Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thư viện câu hỏi hóa học 8 HK 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.42 KB, 19 trang )

TRƯỜNG THCS THÀNH THỚI A
Môn : Hóa học - Lớp 8

THƯ VIỆN CÂU HỎI
HỌC KỲ I

Bài 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (1 câu)
Câu 01: Nhận biết
Mục tiêu: Giúp học sinh định nghĩa được Hóa học là gì?
Hãy lựa chọn nhận xét nào sau đây đúng?
A. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất.
B. Hóa học nghiên cứu tính chất các chất.
C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các loại phản ứng hóa học.
D. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng
của chúng.
Đáp án: D
Phần 01: Tự luận (4 câu)
Câu 02: Vận dụng thấp
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được vai trò của môn Hóa học trong cuộc sống
chúng
Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Cho ví dụ.
Đáp án: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
TD: Vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em: Cửa nhôm, ruột
dây điện bằng đồng, chén nhôm,..Thuốc chữa bệnh như PH 8, aspirin,...đồ dùng
học tập: cặp, bút, mực...là những sản phẩm hóa học
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách để học tốt môn Hóa học.
Để học tốt môn hóa học HS cần phải làm gì?
Đáp án:
+ Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong


thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.
+ Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy
luận sáng tạo.
+ Cũng phải nhớ nhưng phải nhớ một cách chọn lọc thông minh.
+ Phải đọc thêm sách , rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách.
Câu 04: Vận dụng thấp
Mục tiêu: Giúp học sinh biết phương pháp học tốt môn hóa học.
Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
Đáp án: Học tốt môn hóa học là nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng
kiến thức đã học.
Câu 05: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp học sinh biết các hoạt động khi học môn Hóa học.
Khi học tập môn Hóa học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động nào?
Đáp án:
Khi học tập môn hóa học, cần thực hiện 4 hoạt động sau: Tự thu thập tìm kiếm
kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.


Bài 2: CHẤT/CHƯƠNG I : CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (08 câu)
Câu 01: Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.
Các vật thể sau đây vật thể nào là vật thể tự nhiên:
A. Quả địa cầu.
C. Cây bút
B. Quả chuối
D. Cái ghế
Đáp án: B
Câu 02: Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được chất tinh khiết, hỗn hợp.

Chất chất tinh khiết là chất nào sau đây ?
A. không khí .

B. sữa.

C. nước khoáng.

D. khí cacbonic.

Đáp án: D
Câu 03: Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Để thu được muối ăn trong nước biển, người ta chọn phương pháp:
A.Chưng cất
B. Lắng gạn
C. Bay hơi
D.Lọc
Đáp án: C
Câu 04 : Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nước cất là chất tinh khiết và sôi ở 1000C
Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất “ Nước cất là hỗn hợp, sôi ở 1000C”. Hãy
chọn phương án đúng.
A. Cả 2 ý đều đúng B.Cả 2 ý đều sai. C.Ý 1 đúng, ý 2 sai D. Ý 1 sai, ý 2
đúng
Đáp án: D
Câu 05: Vận dụng thấp
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được chất tinh khiết và hỗn hợp.
Nước tự nhiên (sông, suối,biển,…) là:
A. chất tinh khiết.
C. chất có nhiệt độ sôi 1000C.

B. hỗn hợp.
D. chất có nhiệt độ nóng chảy 00C
Đáp án: B
Câu 06 : Vận dụng cao
Mục tiêu: HS biết được tính chất của chất lỏng.
Tính chất khẳng định chất lỏng tinh khiết là
A. không màu, không mùi.

C. không tan trong nước.

B. lọc được qua giấy lọc.

D. có nhiệt độ sôi nhất định.

Đáp án: D
Câu 07: Vận dụng cao
Mục tiêu: HS biết được không khí là 1 hỗn hợp.
Không khí là:
A. Chất tinh khiết.
B.Hỗn hợp.
C.Hợp chất.
C.

D.Câu A và


Đáp án: B
Câu 08: Thơng hiểu
Mục tiêu: Giúp HS biết được nước cất là chất tinh khiết, sôi
ở 100 0 C.

Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất “Nước cất là
chất tinh khiết, sôi ở 102 0 C”
A. Cả 2 ý đều đúng.
B. Ý
1 sai, ý 2 đúng.
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
D. Cả
2 ý đều sai.
Đáp án : C
Phần 02: Tự luận (2 câu)
Câu 09: Vận dụng thấp
Mục tiêu: Giúp học sinh biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất.
Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất trong các ý sau:
a. Cây mía chứa nhiều đường saccarozo.
b. Lốp và ruột xe cao su ra đời là một tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
c.Cơ thể người có 63% đến 68% về khối lượng là nước
d. Dây điện bằng đồng hoặc nhơm.
e. Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.
Đáp án
Câu
a

Vật thể tự
nhiên
Cây mía

b
c

Vật thể nhân tạo


Chất
Đường saccarozo.

Lốp và ruột xe
Cơ thể người

Cao su
Nước

d

Dây điện

Đồng hoặc nhơm

e

Lưỡi dao, cán dao

Nhựa

Câu 10:
Vận dụng
cao
Mục tiêu:
Giúp học
sinh nhận
biết được
chất tinh


khiết, hỗn hợp.
Hãy chỉ ra đâu là tinh khiết, đâu là hỗn hợp?
a. khơng khí.

e. sắt

i. khí cacbonic

b. khí oxi.

f. gang

j. nước cất

c. nước biển.

g. sữa.

k. nước mía

d. nước khống.

h. et- xăng

l. axit clohidric

Đáp án:
Chất tinh khiết: khí oxi, sắt, khí cacbonic, nước cất, axit clohidric



Hỗn hợp: không khí, nước biển, nước khoáng, gang, sữa, et-xăng, nước mía
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤTTÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP CHẤT/CHƯƠNG I: CHẤT-NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (04 câu)
Câu 01 : Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng hóa chất trong PTN.
Câu có nội dung sai là
A. Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
B. Hoá chất dùng xong, nếu còn thừa đổ lại bình chứa.
C. Không dùng hoá chất đựng trong lọ mất nhãn.
D. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thí
nghiệm.
Đáp án : B
Câu 02: Vận dụng cao
Mục tiêu: Giúp HS biết cách tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
Chọn phương pháp đúng để tách rượu và nước.
A. lọc.

B. đun.

C. chiết.

D. lắng.

Đáp án : B
Câu 03 : Vận dụng cao
Mục tiêu: Giúp HS biết cách lọc 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
Người ta dùng phương pháp lọc, tách được hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và muối ăn
B. Muối ăn và đường

C. Nước và cát
D. Đường và nước
Đáp án : C
Câu 04: Vận dụng thấp
Mục tiêu: Giúp HS biết cách tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
Chọn phương pháp đúng để tách muối ăn và cát:
A. Lọc.
B. Làm bay hơi.
C. Chiết.
Đáp án : D
Phần 02: Tự luận (01 câu)

D. A và B đúng

Câu 05: Thông hiểu
Mục tiêu: Giúp HS biết 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Hãy nêu 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
Đáp án:
+ Khi làm thí nghiệm hóa học phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong
phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo
đúng trình tự quy định.


+ Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn
cồn dùng xong cần cần đậy nắp để tắt lửa.
+ Sau khi làm thí nghiệm phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí
nghiệm.
Bài 4: NGUYÊN TỬ/CHƯƠNG I: CHẤT-NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (02 câu)

Câu 01 : Nhận biết
Mục tiêu : Giúp HS biết được cấu tạo của nguyên tử.
Cấu tạo nguyên tử gồm:
A. proton và electron.

C. nơtron và proton.

B. nơtron và electron.
electron.
Đáp án: D
Câu 02 : Thông hiểu

D. proton, nơtron và

Mục tiêu : Giúp HS biết được vai trò của electron.
Nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ
A. electron.

B. proton.

C. nơtron.

D. hạt

nhân.
Đáp án: A
Phần 02: Tự luận (03 câu)
Câu 03: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS biết giải thích các số và kí hiệu hóa học và ngược lại.
+ Dùng chữ số và ký hiệu để biểu diễn các ý sau:

a. Hai nguyên tử bạc

d. Tám nguyên tử nitơ

b. Ba nguyên tử sắt

e. Sáu nguyên tử kali

c. Năm nguyên tử canxi

f. Bảy nguyên tử hiđro

+ Các cách viết sau đây chỉ ý gì?
a) 5 C, 3 Na, 4 P
b) 3 Al, Fe, 6 Cu
Đáp án:
+

a. Hai nguyên tử bạc: 2Ag

d. Tám nguyên tử nitơ:

8N
b. Ba nguyên tử sắt : 3Fe

e. Sáu nguyên tử kali: 6K


c. Năm nguyên tử canxi : 5Ca


f. Bảy nguyên tử hidro:

7H
+

a) 5C chỉ năm nguyên tử cacbon, 3Na chỉ ba nguyên tử natri, 4P chỉ bốn

nguyên tử photpho.
b) 3Al chỉ ba nguyên tử nhôm, Fe chỉ một nguyên tử sắt, 6Cu chỉ sáu
nguyên tử đồng.
Câu 04: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết định nghĩa và cấu tạo của nguyên tử.
Điền vào chỗ chấm cho thích hợp:
Nguyên tử là hạt …………. và …………; Từ ………….. tạo ra mọi
chất. Nguyên tử gồm ……………… mang điện tích dương và vỏ tạo
bởi……………..
Đáp án: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện; Từ nguyên tử tạo
ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một
hay nhiều electron mang điện tích âm
Câu 05 : Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết cấu tạo của nguyên tử.
Các câu sau đúng hay sai?
a. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron.
b. Khối lượng của proton xấp xỉ bằng khối lượng của electron.
c. Điện tích của proton bằng điện tích của electron về giá trị tuyệt đối.
d. Trong nguyên tử số p bằng số e.
e. Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của p và e.
Đáp án:
a. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron.
SAI

b. Khối lượng của proton xấp xỉ bằng khối lượng của electron.
SAI
c. Điện tích của proton bằng điện tích của electron về giá trị tuyệt đối.
SAI


d. Trong nguyên tử số p bằng số e.
ĐÚNG
e. Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của p và e.
SAI
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC / CHƯƠNG I: CHẤT- NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (07 câu)
Câu 01 : Nhận biết
Mục tiêu : Giúp HS biết được định nghĩa nguyên tố hóa học .
Nguyên tố hóa học là:
A. những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
B. hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau.
C. tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
D. hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Đáp án: C
Câu 02: Vận dụng cao
Nguyên tử khối của oxi là 16 đvC, nguyên tử oxi có khối lượng thật là :
A.2,656.10-23g
B.2,6563.10-23g C.2,6568.10-23g D.2,663.10-23g
Đáp án: A
Câu 03: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết giải thích các số và kí hiệu hóa học.
Viết 7 Fe. Ý kiến của cách viết này là :
A. Bảy nguyên tố sắt


C. Bảy phân tử sắt

B. Bảy nguyên tử sắt

D. Bảy đơn chất sắt

Đáp án: B
Câu 04 : Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học.
Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là
nguyên tố nào sau đây:
A. Ca
B. Na
C. Fe
D. Mg
Đáp án: C
Câu 05: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học.
Nguyên tử của nguyên tố X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. X là nguyên tố:
A. Sắt
B. Silic
C. Đồng
D. kẽm
Đáp án: B
Câu 06 :Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết giải thích các số và kí hiệu hóa học.


Cách viết 8 N, 2 Na, 3 Cu lần lượt chỉ ý gì?
A. tám nguyên tử natri, hai nguyên tử nitơ, ba nguyên tử sắt.

B. tám nguyên tử kali, hai nguyên tử nhôm, ba nguyên tử đồng.
C. tám nguyên tử nitơ, hai nguyên tử natri, ba nguyên tử đồng.
D. tám nguyên tử kẽm, hai nguyên tử natri, ba nguyên tử đồng.
Đáp án: C
Phần 02: Tự luận (04 câu)
Câu 07: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS biết cách xác định số nguyên tố, số nguyên tử trong 1 công
thức hóa học.
Hãy xác định số nguyên tố , số nguyên tử sau:
a. H2O

e. C6H12O6

i. C12H22O11

b. CO2

f. Al(OH)3

k. C2H5OH

c. Al2O3

g. Ca3(PO4)2

l. Mg (NO3)2

d. CaCO3

h. Al2(SO4)3


m. H2SO3

Đáp án:
a. H2O: 2 nguyên tố, 3 nguyên tử
b. CO2

2 nguyên tố, 3 nguyên tử

c. Al2O3

2 nguyên tố, 5 nguyên tử

d. CaCO3

3 nguyên tố, 5 nguyên tử

e. C6H12O6: 3 nguyên tố, 24 nguyên tử
f. Al(OH)3

3 nguyên tố, 7 nguyên tử

h. Al2(SO4)3 3 nguyên tố, 17 nguyên tử
g. Ca3(PO4)2 3 nguyên tố, 13 nguyên tử
i. C12H22O11 3 nguyên tố, 45 nguyên tử
k. C2H5OH 3 nguyên tố, 7 nguyên tử
l. Mg (NO3)2 3 nguyên tố, 9 nguyên tử
m. H2SO3 3 nguyên tố, 6 nguyên tử
Câu 08: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết cách làm bài tập về sự nặng nhẹ giữa 2 nguyên tử.

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với
nguyên tử lưu huỳnh?
Đáp án: Nguyên tử magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh 0,75 lần
Câu 09: Vận dụng thấp


Mục tiêu : Giúp HS biết viết số và KHHH khi biết các ý diễn đạt .
Dùng chữ số và kí hiệu để biểu diễn các ý sau:
a. Bốn nguyên tử nhôm

c. Ba nguyên tử bạc

b. Hai nguyên tử Hiđro

d. Sáu nguyên tử photpho

Đáp án:
a. 4 Al
c. 3Ag
b. 2 H
d. 6P
Câu 10: Vân dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học.
Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho
biết X thuộc nguyên tố nào?Viết KHHH của nguyên tố đó.
Đáp án: Nguyên tử khối của X là 28 đvC X thuộc nguyên tố Silic (Si)
Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT - PHÂN TỬ / CHƯƠNG I : CHẤT NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (06 câu)
Câu 01: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết được công thức hóa học của đơn chất .

Chất nào sau đây là đơn chất:
A. NaCl
B. CO2
C. Hg.
D. H2O
Đáp án: C
Câu 02: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết được công thức hóa học của hợp chất .
Chất nào sau đây là hợp chất:
A. O2
B. H2SO4
C. Al
D. P
Đáp án: B
Câu 03: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS nắm được công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.
Trong các chất sau đây : Khí Clo (Cl2), axit sunfuric (H2SO4), Khí ozon (O3),
magie cacbonat (MgCO3), khí oxi (O2) và nước (H2O) có:
A. 2 đơn chất và 4 hợp chất.
C. 3 đơn chất và 3 hợp chất.
B. 4 đơn chất và 2 hợp hợp chất.
D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
Đáp án: C
Câu 04: Thông hiểu
Căn cứ vào cấu tạo chất do ( một, hai, ba,… nguyên tố tạo nên ) người ta chia
chất ra làm:
A. 1 loại.
B. 2 loại .
C. 3 loại.
D. 4 loại.

Đáp án: B
Câu 05: Vận dụng thấp.
Mục tiêu : Giúp HS nắm được cách tính phân tử khối của 1 chất .
Cặp chất có phân tử khối bằng nhau là:
A.O3 và N2 : B.C2H6O và CO2 ; C. N2 và CO ; D. NO2 và SO2


Đáp án: C
Câu 06: Vận dụng thấp.
Phân tử khối của axit photphoric (H3PO4) là:
A. 96 đ.v.C
B. 95 đ.v.C C. 98đ.v.C
Đáp án: C

D. 94 đ.v.C

Câu 07: Nhận biết
Mục tiêu : Giúp HS nắm được định nghĩa hợp chất.
Chọn câu phát biểu đúng: Hợp chất là chất tạo bởi
A. ba nguyên tố hoá học trở lên.

B. nhiều chất trộn lẫn

C. hai nguyên tố hoá học trở lên.

D. hai chất trộn lẫn

nhau.
nhau.
Đáp án: C

Phần 02: Tự luận (03 câu)
Câu 08: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS nắm được định nghĩa và phân loại của đơn chất, hợp chất,
phân tử.
Điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Chất được chia thành hai loại lớn là …………và ……… Đơn chất được
tạo nên từ ……….., và hợp chất được tạo nên từ …………….
b. Đơn chất được chia thành ………….và …………….. Kim loại có ánh
kim, dẫn điện và nhiệt, khác với …………….không có những tính chất này ( trừ
than chì dẫn được điện )
c. Có hai loại hợp chất là: hợp chất ……………và hợp chất ………………
d. Phân từ là hạt ………………gồm …………….và thể hiện …………….
Đáp án:
a. Chất được chia thành hai loại lớn là đơn chất và hợp chất. Đơn chất được tạo
nên từ 1 nguyên tố hóa học và hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học
trở lên.
b. Đơn chất được chia thành kim loại và phi kim. Kim loại có ánh kim, dẫn
điện và nhiệt, khác với phi kim không có những tính chất này ( trừ than chì dẫn
được điện )
c. Có hai loại hợp chất là: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.


d. Phân từ là hạt đại diện chất gồm 1 số nguyên tử liên kết nhau và thể hiện
đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Câu 09: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS nắm được cách tính phân tử khối của 1 chất .
Tính phân tử khối của các chất:
a. MgO

c. Fe2O3


c. Ca(OH)2

b. NaOH

d. C12H22O11

f. Al2(SO4)3

Đáp án:
a. MgO = 40 đvC

c. Fe2O3 = 160 đvC

c. Ca(OH)2 = 78

d. C12H22O11 = 342 đvC

f. Al2(SO4)3 = 342

đvC
b. NaOH = 40 đvC
đvC
Câu 10: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS nắm được định nghĩa phân tử, phân tử của đơn chất, phân
tử hợp chất.
a) Phân tử là gì?
b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với
phân tử của của đơn chất? Lấy thí dụ minh họa.
Đáp án:

a) Phân tử là những hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với
nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử khác loại . Thí dụ: Nước, muối
ăn,...còn phân tử của của đơn chất gồm những nguyên tử cùng loại. Thí dụ: Khí
hiđro, khí oxi,...
Bài thực hành 2: SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT / CHƯƠNG I : CHẤT NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (03 câu)
Câu 01: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được dung dịch amoniac làm giấy quỳ tím tẩm nước
hóa xanh.
Dung dịch amoniac đã lan tỏa từ miệng ống nghiệm đến đáy ống nghiệm làm
giấy quỳ tím tẩm nước:
A. hóa xanh B. Hóa đỏ C. không đổi màu D. Kết quả khác
Đáp án: A
Câu 02: Nhận biết
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được Kali pemanganat(thuốc tím) là chất ở trạng thái
rắn.


Kali pemanganat(thuốc tím) là chất ở trạng thái:
A. rắn
B. Lỏng
C. Khí
D. Không xác định
Đáp án: A
Câu 03: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được Kali pemanganat(thuốc tím) là chất tan vô hạn
trong nước.
Kali pemanganat(thuốc tím) là chất
A. tan vô hạn trong nước

B. Ít tan trong nước
C. Không tan trong nước
D. Không xác định được
Đáp án: A
Phần 02: Tự luận (02 câu)
Câu 04: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS giải thích được dung dịch amoniac làm giấy quỳ tím tẩm
nước
hóa xanh.
Tại sao giấy quỳ tím tẩm nước ở thí nghiệm 1 SGK hóa xanh?
Đáp án: Vì từ dd amoniac, khí amoniac bay ra đã lan tỏa từ miệng ống nghiệm
đến đáy ống nghiệm tác dụng với giấy quỳ tím.
Câu 05: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS giải thích được cốc 1 màu tím nhạt hơn ở cốc 2.
Tại sao ở cốc 1 màu tím nhạt hơn ở cốc 2( Thí nghiệm 2 SGK)
Đáp án: Vì khi ta khuấy số lần va chạm của phân tử nước và thuốc tím nhiều
hơn khi ta để lặng yên.
Bài 8 : BÀI LUYỆN TẬP 1/ CHƯƠNG I : CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN
TỬ.
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (01 câu)
Câu 01: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học.
Một hợp chất phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với một
nguyên tử oxi và có phân tử khối là 62 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Mg
B. Na
C. K
D. Ca
Đáp án: B
Phần 02: Tự luận (04 câu)

Câu 02: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định CTHH của hợp chất.
Phân tử của hợp chất A tạo nên từ 2 nguyên tử R liên kết với 3 nguyên tử oxi.
Biết phân tử khối của A nặng gấp 5 lần nguyên tử khối lưu huỳnh. Hãy xác định
CTHH của A
Đáp án: CTHH của A: Fe2O3
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học và hóa
trị của chúng.


Biết công thức hoá học: XH4 trong đó X chiếm 75% về khối lượng. Hỏi X là
nguyên tố nào và hoá trị của X
Đáp án: Biết công thức hoá học: XH4 trong đó X chiếm 75% về khối lượng. 
X là nguyên tố cacbon và hoá trị của C là IV
Câu 04: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử.
Cho các chất: Ca, Na, O2, P, S, HCl, NH3. Hãy chỉ ra đâu là đơn chất, hợp chất,
nguyên tử, phân tử.
Đáp án:
Nguyên tử
Ca, Na, P, S

Phân tử
HCl, O2, NH3

Đơn chất
Ca, Na, P, S,

Hợp chất

HCl, NH3

O2

Câu 05 : Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài tập về cách xác định nguyên tố hóa học X và
tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử
oxi và nặng bằng nguyên tử đồng. Tính:
a. nguyên tử khối, cho biết tên và ký hiệu của X
b. % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Đáp án: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2
nguyên tử oxi và nặng bằng nguyên tử đồng. 
a). Ta có: X + O . 2 = 64  X + 16 . 2 = 64  X = 32  X là lưu huỳnh
S
b) %S = 32 . 100 / 64 = 50%
Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC/ CHƯƠNG I : CHẤT - NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ.
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (01 câu)
Câu 01: Thông hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết hợp chất do những nguyên tố nào tạo nên.
Từ công thức hóa học CuSO4 cho biết ý nào đúng:
1. Hợp chất trên do 3 đơn chất Cu, S, O tạo nên.


2. Hợp chất trên do 3 nguyên tố Cu, S, O tạo nên.
3. Trong 1 phân tử CuSO4 gồm: 1Cu, 1S, 4O.
4. Trong 1 phân tử CuSO4 gồm: 1Cu, 4S, 4O.
A. (2), (3)
B.(2), (4)
C. (1), (4)

D.(1),(3)
Đáp án: A
Phần 02: Tự luận (04 câu)
Câu 02 : Vận dụng thấp.
Mục tiêu : Giúp HS viết được công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp
chất.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Amoniac, biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O
b) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O
Đáp án:
a) CTHH của Amoniac : NH3, PTK : 17đvC
b) CTHH của Đồng sunfat: CuSO4, PTK : 160 đvC
Câu 03: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS viết được công thức hóa học của đơn chất cũng như hợp
chất.
Dùng chữ số, công thức hoá học diễn đạt các ý sau:
a. Ba phân tử nước

c. Hai phân tử oxi

b. Bốn phân tử hiđro

d. Ba phân tử canxioxit

Đáp án:
a. Ba phân tử nước : 3H2O

c. Hai phân tử oxi: 2O2

b. Bốn phân tử hiđro: 4H2


d. Ba phân tử canxioxit: CaO

Câu 04. Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS viết được công thức hóa học của hợp chất và nêu ý nghĩa
của CTHH.
Viết phân tử gồm: 2H, 1 S và 4 O. (0,5 đ). Từ công thức hoá học đó em có thể
biết được những ý gì? (0,5 đ)
Đáp án:
Công thức hoá học của axit sunfuric: H2SO4:
Ý nghĩa của CTHH H2SO4:
Axit sunfuric do 3 nguyên tố tạo nên là H, S, và O.
Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O
Phân tử khối : 2+32+16.4 = 98 đvC
Câu 05 : Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS viết được số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất và
tính phân tử khối của hợp chất.
Điền vào chỗ trống:


a. Đường (C12H22O11) có phân tử gồm: 12………….C, 22………….H và
11………….O và phân tử khối là……………
b. Phèn xanh (CuSO4) có phân tử gồm: 1…………… Cu, 1……………..S
và 4………..O và phân tử khối là ……………
Đáp án:
a. Đường (C12H22O11) có phân tử gồm: 12 ngun tử C, 22 ngun tử H
và 11 ngun tử O và phân tử khối là 342
b. Phèn xanh (CuSO4) có phân tử gồm: 1 ngun tử Cu, 1 ngun tử S
và 4 ngun tử O và phân tử khối là 160
Bài 10: HĨA TRỊ / CHƯƠNG I : CHẤT - NGUN TỬ - PHÂN TỬ.

Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (03 câu)
Câu 01: Thơng hiểu
Mục tiêu : Giúp HS biết được quy tắc hóa trị đối với hợp chất 2nguye6n tố.
Quy tắc hóa trị được phát biểu như sau:
A. Trong cơng thức hóa học, chỉ số và kí hiệu bằng nhau.
B. Trong cơng thức hóa học, tích của chỉ số và kí hiệu bằng nhau.
C. Trong cơng thức hóa học, tích của chỉ số và kí hiệu của ngun tố này
bằng với ngun tố kia.
D. Trong cơng thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của ngun tố này
bằng tích của chỉ số và hóa trị của ngun tố kia.
Đáp án: D
Câu 02: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để chọn CTHH đúng
Cho biết CTHH hợp chất của X với O là X2O và hợp
chất của Y với H là YH3
Hãy chọn CTHH đúng cho hợp chất X và Y:
A. XY3
B. X3Y
C. X 2Y3
D. X3Y2
Đáp án: B
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để chọn CTHH đúng
Hãy chọn CTHH phù hợp với hóa trò IV của nitơ trong
những công thức sau:
A. NO
B. N 2O4
C. N2O
D. NO2
Đáp án: D

Phần 02: Tự luận (07 câu)
Câu 04: Nhận biết


Mục tiêu : Giúp HS biết được định nghĩa hóa trị của nguyên tố hay nhóm
nguyên tử .
Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Hoá trị của……(1)………( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị……….
(2)……………
của nguyên tử ( hay……(3)……………) được xác định theo………(4)………
chọn làm đơn vị và hóa trị của O là……(5)………….
hoá trị của H; nguyên tố ; nhóm nguyên tử ; khả năng liên kết ; hai đơn vị.
Đáp án:
(1) nguyên tố, (2) khả năng liên kết, (3) ; nhóm nguyên tử, (4) hoá trị của H,
(5) hai đơn vị
Câu 05: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để tính hoá trị của một nguyên
tố
Tính hoá trị của nguyên tố đồng, sắt, lưu huỳnh, nhôm, photpho,nitơ trong hợp
chất:
a. Cu2O, CuO
b. FeO, Fe2O3, FeCl2

c. SO2, SO3, H2S
d. AlCl3, Al2S3, Al2O3

f. N2O, NO, NO2 (I, II, IV)

e. PH3, P2O5


Đáp án:
a. Cu2O, CuO (I, II)

c. SO2, SO3, H2S (IV, VI, II)

b. FeO, Fe2O3, FeCl2 (II, III, II)

d. AlCl3, Al2S3, Al2O3 (III, III, III)

f. N2O, NO, NO2 (I, II, IV)
e. PH3, P2O5 (III, V)
Câu 06: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để sửa lại CTHH ñuùng
Một số CTHH được viết như sau: AlCl2, K2NO3, MgSO4, ZnOH, CuO. CTHH
nào viết sai sửa lại cho đúng
Đáp án:
CTHH viết sai : AlCl2, K2NO3, ZnOH.
Sửa lại: AlCl3 , KNO3, Zn(OH)2
Câu 07: Vận dụng thấp
Hãy lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi:
a) K và Cl ( I )
b) Al và SO4 (II)


Đáp án:
a) CTHH : KCl
b) CTHH : Al2(SO4)3
Câu 08 : Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để lập công thức hoá học của
hợp chất và tính phân tử khối:

Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:
a. Magie(II) và Clo ( I)

c. Nhôm ( III) và lưu huỳnh (II)

e.

Natri(I) và Clo(I)
b. Lưu huỳnh (IV) và oxi

d. Bạc (I) và oxi

Đáp án:
a. Magie (II) và Clo (I): MgCl2 = 95

c. Nhôm ( III) và lưu huỳnh (II):

Al2S3 = 150
b. Lưu huỳnh (IV) và oxi : SO2 = 64

d. Bạc (I) và oxi : . Ag2O = 232

e. Natri(I) và Clo(I) : NaCl = 58,5
Câu 09: Vận dụng thấp
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để sửa lại CTHH ñuùng
Hãy cho biết các công thức hoá học sau công thức nào đúng, công thức nào sai
và sửa lại cho đúng: HO2, AgCl, NaO, K2O, FeCl, Fe3O2
(Biết hoá trị của: Ag (I), Na( I), K (I), Fe(II), Cl ( I), Fe (III) )
Công thức đúng: AgCl, K2O
Đáp án:

Công thức sai: HO2, FeCl, Fe3O2

; Sửa lại: H2O, FeCl2, Fe2O3

Câu 10: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết xác định X, Y thuộc nguyên tố hóa học nào khi biết
phân tử khối của hợp chất XCl3 và P2Y5.
Hăy xác định X, Y thuộc nguyên tố hóa học nào biết rằng:
Hợp chất XCl3 có phân tử khối là 133,5
Hợp chất P2Y5 có phân tử khối là 142
Đáp án:
+ XCl3 = 133,5
X + 35,5.3 = 133,5
X + 106,5 = 133,5
X = 133,5 – 106,5 = 27
 X = 27 . Đó là nguyên tố Nhôm ( Al )
+ P2Y5 = 142


2 P + 5Y = 142
2.31 + 5Y = 142
62 + 5Y =
142
5Y= 142 - 62
5Y = 80
 Y = 16 . Đó là nguyên tố oxi ( O )
Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2/ CHƯƠNG I : CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN
TỬ
Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (04 câu)
Câu 01: Vận dụng thấp

Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để choïn CTHH ñuùng
Biết P (V) hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị:
A. P4O5
B. P4O10
C. P2O5
D. P2O3
Đáp án: C
Câu 02: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để choïn CTHH ñuùng
Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1
nguyên tử oxi và có phân tử khối là 62 đvC. X là nguyên tố:
A. Mg
B. Ca
C. K
D. Na
Đáp án: D
Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng quy tắc hóa trị để choïn CTHH ñuùng
Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y
với H như sau: X2O3; YH3
Hãy chọn công thức hóa học nào đúng nhất trong các hợp chất hóa học của X và
Y rong số các hợp chất sau đây:
A. XY
B. X2Y
C. X3Y2
D. X2Y3
Đáp án: A
Câu 04: Câu 03: Vận dụng cao
Mục tiêu : Giúp HS biết tính hàm lượng % oxi lớn nhất trong hợp chất có oxi.
Oxit nào giàu oxi nhất (hàm lượng % oxi lớn nhất):

A. Al2O3
B. P2O5
C. Fe3O4


D. N2O3
Đáp án: D
Phần 02: Tự luận (01 câu)
Câu 05: Vận dụng thấp.
a) Phát biểu quy tắc hóa trị.
b) Hãy tính hóa trị của P và K trong hợp chất PCl5 và KNO3
) Quy tắc hóa trị : Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của
nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia .
Đáp án:
a) Gọi x là hoá trị của P .
x I
PCl5
Theo quy tắc hoá trị :
1.x=5.I
x=V.
Vậy P có hoá trị là V trong hợp chất PCl5 .
Gọi x là hoá trị của K .
x I
KNO3
Theo quy tắc hoá trị :
1.x=1.I
x=I
Vậy K có hoá trị là I trong hợp chất KNO3 .
KIỂM TRA 1 TIẾT




×