Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Giúp học sinh giải bài tập Hóa học nâng cao THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.7 KB, 17 trang )

A . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việc nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các bộ môn là nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên và liên tục trong nhà trường phổ thông trong đó có bộ môn
Hóa học. Đây là một bộ môn khoa học tự nhiên vô cùng mới mẻ đối với các em,
đến chương trình lớp 8 các em mới được học. Để HS nắm bắt được nội dung
chương trình, rèn luyện được các kỹ năng cơ bản, các phương pháp suy luận,
tổng hợp giải quyết vấn đề, từ đó phát triển trí thông minh, linh hoạt xử lí các
vấn đề đặt ra, tạo cho các em tính cần cù, sáng tạo, yêu thích say mê nghiên cứu
khoa học. Để đạt được như vậy đòi hỏi GV phải có cách dạy và HS phải có cách
học phù hợp. Vì chính phương pháp dạy cũng như phương pháp học quyết định
chất lượng dạy học.
Trong dạy học không thể thiếu bài tập, giải bài tập Hóa học nhằm củng cố,
hoàn thiện, khắc sâu kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tính toán và các thao
tác tư duy và phát triển năng lực sáng tạo, vận dụng kiến thức đó vào sản xuất và
đời sống. Giải bài tập Hóa học là một hoạt động trí tuệ, phát triển trí thông minh,
kết quả hoạt động này phụ thuộc vào năng lực tư duy và năng lực tổ chức hoạt
động trí tuệ một cách khoa học, đòi hỏi HS phải tư duy cao. Vì thế trong giảng
dạy tôi luôn hướng dẫn các em biết suy luận, biết phân tích, biết tổng hợp, biết
phân dạng, biết đưa bài tập phức tạp về dạng cơ bản để giải.., biết vận dụng kiến
thức toán học nào cho phù hợp, biết dựa theo quy luật giải để có kết quả chính
xác nhất.
Với xu thế hiện nay thì việc học sinh chỉ giải bài tập cơ bản là chưa đủ, học
sinh phải làm quen dần với các bài tập biến dạng, nâng cao trong phạm vi có thể
để khi các em gặp các bài toán mới, bài toán biến dạng các em không khỏi lúng
túng, mò mẫm khi giải và đây chính là bước tạo hành trang kiến thức giúp các
em tiến xa hơn trong học tập, các em phát triển khả năng tư duy 1 cách hoàn
thiện hơn.

1



Để giải một bài toán Hóa học có tính thuyết phục, chính xác thì các căn cứ
cơ sở lập luận là hết sức quan trọng có lúc dẫn đến sự thành công hay thất bại và
đồng thời tạo cho các em có hứng thú hơn trong học tập đối với bộ môn hóa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 9 vận dụng trực tiếp trong học tập, bồi dưỡng bộ môn Hóa
- Kinh nghiệm này viết theo hướng mở đang nghiên cứu trong phạm vi còn
hẹp.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học.
- Tìm ra cơ sở lý luận và phương pháp chính xác khi giải 1 số bài tập biến
dạng nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho HS đặc biệt trong giải
toán hóa, phát huy trí thông minh, khả năng tư duy cao cho HS
- Giúp học sinh nắm chắc được phương pháp làm một số dạng bài tập biến
dạng và đưa về dạng cơ bản để giải.
- Tìm hiểu thực trạng về việc giải bài tập hóa học của học sinh đặc biệt
trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.
- Rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển thành diện rộng đặc biệt là trong
công tác dạy đại trà và BDHSG
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, tổng hợp, điều tra cơ bản, quan sát , so sánh, thực nghiệm
- Nghiên cứu kĩ SGK lớp 9 và sách nâng cao
- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và ôn thi HSG hóa 9

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

Bên cạnh việc giảng dạy lý thuyết theo chương trình sách giáo khoa đã
qui định, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập cơ bản và
biến dạng để củng cố, khắc sâu kiến thức.Việc lựa chọn bài tập sao cho phù
hợp với nội dung bài học, phù hợp với nội dung từng chương, phù hợp với
trình độ học sinh là rất quan trọng.
Muốn giải một bài toán hóa học chính xác và có tính thuyết phục, thì nhất
thiết học sinh phải hiểu sâu sắc nội dung và đặc điểm của bài toán đó, học sinh
phải biết nhận dạng bài tập, nắm vững các mối liên hệ giữa các lượng chất, viết
đúng phương trình. Từ đó học sinh xây dựng sơ đồ tư duy để lựa chọn phương
pháp giải phù hợp nhất, nhanh nhất..
Để giải một bài tập theo phương pháp khối lượng không phải bao giờ
cũng chỉ dừng lại ở dạng cơ bản mà nó còn đi sâu vào các trường hợp biến dạng
đòi hỏi học sinh phải có tư duy để giải. Đối với những kiểu bài tập này Giáo
viên có thể đưa vào chương trình học chính khóa hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi
hoặc có thể hướng dẫn mở rộng thêm cho học sinh trong các giờ luyện tập nếu
có thời gian.
Bài tập lập CTHH hữu cơ là dạng bài tập cốt lõi của phần hóa hữu cơ lớp
9, việc xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ là một yêu cầu cần thiết
để giải quyết những yêu cầu khác Trong chương trình đã yêu cầu HS giải bài tập
dạng cơ bản. Tuy nhiên với bài tập như thế chưa đủ với tất cả đối tượng HS,
những HS khá giỏi các em cần được trang bị dạng bài tập cao hơn nữa.
2. Thực trạng
Trong thực tế hiện nay cho thấy chất lượng môn hóa học trong nhà trường bậc
THCS nói chung chưa cao đặc biệt với các trường ở vùng nông thôn như trường
chúng tôi. Qua nhiều năm công tác, qua sự tiếp xúc với bạn bè đồng nghiệp và
học sinh nhiều nơi, tôi nhận thấy rằng học sinh rất sợ học môn này, có nhiều em
đã bị hỏng kiến thức nên các em mất phương hướng xác định học tập, các em
giải toán hóa một cách rất mò mẩm, sai lầm dẫn đến kết quả sai một cách rất

3



đáng tiếc hoặc không chặt chẽ, thiếu lôgic, chính xác, các em quen dần với việc
giải các bài tập cơ bản SGK còn nếu gặp bài toán biến dạng là học sinh cảm thấy
mới và khó và không muốn giải hoặc các em không giải được. Để kiểm chứng
cho vấn đề này, tôi tiến hành kiểm tra với HS lớp 9, tôi thu được kết quả như
sau:
Lớp

Sĩ số

9B
9C

24
20

Điểm giỏi
SL
%
4
16,67%
2
10%

Điểm khá
SL
%
4
16,67%

5
25%

Điểm TB
SL
%
7
29,16%
5
25%

Điểm yếu
SL
%
9
37,5%
8
40%

Xuất phát từ thực tế đó, qua nhiều năm giảng dạy tôi luôn nghĩ làm thế nào
để học sinh hiểu bài, biết vận dụng và có thể vận dụng thành thạo để có kết quả
cao hơn trong các bài kiểm tra, bài thi, thi học sinh giỏi… Vì thế tôi mạnh dạn
đưa ra và chọn đề tài: "Rèn kỷ năng giải bài tập biến dạng lập công thức hóa
học hữu cơ cho học sinh lớp 9", nhằm rèn luyện trí thông minh và khả năng tư
duy cho mọi các đối tượng học sinh trong lớp đặc biệt học sinh khá, giỏi
3. Nội dung thực hiện
Trong phạm vi đề tài này tôi xây dựng 7 dạng bài tập biến dạng. Mỗi dạng
có nguyên tắc áp dụng và các ví dụ minh họa. Các dạng bài tập tôi xây dựng như
sau:
- Dạng 1. Đề không cho biết lượng chất hữu cơ A mà chỉ cho biết lượng O 2

cần dùng để đốt cháy hoàn toàn A, biết lượng sản phẩm. Lập CTHH
- Dạng 2: Đốt cháy HCHC A thu được sản phẩm là Na2CO3, CO2 và H2O
- Dạng 3: Đề không cho MA. Yêu cầu xác định CTPT hợp chất hữu cơ A
bằng cách biện luận dựa vào công thức thực nghiêm( CTTN) của A
- Dạng 4: Oxi hóa hoàn toàn HCHC A bằng CuO, sau đó khối lượng CuO
giảm a(mg). Đề không cho MA, yêu cầu xác định CTPT hợp chất hữu cơ A bằng
cách biện luận dựa vào công thức thực nghiêm( CTTN) của A
- Dạng 5:

4


Trường hợp 1: Bài toán không cho trực tiếp lượng CO2 và H2O mà cho các
giả thiết như sau: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn sản phẩm cháy lần
lượt qua bình một đựng H2SO4 đặc (hoặc P2O5, hoặc CaCl2 khan), cho tiếp sản
phẩm còn lại qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH) 2 (hoặc Ba(OH)2, NaOH,
KOH).
Trường hợp 2: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư hoặc Ca(OH)2 dư. Sau thí
nghiệm đề cho khối lượng của bình tăng và khối lượng kết tủa trong bình.
Trường hợp 3: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư hoặc Ca(OH)2 dư. Sau thí
nghiệm thì dung dịch thu được có thể tăng lên hay giảm xuống so với khối
lượng ban đầu.
- Dạng 6: Bài toán không cho biết khối lượng sản phẩm cháy CO 2, H2O cụ
thể, riêng biệt sinh ra khi đốt cháy hợp chất hữu cơ mà cho lượng hỗn hợp các
sản phẩm này và tỉ lệ về khối lượng hay thể tích của chúng
- Dạng 7: Đề cho lượng CO2, H2O dưới dạng các chữ cùng mối liên hệ giữa
chúng . Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
3.1 Bài toán biến dạng 1. Đề không cho biết lượng chất hữu cơ A mà

lại cho biết lượng O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn A và lượng sản phẩm
1. Phương pháp giải
Đối với dạng bài tập này ta sẽ giải quyết như sau:
Dựa vào phương trình: A + O2 to  CO2 + H2O
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mO = mCO + m H O + m N
2

2

2

2

-> mA = mCO + m H O + m N - mO
2

2

2

2

Hoặc có thể dựa vào định luật bảo toàn khối lượng cho nguyên tố ôxi.
mO(A) + mO cháy = mO ( CO ) + mO ( H O )
2

2

-> mO(A) = mO ( CO ) + mO ( H O ) - mO cháy.

2

2

5


Muốn tính được khối lượng oxi trong CO2 và H2O ta phải phân tích quá
trình cháy.
C + O2  CO2
4H + O2  2H2O
Dựa vào CO2 và H2O ta tính được oxi trong CO2 và trong H2O
=> mA = mC + mH + mO
Sau đó đưa bài toán về dạng cơ bản để giải.
2.Bài tập vận dụng:
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A cần dùng 6,72 lít O 2
(đktc). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 13,2g CO 2 và 5,4g H2O. Xác định
công thức phân tử của A biết dA/He = 15.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước xử lý giả thiết đề cho:
nO2 =

VO2

6,72

= 22,4 = 0,3 (mol)
22,4

mO2 = nO2 . M O2 = 0,3.32 = 9,6 (g)


Dựa vào dịnh luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA = mCO + m H O - mO = 13,2 + 5,4 – 9,6 = 9 (g)
-> Bài toán đã được đưa về dạng cơ bản, giáo viên cho học sinh tự giải tiếp.
2

2

2

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam
oxi và thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H2O.Xác định công thức phân tử của A
biết 25g < MA < 35g
Vì đề bài chưa cho biết khối lượng của chất hữu cơ A, nên trước
tiên phải tìm khối lượng của hợp chất hữu cơ A, sau đó giải theo 5 bước
đã nêu ở trên.
Cách tìm khối lượng chất hữu cơ A như sau :
Sơ đồ phản ứng cháy của A
t0
A + O2 ��
� CO2  + H2O
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
mA  mO2  mCO2  mH2O
mA  mCO2  mH2O  mO2

 8,8 5,4  11,2

Giáo viên hướng dẫn khi tìm công thức nghiệm
Ở bài tập này khối lượng mol là một bất đẳng thức ( 25 < M A < 35) vì thế
việc tìm công thức thực nghiệm có khác so với các bài tập đã nêu ở trên..
Cách tìm công thức thực nghiệm như sau :

Công thức phân tử của A có dạng (CH3)n ( n là số nguyên dương)
Vì:
25 < MA < 35

6


Nên
Hay:

25 < (CH3)n < 35
25 < 15n < 35
25
35

 n
15
15
� 1,67  n  2,33
� n 2
 Công thức phân tử của A là: C2H6
3.2. Bài toán biến dạng 2: Đốt cháy HCHC A thu được sản phẩm là
Na2CO3, CO2 và H2O
1. Phương pháp giải:
HCHC gồm C,H,O và Na
lúc đó mC = 12.nNa 2 CO 3 + 12.nCO 2
2. Bài tập vận dụng
Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được 24,64 lít CO 2(đktc), 9
gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Xác định công thức phân tử của X. Biết X chỉ
chứa một nguyên tử oxi trong phân tử.

Hướng dẫn giải:
Đặt công thức X có dạng tổng quát CxHyONaz
24,64
10,6
mC = 12.nNa 2 CO 3 + 12.nCO 2 = 12. 106 + 12. 22,4 = 14,4 gam
 nC = 1,2 mol

mH = 2.

9
= 1 gam  nH = 1 mol
18

nNa = 0,1.2 = 0,2 mol
Ta có tỷ lệ:
x : y : z : nC : nH : nNa = 1,2 : 1: 0,2 = 6: 5 : 1
C.T.Đ.G.N của A là C6H5ONa => CTTN của A: (C6H5ON)n
=> C6nH5nOnNan, Vì trong phân tử chỉ có một nguyên tử oxi => n = 1
Vậy công thức phân tử của A: C6H5Na
3.3. Bài toán biến dạng 3: Đề không cho MA. Yêu cầu xác định CTPT
hợp chất hữu cơ A bằng cách biện luận dựa vào công thức thực
nghiêm( CTTN) của A
1. Phương pháp giải:
B1: Đặt công thức A có dạng tổng quát CxHyOzNt.
Sau đó dựa vào dự kiện bài toán thiết lập
7


x:y:z:t=


mC m H mO m N
:
:
:
12
1
16 14

=> Công thức phân tử đơn giản và CTTN của A
B2: Biện luận từ CTTN => CTPT đúng của A
2. Bài tập vận dụng: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A
gồm(C,H,N) . Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 l CO 2(đktc), 1,12 (lít)N2
và 0,25 mol H2O. Xác định công thức phân tử của A. Biết các thể tích đo cùng
điều kiện
Hướng dẫn giải:
Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước xử lý giả thiết đề cho:
-> Bài toán đã được đưa về dạng cơ bản, giáo viên cho học sinh tự giải tiếp.
2,24

mC (trong A) = mC (trong CO2) = 12. 22,4 = 1,2 g 
mH (trong A) = mH (trong H2O) = 2.0,25 = 0,5g
1,12

mN(trong A) = 28.nN 2 = 28. 22,4 = 1,4 g

nC =

 nH =



1,2
= 0,1 mol
12
0,5
= 0,5 mol
1
1,4

nN = 14 = 0,1 mol

Đặt công thức A là CxHyNz ta có tỷ lệ
x : y : z = 0,1 : 0,5 : 0,1 = 1: 5: 1
C.T.Đ.G.N của A là CH5N => CTTN của A: (CH5N)n
=> CnH5nNn, Điều kiện thõa mãn: 5n  2n+2 +n
=> n  1 , vì n nguyên > 0 buộc n =1
Vậy công thức phân tử của A: CH5N
3.4. Bài toán biến dạng 4: Oxi hóa hoàn toàn HCHC A bằng CuO, sau đó
khối lượng CuO giảm a(mg). Đề không cho M A, yêu cầu xác định CTPT hợp
chất hữu cơ A bằng cách biện luận dựa vào công thức thực nghiêm( CTTN) của
A
1. Phương pháp giải: Phát hiện vấn đề là: mO 2 = mCuO = a g
2. Bài tập vận dụng: Oxi hóa hoàn toàn 4,6 gam hợp chát hữu cơ A
bằng CuO đun nóng. . Sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO 2(đktc) và
H2O đồng thời nhạn thấy khối lượng oxit ban đầu giảm bớt 9,6 g. Xác định công
thức phân tử của A.
Phát hiện vấn đề là: mO 2 = mCuO = 9,6 g
Hướng dẫn giải.

8



4,48

mC (trong A) = mC (trong CO2) = 12. 22,4 = 2,4 g  nC =

2,4
= 0,2 mol
12

mO 2 = mCuO = 9,6 g
Sơ đồ phản ứng: A + O2  CO2 + H2O
Dựa vào phương trình
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mO = mCO + m H O
2

2

2

hay mH 2 0 = (mA + mO 2 ) – mCO 2 =(4,6 + 9,6) – 0,2 .44 = 5,4 gam
mH (trong A) = mH (trong H2O) = 2.

5,4
= 0,6 gam
18

Tổng mC + mH = 2,4 + 0,6 = 3 gam< mA đem đốt
Vậy A chứa cả oxi, mO = 4,6 – 3 = 1,6 gam
Đặt công thức A là CxHyOz ta có tỷ lệ

x:y:z=

2,4 0,6 1,6
:
:
= 2: 6: 1
12
1
16

C.T.Đ.G.N của A C2H6O => CTTN của A: (C2H6O)n
=> C2nH6nOn, Điều kiện thõa mãn: 6n  2n+2 +n
=> n  1 , vì n nguyên > 0 buộc n =1
Vậy công thức phân tử của A: C2H6O
3.5. Bài toán biến dạng 5:
Trường hợp 1: Bài toán không cho trực tiếp lượng CO 2 và H2O mà cho
các giả thiết như sau: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn sản phẩm
cháy lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đặc (hoặc P2O5, hoặc CaCl2 khan), cho
tiếp sản phẩm còn lại qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH) 2 (hoặc Ba(OH)2,
NaOH, KOH).
Sau đó cho khối lượng bình 1 tăng, khối lượng bình 2 tăng.
1. Phương pháp giải:
Ta có thể suy ra m H O = m bình 1 tăng;
2

mCO2 = m bình 2 tăng, sau đó đưa bài toàn về dạng cơ bản để giải.

2. Bài tập vận dụng:
Đốt cháy hoàn toàn 0,46g hợp chất hữu cơ A thu toàn bộ sản phẩm cháy
qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 0,54 g và


9


bình 2 tăng 0,88g. Biết tỉ khối của khí A so với không khí bằng 1,58. Xác định
công thức phân tử của A.
Hướng giải quyết bài toán này nằm trong giả thiết 1.
m H 2O = m bình P 2 O 5

tăng

= 0,54 (g)

mCO2 = m bình KOH tăng = 0,88 (g)

MA = 1,58 . 29 = 46 (g)
Bài toán được đưa vào dạng cơ bản.
Trường hợp 2: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư hoặc Ca(OH)2 dư. Sau thí
nghiệm đề cho khối lượng của bình tăng và khối lượng kết tủa trong bình.
1. Phương pháp giải: Khi dẫn sản phẩm cháy vào bình thì cả CO 2 và H2O
bị giữ lại trong bình. Do đó:
mCO2 + m H 2O = m bình tăng (*)

Và CO2 tạo kết tủa với Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2
Từ khối lượng kết tủa -> Số mol kết tủa => dựa vào phương trình suy ra
số mol CO2 => Khối lượng CO2.
Thay vào * suy ra m H O = mbình tăng - mCO 2
2


Sau đó đưa bài toán về dạng cơ bản để giải.
2. Bài tập vận dụng:
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình chứa dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng của bình tăng 16,8
(g) đồng thời trong bình có xuất hiện 30 gam kết tủa.
Biết khối lượng của 0,05 mol A là 5,2g. Xác định công thức phân tử của
A.
Đối với bài tập này nằm ở giả thiết thứ 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh
giải quyết trường hợp biến dạng này để đưa vào dạng cơ bản.
mCO2 + m H 2O = m bình Ca(OH) 2

tăng

= 16,8 (g)

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
nCO2 = mCaCO3 =

30
= 0,3 (mol)
100

10


mCO2 = 0,3 . 44 = 13,2 (g)

-> m H O = 16,8 - 13,2 = 3,6 (g)
2


mA

5,2

MA = m = 0,05 = 104 (g)
A
Bài toán được đưa về dạng cơ bản.
Trường hợp 3: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư hoặc Ca(OH)2 dư. Sau thí
nghiệm thì dung dịch thu được có thể tăng lên hay giảm xuống so với khối
lượng ban đầu.
1. Phương pháp giải
Nếu mdd tăng = m (chất hấp thụ CO , H O ) - m kết tủa
2

2

Nếu mdd giảm = m kết tủa - m chất hấp thụ.
2. Bài tập vận dụng:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần phải dùng 6,72 lít
O2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2
thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dd muối có nồng độ 0,5 M. Dung dịch này
có khối lượng lớn hơn khối lượng nước vôi trong đã dùng là 8,6 gam.
a. Xác định khối lượng A đem đốt cháy
b. Lập công thức đơn giản của A.
GV hướng dẫn HS phát hiện vấn đề: mdd tăng = mCO 2 + mH 2 O- m kết tủa
a. Xác định khối lượng A đem đốt cháy
6,72

mO 2 = 32. 22,4 = 9,6 gam ; nCaCO 3 = 0,1 mol ; n Ca(HCO 3 ) 2 = 0,1 mol

Phản ứng
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
0,1 mol

 0,1 mol

2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
0,2 mol

 0,1 mol

Tổng nCO 2 = 0,1+ 0,2 = 0,3 mol => mCO 2 = 0,3 .44 = 13,2 g

11


mdd tăng = mCO 2 + mH 2 O- m kết tủa
<=> 13,2 + mH 2 O – 10 = 8,6 => mH 2 O = 5,4 gam
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mO = mCO + m H O
2

2

2

=> mA = 13,2 + 5,4 – 9,6 = 9 gam
b. Bài toán được đưa về dạng cơ bản.
3.6. Bài toán biến dạng 6
Bài toán không cho biết khối lượng sản phẩm cháy CO 2, H2O cụ thể,

riêng biệt sinh ra khi đốt cháy hợp chất hữu cơ mà cho lượng hỗn hợp các sản
phẩm này và tỉ lệ về khối lượng hay thể tích của chúng.
1. Phương pháp giải: Đặc ẩn số mol cho CO2 và H2O ( nCO = a; n H O = b)
rồi lập phương trình toán học về khối lượng CO 2 và H2O cụ thể. Sau đó tính
lượng CO2 và H2O riêng biệt rồi đưa vài toán về dạng cơ bản để giải.
2

2

Để chuyển đổi tỷ lệ số mol CO2 và H2O( hay tỷ lệ thể tích đo cùng điều
kiện) về tỷ lệ khối lượng có thể dùng cách sau:
VCO2
V H 2O

n CO2

m CO2

a

= n
= => m
=
b
H O
H O
2

2


44a
18b

2. Bài tập vận dụng: Đốt cháy hoàn toàn 18g hợp chất hữu cơ A cần vừa
đủ 16,8 (l) O2 đktc. Hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO 2 và H2O theo tỉ lệ thể tích
VCO : V H O = 3 : 2. Xác định công thức phân tử của A biết d A / H = 36.
2

2

2

Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết bài toán để đưa về dạng cơ bản.
nO2 =

16,8
= 0,75 (mol)
22,4

mO2 = n.M = 0,75 . 32 = 24 (g)

Ta có: A + O2 to  CO2 + H2O
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mCO2 + m H 2O = mA + mO2 = 18 + 24 = 42 (g)

Gọi a = nCO , b = n H O
2

-> 44a + 18b = 42


2

(1)

12


VCO2
V H 2O

nCO2

a

3

= n
= =
b
2
H O
2

-> 2a - 3b = 0

(2)

Từ 1 và 2 ta có hệ phương trình:

44a + 18b = 42

2a - 3b = 0

Giải hệ phương trình ta được a = 0,75; b = 0,5
mCO2 = 0,75 . 44 = 33 (g)
m H 2O = 0,5 . 18 = 9 (g)

MA = 36 . 2 = 72 (g)
Bài toán được đưa về dạng cơ bản, giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục giải
3.7. Bài toán biến dạng 7
Đề cho lượng CO2, H2O dưới dạng các chữ cùng mối liên hệ giữa chúng . Xác
định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A
1. Phương pháp giải
Lập công thức nguyên theo một chữ để từ đó biện luận suy ra CTPT đúng của
hợp chất hữu cơ.
2. Bài tập vận dụng
Đốt cháy hoàn toàn hợp m gam chất hữu cơ A. Sau khi phản ứng kết thúc
thu được a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7m = 3(a+b). Xác định
công thức phân tử của A biết tỷ khối của A đối với không khí: dA/kk <3
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết bài toán để đưa về dạng cơ bản.
MA = dA/kk<3 => MA< 87
Khối lượng các nguyên tố trong A là:
mC = 12.
mH = 2.

a
3a
11b
=
vì 3a = 11 b => mC=
=b

44 11
11

b
b
=
18 9

13


Vì 7m = 3(a+b).= 3.

11b
 b 14b m 2b
3

Ta có mC + mH = b +

b 10b
=
< mA = m = 2b
9
9

Vậy (A) chứa cả oxi : mO = 2b -

10b 8b
= (g)
9

9

Đặt công thức A có dạng tổng quát CxHyOz .
Ta có tỷ lệ:
x:y:z=

b
b
8b
1
1
1
: :
=
: : =3:4:2
12 9 9.16 12 9 18

C.T.Đ.G.N của A C3H4O2 => CTTN của A: (C3H4O2)n
Vì MA < 87 => (3.12 + 4 + 2.16)n = 72n< 87 do n nguyên => n =1
Vậy công thức phân tử của A: C3H4O2
Như vậy công thức luôn luôn là công cụ và phương tiện giúp đắc lực cho
các em học sinh trong quá trình giải toán hóa học. Chính vì thế nếu ghi nhớ và
áp dụng tốt các công thức sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời
cho lời giải gọn và chính xác.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
a. Hiệu quả
Sau khi áp dụng đề tài tài này đối với HS lớp 9 tôi thống kê kết quả thì thu
được như sau:
Lớp


Sĩ số

9B
9C

24
20

Điểm giỏi
SL
%
6
25%
5
25%

Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
11
45,84% 5
20,83% 2
8,33%
9

45%
5
25%
1
5%

Nhận xét:
- Khi chưa áp dụng phương pháp trên vào trong giảng dạy, nhiều em
học sinh chưa biết cách làm bài tập hoặc làm bài chưa đúng, còn lúng túng
chưa biết cách trình bày một bài tập, chất lượng bài kiểm tra, bài thi chưa cao.
- Sau khi áp dụng phương phương pháp trên vào trong giảng dạy, học sinh
đã có kĩ năng giải cũng như nhận dạng bài tập. Học sinh không lúng túng khi

14


gặp bài toán lập CTHH khác dạng cơ bản, biết đưa bài toán phức tập về dạng cơ
bản để giải.
- Khi áp dụng đề tài tôi thấy học sinh học tập tích cực hơn, hứng thú hơn;
học sinh làm chủ được phương pháp của mình, hơn nữa kĩ năng của học sinh
tiến bộ rõ rệt, chất lượng được đi lên hơn so với khi chưa áp dụng phương pháp
này.
- HS củng cố, khắc sâu kiến thức khi áp dụng định luật bảo toàn khối
lượng và định luật bảo toàn nguyên tố…
- HS có được nền tảng kiến thức để học lên lớp cao có hiệu quả hơn
b. Điều kiện áp dụng.
- Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy Giáo viên phải
thường xuyên trau rồi kiến thức nâng cao kỹ năng giải toán hóa
- Hệ thống hoá kiến thức; hệ thống bài tập phải từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp thành sổ tích lũy.

- Đối với học sinh phải nắm chắc kiến thức có khả năng phân tích từ
những bài tập đơn giản mở rộng ra các bài tập khó hơn.
- Không ngừng học hỏi, học ở thầy, học ở bạn, học ở sách vở.
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp bên cạnh giảng dạy những kiến thức
cơ bản trong SGK người giáo viên cần tìm tòi đưa thêm các kiến thức, rèn kỹ
năng cho học sinh để từ đó nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tự học, rèn kĩ năng giải toán.
- Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi kĩ năng được thiết lập mà để
hình thành những kĩ năng cho học sinh thì không có gì khác ngoài quá trình rèn
luyện, bồi dưỡng thường xuyên cho các em.
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Phương pháp dạy, cũng như phương pháp học tốt mang tính chất quyết định
tới hiệu quả chất lượng dạy và học. Sáng kiến đã đề cập đến những dạng bài tập
lập CTHH biến dạng có phương pháp giải và một số ví dụ cụ thể giúp HS rèn
luyện kỹ năng học tốt môn hoá học, đó là kỹ năng suy luận, phân tích tổng hợp,

15


kỹ năng phát hiện vấn đề.. đã phần nào giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc,
những khó khăn để đạt được một kết quả học tập hiệu quả nhất
Đồng thời vấn đề của tôi nêu ra trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên, học sinh ở bậc học THCS.
Đề tài này tôi đã và đang áp dụng ở trường và đã đạt được kết quả khá khả
quan, tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong
việc giảng dạy phần kiến thức này, giúp các em và thầy cô có cách nhìn tổng
quát hơn về dạng toán này và là tài liệu hữu ích cho việc ôn luyện học sinh giỏi
của khối 9 và cho học sinh cấp 3 tham khảo.
2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học tôi xin đề xuất một số
vấn đề sau:
- Đối với nhà trường và các thầy cô giáo: Do môn Hoá học là một môn
khoa học thực nghiệm nên đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
Vì vậy tôi rất mong được BGH nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp
đỡ về thời gian cũng như người chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học để cho chúng
tôi có thời gian hơn đầu tư tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng.
- Đối với giáo viên: Phải tự học tự bồi dưỡng, tham khảo nhiều tài liệu,,
luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và
nghiệp vụ cho bản thân.
- Giáo viên phải chuẩn bị sẵn một số dạng bài tập cho mỗi bài học, mỗi
chương. Và phải có bài tập dành cho học sinh có lực học khá- giỏi.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy tôi đã và đang thực hiện trong
công tác giảng dạy và bước đầu đã đạt kết quả khá khả quan song bài viết này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được hội đồng khoa
học các cấp, quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn thiện và
đưa vào ứng dụng thực tiễn tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

16


MỤC LỤC
Trang
A . ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………...……………................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ.......................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu……….......................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................3

1.



sở



luận:.....................................................................................................3
2. Thực trạng.........................................................................................................3
3. Nội dung thực hiện:...........................................................................................4
3.1.Bài toán biến dạng 1 ......................................................................................5
3.2.Bài toán biến dạng 2 ......................................................................................7
3.3.Bài toán biến dạng 3 .....................................................................................7
3.4.Bài toán biến dạng 4 .....................................................................................8
3.5.Bài toán biến dạng 5 ......................................................................................9
3.6.Bài toán biến dạng 6 ....................................................................................12
3.7.Bài toán biến dạng 7 ....................................................................................13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...................14
C. KẾT LUẬN:..................................................................................................15
1. Kết luận:..........................................................................................................15
2. Kiến Nghị:.......................................................................................................16

17



×