của A là 17+ và có 17
eletron
- Nguyên tố A ở chu kì 3, nhóm VII nên A có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7
electron
- Nguyên tố A ở cuối chu kì 3, nên A là phi kim hoạt động mạnh
So sánh A với các phi kim lân cận
Ta xét bảng sau:
9

Chu kì 2
Chu kì 3

F
16
S

Chu kì 4

17
Cl
35

Br
- Trong một chu kỳ đi từ trái qua phải, tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim
tăng dần, do đó Cl hoạt động mạnh hơn S
- Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim
giảm dần, do đó, Clo mạnh hơn Brom nhưng yếu hơn Flo
Ở sách giáo khoa chỉ hướng dẩn cho học sinh giải một cách đơn thuần, học sinh rất khó
tưởng tượng hay nhìn thấy sự so sánh của các nguyên tố mạnh hay yếu như thế nào, do
đó tôi đưa ra cách giải khác hơn nhằm đưa ra cho học sinh cái cụ thể của sự biến đổi
tính chất của các nguyên tố.
b. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên
tố đó
Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp
electron ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính
chất cơ bản của nó
Lời giải
- Theo bài ra: X có điện tích hạt nhân là 16+ nên X ở ô thứ 16, 3 lớp electron nên X ở
chu kì 3, có 6 electron ngoài cùng nên X ở phân nhóm 6

- X là một phi kim vì phân nhóm 6 và cuối chu kì 3
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG NÂNG CAO
Bài 1: (Dành cho đối tượng học sinh đại trà)
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim
của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16
Lời giải

Số hiệu nguyên tử

Cấu tạo nguyên tử
Chu kỳ
Nhóm

7
2
12
3
16
3
Bài 2: (Dành cho đối tượng học sinh đại trà)

V
II
VI


Tính chất
Kim loại
Phi kim
x
x
x

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài
cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
Lời giải
Vì X có điện tích hạt nhân là 11+ nên X ở vị trí 11 trong bảng tuần hoàn, có 3 lớp
electron nên X ở chu kỳ 3, có số electron ngoài cùng bằng 1 nên X ở phân nhóm 1
X là một kim loại điển hình vì ở phân nhóm 1
Bài 3: (Dành cho học sinh đại trà) :Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi
kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích
Lời giải
-Chiều tính phi kim tăng dần từ: As, P, N, O, F
- Giải thích:
+ As, P, N ở cùng nhóm 5, có 5 electron ngoài cùng, ở đây N vị trí thứ 7, P vị trí 15, As
ở vị trí thứ 33, như vậy theo quy luật biến thiên tính chất của phi kim trong một nhóm đi
từ trên xuống dưới, tính phim kim giảm dần do đó ta sắp xếp là: As, P, N
+ N, O, F thuộc chu kỳ 2, nên theo quy luật biến thiên trong chu kỳ, đi từ trái qua phải,
tính phi kim tăng dần, do đó ta sắp xếp là: N, O, F
Qua hai giải thích trên ta sắp được tính phi kim tăng dần là: As, P, N, O, F
Bài 4: (Bài tập 32.14 sách bài tập Hóa học 9)

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017


Nguyên tố A tạo được 2 loại oxit. Phần trăm về khối lượng của oxi trong hai loại oxit
lần lượt là 50% và 60%. Xác định nguyên tử khối của A và công thức 2 loại oxit trên.
Lời giải
- Phân tích bài ra: Nguyên tố A tạo được 2 loại oxit, nên A có hóa trị khác nhau
- Gọi công thức 2 oxit là: A2On và A2Om với n, m là hóa trị khác nhau của A trong oxit
- % O trong A2On là 50% → %A = 50%, %O trong A2Om là 60% →%A = 40%
- Ta có hai tỉ lệ sau:
=



=

từ đó ta rút ra được A = 8n và

=

Do đó có thể chọn giá trị của n và m là: n = 2, m = 3 hoặc n = 4, m = 6 giá trị nào thỏa
mản thì nhận giá trị đó:
Với n = 2 → A = 16 (Loại) với n = 4 → A = 32 thỏa mản. Vậy A là Lưu huỳnh
Công thức 2 oxit là SO2 và SO3
Bài 5: (Bài 32.16 sách bài tập Hóa học 9)
Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kỳ liên kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học và có tổng số điện tích hạt nhân là 16.
a) Xác định tên các nguyên tố X và Y
b) Cho biết vị trí của 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Lời giải: -Phân tích bài ra: Tổng số điện tích hạt nhân là 16 nên X và Y thuộc chu kỳ
nhỏ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, X và Y ở hai chu kỳ kế tiếp nhưng không biết
thuộc một nhóm hay nhiều nhóm khác nhau, trên cơ sở đó ta xác định bài toán bằng các

trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu X và Y thuộc cùng một nhóm
Khi đó ta có: ZX + Zy = 16 và Zx – ZY = 8 giải ra được ZX = 12, ZY = 4 và hai nguyên tố
cần tìm là Mg và Be
Ví trí của Mg và Be trong bảng tuần hoàn: Mg thứ tự 12, phân nhóm II, chu kỳ 3, Be
thứ tự 4, phân nhóm II, chu kỳ 2
Trường hợp 2: Nếu X và Y thuộc hai nhóm kế tiếp thuộc hai chu kỳ kế tiếp
Thì có các khả năng sau:
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Khã năng 1: ZX + Zy = 16 và Zx – ZY = 7 giải ra vô nghiệm
Khã năng 2: ZX + Zy = 16 và Zx – ZY = 9 giải ra vô nghiệm
Như vậy trường hợp 2 không xẩy ra nhưng trong quá trình lập luận phải có vì bài ra
không cho cụ thể
Trường hợp 3: X và Y không biết phân nhóm như thế nào, trường hợp này có rất nhiều
khả năng xảy ra và tất cả các khả năng đều bị loại
Nhận xét: Bài tập này trong sách bài tập Hóa học 9 do đề ra không chặt chẽ dẩn đến cần
phân nhiều trường hợp, trong trường hợp 3 vẫn chưa xác định được cụ thể thế nào,
trong khi lời giải chỉ có trường hợp 1 là duy nhất thì điều vô lí.
Đây là điều bất cập của bài này trong sách bài tập.
Bài 6 (Dành cho học sinh giỏi)
Một hợp chất có công thức là MA x, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim
loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có
n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58.
Xác định tên nguyên tố, số khối của M, số thứ tự A trong bảng tuần hoàn.
Lời giải
Phân tích: Số khối của một nguyên tố = số P + số n, khối lượng của M trong hợp chất là

n+P
Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên %A = 100%-46,67% =
53,33%
M

46,67

np

7

→ xA  53,33  x(n ,  p , )  8 . Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có:
2p  4 7
 hay: 4(2p + 4) = 7xp’.
8
2xp ,

Tổng số proton trong MAx là 58 nên: p + xp’ = 58.
Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32.
Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15  p’  17. Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.
Vậy M là Fe và M là S.
Bài 7: (Dành cho học sinh khá giỏi)
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối
cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối
của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M
2. Tính % thể tích các khí trong A.
Lời giải
M thuộc nhóm IIA nên M có hóa trị II và thuộc phân nhóm chính
1. Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.
M + 2HCl  MCl2 + H2 
a

(1)

a

MCO3 + 2HCl  MCl2 + CO2  + H2O
b

(2)

b
4,48

Số mol hỗn hợp khí: 22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2
MA = 11,5 2 = 23 nên

2a  44b
23 hay 2a + 44b = 4,6
a b

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8

(3)

(4)
(5)

Từ (3), (4) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; và Từ (5) : M = 24 (Mg).
2. % VH = 50%; % VCO = 50%.
Bài 8: (Dành cho học sinh khá giỏi)
A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp
gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lit khí (đktc).
1. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên 2 kim loại.
2. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần
thiết
Lời giải
1. Gọi công thức chung của hai kim loại là M = a mol.
2

2

M + 2HCl  MCl2 + H2 
(mol): a
2a
a
Số mol H2 = 0,15 mol nên a = 0,15 mol.
Ta có: Ma = 4,4  M = 29,33.
A và B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA nên A là Mg và B là Ca.
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

2. Thể tích dung dịch HCl cần dùng =


0,3
= 0,3 (lit) = 300 (ml).
1

Thể tích dung dịch HCl đã dùng = 300 + 25%.300 = 375 (ml)..
Bài 9: (Dành cho học sinh khá giỏi)
Cho 0,85 gam hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49,18
gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung
dịch HCl 1M.
a. Xác định hai kim loại
b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
Lời giải
a. Gọi công thức chung của kim loại là R = a mol.
2R + 2H2O  2ROH + H2 
a

a

a

0,5a

ROH + HCl  RCl + H2O
a

a

Số mol HCl = 0,03 mol nên a = 0,03 mol.
Ta có: Ra = 0,85  R = 28,33. Vậy hai kim loại là Na và K.

Gọi số mol Na = b mol và K = c mol. Ta có: b + c = 0,03 và 23b + 39c = 0,85.
Từ đây tìm được b = 0,02 (mol); c = 0,01 (mol).
b. Dung dịch A gồm NaOH = 0,02 mol và KOH = 0,01 mol.
Khối lượng dung dịch A = 49,18 + 0,85 - 0,015 2 = 50 (gam).
C% (NaOH) =
C% (KOH) =

0,02 40
.100% = 1,6%
50

0,01 56
.100% = 1,12%.
50

Bài 10: (Dành cho học sinh giỏi)
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro.
a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
m

16

R
b. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng: m  1 . Không dùng bảng tuần
H

hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.
Lời giải
Trang 15



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

a. Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có:
m + n = 8.
Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m =6; n = 2.
m

16

R
b. Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: m  1 nên R = 32.
H

Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.
Ta có: P  N  1,5P  P  32 - P  1,5P  12,8  P  16.
Mặt khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình
electron khi P = 13, 14, 15, 16 ta thấy P = 16 (thỏa mãn).
Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: 3216 R .
Bài 11: (Dành cho học sinh giỏi)
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Không sử dụng bảng tuần
hoàn, hãy cho biết:
a. Cấu hình electron của R.
b. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Tính số lượng mỗi loại hạt
của nguyên tử R.
Lời giải
a. R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân
nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
b. R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
2R


43,66

Theo bài: %R = 43,66% nên 5 16  56,34  R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Bài 12 : (Dành cho học sinh giỏi)
A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32.
Hãy xác định tên nguyên tố của A và B.
Lời giải

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số
nguyên tố trong một chu kỳ).
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên
ZA + ZB = 32.
Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20 do đó A là Mg, B là Ca
Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25. A là N, B là Mn
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn (loại)
Bài 13: (Dành cho học sinh giỏi)
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA,
ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân
nguyên tử của A và B là 23.
Xác định tên nguyên tố của A và B

Lời giải
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA,
do đó A thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.
Theo bài: ZA + ZB = 23.
Vì: ZA + ZB = 23 và B thuộc nhóm V, còn A thuộc nhóm IV hoặc nhóm VI nên A, B
thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và chu kỳ 3).
Mặt khác, A và B không thể cùng chu kỳ vì hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp
trong một chu kỳ hơn kém nhau 1 proton, nghĩa
là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23), không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.

Trường hợp 1: B thuộc chu kỳ 2. Theo bài, B ở nhóm VA nên Z B = 7 (nitơ). Vậy ZA =
23 - 7 = 16 (lưu huỳnh). Trường hợp này thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitơ không
phản ứng với lưu huỳnh.
Trường hợp 2: B thuộc chu kỳ 3. Theo bài, B ở nhóm VA nên Z B = 15 (phopho). Vậy ZA
= 23 - 15 = 8 (oxi). Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxi phản
ứng với phopho.
Bài 14: (Dành cho học sinh giỏi)
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong
đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện
của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12.
a. Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na
(Z = 11), Mg (Z= 12), Al (Z =13), K (Z = 19), Ca (Z = 20), Fe (Z = 26), Cu (Z = 29),
Zn (Z = 30).
b. Viết phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một
oxit của B.

Lời giải
a. Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử A là: P A, NA, EA và B là PB,
NB, EB. Ta có PA = EA và PB = EB.
Theo bài: Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của hai nguyên tử A và B là
142 nên: PA + NA + EA + PB + NB + EB = 142
 2PA + 2PB + NA + NB = 142

(1)

Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên:
PA + EA + PB + EB - NA - NB = 42  2PA + 2PB - NA - NB = 42 (2)
Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12 nên:
PB + EB - PA - EA = 12  2PB - 2PA = 12  PB - PA = 6

(3)

Từ (1), (2), (3) ta có: PA = 20 (Ca) và PB = 26 (Fe)
b. Điều chế Ca từ CaCO3 và Fe từ Fe2O3.
Điều chế Ca:
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2  + H2O
CaCl 2  dpnc

  Ca  Cl 2 

Điều chế Fe: Fe2O3 + 3CO t  2Fe + 3CO2
0

Bài 15: (Dành cho học sinh giỏi)
Cho 10 gam kim loại M (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 0,25mol lit khí
hiđro

a. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng.
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

b. Cho 4 gam kim loại M vào cốc đựng 2,5lit dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch
B.Tính nồng độ mol/l các chất trong cốc sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không
thay đổi.
Lời giải
a. Phương trình phản ứng:
M + 2H2O  M(OH)2 + H2 
0,25

0,25

0,25

Ta có: Ma = 10  M = 40 (Ca).
b. Số mol Ca = 0,1 mol. Các phương trình phản ứng:
Ca
(mol): 0,075
Ca

+

2HCl 

CaCl2 + H2 


0,15

0,075

+ 2H2O  Ca(OH)2 + H2 

(mol): 0,025

0,025

Dung dịch B gồm: CaCl2 = 0,075 mol và Ca(OH)2 = 0,025 mol.
CM CaCl 0,03M ; CM Ca(OH) 0,01M
2

2

Bài 16: Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong
hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2
là 32.
a. Viết cấu hình electron của X và Y.
b. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn.
Lời giải
a. Gọi số hạt prroton, nơtron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’.
Theo bài: P = N = E và P’ = N’ = E’.
Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:
PN
MX
50
1  P = 2P’.



2(P '  N ' )
2M Y 50

Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên P + 2P’ = 32.
Từ đây tìm được: P = 16 (S) và P’ = 8 (O). Hợp chất cần tìm là SO2.
b. Lưu huỳnh ở ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

Oxi ở ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
Bài 17: Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì
kế tiếp vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lit khí đo ở đktc.
Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết
tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng
còn dư Na2SO4.
Xác định tên hai kim loại kiềm.
Lời giải
Gọi kí hiệu chung của hai kim loại kiềm là M.
Gọi số mol trong 46 gam hỗn hợp đầu: M = a mol và Ba = b mol.
Các phương trình phản ứng:
2M + 2H2O  2MOH + H2 
(mol): a
a
0,5a

(1)


Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2 
(2)
(mol): b
b
b
Số mol H2 = 0,5 mol nên: 0,5a + b = 0,5  a + 2b = 1.
(3)
Khi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Na2SO4:
Ba(OH)2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaOH

(4)

Khi thêm 0,18 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Ba(OH)2 nên b > 0,18.
Khi thêm 0,21 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Na2SO4
Mặt khác: Ma + 137b = 46
Kết hợp (3), (5) ta có: b =

nên b < 0,21.
(5)

46  M
137  2M

Mặt khác: 0,18 < b < 0,21  29,7 < M < 33,34.
Khối lượng mol trung bình của 2 kim loại kiềm liên tiếp là: 29,7 < M < 33,34. Hai kim
loại đó là Na (Na = 23) và K ( K = 39).
BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1 : Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc
A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.
B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

C. Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
D. Cả A, B và C.
Câu 2 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ ?
A: 2

B: 1

C: 3

D:4

Câu 3: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của

A. số nơtron trong hạt nhân.
B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron ở lớp ngoài cùng.
D. cả B và C.
Câu 4 : Nguyên tố canxi thuộc chu kì?
A: 2

B: 3

C: 4

D:5


Câu 5 : Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau
(ZA < ZB). Vậy ZB – ZA bằng :
A: 1
B: 6
C: 8
D:18
Câu 6 : Dãy nào không được xếp theo quy luật tính kim loại tăng dần ?
A. Li, Na, K, Rb.
B. F, Cl, Br, I.
C. Al, Mg, Na, K.
D. B, C, N, O.
Câu 7 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :
A. Có tính chất hoá học gần giống nhau.
B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
D. Được sắp xếp thành một hàng.
Câu 8 : Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần :
A. Na, Mg, Al, K.
B. K, Na, Mg, Al.
C. Al, Mg, Na, K.
D. Na, K, Mg, Al.
Câu 9 : Nguyên tố phi kim mạnh nhất là :
Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

A: Oxi.


B Flo

C: Clo

D: Nitơ

Câu 10 : Chỉ ra nội dung đúng, khi nói về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố
trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :
A. Tính kim loại tăng dần.
B. Tính phi kim tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Số lớp electron trong nguyên tử tăng dần.
Câu 11 : Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì :
A. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
C. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
D. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
Câu 12: (Bài 32.20 Sách bài tập Hóa 9)
X và Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuàn hoàn
các nguyên tố hóa học. Hổn hợp A chứa 2 muối X, Y với Natri. Để kết tủa hoàn toàn 2,2
gam hổn hợp A phải dùng 150ml dung dịch AgNO3 0,2M. Xác định hai nguyên tố X và
Y.
Câu 12 Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và
có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 18.
B. 23.
C. 17.
D. 15.
Câu 14: (Bài 31.6 Sách bài tập Hóa học 9)
Oxit của một nguyên tố có công thức chung là RO 3, trong đó Oxi chiếm 60% về khối

lượng
a) Xác định tên nguyên tố R
b) Cho biết tính chất hóa học của nguyên tố R và so sánh với tính chất của các nguyên
tố trước và sau nó trong một chu kì.
C. PHẦN KẾT THÚC
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực, tự
tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới việc
hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải gắn liền với giá trị
thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội
Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các
kĩ năng đặc trưng chung là:
-Khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo chủ động trong quá
trình làm bài tập
-Khả năng tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của học sinh
-Khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo từng nhóm đối tượng
Áp dụng các bài tập phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong
giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết
học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất ít.
Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các dạng bài tập vào
bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng học tập
bộ môn này được nâng cao. Cụ thể như sau
1. Đối với học sinh
-Kết quả ở HK II năm học 2015-2016 bộ môn hóa học 9 của trường như sau :

Loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

kém

9
2. Đối với giáo viên

15%

25%

59%

3%

0%

Khối

Đây là một đề tài sực sự bổ ích có thể tham khảo dùng tài liệu nghiên cứu và bồi
dưỡng học sinh giỏi trong các năm học, nhằm góp phần nâng cao kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng giáo dục cho quá trình giảng dạy, cho ngành giáo

dục, để đạt được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học trung học cơ sở
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải
nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình,
về phương pháp dạy học đồng thời cấp có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học
một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh
lĩnh hội các kiến thức phổ thông thực nghiệm nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng
Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

độc lập sáng tạo trong mọi hành động. Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội
dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn Hóa học
Với cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nhà trường, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nữa, để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đó là vấn đề quan tâm của xã hội và bản thân chúng ta
trong sự nghiệp trồng người.
Qua đề tài này tôi nhận thấy để phát triển tư duy, nhân cách của học sinh một
cách toàn diện, không chỉ áp dụng các chuyên đề vào giảng dạy trong nhà trường mà
còn phát triển nhân rộng thêm ở các cụm, nhóm, các trường, tạo điều kiện cho giáo viên
gặp gỡ, giao lưu học hỏi lẫn nhau và cùng trao đổi chuyên môn chuyên sâu.
II.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
- Qua những vấn đề tôi đã trình bày, tôi nhận thấy rằng để đạt được kết quả tốt trong
công tác giảng dạy cần sử dụng triệt để các phương pháp nhằm nâng cao tinh thần tính
tự giác của học sinh, có như thế học sinh mới chiếm lĩnh được kiến thức mà giáo viên

truyền đạt
- Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt trong việc dạy mũi nhọn thì không chỉ học môn hóa
mà nó còn phụ thuộc vào nhiều bộ môn khác cùng kết hợp, chẳng hạn như môn toán, lý,
sinh,...
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường tạo mọi điều kiện tối đa cho quá trình đào tạo chất lượng đại trà từ
đó mới phát triển và đào tạo chất lượng mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng chung của
nhà trường và của ngành giáo dục.
- Đối với ngành giáo dục: cần phát triển và nhân rộng các chuyên đề hay cho các giáo
viên nghiên cứu và học tập, từ đó cùng với ngành giáo dục giúp học sinh phát triển được
những phẩm chất sẳn có và nâng cao chất lượng giáo dục
Với phạm vi là một đề tài nhỏ ở trường tôi, với kinh nghiệm của bản thân tôi và
cũng chưa có điều kiện để tìm hiểu ở trường bạn nên phạm vi áp dụng của đề tài còn
Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017

chưa sâu rộng. Kính mong quý cấp cùng quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm cho đề
tài để những năm tiếp theo đề tài sẽ hoàn thiện hơn và phong phú hơn để được áp dụng
rộng rãi trong giảng dạy bộ môn Hóa học khối 9.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9
( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[3] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 8
(Nhà xuất bản Giáo Dục)

[4] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 8
(Nhà xuất bản Giáo Dục)
[4] SÁCH BÀI TẬP HÓA HỌC 8
(Nhà xuất bản Giáo Dục)
[4] SÁCH BÀI TẬP HÓA HỌC 9
(Nhà xuất bản Giáo Dục)
[5] NHỮNG VẪN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THCS MÔN HÓA HỌC
(Nhà Xuất Bản Giáo Dục)
[6] SÁCH THAM KHẢO: HƯỚNG DẨN GIẢI NHANH BÀI TẬP HÓA HỌC
( Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tác giả Cao Cự Giác)
[7] TUYỂN CHỌN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN HÓA HỌC

Trang 25


×