Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tình đồng chí đồng đội của anh bộ đội cụ hồ thời chống pháp trong bài thơ đồng chí của chính hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.17 KB, 7 trang )

Tình đồng chí đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp trong bài thơ đồng chí của
chính hữu
- Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang
ở giai đoạn đầu. Bộ đội và nhân dân phải sống trong thời kì hết sức khó khăn, gian khổ.
Từ trải nghiệm chân thực về những gian khổ và cả những ấm á pthiêng liêng của tình
đồng đội, bài thơ là lời ca về hình ảnh người lính vệ quốc giản dị mà cao quí và tình đồng
chí thân thiết, sâu nặng giữa những ngày gian khổ ấy.
- Ngay từ những câu thơ mở đầu, nhà thơ lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm
thiết, sâu nặng của “anh” và “tôi”, của người lính và người lính:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ
niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Thành ngữ“nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất
cày lên sỏi đá” cho thấy tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng
cảnh ngộ . Họ là những người nông dân áo vải, ra đi từ miền quê nghèo, lam lũ của mọi
miền Tổ quốc và gặp gỡ nhau ở tình yêu đất nước lớn lao. Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ
thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.


Họ không hề quen biết nhau nhưng đã cùng gắn bó bằng mối tình đồng đội trong hoàn
cảnh chiến đấu:

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Hình ảnh sóng đôi “súng bên súng”,”đầu sát bên đầu” và giọng điệu thơ trở nên tha thiết,
trầm lắng thể hiện sự gắn bó của họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu. Nghe theo
tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc,các anh đã cùng tập hợp dưới quân kỳ, kề vai sát cánh


trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện lí tưởng cao đẹp, để cùng chung nhau cái giá lạnh
mùa đông. Từ hiện thực khốc liệt của hoàn cảnh sống, tình đồng đội nảy nở và trở nên

bền chặt trong sự chan hòa, sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn. Đó là mối tình tri kỉ của
những người đồng đội:

Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Là nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa


Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau chỗ đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời,chia nhau cái chết”.
( “Giá từng thước đất” – Chính Hữu).

Có thể nói, từ tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè tri kỉ, họ đã trở thành đồng chí của
nhau. Từ “Đồng chí” được đặt riêng thành một dòng thơ, ngắn gọn mà ngân vang như lời
nói thiết tha, chân thành, khẳng định giá trị chân thực của tình đồng chí. “Đồng chí” - ấy
là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp – tình bạn, tình người trong chiến tranh.
Hai tiếng “Đồng chí” bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng.
- Tình đồng chí của người lính còn được biểu hiện thật đẹp trong tâm tư, trong đời
sống chiến đấu. Đồng chí trước hết là sự thấu hiểu và sẻ chia những tâm tư , nỗi lòng
của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.


Ra đi vì nghĩa lớn, các anh để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn
trở. Từ những câu thơ nói về gia cảnh, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm


của người ra lính: ruộng nương tạm gửi bạn thân cày, gian nhà không mặc cho gió lung
lay. Họ đã tạm gạt những trăn trở, riêng tư để kiên quyết ra đi khi mục đích rõ ràng, lý
tưởng đã chọn lựa.Song, dù dứt khoát, mạnh mẽ lên đường thì những người nông dân
mặc áo lính hiền lành, chân chất ấy vẫn rất nặng lòng với quê hương. Hình ảnh hoán dụ
mang tính chất nhân hóa “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó,
yêu thương của người lính đốivới quê nhà. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay
chính là tấm lòng củangười ra đi không nguôi nhớ về quê hương. Ba câu thơ với “ruộng
nương”, “gian nhà”, “gốc đa”... hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình
quê, ăm ắp nỗi nhớ vơi đầy. Phải chăng, tình nhà, tình quê là điểm tựa tinh thần tạo nên
sức mạnh để cỗ vũ những người lính?
Tình đồng chí còn là sự “đồng cam cộng khổ”, sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn
của cuộc đời chiến sĩ:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”


Bằng những câu thơ tả thực, nhà thơ đưa người đọc trở lại với những hiện thực gian khổ
của buổi đầu kháng chiến. “Anh” với “tôi” cùng nhau chịu đứng những cơn sốt rét, cùng
nhau sẻ chia những trang phục ít ỏi: “áo rách”,”quần vá”,”chân không giày”. Ý thơ của
Chính Hữu gợi nhớ những câu thơ của Hồng Nguyên cũng viết về người lính trong kháng
chiến qua bài “Nhớ”:


“Lột sắt đường tàu
Rèn thêm đao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh”

Từ những gian khổ, thiếu thốn đó, họ thấm thía hơn tình đồng chí, đồng đội:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Nhịp thơ đã có sự thay đổi, ý thơ trải rộng, câu thơ gợi nhiều hơn tả. “Tay nắm lấy bàn
tay” của người lính cùng hình ảnh “miệng cười buốt giá” nơi chiến trường như một lời
động viên, an ủi, như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, như tiếp thêm sức mạnh
và ý chiến đấu, như một lời hứa hẹn lập công. Cái nắm tay ấy là biểu tượng đẹp đẽ của
tình đồng đội. Hơi ấm từ hai bàn tay như lan tỏa, như làm sáng ấm cả bài thơ. Đúng là
“tay trong tay ta trao nhau tất cả”. “Bàn tay biết nói” là thế!


- Bài thơ khép lại với bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp
về cuộc đời người chiến sĩ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

Đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau
phục kích chờ giặc. Nổi bật trên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết: khẩu súng
– vầng trăng – người lính. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên những khắc
nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ,thiếu thốn. Trong những đêm phục kích chờ giặc, họ
đã phát hiện ra hình ảnh”Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh rất thực và lãng mạn mang ý
nghĩa biểu tượng gợi nhiều liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, là thực tại

và mơ mộng;súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của hòa bình; chất
chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ... Hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại bổ
sung, hài hòa với nhau làm đẹp thêm cuộc đời người lính cách mạng.Các anh chắc tay
súng để bảo vệ vầng trăng hòa bình. Hình ảnh thơ thật đẹp và ý nghĩa biết bao! Có thể
nói, đây là một sự phát hiện, một sáng tạo bất ngờ của tác giả, góp phần nâng cao giá trị
bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ.
=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp


người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp “khoét núi, ngủ hầm,mưa
dầm, cơm vắt” làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tình
đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh,
những người lính cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là
niềm tự hào của dân tộc ta.



×