Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài thơ viếng lăng bác của viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.1 KB, 6 trang )

Phân tích 3 khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

=> Gợi ý: Tác giả: Shireka - />
* Khổ 1:

Con từ miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Mở đầu bài thơ, tác giả xưng mình là “con”. Lời thơ giản dị nhưng chứa đầy cảm xúc. Từ
“con” ấy gợi nên cảm giác vô cùng gần gũi và thân thương về Bác, như một lời thưa với
người lớn trong nhà. Điều đó làm ta nhớ đến những câu thơ của Tố Hữu : “Bác nhớ miền
Nam nỗi nhớ nhà / Miền Nam mong Bác nỗi mong cha.” Nhưng Viễn Phương không chỉ
nói thay lời của những người con miền Nam, ông còn bày tỏ tình cảm của cả dân tộc đối
với Bác. Nhà thơ dùng từ “thăm” như thể Bác vẫn còn sông, và đây chỉ là một buổi đến
thăm nói chuyện thông thường. Tình cảm ấy thật xúc động nhưng vẫn rất gần gũi, ấm áp.
Cái hay của khổ thơ không chỉ ở từ ngữ bình dị mà còn ở hình ảnh cây tre vô cùng thân
thuộc. Chắc nhà thơ phải đến xếp hàng từ rất sớm mới thấy được hàng tre trong sương


như vậy. Những “hàng tre xanh xanh Việt Nam” ấy chính là hình ảnh tượng trưng cho
làng quê, cho con người Việt Nam bền bỉ, cần cù, chịu thương chịu khó. Tác giả bật lên
một tiếng “Ôi !” vừa đầy thương cảm vừa mang vẻ tự hào. Thương cảm vì dân tộc ta phải
trải qua bao nhiêu “bão táp mưa sa”, khó khăn gian khổ trong cuộc đời. Tự hào vì tre vẫn
“đứng thẳng hàng” như người Việt ta luôn kiên cường, bất khuất trước mọi gian lao, thử
thách. Đức tính cao quý ấy cũng được thể hiện trong thơ Nguyễn Duy : “Thân gầy guộc,
lá mong manh / Mà sao nên luy nên thành tre ơi”. Nhưng Viễn Phương không chỉ ca ngợi
đất nước, con người Việt nam mà còn muốn nói đến mối liên kết giữa Bác với quê
hương, với người dân. Ngày xưa, Bác từ giã làng quê với hàng tre xanh để ra đi tìm
đường cứu nước, và bây giờ Bác lại trở về giữa vòng tay của quê hương, giữa những con


người cần cù, chịu khó. Những “hàng tre bát ngát” bao quanh lăng như vòng tay của quê
hương, của Tổ quốc đang bao bọc lấy vị lãnh tụ vĩ đại, như hình dáng những người con
của dân tộc đang đứng canh giấc ngủ của Người. Nghệ thuật ẩn dụ ấy vừa hay vừa tạo sự
kết nối chặt chẽ vì cây tre, Bác và đất nước có mối liên hệ đặc biệt. Bằng lời thơ giản dị
và hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng xúc động của mình khi đứng
trước lăng Bác.
* Khổ 2:
Không chỉ vậy, khổ thơ đầu tiên còn mở ra những suy ngẫm và xúc cảm sâu lắng hơn

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lắng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Xuyên suốt khổ thơ là nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy,
lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ
thơ, đồng thời cũng dùng để miêu tả một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác. “Mặt
trời” trong câu thơ thứ nhất là tả thực, còn “mặt trời” trong câu thơ thứ hai chính là ẩn dụ
để chỉ Bác. Bác là người đã mở ra chân lí cách mạng cho cả dân tộc, mang độc lập, tự do
đến cho đất nước. Cũng giống như mặt trời thực đem sự sống đến cho vạn vật, Bác đã
đem lại cho người dân sự ấm no, hạnh phúc. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng viết : “Người
là một mặt trời cách mạng”, nhưng so sánh hình ảnh hai mặt trời như của Viễn Phương
lại là một sáng tạo rất độc đáo. Mặt trời kia chỉ là cái nền, là đòn bẩy để tôn vinh mặt trời
Bác. Cụm từ “rất đỏ” vừa gợi nhớ đến trái tim luôn tràn ngập lòng yêu nước, thương dân
của Bác, vừa gợi ra luồng sáng rực rỡ tỏa ra từ tâm hồn Bác – ánh sáng của lí tưởng cách
mạng. Ánh sáng ấy sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, giữ mãi tấm lòng
chúng ta dành cho Bác. Lần thứ hai, từ “ngày ngày” được sử dụng, nhưng là dùng để diễn
tả một điều bất diệt như lòng thành kính của nhân dân đối với Bác. Chỉ có tình cảm

thiêng liêng như vậy mới ó thể tạo nên được “dòng người đi trong thương nhớ” không
bao giờ dứt. Cũng chỉ có tình cảm thiêng liêng ấy mới có thể kết nên được những tràng


hoa đẹp nhất để dâng lên Bác. “Tràng hoa” ấy không chỉ là tràng hoa tươi bình thường,
mà còn là ẩn dụ của dòng người nối tiếp nhau. Phải rất tinh tế và sáng tạo nhà thơ mới có
thể từ đoàn người đi vào lăng, dòng ra sau, qua bên lăng, đi ra nối tiếp thành một vòng
tròn mà liên tưởng đến một tràng hoa. Tràng hoa ấy là tràng hoa đẹp nhất vì được kết nên
từ những bông hoa đất – những con người Việt Nam chăm chỉ, bất khuất, từ tấm lòng của
những con người ấy. Từ “dâng” càng tô đậm thêm tình cảm ấy – một niềm kính yêu trân
trọng sâu sắc nhất và trọn vẹn nhất. Không chỉ có thế, nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật
hoán dụ để ví cuộc đời Bác như “bảy mươi chín mùa xuân”. Mùa xuân được xem là mùa
đẹp nhất trong năm, còn Bác là người Việt Nam đẹp nhất. Hình ảnh ấy cũng từng xuất
hiện trong thơ Tố Hữu : “Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng / Vào cuộc trường sinh nhẹ
cánh bay”. Bác đã hiến dâng những gì đẹp nhất của cuộc đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Và giờ đây, những người con của dân tộc đang dâng lên cho Người lòng
biết ơn sâu sắc nhất. Lời thơ trang trọng nhưng vô cùng tha thiết, gợi ra nhiều suy tưởng
sâu lắng, mênh mông. Có thể nói khổ thơ thứ hai là đẹp nhất trong cả bài, với những hình
ảnh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm nói lên sự vĩ đại của Bác và lòng thành kính của người
dân đối với Người.
* Khổ 3:
Nếu như cái đẹp của khổ hai là ở những phép ẩn dụ đầy sáng tạo và tinh tế thì cái hay của
khổ ba lại nằm ở sự dâng trào cảm xúc trong từng lời thơ
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!


Hình ảnh Bác hiện lên thật gần gũi. Có cảm giác như Bác không hề ra đi mà chỉ đang
nằm ngủ. “Vầng trăng sáng” có thể hiểu như những ánh đèn dịu nhẹ như ánh trăng tro ng
lăng Bác. Hình ảnh ấy cũng gợi cho ta nhớ đến vầng trăng trong cuộc đời, trong thơ ca
của Bác. Trăng làm bạn với Bác khi Người ngồi tù (Ngắm trăng), trăng theo Bác trong
những năm tháng kháng chiến ở Việt Bắc (Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng),... và bây giờ,
ánh trăng lại canh giữ giấc ngủ của Bác. Hay như đọc đến từ “dịu hiền”, ta lại tự hỏi, phải
chăng “vầng trăng sáng” kia cũng có thể hiểu đó là ánh trăng tỏa ra từ tâm hồn thanh cao
của Bác, và nhà thơ khi vào thăm lăng đã cảm nhận được ánh sáng rạng ngời ấy. Cảnh
lăng Bác hiện lên qua hai câu thơ đầu thật yên bình, tĩnh lăng, càng gợi lên giấc ngủ êm
đềm của Bác. Nghệ thuật tả thực đã diễn tả được bầu không khí trang nghiêm, lặng yên
trong lăng Bác, làm nền cho cảm xúc thăng hoa trong hai câu thơ cuối. Từ hình ảnh Bác
nằm như đang ngủ, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của Người. “Trời xanh” là ẩn dụ để
chỉ Bác và những điều Người đã làm cho non sông. Bác đã ra đi nhưng lí tưởng của
Người, tấm gương đạo đức của Người không hề chết. Hình ảnh của Người đã hòa cùng
với trời cao, nhập vào từng thước đất của Tổ quốc. Những công lao của Người cũng mãi
còn đó như một tượng đài sừng sững chạm tới trời. Từ láy “mãi mãi” đã tô đậm và hoàn


chỉnh hình ảnh đó. Hình ảnh “trời xanh” ấy cũng giống như hình ảnh “mặt trời” ở khổ
hai, đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng để ca ngợi sự vĩ đại bất diệt của Bác.
Nhà thơ hiểu rằng Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim mình, trong tim mọi người dân
nước Việt, nhưng vẫn không thể quên đi sự thật đầy đau xót là Người đã ra đi... Sự thật
ấy hiện lên thật buồn, thật đau qua cặp từ tương phản “vẫn biết” – “mà sao”. Nỗi đau ấy
tràn ngập trong tim và trào lên ở từ “nhói”, như thể xuyên thẳng vào tim người viết, vào
tim người đọc. Dường như tất cả sự thương tiếc, xót xa của nhà thơ đều gói gọn lại trong
đó, một nỗi đau không thể diễn tả hết được. Nhà thơ Thu Bồn đã có lần viết về nỗi đau ấy
: “Niềm đau vô tận thời gian / Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đầm mi”. Có lẽ Viễn
Phương cũng nghĩ như vậy nên câu thơ cuối bật ra như một tiếng khóc nghẹn ngào đau
xót. Cả khổ thơ vang lên đầy sâu lắng và tha thiết, và có thể nói câu thơ cuối chính là chìa
khóa thành công của cả khổ. Nó khiến trái tim ta như đập cùng một nhịp, đau chung một

nỗi đau với tác giả. Khổ thơ đã bày tỏ cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác với
giọng thơ bình dị mà tràn đầy cảm xúc.



×