Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giọng điệu trong thơ đoàn thị lam luyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.43 KB, 67 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Ths. Lương Hồng Văn, giảng viên Khoa Khoa học Xã hội, Trường
Đại học Quảng Bình.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một
số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác
đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình trước hội đồng khoa học. Trường Đại học Quảng Bình
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá
trình thực hiện (nếu có).
Đồng Hới, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Quốc Kha

1


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình,
và sự đồng ý hướng dẫn của thầy giáo Ths. Lương Hồng Văn, em đã thực hiện đề
tài: Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa học
Xã hội – Trường Đại Học Quảng Bình đã mang tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại


trường. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở Trung tâm học liệu, Trường Đại
học Quảng Bình đã tạo điều kiện cho em được sử dụng các nguồn tài liệu phong
phú của trung tâm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của bản thân.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Lương Hồng Văn đã tận
tâm trực tiếp hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi
nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu của cá nhân em. Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo
tận tình của thầy mà mọi bỡ ngỡ ban đầu của em đã dần dần được tháo gỡ, khóa
luận được hoàn thành đúng tiến độ.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nỗ lực để thực hiện đề tài một cách hoàn
chỉnh nhất song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng
như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận ra được. Em rất mong nhận được sự góp
ý của Quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để khóa luận được đầy đủ và hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 30 tháng 5 năm 2017.
Sinh viên

Nguyễn Quốc Kha

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 9
5. Đóng góp của khóa luận................................................................................. 10
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 11
Chương 1. ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ ........................ 11
1.1. Giọng, giọng điệu và giọng điệu trong thơ ................................................. 11
1.1.1. Giọng và giọng điệu ................................................................................. 11
1.1.2. Giọng điệu trong văn chương như một hiện tượng nghệ thuật ................ 11
1.1.3. Giọng điệu trong thơ ................................................................................ 14
1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ................ 17
1.2.1. Đoàn Thị Lam Luyến – đời và thơ........................................................... 17
1.2.1.1. Con người và sự nghiệp thơ .................................................................. 17
1.2.1.2. Quan niệm về thơ .................................................................................. 18
1.2.1.3. Các chặng đường thơ của Đoàn Thị Lam Luyến .................................. 19
1.2.2. Cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến ................ 23
1.2.2.1. Cảm quan về cuộc sống và con người .................................................. 23
1.2.2.2. Ý thức về sự đổi mới trong thơ ca ........................................................ 25
1.2.2.3. Khát vọng dân chủ hóa mối quan hệ thơ ca - công chúng .................... 27
Chương 2. GIỌNG GIÃI BÀY, LÍ LẼ VÀ GIỌNG TÂM TÌNH, HOÀI NIỆM CẢM
THƯƠNG ................................................................................................................... 29

2.1. Giọng giãi bày lí lẽ ...................................................................................... 29

3


2.1.1. Cảm hứng từ cái bản ngã ......................................................................... 29

2.1.2. Giây phút trải lòng trước nỗi buồn, cô đơn và sự đau khổ ...................... 31
2.1.3. Phương thức thể hiện sắc giọng giãi bày, lí lẽ ......................................... 35
2.2. Giọng tâm tình, hoài niệm, cảm thương ..................................................... 37
2.2.1. Lời tâm tình thiết tha về tình yêu đôi lứa ................................................. 37
2.2.2. Lời thơ tâm tình về muôn mặt cuộc sống đời thường .............................. 39
2.2.3. Phương thức thể hiện sắc giọng tâm tình, hoài niệm, cảm thương.......... 41
Chương 3. GIỌNG TRIẾT LÝ, CHIÊM NGHIỆM VÀ GIỌNG TRĂN TRỞ, CẬT VẤN 44
3.1. Giọng triết lý, chiêm nghiệm ...................................................................... 44
3.1.1. Những triết lý và chiêm nghiệm về con người ........................................ 44
3.1.2. Triết lý, chiêm nghiệm về thân phận, nhất là thân phận người phụ nữ ... 47
3.1.3. Triết lý chiêm nghiệm về tình yêu ........................................................... 49
3.1.4. Phương thức nghệ thuật tạo sắc giọng triết lý, chiêm nghiệm................. 51
3.2. Giọng trăn trở, cật vấn ................................................................................ 55
3.2.1. Giọng trăn trở ........................................................................................... 55
3.2.2. Giọng cật vấn ........................................................................................... 57
3.2.3. Phương thức nghệ thuật tạo sắc giọng trăn trở và cật vấn ....................... 60
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ là nơi thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất những ma lực kỳ ảo của ngôn ngữ.
Xưa nay, những người làm thơ vốn được xem là kỳ diệu thì những người phụ nữ
làm thơ lại muôn lần kỳ diệu hơn. Nét bút của những “giai nhân” ấy đã vẽ nên
những dòng sông thơ với muôn sắc màu lung linh huyền ảo. Và bất kỳ quãng sông
nào thì hình bóng của họ cũng hiện hữu bằng tất cả những vẻ đẹp đáng được người
đời tôn vinh và trân trọng.

Đối với văn học, đặc biệt đối với việc sáng tác thơ ca, dân chủ là điều kiện làm
nảy nở những sáng tạo mang đậm màu sắc của chủ thể, là những sản phẩm rất riêng
tư, rất độc đáo, không lặp lại, chỉ đơn nhất. Nhà thơ sẽ tìm ra tiếng nói riêng của
mình trong sáng tạo. Văn học không có gì khác ngoài tiếng nói riêng của mỗi người
trong vô vàn những tiếng nói chung. Đơn giản chỉ vì bổn phận của nhà thơ là phải
góp một phần nhỏ sức lực của mình vào kho tàng văn học của nhân loại một điều gì
đó không sẵn có, không bắt chước…Theo Tuốcghêniép: “Cái quan trọng của tài
năng văn học là tiếng nói riêng của mình. Đó chính là đặc điểm để phân biệt chủ
yếu của một tài năng độc đáo”.
Thơ Việt Nam, từ sau năm 1975 đã có sự vận động và biến đổi. Hòa chung
cùng không khí thơ ca của cả thế giới, các nhà thơ Việt nam nói chung và các nhà
thơ nữ nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Phải nói rằng, dòng chảy của nền
văn học Việt với những thành tựu lớn như vậy chính nhờ sự góp mặt của các nhà
thơ nữ. Chúng ta phải kể đến những Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị
Thanh Nhàn… Nhưng vườn hoa của thi ca sẽ bớt hương sắc nếu chúng ta không
điểm mặt nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Tuy thành quả lao động trong quá trình
sáng tác của nhà thơ nữ này không đồ sộ nhưng đã có những cố gắng, tìm tòi, sáng
tạo không mệt mỏi, góp phần đổi mới, tôn tạo nền thi ca Việt Nam đương đại. Sở dĩ
chúng tôi chọn đề tài: “Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến” là vì được
biết chị là cây bút được đông đảo bạn đọc biết đến. Những tác phẩm của chị vừa
mang gương mặt chung của một giai đoạn vừa có những gam màu rất riêng thể hiện
những cái tôi đa diện và đầy bản lĩnh. Vì vậy nghiên cứu giọng điệu trong thơ của
nhà thơ nữ này là một việc làm thiết thực. Một mặt, thông qua việc nghiên cứu ta
thấy được cây bút này đã góp phần kiến tạo diện mạo chung của một giai đoạn thơ

5


còn nhiều bộn bề, phức tạp đang vận động, mặt khác ta sẽ có cơ sở nhận diện rõ
hơn dòng chảy của nền thơ ca Việt Nam đương đại.

Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn, sâu sắc hơn về thơ Đoàn Thị Lam Luyến, góp phần hữu ích cho việc
giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường các cấp. Đồng thời, đưa thơ của
Đoàn Thị Lam Luyến đến gần hơn với độc giả yêu thơ gần xa.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về vấn đề giọng điệu trong văn học
Trước thế kỷ XIX, nhiều nhà lý luận văn học và mỹ học như Tào Phi, Lưu
Hiệp…đã ít nhiều bàn đến giọng điệu và phong cách nhà văn qua những khái niệm
quen thuộc như “hơi văn”, “văn khí”, “tình điệu”. Tuy nhiên, để trở thành đối tượng
nghiên cứu trong văn học thì phải kể đến hàng loạt các công trình nghiên cứu về giọng
điệu trong tiểu thuyết của nhà nghiên cứu M.Bakhtin những năm đầu thế kỷ XX.
Trong giới nghiên cứu văn học nước ta, Trần Đình Sử là người đầu tiên phân biệt
hiện tượng giọng điệu trong đời sống và giọng điệu trong nghệ thuật, coi giọng điệu
văn chương là một phương diện cấu thành hình thức của văn học. Theo Trần Đình Sử
giọng điệu “là sự biểu thị lập trường tư tưởng, cảm xúc chủ thể” [47, tr.154]. GS cũng
nhận định rằng “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần
quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn” [43, tr.85]. Với Phương Lựu thì
phát biểu dứt khoát: “Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt không tạo ra được tiếng nói riêng,
giọng điệu riêng thì đó là sự tự sát trong văn học” [48, tr.36].
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp với công trình “Giọng điệu trong thơ trữ tình”, Nxb
Văn học, 2002 đã nhận thức rất đúng rằng “giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường,
cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn
ấy hướng vào vì thế giọng điệu là một thuộc tính có vẻ bề ngoài nhưng mang tính
bản chất văn học” [8, tr.134]. Mặt khác, để nhận ra giọng điệu nghệ thuật, tác giả đã
phân loại và so sánh các loại giọng điệu thơ từ dân gian, trung đại trở đi để làm tiền
đề cho việc nhận diện giọng điệu.
Tiến sĩ Lê Lưu Oanh với công trình “Thơ trữ tình 1975 – 1990”, Nxb ĐHQG
Hà Nội, 1996, thông qua cái tôi trữ tình trong thơ, ít nhiều đã đề cập đến vấn đề
giọng điệu qua một số tác phẩm, tác giả cụ thể. Từ đó giúp cho người đọc có được
cái nhìn khá hệ thống khi tiếp nhận giọng điệu thơ trong giai đoạn này. Tác giả


6


khẳng định: “thơ giai đoạn 1975 đã phá vỡ chất ru, ngọt ngào, mê hoặc, trang
trọng để tiến tới một giọng điệu lí trí, tỉnh táo, hiện thực và sự phá vỡ hình thức
làm đồng ca để tiến đến dạng tâm sự cá nhân” [45, tr.125].
Với Đặng Thu Thủy, tác giả đã ra mắt bạn đọc nghiên cứu khoa học gần xa công
trình “Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay, những đổi mới cơ bản”,
Nxb ĐHSP Hà Nội, 2011. Tác giả cho rằng: “giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ
của tác phẩm văn học, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên bản sắc riêng của một cá
nhân, một trường phái, một trào lưu, một giai đoạn văn học” [58, tr.138].
2.2. Nghiên cứu về thơ Đoàn Thị Lam Luyến
Đoàn Thị Lam Luyến là nhà thơ nữ xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XX. Với
phong cách sáng tác riêng, tác phẩm của chị rất được bạn đọc yêu thích và thu hút
được khá nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu quan tâm đánh giá. Trong cuốn sách Các tác
giả văn chương Việt Nam của tác giả Trần Mạnh Thường, nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin đã có rất nhiều lời nhận xét về thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Nhà thơ Ngô
Văn Phú tìm ra mối liên hệ giữa thơ và đời sống riêng tư của chị: Hình như chị cho
rằng thơ và kiếm sống là hai phạm trù đi song song với nhau. Kiếm sống để làm thơ
và làm thơ để kiếm sống. Nhưng chị càng yêu càng gặp tình hờ và cũng có lúc Dại
yêu:Chị sắc sảo khiến nhiều đấng mày râu vị nể, e ngại nhưng chị cũng có lắm lúc
dại khờ. Chính lúc dại khờ đã cho chị những bài thơ đạt nhất trong đời thơ của
mình. (Nhà thơ Phạm Đức). Lời nhận xét đó nhận được sự đồng cảm của chính nhà
thơ, trong một bài phỏng vấn trên báo Tiền phong chị đã tâm sự: chính thời trẻ tuổi
bồng bột ngây thơ khờ dại lại làm nên tình yêu và thơ ca. Nhận xét về thơ Đoàn Thị
Lam Luyến tác giả Vũ Ngọc Tiến đi sâu khám phá phong cách thơ chị: Trong những
nhà thơ nữ ở Việt Nam xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ XX, chị đứng riêng tạo lập một
phong cách không lẫn với ai. Sự nhào nặn giữa yếu tố thơ trữ tình thơ triết luận có
lúc đến xót xa, oan nghiệt vẫn khiến người đọc ham sống vượt lên giữ tự do về mình,

cho thân nhân, chính là nét đẹp có sức rung động của thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Nó
bạo liệt mà không ồn ào, đam mê mà rất tỉnh, dân dã mà hiện đại.
Đoàn Thị Lam Luyến viết ở nhiều đề tài: thiếu nhi, tình yêu, thế sự nhưng tình
yêu là mảng thơ chị sáng tác nhiều nhất và cũng đạt được nhiều thành công. Bài thơ
Gửi tình yêu được chắp cánh bằng giai điệu của nhạc sĩ Thuận Yến trong bài hát
Khát vọng ngân lên quen thuộc. Chính vì thế mảng thơ tình của chị được nhiều nhà
thơ, nhà nghiên cứu quan tâm nhất. Thơ chị trăn trở sới lật câu chuyện muôn thuở

7


của thân phận đàn bà (Xuân Cang). Trong thơ chị người ta thấy nó không cao sang,
không lên giọng, không làm điệu. Nó bật lên từ ngôn ngữ đời thường, có thế nào nói
thế ấy(Ánh Xuân). Tác giả Thái Doãn Hiểu đã nhận xét khá khái quát thơ tình của
chị: Đoàn Thị Lam Luyến là nhân vật độc đáo nỗi loạn tình yêu trong thơ. Chị có
cuộc đời lận đận, khát yêu, vồ vập yêu, dại yêu, xây dựng hạnh phúc như làm nhà
trên lưng cá voi. Nàng quyết liệt dữ dằn châm khói tuyên chiến với tình yêu. Chiến
tranh kết thúc, chiến bại thuộc về chị nhưng chị vẫn lao lên quyết sống mái với tình
yêu lần nữa, thêm lần nữa. Trong hào quang của tình yêu cay đắng, Lam Luyến mới
bộc lộ hết được toàn vẹn vẻ đẹp chân thật từ trái tim nổi dậy đầy bản lĩnh của mình.
Sự nổi loạn cá tính là điều chủ yếu cho sự hình thành và tồn tại của một cây bút
(Thái Doãn Hiểu). Nhà văn Xuân Cang khi thực hiện công trình nghiên cứu Phác
thảo chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại bằng các quẻ Kinh dịch đã nhận
định về Đoàn Thị Lam Luyến: (Quẻ dịch phản ánh thời tiền vận của nhà thơ khoảng
48 năm, có vai trò như là Thiên Mệnh chi phối suốt đời Lam Luyến là quẻ Lôi Thiên
Đại Tráng): Với sức mạnh bên trong của thời Đại Tráng, ĐoànThị Lam Luyến là
nhà thơ mạnh bạo kể chuyện cuộc đời chuân chuyên của mình không chút mặc cảm,
chất thơ Đoàn Thị Lam Luyến bao giờ cũng chất chứa cái mạnh mẽ khác thường và
có sức vang xa như sấm ở trên trời. Chia sẻ quan điểm trên tác giả Vũ Nho trên báo
Văn nghệ số tháng 5 – 2003 ở bài viết ngắn với tiêu đề Đoàn Thị Lam Luyến - Người

yêu đến nát cuộc đời cho thơ lại cảm nhận về thơ Lam Luyến: Với Lam Luyến tình
yêu như là cội nguồn, lại cũng là động lực nuôi dưỡng thúc đẩy cảm hứng sáng tạo,
và cũng là sông lớn, là biển cả, là ốc đảo, là miền đất hứa cho trái tim hạn hán của
Lam Luyến hướng về. Theo Vũ Nho thì dường như thơ của Lam luyến trào dâng từ
một tình yêu mãnh liệt của một trái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những cây bút nữ
vốn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp. Cô gái họ Đoàn đòi hỏi yêu là
cuồng nhiệt, yêu là phải cháy bùng ngọn lửa mê say, yêu là phải hết mình.
Mỗi nhà thơ có một giọng điệu riêng, chính giọng điệu làm nên phong cách của
nhà thơ. Tác giả Lê Thị Mây, trong bài viết “Nhen lại lửa lòng” in trên báo Văn nghệ
(Số tháng 12 - 1996) nhìn thơ Lam Luyến dưới góc độ giọng điệu. Lê Thị Mây thấy
giọng thơ Lam Luyến mạnh tiết tấu, nhạc điệu các thể thơ truyền thống. Không chỉ
có thế, tác giả còn nhận thấy trong thơ Lam Luyến có một người đàn bà yêu không
mệt mỏi và yêu như một bản tính hồn nhiên, nhẹ dạ như bất kỳ ai trong phái đẹp. Cái
trữ tình nồng hậu ở trong thơ Lam Luyến ẩn chứa một cái “Tâm: cho, tặng và dâng

8


hiến” của chị. Đó là lời nhận xét thể hiện sự đồng cảm sâu sắc như tri kỉ, tri âm với
nhà thơ.
Tháng 11 năm 2011, Hội Nhà Văn Việt Nam mở trại sáng tác ở Nha Trang,
Đoàn Thị Lam Luyến là một trong 15 người dự trại viết này. Chỉ trong 5 ngày ghé
qua nhưng chị đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng đồng nghiệp. Nhà thơ Phan Thị
Thanh Nhàn đánh giá: Ngoài đời, Lam Luyến nghịch ngợm và tươi tắn, song trong
thơ, chị lại rất chân thật sự xót xa đau đớn của tâm trạng và thân phận người đàn bà
nhỏ bé, yếu đuối, dễ bị lừa gạt. Nhà thơ Thúy Bắc lúc sinh thời đã có lần nói với
Lam Luyến: Sao em có cái tên lạ thế: Đã Đoàn Thị lại còn Lam Luyến nữa. Yêu thì
đắm đuối hết mình nhưng toàn gặp những mối tình ngang trái, sống thì thật đến
ngây thơ dại dột . Mà quả có thế thật! Lam Luyến tài sắc mà đa đoan. Hai lần đò vẫn
dang dở, dở dang.

Nhìn chung những ý kiến đánh giá về thơ Đoàn Thị Lam Luyến ở trên chưa
mang tính hệ thống. Các bài viết hoặc nhìn nhận ở một khía cạnh hoặc chỉ mới đi sâu
về nội dung mà chưa tìm hiểu về phương diện giọng điệu và cho đến nay (2017),
chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về vấn đề giọng điệu trong thơ
Đoàn Thị Lam Luyến. Khóa luận cố gắng đi tìm, khảo sát các loại giọng điệu trong
thơ của tác giả nữ này, mong rằng sẽ có cái nhìn toàn cảnh về giọng điệu thơ của
Đoàn Thị Lam Luyến một cách hoàn chỉnh hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến, cụ
thể là:
Các tập thơ : Lỡ một thì con gái (1989); Chồng chị chồng em (1991); Châm
khói (1995); Thơ trữ tình (2003).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Nhằm thống kê, phân loại tư liệu gồm các đặc điểm của giọng điệu và các
phương thức thể hiện giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
4.2. Phương pháp hệ thống

9


Nhận diện thơ của Đoàn Thị Lam Luyến là một thế giới nghệ thuật thống nhất
trong sự đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu giọng điệu trong thơ của chị, chúng tôi đặt
nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Nhằm phân tích, khái quát những đặc sắc về phương diện giọng điệu của nhà
thơ Đoàn Thị Lam Luyến.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp
phân tích tác phẩm, phương pháp liên ngành…nhằm nghiên cứu vấn đề được đầy
đủ hơn.
5. Đóng góp của khóa luận
1. Khóa luận đặt ra yêu cầu khảo sát một cách hệ thống và cụ thể các kiểu
giọng điệu và phương thức thể hiện giọng điệu trong thơ của Đoàn Thị Lam Luyến,
một phương diện chưa được quan tâm đầy đủ, từ đó chỉ ra được những nét đặc
trưng cơ bản về giọng điệu cũng như vai trò, đóng góp của tác giả trong tiến trình
phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Những kết quả nghiên cứu của khóa luận này có thể sử dụng vào việc nghiên
cứu và giảng dạy văn học hiện đại trong nhà trường các cấp, nhất là vấn đề giọng
điệu trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được triển khai thành 3
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đoàn Thị Lam Luyến và giọng điệu trong thơ.
Chương 2: Giọng giãi bày, lí lẽ và giọng tâm tình hoài niệm, cảm thương
Chương 3: Giọng triết lí chiêm nghiệm và giọng trăn trở, cật vấn

10


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ
1.1. Giọng, giọng điệu và giọng điệu trong thơ
1.1.1. Giọng và giọng điệu
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Và cùng với
quá trình giao tiếp, khái niệm giọng xuất hiện.Theo Từ điển Tiếng Việt, giọng là:
1. Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát.

2. Cách phát âm của một địa phương.
3. Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị một thái độ tình cảm nhất định.
4. Gam đã xác định âm chủ.
Ở cấp độ phổ biến, giọng được hình dung như một tín hiệu âm thanh cao âm
sắc, trường độ, cao độ…gắn liền với môi trường giao tiếp và chủ thể giao tiếp, có
khả năng tạo ra tính khu biệt. Là tín hiệu âm thanh nhưng không phải âm thanh nào
cũng được coi là giọng. Khái niệm giọng chủ yếu nói về người, gắn với sắc thái
biểu cảm của con người. Giọng nói của con người không chỉ tồn tại như một tín
hiệu âm thanh mà còn hàm chứa thái độ của người nói đó chính là giọng điệu.
Theo Từ điển Tiếng Việt, giọng điệu là “giọng nói, lối nói, biểu thị một thái độ
nhất định” . Như vậy, nếu giọng thiên về tính vật lý thì giọng điệu lại được nhìn từ góc
độ tâm lý. Nhìn vào định nghĩa giọng và giọng điệu, ta thấy định nghĩa giọng điệu
trùng vào nét thứ ba của định nghĩa về giọng, do đó trong thực tế giao tiếp, nhiều khi
người ta đồng nhất về hai khái niệm này với nhau. Có thể nói, bao nhiêu hoàn cảnh
giao tiếp và nhân vật giao tiếp thì có bấy nhiêu giọng điệu. Ta có thể gặp các kiểu
giọng như: giọng khinh nhờn, giọng chế giễu, giọng trịch thượng, giọng vui tươi,
giọng hiền hậu… Cùng với mỗi sắc giọng là sự biểu hiện tâm tính và tâm trạng của
con người. Tuy nhiên, trong cuộc sống, giọng điệu thường mang tính nhất thời, hôm
nay thế này mai có thể khác, phụ thuộc vào nhiều lý do khác nhau. Điều này hoàn toàn
khác với giọng điệu trong tác phẩm văn học, bởi trong nghệ thuật, giao tiếp luôn được
tổ chức công phu và là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ của người nghệ sỹ.
1.1.2. Giọng điệu trong văn chương như một hiện tượng nghệ thuật
Giọng điệu là phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học,
là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của nghệ

11


sỹ. Tầm quan trọng của giọng điệu trong văn học đã được nói đến từ lâu. Trong mĩ
học phương Đông, ngay từ xa xưa các nhà lý luận đã nhắc đến giọng điệu và phong

cách nhà văn qua các khái niệm như “hơi văn”, “điệu văn”, “khí văn”, “tình
điệu”…và chính từ đó người bình văn sẽ nhận ra tâm hồn và tính cách của tác giả.
Giọng điệu là yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nghệ sỹ tài năng
bao giờ cũng tạo ra giọng điệu độc đáo của riêng mình. M.B. Khrapchencô, nhà lý
luận văn học nổi tiếng của Nga đã khẳng định: “Đề tài tư tưởng, hình tượng chỉ
được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định, trong phạm vi của
một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với mặt khác nhau
của nó. Hiệu xuất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ
tình trước hết thể hiện giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học
với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [28, tr.294].
Như vậy, có thể nói, giọng điệu là một sản phẩm mang tính cá biệt độc đáo, kết
tinh sự thăng hoa sáng tạo của người nghệ sỹ, là phương diện quan trọng bộc lộ
hình tượng tác giả. Nói cách khác, hình tượng tác giả, cái nhìn của người nghệ sỹ
được thể hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu.
Giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn, cảm xúc của chủ thể phát
ngôn về đối tượng được nói đến, vì thế, giọng điệu là một thuộc tính có vẻ bề ngoài
nhưng lại là bản chất của văn học. Điều quan trọng nhất đối với một nhà văn, nhà
thơ là phải sáng tạo ra được tiếng nói riêng của mình, phải có được cái “nốt” riêng
độc đáo. Và khi đứng trước một tác phẩm văn học, nhất là thi ca, người ta thường
cố đi tìm cái “hồn cốt”, “thần thái” của nó, thẩm thấu được âm vang sau từng con
chữ. Nói cách khác là người đọc bắt sao cho “trúng” giọng điệu của tác phẩm.
Người tiếp nhận nhạy cảm chính là người nghe được, cảm nhận được cái “nốt”
riêng ấy như ngày xưa Bá Nha biết nghe Chung Tử Kỳ vây.
Là yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, giọng điệu cho phép ta hiểu
sâu hơn chiều sâu, sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Trên thực tế, giọng điệu vừa
là hiện tượng kết tinh nghệ thuật độc đáo của người nghệ sỹ, vừa là một hiện tượng
có ý nghĩa văn hoá của một thời đại vì nó gắn liền với một kiểu diễn ngôn cụ thể,
mà mỗi hình thức diễn ngôn phản ánh một cơ chế quyền lực gồm những chế định
của môt trường sống, tri thức và cá nhân nhà văn.
Như vậy, giọng điệu là yếu tố quan trọng trong việc nhận diện phong cách, tư

tưởng nhà văn. Nó bao gồm cả thái độ đánh giá và cảm xúc của họ trước đời sống.

12


Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã xem giọng điệu là: “Thái độ tình cảm,
lập trường tư tưởng, đạo đức, của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ
xa gần, thân sơ, thành kính, hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [19, tr.134.]. Nói
cách khác, giọng điệu văn chương là “sự biểu thị thái độ cảm xúc, tư thế của chủ
thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật” [9, tr.34] và theo tác giả Nguyễn Đăng Điệp
“không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau,
những xót xa trước số phận con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu
cuộc sống” [9 tr.34]. Như thế, giọng điệu thuộc cả hai phạm trù: tư tưởng và phong
cách. Đối với việc tạo dựng phong cách nhà văn, giọng điệu có vai trò rất lớn,
mang tính chất quyết định. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng khẳng định: “Thiếu một giọng điệu
nhất định, nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm, mặc dù có đủ tài năng và sắp
xếp trong hệ thống nhân vật” [19, tr.134-135] và “giọng điệu phản ánh lập trường
xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên
phong cách nhà văn” [19, tr.134].
Người nghệ sỹ có phong cách bao giờ cũng có giọng điệu chủ đạo, bởi vì giọng
điệu chủ đạo chuyển tải tư tưởng tác giả, có khi là tư tưởng cả đời văn của tác giả.
Trong từng tác phẩm người nghệ sỹ gửi gắm một tư tưởng nhất định. Tất nhiên, có
khi tư tưởng đó xuyên suốt nhiều tác phẩm mà biểu hiện quan trọng của tư tưởng là
giọng điệu. Giọng điệu chủ đạo chi phối các giọng điệu xung quanh nó.
Khrapchencô đã nói: “Giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho
phép tồn tại trong tác phẩm những sắc điệu khác nhau. Những sắc điệu này diễn
đạt sự phong phú của những phối cảnh cảm xúc trong việc lý giải những hiện
tượng, những khía cạnh giống nhau và khác nhau của đối tượng sáng tác. Một tác

phẩm xuất sắc phản ánh được những vấn đề lớn lao của cuộc sống và khám phá ra
những tư tưởng, hình tượng sâu sắc, thường có sự phân hóa phức tạp về giọng
điệu” [28, tr.295]. Tác phẩm nào có nhiều sắc thái giọng điệu sẽ tránh được cảm
giác đơn điệu, nhàm chán cho người đọc. Tuy nhiên, trong tác phẩm vẫn phải có
một sắc giọng chủ đạo. Và khi nhắc đến phong cách của một nghệ sỹ, người ta nhắc
đến các giọng khác cũng chỉ là để làm sáng tỏ thêm giọng điệu chủ đạo.
Do giọng điệu được cấu thành từ nhiều yếu tố nên để nhận diện, cần phải căn
cứ vào nhiều yếu tố (ngữ điệu, nhịp điệu, hình ảnh, loại từ…), đó là các yếu tố hình

13


thức – nơi tinh đọng của nội dung và cảm xúc. Chúng ta phải đọc, phải nghe, phải
ngẫm mới cảm nhận hết giọng điệu của tác phẩm. Như vậy có thể thấy, giọng điệu
trong văn chương là một trong những yếu tố tạo thành phong cách nghệ thuật của
người nghệ sỹ và được nhìn nhận như một hiện tượng nghệ thuật.
1.1.3. Giọng điệu trong thơ
Thơ ca với đặc trưng thể loại là những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
Dấu hiệu tiêu biểu của nó là tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ
quan hóa của sự thể hiện.
Giọng điệu thơ ca có các cấp độ: giọng điệu một bài, một tập thơ hay cả chặng
đường sáng tác của nhà thơ. Một giọng điệu thường nổi lên một hợp âm chủ đạo
nào đó và chung quanh nó là những giọng điệu khác có tính “bè đệm”. Giọng điệu
trong thơ thường được giúp đỡ bởi các yếu tố: ngữ điệu, nhạc điệu, nhịp điệu…
Giọng điệu trong thơ được thể hiện ở nhiều cấp độ: giọng điệu tác phẩm, giọng
điệu nhà thơ, giọng điệu thời đại.
+ Giọng điệu tác phẩm:
Trong một bài thơ, giọng điệu được thể hiện một cách hết sức linh hoạt và
phong phú. Tuy nhiên để bắt trúng giọng điệu, người đọc phải phát hiện được cái

nhìn, vị thế, điệu giọng của người nói trong thơ. Nói cách khác, giọng điệu trong
thơ là cảm xúc, thái độ, cái nhìn của tác giả. Trong thơ trữ tình, chủ thể phát ngôn
thường xuất hiện ở hai tư thế chính:
Hoặc trực tiếp:
Bữa ni lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em
(Xuân Diệu)
Hoặc thông qua nhân vật trữ tình:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
(Tố Hữu)
Có thể thấy điều này trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu. Đấy là
một bài thơ tả cảnh đặc sắc, nhà thơ đã miêu tả mùa thu đến qua cảm nhận bước đi
của thời gian. Nhưng bao trùm toàn bài thơ vẫn là cái nhìn của tác giả: thu đẹp
nhưng buồn. Hai câu thơ mở đầu đã xác lập giọng điệu của thi phẩm: “Rặng liễu
đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”. Chỉ có một tiếng reo

14


khẽ như ngỡ ngàng ở hai câu thơ sau, còn lại bài thơ ngập một nỗi buồn: buồn
trước cảnh hoa rụng, gió lạnh về, non xa mờ sương, dòng sông vắng đò…
Giọng điệu của chủ thể còn được thể hiện qua lời văn nghệ thuật và cách tổ
chức từ ngữ trong tác phẩm. Ngoài ra, từ phương diện thể loại, có thể tìm hiểu
giọng điệu tác phẩm ở cấp độ: câu thơ, khổ thơ, văn bản thơ. Ví dụ câu thơ của
Hoàng Cầm “Sao xót xa như rụng bàn tay” chỉ thoáng nge thôi đã khiến người đọc
cảm nhận được giọng điệu xót xa ẩn tàng sau từng câu chữ. Đến với câu thơ của Tố
Hữu “Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” ta
lại bắt gặp chất giọng phơi phới, hân hoan, vui tươi đến lạ kì.
Giọng điệu tác phẩm thơ cũng được biểu hiện qua việc lựa chọn từ ngữ, qua

cách tạo dáng câu thơ, ở cách xây dựng và tổ chức nhạc điệu, nhịp điệu và quan
trọng hơn, giọng điệu còn được thể hiện qua các môtip và hình tượng.
Có thể thấy, việc phân tích và nhận diện giọng điệu qua các tác phẩm là yếu tố
quan trọng nhất khi tìm hiểu giọng điệu nhà thơ.
+ Giọng điệu nhà thơ:
Để “tìm hiểu giọng điệu của chủ thể sáng tạo không thể không tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật của thi nhân và cái tôi trữ tình được bộc lộ sinh động trong tác
phẩm ngôn từ” [9, tr.97] bởi quan niệm nghệ thuật của nhà thơ chính là nguyên tắc
lý giải, cắt nghĩa cách cảm thụ của chủ thể, thể hiện cái nhìn của thi nhân về con
người và thế giới, và đó cũng là tiêu chí để phân biệt độ nông, sâu của tác phẩm,
xác định sắc thái nhân đạo của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
Giọng điệu một nhà thơ không nhất thành bất biến. Thơ bắt đầu từ cảm hứng
nhưng cái lõi của cảm hứng lại là tư tưởng, là thái độ yêu - ghét…Do đó, tìm hiểu
cảm hứng và cái nhìn nghệ thuật trong những sáng tác của nhà thơ qua các thời kỳ
sẽ cho phép ta hình dung rõ hơn giọng điệu của nhà thơ một cách chính xác.
Ngoài ra, khảo sát giọng điệu nhà thơ, ta còn phải chú ý đến kiểu tác giả, kiểu
nhà thơ, thân phận của họ và cách trữ tình của nhà thơ ấy, vì mỗi nhà thơ không thể
đứng ngoài thời đại của mình. Tư duy nghệ thuật của người nghệ sỹ dù mới mẻ đến
đâu cũng vẫn bị sự chi phối của quan điểm thẩm mĩ thời đại mà thi nhân sống. Bởi
vậy, đặt nhà thơ trong một kiểu tác giả nào đó sẽ cho phép chúng ta khu biệt được
sự độc đáo của nhà thơ và thấy được bóng dáng thời đại qua tác phẩm - những đứa
con tinh thần - của họ.

15


Giọng điệu của một nhà thơ còn thể hiện ở sự lặp lại của những yếu tố hình
thức. Đây là sự lặp lại mang ý nghĩa phong cách mà theo tác giả Nguyễn Đăng
Điệp, đó là “nốt nhấn” trong “cổ họng” nhà thơ [9, tr.102]. Sự lặp lại này thể hiện
rõ nét nhất ở tần số sử dụng các hình tượng, các môtip trong thơ.

Tuy nhiên, giọng điệu nhà thơ thể hiện rõ nhất trong “bí mật” dùng từ bởi mỗi nhà
thơ thường có khuynh hướng sử dụng một trường từ ngữ riêng và chúng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc biểu hiện giọng điệu. Nếu thay từ ngữ đã được nhà thơ sử
dụng bằng một từ khác ta sẽ thấy bài thơ hoặc sẽ là lạc giọng hoặc sẽ đổi giọng.
Như vậy, việc tìm hiểu giọng điệu nhà thơ phải thông qua tác phẩm và khi thực
hiện các thao tác phân tích đòi hỏi vừa phải bám vào văn bản, vừa phải nhìn thấy sự
đa dạng và thống nhất của giọng điệu. Giọng điệu trong văn chương - như đã trình
bày - được xem như là một hiện tượng nghệ thuật, bởi vậy, giọng điệu nhà thơ thực
sự là sản phẩm của một quá trình sáng tạo, tự nó là một hệ thống trong một hệ
thống lớn hơn. Nó có thể bao gồm những sắc thái khác nhau nhưng luôn có một sắc
giọng chủ đạo giữ vai trò thống nhất tất cả. Các yếu tố trong hệ thống ấy có tác
động qua lại mật thiết nhằm bộc lộ chiều sâu của cái nhìn và thái độ của nhà thơ
đối với thế giới xung quanh.
+ Giọng điệu thời đại:
Mỗi một thời đại, nhìn chung luôn có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức
chiếm lĩnh và lý giải hiện thực riêng. Gắn với điều này chính là quan niệm nghệ
thuật của thời đại.
Sự thay đổi của mỗi thời đại trước hết thể hiện qua sự thay đổi của các kiểu nhà
thơ bởi đó là người mang một tư thế cảm thụ, một kiểu giao tiếp, một loại giọng
điệu trữ tình. Ngoài ra, giọng điệu thời đại còn thể hiện hệ thống hình tượng, biểu
trưng mà nó thường sử dụng xuất phát từ chỗ giọng điệu luôn gắn với hình tượng
và lời văn nghệ thuật. Giọng điệu của mỗi thời đại luôn bắt nguồn từ tư duy nghệ
thuật của thời đại ấy. Giọng điệu thời đại có ảnh hưởng không nhỏ đến giọng điệu
cá nhân nhưng mặt khác, chính giọng điệu cá nhân là yếu tố tạo nên sự phong phú,
đa dạng và âm hưởng chung của giọng điệu thời đại. Do đó, muốn tìm hiểu giọng
điệu nhà thơ, phải xem xét tất cả các quan hệ giữa nhà thơ - bạn đọc, nhà thơ - thời
đại để bắt “trúng” được vẻ đẹp và tiếng nói đích thực của chủ thể sáng tạo ẩn sau
các lớp ngôn từ và hình tượng nghệ thuật.

16



Tóm lại, giọng điệu là yếu tố quan trọng để khẳng định tài năng của người nghệ
sĩ. Những hiểu biết ban đầu về giọng điệu nói trên, chính là cơ sở hình thành lý
luận để chúng tôi đi sâu vào việc nghiên cứu giọng điệu trong thơ của Đoàn Thị
Lam Luyến.
1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ
1.2.1. Đoàn Thị Lam Luyến – đời và thơ
1.2.1.1. Con người và sự nghiệp thơ
Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14 – 06 – 1951 (Tân Mão), quê quán tại xã
Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Hiện sống tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Tốt
nghiệp Đại học (Văn học và Mỹ thuật) là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam(1996).
Chị xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo. Thuở nhỏ, Lam Luyến ốm đau
quặt quẹo liên tục. Mới 7, 8 tuổi chị đã biết chăn trâu, cắt cỏ, kéo vó tôm.11 tuổi đi
làm con nuôi nhưng thực chất là đi ở đợ cho một nhà bán hàng cơm trên phố. 12
tuổi chị phải đi làm thợ phụ đóng gạch. Học hết lớp 6 chị buộc phải nghỉ học vì gia
đình quá neo đơn. Năm 1965, gia đình Lam Luyến di cư lên vùng sông Mã (Sơn
La) xây dựng kinh tế mới. Năm 1966 chị trúng tuyển vào học Trường Trung cấp
Văn hóa nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc. Từ đây chị thoát ly và bắt đầu tự lập. Chị
theo học khoa Mỹ thuật nhưng lại có đam mê với thơ. Thơ với chị không phải nghề
mà là nghiệp! 1976 - 1982: Học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983 đến 2003:
chị là biên tập viên mỹ thuật tại Nhà xuất bản Thanh niên. Hiện chị làm giám đốc
Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam .
Tác phẩm đã xuất bản:
1. Mái nhà dưới bóng cây (In chung - 1985).
2. Lỡ một thì con gái (1989).
3. Cánh cửa nhớ bà (1990).
4. Chồng chị chồng em (1991).
5. Châm khói (1995).
6. Dại yêu (2000).

7. Sao dẫn lối (2005).

17


Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989 -1990.
Tặng thưởng thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ Châm khói), và 2005
(tập thơ Sao dẫn lối).
Đoàn Thị Lam Luyến yêu sớm nhưng lại chịu nhiều bất hạnh trong tình yêu.
Mối tình đầu say mê của Lam Luyến là với một chàng trai người Thái hơn chị 10
tuổi. Nhưng mối tình đầu say mê ấy đã không đi đến cái đích cuối cùng. Đó là khi
chị đang học ở Tây Bắc. Đó cũng là cái mốc đánh dấu đời thơ của chị. Chị đến với
thơ như một định mệnh để giải bày tâm sự của mình.
Ở cuộc hôn nhân với người đàn ông thứ nhất, chị là người chịu nhiều vất vả
gian truân, chồng chị không có nghề nghiệp. Chị làm mọi việc có thể kiếm ra tiền
mà không một chút ngần ngại, ca thán. Là nhà thơ nhưng chị năng động, tháo vát
kiếm tiền ở nhiều lĩnh vực. Chị vẽ tranh truyền thần để kiếm sống ngay từ năm đầu
tiên. Dù đảm đang lo mọi việc cho gia đình nhưng người chồng không những
không hiểu mà còn xử sự thô bạo với chị. Dần dần trái tim chị nguội lạnh. Không
còn tình yêu, cuộc hôn nhân kết thúc là một sự giải thoát cho cả hai. Chị dành được
quyền nuôi con . Phải mất 10 năm sau Lam Luyến mới kết hôn với người thứ hai.
Cuộc hôn nhân này khơi dậy trong Lam Luyến tình yêu mãnh liệt và là cảm hứng
cho nhiều bài thơ của chị, nổi bật nhất là Chồng chị, chồng em. Nhưng cuộc sống
không hề đơn giản như ta tưởng, người đàn ông đó rất yêu con mình (Điều mà Lam
Luyến tìm cho con chị để bù đắp tình cảm bấy lâu nay), tiếc thay lại không yêu con
chị. Mâu thuẫn sâu sắc xảy ra và cuộc hôn nhân kết thúc sau 10 tháng mặn nồng.
Cuộc đời truân chuyên, tình yêu dang dở… tất cả thấm vào hồn thơ của Lam Luyến
như một định mệnh.
1.2.1.2. Quan niệm về thơ
Đến với thơ ca như một định mệnh, Đoàn Thị Lam Luyến học họa nhưng lại

mê làm thơ. Thơ đến với chị tình cờ nhưng mỗi vần thơ chị viết đều chất chứa
những xúc cảm mãnh liệt trong sâu thẳm con người chị. Chị từng nói: Với tôi, thơ
không phải là nghề mà là nghiệp mới đúng. Mọi người hầu như đều quan niệm
rằng người đàn bà làm thơ thường truân chuyên trong con đường tình ái, nhưng chị
lại nghĩ khác Người làm thơ phải có một tố chất đặc biệt trong tâm hồn, ví như
giầu tình cảm, giầu lòng vị tha và trắc ẩn. Chị đã tâm sự trong phần Mấy lời tự
18


bạch ở cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn Việt Nam - 1997) :
Làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Cuộc sống vất vả từ nhỏ, vào đời
không mấy suôn sẻ và đời tư lại éo le, trắc trở, vì vậy có nhiều điều muốn nói,
muốn được giãi bày. Ngoài thơ ra khôngbiết lấy ai để bộc bạch gửi gắm lòng mình.
Thơ tôi “Thật” và “đời thường” là vì thế.
Lần khác Đoàn Thị Lam Luyến đã tâm sự với bạn đọc của Vnexpress: Tôi mê
làm thơ, đời tôi thăng trầm cũng chính bởi vì nghiệp thơ. Nhưng thơ không ở ngoài
cuộc đời tôi. Chỉ vì yêu sớm, nói đúng hơn là được một chàng trai người dân tộc
Thái để ý sớm, rồi sớm có một bài thơ tình yêu mà con đường danh vọng của tôi ít
nhiều bị khựng lại.
1.2.1.3. Các chặng đường thơ của Đoàn Thị Lam Luyến
Từ khi cầm bút đến nay Lam Luyến cho ra đời 7 tập thơ. Mỗi tập thơ đều mang
những dấu ấn rõ nét cuộc đời chị.
Đoàn Thị Lam Luyến rất yêu trẻ con, thích làm thơ về trẻ em nên không mấy
ngạc nhiên khi tập thơ đầu tiên của chị là tập thơ viết cho thiếu nhi: “Mái nhà dưới
bóng cây” (1985 – In chung với Phan Cung Việt, Nguyễn Trác, Bùi Công Tường).
Tập thơ này Lam Luyến góp vào đó 10 bài. Những bài thơ mộc mạc, nhìn bằng con
mắt trong sáng của trẻ nhỏ. Hình ảnh thơ gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc mà lại giải đáp
được những thắc mắc của trẻ thơ một cách rất hồn nhiên và trong sáng như chính
suy nghĩ và cảm nhận của con trẻ.
Cò chỉ đứng một chân,

Co chân kia cò ngủ.
Vua của các loài chim,
Ban cho cò chiếc mũ.
(Chuyện mũ cò và chân ngựa)
Tập thơ thứ hai ra đời năm (1989) gồm 39 bài thơ, Lỡ một thì con gái.
Đây là tập thơ thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong tình yêu. Sau cuộc hôn nhân
đầu tiên chứa nhiều vị đắng cay, chị dồn hết tâm trạng đó vào những vần thơ khắc
khoải, đau đớn, chất chứa bao ưu tư sầu muộn của những cuộc tình dang dở kết
thúc không có hậu.

19


Từ lâu, lâu lắm rồi
Giấc mộng về lứa đôi
Âm thầm như quyến rũ…
(Lỡ một thì con gái)
Dư vị của tình yêu cay đắng đã ám ảnh trong thơ chị. Nó như báo hiệu một
cuộc đời lênh đênh như con thuyền lạc bến:
Em như con thuyền lạc bến
Có đi mà chẳng tới bờ…
(Chuyện về anh)
Bài thơ Gửi tình yêu đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc và trở thành một bản
tình ca đi cùng năm tháng. Dù tha thiết trong tình yêu nhưng Đoàn Thị Lam Luyến
trở về với cô đơn:
Trả ta về cô đơn
Trả ta về hoang dã..
(Trả ta về cô đơn)
Ấp ủ với giấc mộng lứa đôi, với tình yêu bất tận. Nhưng trớ trêu và chua xót
thay, lời tự thú của Lam Luyến dường như không thay đổi được định mệnh.

Người bỏ áo đi đâu?
Lỡ một thì con gái…
(Lỡ một thì con gái)
Tập thơ tiếp: Chồng chị chồng em (1991). Với 35 bài thơ, Đoàn Thị Lam
Luyến đã gửi đến bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ mở đầu tập thơ Chồng
chị, chồng em đã gặt hái được thành công vang dội. Nó lọt vào đên chung kết cuộc
thi thơ của báo văn nghệ 1990. Bài thơ là một tuyên ngôn của Lam Luyến về thái
độ sống, về bản lĩnh của một nhà thơ mà ở đó niềm tin về tình yêu vẫn mãnh liệt
như ban đầu:
Chị thản nhiên mối tình đầu
Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm.
(Chồng chị, chồng em)
Tình yêu muôn thủa cùng con người và tình yêu là phương thuốc hữu hiệu
nhất của con người, của trái tim biết rung động, của những trái tim không thản
20


nhiên. Để dành được tình yêu nhiều lúc con người phải giành giập bằng Chiến
tranh.
Em đoạt anh từ tay người đàn bà kia …
Giống như người đàn bà kia đoạt anh từ tay
người đàn bà khác…..
Đoàn Thị Lam Luyến đơn phương phát động cuộc “chiến tranh” tình ái nhưng
khi chiến tranh kết thúc, chiến bại thuộc về chị. Thương tích đầy mình nhưng chị
không đầu hàng mà tiếp tục muốn được yêu …
Rồi em đến tuổi năm mươi
Cũng yêu đến nát cuộc đời cho thơ!
(Yêu để cho thơ)
Tập thơ này của Lam Luyến đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng độc
giả. Đó là một tim dào dạt yêu nhưng gặp nhiều cay đắng trong tình yêu. Tuy vậy

vẫn thấy được trái tim đầy nhân hậu ở chị.
Tập thơ Châm khói (1995) như một sự tiếp tục thể hiện vết thương lòng của
Lam Luyến. Với 39 bài thơ, tập thơ khẳng định những nét mới của Lam Luyến trên
thi đàn. Ban đầu tập thơ có nhan đề là Hát theo Thị Mầu – có thể hiểu là Lam
Luyến hát yêu theo Thị Mầu, cốt ghẹo tình Thị Kính – theo nghĩa biểu trưng - để
mượn đó nhen lại lửa lòng. Đó là niềm ao ước không riêng của nhà thơ. Lật từng
trang thơ, từ đầu cho tới cuối tập thơ, sự tròng ghẹo thách đố của tác giả mỗi dòng
mỗi mãnh liệt, mỗi lời mỗi thách thức. Nó như thể được bùng lên từ chính con
người chị, từ chính sự truân chuyên trong tình cảm của chị.
Có những lời nói thật chẳng ai tin,
Câu nói dối lên ngôi mà vĩ đại.
(Em chấp nhận lời nói dối)
Thế rồi có lúc khác Lam Luyến lại “lửng lơ con cá vàng” như thách đố cả độc
giả và cả chính mình. Giật mình mê mải tìm kiếm Biết chàng Nô ở nơi đâu? và giờ
thì vẫn cô đơn lẻ chiếc, để rồi giật mình cay đắng khi bỗng nhiên nhận ra một sự
thật.
Ngoài bốn chục chưa khỏi điều non nớt,
Cả tin nghe, cả tin nói, cả tin cười.
21


Que diêm mảnh cứ châm bờ rạ ướt,
Khói lửa nào đắng đót trái tim côi.
(Châm khói)
Năm 2000, Đoàn Thị Lam Luyến cho ra mắt tập thơ thứ 6 Dại yêu. (gồm 51 bài
thơ). Mỗi bài thơ của tập thơ là tiếng lòng của chiều sâu tâm hồn Lam Luyến. Ở
mọi nẻo đường tình yêu đều có chông gai, thử thách và khó khăn nhưng hơn hết,
trên tất cả là một trái tim biết yêu bằng cả tâm hồn, một trái tim khát khao được
yêu:
Em đầy ngộ nhận như tôi

Cũng yêu chí chết cái người mình yêu
(Em gái)
Và cũng nhận ra tình yêu trên thực tế không ảo mộng như trong cõi mơ mà là
mật đắng?
Anh đến từ cõi mơ
Làm tiêu tan cõi thực
(Cõi mơ – cõi thực)
Dường như tình yêu vẫn chưa dành cho Lam Luyến một bến đỗ. Hai lần lỡ
chuyến đò ngang, vẫn mải miết đi kiếm tìm một bến đỗ bình yên thế mà cuộc đời
khéo đùa người….bởi Em không là thánh thần!
Em không là thánh thần
Nên có nhiều lầm lỗi
………..
Em không là thánh thần
Mới nhiều phen nông nổi
(Em không là thánh thần)
Tập thơ gần nhất của Lam Luyến là Sao dẫn lối (2005) - Tập thơ đã được giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Chị đã mượn tình yêu để nói về thời cuộc và
mượn thế sự để nói về tình yêu. Đây là nét rất mới của Lam Luyến so với các nhà
thơ nữ khác. Với 72 bài thơ Lam Luyến đã gửi vào đó những xúc cảm, những cái
nhìn mới mẻ về cuộc đời, về con người, về cái thiện - cái ác, về cái thật - cái giả, về
mọi khía cạnh của đời sống.

22


Giữa trăm cái thực mà một giả
Như chột xứ mù mấy hiển vinh
Giữa trăm cái giả, mình ta thật
Nào có ra chi, tổ lụy tình

(Thật giả)
Đoàn Thị Lam Luyến là một tác giả nữ đam mê, tâm huyết với công việc sáng
tác thơ. Cho đến nay, trải qua 20 năm cầm bút với 7 tập thơ đã xuất bản, các chặng
đường thơ của chị là một hành trình đi lên không bị đứt đoạn. Mỗi tập thơ mang
một dấu ấn riêng, thể hiện những buồn vui, trải nghiệm của một người phụ nữ khao
khát sống, khao khát yêu và thành thật đến tận cùng với mọi cung bậc cảm xúc của
mình. Hi vọng ở những chặng đường tiếp sau, Đoàn Thị Lam Luyến lại có những
sáng tác mới thể hiện được phong cách riêng độc đáo, đáp ứng được niềm tin và sự
mong đợi của người đọc.
1.2.2. Cơ sở hình thành giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến
1.2.2.1. Cảm quan về cuộc sống và con người
Trong bầu không khí dân chủ của đời sống văn học từ sau 1986, thơ nhanh
chóng nhập cuộc với cuộc sống đa chiều, đa diện của thời đại mới. Trong bài viết
“Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài”, Bích Thu viết “Trong sự nhập cuộc với bộn
bề, phức tạp, dẫu chưa có những thành tựu rực rỡ, những đỉnh cao tiêu biểu, thơ vẫn
mang được hơi thở và khát vọng của thời đại, cố gắng vươn tới những cảm hứng
phong phú và vĩnh cửu vốn có của thể loại trong tiến trình đổi mới” [30, tr.110]. Để
phù hợp với yêu cầu cuộc sống, cảm hứng thơ không bị bó hẹp trong một phạm vi
đề tài nào, mà ngược lại biên độ phản ánh của thơ ngày càng được mở ra theo chiều
kích mới, đa dạng và phong phú hơn. Thơ đi vào mọi ngõ ngách đời sống, cả những
vấn đề trước đây thơ chưa hề quan tâm đến, thậm chí cấm kỵ, nay cũng được khai
thác. PGS.TS Hồ Thế Hà trong Thơ và thơ Việt Nam hiện đại, đã cho rằng “Để
phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đề tài, chủ đề trong thơ có sự biến đổi. Thơ mở rộng
diện phản ánh ra nhiều diện, nhiều chiều, không ưu tiên và thiên lệch phía nào
(…). Con người giờ đây được khai thác và nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác: trầm
tư, trăn trở về đời tư, thế sự, tự vấn và đối diện với chính mình để tìm ra cách sống
tích cực và hợp lý” [16, tr.81]. Như thế, có thể nói từ sau 1975, đề tài thơ đã được
mở rộng trên nhiều bình diện, đặc biệt từ sau 1986 khi vấn đề con người được quan

23



tâm một cách chính đáng thì thơ càng đi sâu vào khai thác đời tư, thế sự, trong đó
có thơ của các nhà thơ nữ. Nhận xét về các cây bút nữ, Bích Thu cho rằng: “Văn
chương của phái đẹp hôm nay đã không thi vị hóa những chuyến đi, không tỏ ra
đài các hoặc đa cảm trong giọt lệ không chồng hay giấc mộng phù du mà sắc sảo
và sâu sắc khi tiếp cận và khai thác đề tài đời tư, thế sự với nỗi đau nhân tình thế
thái bằng lối viết dịu dàng mà bén ngọt, riết róng mà đồng cảm, sẻ chia với những
thân phận, những kiếp người quanh mình” [56, tr.162].
Cái đẹp của thơ và cái đẹp của những khoảng lặng trong thế giới tâm hồn
không phải lúc nào cũng hô hào, gào thét, vì thế thơ thường quan tâm đến con
người, đến cuộc đời từ những gì nhỏ nhoi nhất. Trong thơ nữ hôm nay, ta bắt gặp
một thế giới thật bình thường. Đó là hình ảnh một cụ già bán thuốc, một người đạp
xích lô ế khách trong Ánh sáng nhờ nhờ của Nguyễn Thị Hồng; là nỗi cô đơn tội
nghiệp của bà lão ăn xin trong Mẹ của Lê Hồ Lan; bà lão bán trầu trong Bà lão bán
trầu cau của Hoàng Kim Dung; nỗi đau của những em bé phải chịu cảnh thiệt thòi
bởi cảnh ly hôn của ba mẹ chúng trong Đồ chơi của Đoàn Ngọc Thu; tình cảnh của
những con người tội nghiệp, kém may mắn qua Người ăn mày của Phạm Thu
Yến…Tất cả đều được thể hiện qua cái nhìn cảm thông, trìu mến, yêu thương của
các nhà thơ nữ. Trong thơ của các chị cũng bắt gặp những nỗi niềm, tình cảm,
những lo âu, khắc khoải, dào dạt yêu thương về gia đình trong Những vần thơ về
mẹ, Nước mắt một đời…của Bùi Kim Anh; trong Mẹ vẫn chờ, Ông, Bà ngoại của
Đoàn Thị Lam Luyến…
Có thể nói, bất cứ nỗi đau nào về kiếp nhân sinh cũng làm nhức nhối trái tim
đầy thương cảm của các nhà thơ nữ nói chung và của Đoàn Thị Lam Luyến nói
riêng. Nói như Hà Minh Đức: “Các nhà thơ nữ đã nhạy cảm với niềm vui, nỗi buồn
của thế giới riêng tư và chính các chị đã nói lên những tiếng nói đầu tiên chân thực
và nhân ái” [12, tr.211].
Xuất hiện sau 1975, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã có độ lùi cần thiết để nhìn
hiện thực cuộc sống bằng cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Do đó trong thơ của

chị không còn rơi vào giọng điệu tụng ca, mà nó đã trở về với giọng điệu suy ngẫm
về thế thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử.
Nhà thơ Lam Luyến chịu nhiều uẩn khúc trong trường tình. Chính tình yêu là
động lực giúp cho thơ chị nâng cánh bay cao. Thế nhưng tình yêu đã không mỉm
cười khi đến với chị, thế nên thơ của chị thường khai thác ở góc độ đổ vỡ, đớn đau,

24


chua chát. Hơn một lần chị ví von về số phận của mình: “số tôi là số bã trầu” bởi
một người ham yêu nhưng “Tôi chưa tận hưởng trong tình yêu”, chị mãi là người
đến sau. Chính những đỗ vỡ trong tình yêu của chính cuộc đời chị, nên chị nhìn đời
nhìn người bằng sự cảm thông, chia sẻ. Đó là những kinh nghiệm được truyền lại
cho em gái và con, đấy chính là cái nhìn nhân ái đối với người phụ nữ có con
không chồng: “Không hoang cây chỉ hoang đồi/ Tôi hoang con bởi có người đi
hoang” (Những đứa con mang họ mẹ). Hình ảnh thân thương của ông, bà cũng đi
vào thơ chị một cách lắng đọng: “Chiều nay có canh ngon/ Bà ơi sao chẳng đến/
Mấy ngày trời có điện/ Mong bà lắm bà ơi…” (Bà ngoại). Xuất hiện nhiều trong
thơ hình ảnh của Thúy Kiều, Thúy Vân, Xuân Hương…đó cũng là nguồn cảm hứng
cho những sáng tác của Đoàn Thị Lam Luyến. Thông qua những nhân vật đó,
người đọc sẽ cảm nhận được những nỗi khổ thống thiết của những người phụ nữ
xưa để có cái nhìn đối sánh với hình ảnh người phụ nữ hiện đại.
Nhìn chung, xu hướng trở về với cái tôi cá nhân với những lo âu thường nhật thể
hiện rất đậm nét trong thơ của chị. Chị dường như không còn e ngại khi nói về nỗi
buồn, khi thần tượng bị tan vỡ “chúa đất chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có
nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy), có
những trắc ẩn về riêng tư đôi lứa “em chết trong nổi buồn, chết như từng giọt sương,
rơi không thành tiếng” (Lâm Thị Mĩ Dạ). Thơ của chị buồn nhưng không lụy, buồn
nhưng vẫn mang triết lí sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản.
1.2.2.2. Ý thức về sự đổi mới trong thơ ca

Trong cuộc chiến đấu của dân tộc với kẻ thù, nhiệm vụ của người nghệ sĩ chủ
yếu là tập trung phản ánh công cuộc đấu tranh, ca gợi những phẩm chất của con
người nói riêng và của dân tộc nói chung trong những tháng ngày khốc liệt nhất, và
người nghệ sĩ lúc đó là những ca sĩ cất cao tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp, khẳng định
chân lý của con người. Cuộc sống thời bình đã có sự chuyển mình đáng kể. Nó gắn
liền với bao bộn bề lo toan, hiện thực luôn biến đổi, đan xen sự xấu - tốt, hợp lý phi lý... Người nghệ sĩ lúc này là những người phản biện cuộc sống chứ không phải
là người minh họa những chân lý có sẵn. Bức tranh hiện thực được phản ánh là bức
tranh chân thực của cuộc sống, chứ không phải là những hình ảnh lý tưởng hóa của
hiện thực. Yêu cầu trên có lẽ xuất phát từ nhu cầu “nói thẳng, nói thật”. Báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI đã nói rõ: “Thái độ
của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng

25


×