Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Nghệ thuật trong bài thơ viếng lăng bác của viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.85 KB, 1 trang )

Nghệ thuật:
Về nghệ thuật, bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, phù hợp với đề tài viết về lãnh tụ lại
vừa tha thiết, sâu lắng, phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm (cảm xúc khi được vào
lăng viếng Bác). Giọng thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt để diễn tả các cung bậc cảm
xúc. Khi thì hồi hộp, náo nức(trên đường vào lăng viếng Bác); khi thì tự hào, thành kính
(đứng trước lăng);khi thì nghẹn ngào đau xót (vào trong lăng); có lúc lại xúc động thiết
tha(nghĩ tới cảnh chia xa). Để tạo nên giọng điệu ấy, tác giả đã dùng kết hợp nhiều yếu tố
như thể thơ tự do (linh hoạt số chữ trong từng câu), gieo vần không cố định (có khi liền,
có khi cách), nhịp thơ biến đổi (lúc nhanh lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dồn dập)...
Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một hệ thống hình ảnh đặc sắc,kết hợp một cách hài hòa
giữa những hình ảnh thực (hàng tre xanh quanh lăng,mặt trời đi qua trên lăng, dòng người
vào lăng) với những hình ảnh có nghĩa ẩn dụ, tượng trưng mang tính khái quát ( mặt trời
trong lăng, vòng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân, vầng trăng, trời xanh). Chính hệ
thống hình ảnh ấy đã góp phần phác họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.



×