Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT JOHN MAXWELL COETZEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

DƯƠNG ĐỆ ĐỨC

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
JOHN MAXWELL COETZEE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2015 - 2017

Quảng Bình, 2017


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo, T.S Dương Thị Ánh
Tuyết - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa
Khoa học xã hội, quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi được bồi dưỡng tri thức trong những năm qua. Đó
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành
trang quý báu để tôi có thể vững bước, tự tin hơn trên con đường đời đầy
chông gai của mình.
Cũng nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình - nơi nuôi
dưỡng tâm hồn và khát vọng của tôi. Cảm ơn bạn bè đã luôn ở bên cạnh tôi,


cùng chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này!
Kính chúc thầy cô, các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc
sống!

Sinh viên thực hiện

Dương Đệ Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của T.S Dương Thị Ánh Tuyết – Giảng viên Trường Đại học Quảng
Bình. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng tài liệu của các tác giả, tôi đã
trích dẫn đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung
khoa học của công trình này.

Tác giả khóa luận

Dương Đệ Đức


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 9

5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................. 9
6. Cấu trúc của khóa luận ...........................................................................................10
PHẨN NỘI DUNG .......................................................................................................11
CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
J.M.COETZEE ..............................................................................................................11
1.1. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................................11
1.1.1. Lời kể ............................................................................................................11
1.1.2. Lời tả .............................................................................................................12
1.1.3. Lời bình luận .................................................................................................14
1.2. Giọng điệu trần thuật...........................................................................................16
1.2.1. Giọng đa thanh ..............................................................................................17
1.2.2. Giọng triết luận .............................................................................................24
1.3. Một số thủ pháp trần thuật ..................................................................................27
1.3.1. Thủ pháp “đánh tráo” chủ thể trần thuật .......................................................27
1.3.2. Thủ pháp để ngỏ............................................................................................31
1.3.3. Thủ pháp đánh vắng nhân vật .......................................................................34
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT J.M.COETZEE ....................................................................37
2.1. Các kiểu con người đặc trưng trong tiểu thuyết J.M.Coetzee.............................38
2.1.1. Con người bản năng ......................................................................................38
2.1.2. Con người chấn thương ................................................................................43
2.1.2.1. Chấn thương về thể xác .............................................................................43
2.1.2.2. Chấn thương về tâm hồn ............................................................................45
1


2.1.3. Con người với những khao khát ...................................................................47
2.1.3.1. Khao khát tự do..........................................................................................47
2.1.3.2. Khao khát sáng tạo nghệ thuật ...................................................................49
2.2. Phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết J.M.Coetzee .........................52

2.2.1. Phác thảo ngoại hình nhân vật ......................................................................52
2.2.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ...................................................................55
2.2.3. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm ........................................................57
CHƯƠNG III: CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT J.M.COETZEE ....................................................................62
3.1. Cấu trúc không gian ............................................................................................62
3.1.1. Không gian thiên nhiên .................................................................................63
3.1.2. Không gian cuộc sống đời thường ................................................................65
3.1.3. Không gian của những cuộc chiến ................................................................68
3.1.4. Không gian của những giấc mơ ....................................................................70
3.2. Cấu trúc thời gian ................................................................................................74
3.2.1. Thời gian hiện tại ..........................................................................................74
3.2.2. Thời gian hồi tưởng ....................................................................................767
3.2.3. Thời gian khoảnh khắc..................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................85

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nam Phi là một trong những quốc gia đang phát triển nằm ở phía nam lục địa
Châu Phi. Chúng ta biết đến đất nước này với nhiều bộ lạc người da đen và da màu
cùng chung sống với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Không chỉ vậy, đây còn là một
đất nước có nguồn tài nguyên, khoáng sản vô cùng phong phú cùng với thể chế
chính trị tiến bộ… Tất cả những điều đó đã sớm đưa Nam Phi trở thành một nước
đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật. Có thể kể đến
một số nhà văn nổi tiếng như: Sir Percy, Fitz Patrick, Olive Schreiner, Nadine
Gordiner, Mzwkhe Mbuli và J.M.Coetzee… Cũng ở đất nước này, đã có hai nhà

văn vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học danh giá. Một người đã khuất là
nữ văn sĩ Nadine Gordiner (nhận giải nobel năm 1991, mất năm 2014), người thứ
hai chính là J.M. Coetzee – một nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà phê bình và cũng là
một trong những bậc thầy của nền văn học hậu hiện đại. Nhắc đến ông, người ta
nghĩ ngay đến các tiểu thuyết nổi tiếng như: “Ruồng bỏ”, “Cuộc đời và thời đại
của Michael K”, “Đợi bọn mọi”,“Người chậm”, “Giữa miền đất ấy”… Ông sinh
ngày 09 tháng 02 năm 1940 tại Cape Town Nam Phi. Cha ông là luật sư, mẹ ông là
giáo viên tiểu học. Mặc dù cha mẹ không phải dòng dõi người Anh nhưng ông rất
thông thạo tiếng Anh. Bằng chính tài năng của mình, ông đã thi đậu và học cao học
tại trường Đại học Texas tại Austin, và đến năm 1968 nhận bằng Tiến sĩ với luận án
tiến sĩ viết về việc dùng máy tính trong phân tích các tiểu thuyết của Samuel
Beckett. Trong ba năm, từ 1968 đến 1971, J.M.Coetzee làm giáo sư phụ giảng môn
văn chương Anh tại Đại học Tiểu bang New York tại Buffalo. Sau khi đơn xin
thường trú Hoa Kỳ bị từ chối (vì ông tham gia phong trào phản chiến) ông trở về lại
Nam Phi. Từ năm 1972 đến 2000, ông giữ nhiều chức vụ tại Đại học Cape Town,
và cuối cùng là giáo sư chính thức môn văn chương Anh. Sau đó, ông dạy thường
xuyên tại các trường Đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ như: Đại học Tiểu bang New
York, Đại học Johns Hopkins, Đại học Harvard, Đại học Stanford và Đại học
Chicago, nơi mà trong sáu năm ông là thành viên của Ủy ban Tư tưởng Xã hội. Tất
cả những sự kiện trên dường như là một tiền đề khiến cho J.M.Coetzee tìm đến với
3


nghiệp văn chương như một cái duyên. Đặc biệt, với những sáng tạo nghệ thuật độc
đáo của mình ông đã hai lần được trao tặng giải thưởng Booker: lần đầu vào năm
1983 cho tiểu thuyết “Life and Time of Michael K” và lần thứ hai năm 1999 với
tiểu thuyết “Disgrace”. Đặc biệt, năm 2003 ông vinh dự được trao giải Nobel văn
học danh giá bởi đã có những đóng góp lớn trong nghệ thuật thể hiện thân phận
những kẻ ngoài lề, nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc và những bất công
xã hội. Theo Hội đồng Nobel: “những tiểu thuyết của ông đặc trưng bởi cấu trúc

rắn chắc, đối thoại nén chặt và khả năng phân tích sâu sắc. Nhưng đồng thời, ông
cũng là một nhà hoài nghi triệt để, không nhân nhượng khi phê bình cái chủ nghĩa
duy lý tàn nhẫn và thói đạo đức giả của văn minh phương Tây”[5].
Ở Việt Nam, bạn đọc biết đến John Maxwell Coetzee với một số tác phẩm đã
được dịch như: Ruồng bỏ (Disgrace), Cuộc đời và thời đại của Michael K (Life &
Times of Michael K), Giữa miền đất ấy (In the heart of country), Đợi bọn mọi
(Waiting for the Barbarians) hay Người chậm (Slow man)… Có thể nói, những
cuốn tiểu thuyết bậc thầy của J.M. Coetzee là "những suy nghĩ thâm thúy về những
gì làm chúng ta thành người", là “những trang sách đáng ngạc nhiên về cuộc chiến
tranh giữa các tầng lớp áp bức và những người bị đày đọa đến khốn cùng. Từng
câu, từng chữ trong tác phẩm đã nói thay tiếng lòng cho những người con sống
trong chế độ cũ, luôn bị giằng xé giữa lương tâm và những luật lệ hà khắc…”[3].
Bằng giọng văn chắc chắn, kiên quyết cùng với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài
tình: “vừa khó nắm bắt, vừa dễ hiểu, rất đáng sợ nhưng cũng thật quen thuộc”[3],
nhà văn J.M.Coetzee đã đặt ra nhiều vấn đề cho chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa đích
thực của cuộc sống, quan niệm về tình yêu, sự bất tín và hoài nghi đối với ngôn
ngữ, triết lí hành động chống lại cái sức ỳ trong mỗi con người chúng ta, quan niệm
về sáng tác văn học của một nhà văn… Với những tiểu thuyết của mình, J.M.
Coetzee thực sự đã khẳng định được khả năng bậc thầy trong việc sử dụng kĩ thuật
của văn chương hậu hiện đại với một phong cách rất riêng và độc đáo.
Tìm hiểu “Nghệ thuật tiểu thuyết John Maxwell Coetzee” là một trong
những hướng đi giúp ta khám phá thêm hệ đề tài trong sáng tác của J.M.Coetzee,
khám phá cảm thức và sự truy vấn bản thể của nhà văn, đồng thời cũng là của mỗi
chúng ta, của cộng đồng và của mỗi một dân tộc. Vì vậy người viết muốn tìm hiểu,
4


khai thác vấn đề nghệ thuật trong tiểu thuyết của J.M.Coetzee, điều làm nên nét độc
đáo và hấp dẫn trong sáng tác của ông. Từ đó hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật
của nhà văn cũng như các nghệ thuật đặc trưng của văn chương hậu hiện đại nói

chung.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi nhận giải Nobel Văn chương danh giá, J.M.Coetzee đã thu hút sự
quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Những tờ báo
nổi tiếng như The New York Times, The Frankfurter Allgemeine, The Washington
Post, Baltimore Sun… đã dành cho ông rất nhiều sự ca ngợi mà bất cứ một người
cầm bút nào cũng ao ước: “Cuốn tiểu thuyết bậc thầy của J.M.Coetzee là những
trang sách đáng ngạc nhiên về cuộc chiến tranh giữa tầng lớp áp bức và những
người bị đày đọa đến khốn cùng. Từng câu từng chữ trong tác phẩm đã nói thay
tiếng lòng cho những con người sống trong chế độ cũ, luôn bị giằng xé giữa lương
tâm và những luật lệ hà khắc nơi vùng biên giới xa xôi”; “Người ta yêu mến cuốn
sách vì nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài tình của J. M.Coetzee. Vừa khó nắm bắt,
vừa dễ hiểu, rất đáng sợ nhưng cũng thật quen thuộc…” (The New York Times)
[3]. Trên tờ Washington Post số ngày thứ Sáu tháng 10 – 03, bài “For South
Africa’s Coetzee, a Nobel Prize Nod”, Section style, viết: “Giám đốc nhà xuất bản
Penguin Books và cũng là editor của J.M. Coetzee từ năm 1982 nói, bà tin tưởng
ông ta sẽ đoạt giải bởi vì “nhân tính của Coetzee, lòng trắc ẩn và cảm thông của
ông ta với tất cả những sự xấu mà chúng ta làm hay cảm thấy. Tôi thực sự nghĩ là
Coetzee hiểu rất rõ về bản chết tự nhiên của con người và ông ta có thể viết nó lên
với một cách rất đặc thù tàn phá của ông ta.” (The Washington Post), “Coetzee
không mang đến sự an ủi, mà là sự bất ổn, và cái bất ổn lớn nhất trong những tác
phẩm với phong cách kiệm lời và bút pháp điệu nghệ của ông là: câu chữ – công
cụ duy nhất để đối thoại với thế giới tồi tệ – có nguy cơ tự phá vỡ trước đe dọa của
sự hoài nghi vào chủ nghĩa duy lý và sự hoài nghi vào xác tín đạo đức. “Cái
giường của tôi, cái cửa sổ của tôi, căn phòng của tôi”, một người đàn ông đã cầu
nguyện như vậy trong tác phẩm đầu tay Miền Đất Hoàng Hôn (Dusklands, 1974)
của Coetzee để mong có được chút niềm tin vào thực tại mà anh ta có thể bấu víu
5



vào đó, trong khi nhiệm vụ của anh ta ở Việt Nam là giết người bằng những cách
hiện đại nhất.” (Paul Ingendaay, The Frankfurter Allgemeine). Hay trên tạp chí
Baltimore Sun cũng có ý kiến cho rằng: "Tất cả các trang viết của Coetzee là đều
giống nhau trong việc tập trung miêu tả một nhân vật trung tâm. Chưa một nhân
phẩm nào được trực tiếp đưa ra, tuy nhiên có vài cảnh huống được xây dựng lên
làm cho người đọc phải suy nghĩ về nó” [21]… Nhiều tác phẩm của ông cũng được
bàn luận, nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong tư liệu
của chúng tôi thu thập được chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về vấn đề “Nghệ thuật tiểu thuyết J.M.Coetzee”.
Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể tiếp cận vấn đề
thông qua các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt. Trên cơ sở tài liệu thu thập được,
chúng tôi điểm qua các công trình nghiên cứu theo hai mảng sau: các công trình
nghiên cứu chung về tiểu thuyết J.M.Coetzee và các công trình nghiên cứu về vấn
đề nghệ thuật trong tiểu thuyết J.M.Coetzee.
2.1. Các công trình nghiên cứu chung về tiểu thuyết của J.M.Coetzee
Không chỉ nỏi tiếng ở Nam Phi, J.M.Coetzee còn là một nhà phê bình, nhà
văn, nhà ngôn ngữ nổi tiếng trên thế giới. Tên tuổi của ông cùng những tác phẩm
độc đáo của mình đã thực sự gây rung động trên văn đàn, chinh phục một lượng
độc giả trên khắp thế giới. Những câu chuyện tinh tế, những băn khoăn trăn trở của
con người hậu hiện đại luôn có sức hút mạnh mẽ đối với độc giả toàn cầu. Có lẽ vì
thế mà những tiểu thuyết của ông đã sớm được giới thiệu và dịch ra nhiều thứ tiếng
khác nhau.
Có thể nói, những tác phẩm của ông là một hiện tượng độc đáo được xếp vào
loại bán chạy nhất Thế giới. Dù những sáng tác của ông xuất hiện khá muộn ở Việt
Nam nhưng tính đến nay cũng đã có khá nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra
tiếng Việt. Thực tế đã có rất nhiều bài viết về ông đã được đăng tải trên các trang
mạng xã hội, các tạp chí Văn học, Văn học nước ngoài, Tạp chí Sông Hương hay
Tạp chí khoa học các trường Đại học của nhiều tác giả viết về ông các tác phẩm
của ông. Các tác giả cũng khẳng định những đóng góp của ông đối với nghệ thuật
6



văn chương nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Có thể kể đến một số bài
viết như: “Nhà văn Nam Phi J.M. Coetzee: Hãy để tác phẩm lên tiếng” trên báo
Tuổi Trẻ. Bài viết “Bi kịch Ruồng bỏ trong tiểu thuyết cùng tên của Coetzee” trên
Tạp chí Sông Hương. Hay bài viết “Đa văn bản trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của
J.M.Coetzee” của tác giả Phạm Tuấn trên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ; Tương tự đề tài này cũng có bài viết: “Hiện tượng đa văn bản trong tiểu
thuyết người chậm của J.M.Coetzee” của tác giả Nguyễn Thị Thu Giang - đăng
trên tạp chí khoa học trường Đại học An Giang. Bên cạnh đó còn có bài viết của tác
giả Khải Đơn: “Ruồng bỏ (J.M.Coetzee): Khi một giáo sư già lao vào một cuộc
mây mưa với sinh viên”. Hay một bài viết khác trên trang Văn chương Việt cũng có
bài viết về J.M. Coetzee với tựa đề: “Nhân vật trong tiểu thuyết của J.M.Coetzee”
của Nguyễn Thị Minh Duyên” và còn nhiều bài báo, bài viết khác nữa…
Tuy nhiên, người viết nhận thấy nhiều bài viết mang tính chất giới thiệu, gợi
mở về tác giả J.M.Coetzee và giải thưởng Nobel nhưng chưa có bài nào nghiên cứu
sâu sắc tác phẩm của ông. Hi vọng với đề tài: “Nghệ thuật tiểu thuyết John
Maxwell Coetzee”, người viết sẽ đóng góp ít nhiều vào hệ thống các bài nghiên
cứu về nhà văn J.M. Coetzee nói chung và vấn đề nghệ thuật trong tiểu thuyết của
ông nói riêng.
2.2. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết J.M.Coetzee
Những tiểu thuyết độc đáo của J.M.Coetzee luôn để lại nhiều ấn tượng sâu
đậm trong lòng bạn đọc với những câu chuyện ám ảnh và cảm động. Có lẽ vì thế
mà các tác phẩm của ông nhanh chóng trở thành mục tiêu tìm hiểu và nghiên cứu
của giới phê bình nói riêng và các học giả, dịch giả, bạn đọc mên mộ J.M. Coetzee
nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết J.M.Coetzee chỉ
mới dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, điểm qua hoặc đi sâu nghiên cứu về một nhân vật
chứ chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Có thể kể đến các công trình
như: “Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết “Người chậm” của Coetzee” của
Phạm Tuấn Anh trên tạp chí văn học Trường Đại học Cần Thơ. Tiếp cận người

chậm lại từ góc độ nghệ thuật, tác giả không chỉ muốn chỉ ra một yếu tố thành công
7


của cuốn tiểu thuyết này bởi Coetzee mà còn để khám phá và khai thác các thông
điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tiểu thuyết. Cùng tác giả này có bài “Quan
niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết John Maxwell Coetzee”. Ở bài viết
này, tác giả khẳng định John Maxwell Coetzee là một trong những nhà văn lớn của
văn học hậu hiện đại. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Coetzee đã gây ấn tượng
mạnh mẽ trong lòng độc giả bởi những tiểu thuyết phục dựng một thế giới rạn nứt,
vỡ vụn với đầy sự bất tín và hoài nghi. Nghiên cứu tiểu thuyết Coetzee ở phương
diện quan niệm nghệ thuật về con người, người viết muốn chỉ ra một trong những
yếu tố làm nên thành công của tiểu thuyết Coetzee, đồng thời khám phá, khai thác
các thông điệp tư tưởng mà nhà văn đã gửi gắm. Ngoài ra, có thể kể đến bài viết
của Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bắc: “Từ Franz Kafka đến J.M.Coetzee”. Ở bài viết
này, tác giả đã đưa ra sự so sánh tương quan giữa hai nhà văn qua từng ví dụ cụ thể.
Từ đó cho ta thấy được những nét riêng độc đáo trong phong cách nghệ thuật của
nhà văn Coetzee.
Như vậy, điểm lại quá trình giới thiệu và nghiên cứu J.M.Coetzee trong phạm
vi tư liệu bao quát được, chúng tôi nhận thấy:
- Cho đến nay, J.M.Coetzee không còn là hiện tượng xa lạ ở Việt Nam. Thay vào
đó, tên tuổi của ông đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ
độc giả. Những sáng tác của ông đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến toàn Thế
giới, nhất là đối với con người trong xã hội hậu hiện đại.
- Thành tựu nghiên cứu J.M.Coetzee ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Phần lớn các
công trình, bài viết đều xuất phát từ góc độ cảm nhận, phê bình chung, nêu ấn
tượng khái quát về tác giả cũng như tác phẩm cụ thể. Chưa có nhiều công trình,
chuyên luận có hệ thống nghiên cứu về J.M.Coetzee nói chung và tiểu thuyết của
ông nói riêng.
- Nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Khi

nghiên cứu về Coetzee cũng như những tiểu thuyết của ông, các nhà nghiên cứu đã
phần nào đề cập tới vấn đề này. Song, tất cả mới chỉ dừng lại ở góc độ tản mạn,
đơn lẻ, chưa thấy được những đặc trưng về nghệ thuật tiểu thuyết Coetzee. Vì vậy,
8


“Nghệ thuật tiểu thuyết J.M.Coetzee” là vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Nghệ thuật tiểu thuyết John
Maxwell Coetzee”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề nghệ thuật
trong một số tiểu thuyết của J.M. Ccoetzee đã được dịch sang Tiếng Việt như:
Ruồng bỏ, Cuộc đời và thời đại của Michael K, Đợi bọn mọi, Người chậm, Giữa
miền đất ấy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau nhằm khai thác tốt nhất và có hiệu quả nhất nội dung được đề cập. Có
thể kể đến một số phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp… Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng những kiến
thức liên nghành như: chủ nghĩa hậu hiện đại, lý thuyết xã hội học, văn hóa học để
khám phá tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật.
5. Đóng góp của đề tài
Với những kiến thức mà đề tài đạt được chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một
cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật trong tiểu thuyết của J.M.Coetzee. Đó là chỉ ra
cấu trúc trần thuật, hệ thống và phương thức xây dựng nhân vật, nghệ thuật xử lí
không gian và thời gian trong các tiểu thuyết của J.M.Coetzee. Từ đó thấy được
những nét độc đáo trong tác phẩm cũng như tài năng và những đóng góp của ông

đối với tiểu thuyết nói riêng cũng như văn học thế giới nói chung. Đây sẽ là tư liệu
tham khảo thiết thực trong học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về nhà văn J.M.Coetzee.
Đồng thời trong phạm vi giới hạn mà đề tài đạt được, người viết hi vọng sẽ đưa nhà
văn này đến gần hơn với công chúng văn học Việt Nam.
9


6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
chính của khóa luận được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1: Cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết J.M.Coetzee.
Chương 2: Hệ thống và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết J.M.
Coetzee.
Chương 3: Cấu trúc không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
J.M.Coetzee.

10


PHẨN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT J.M.COETZEE
1.1. Ngôn ngữ trần thuật
Đọc tiểu thuyết của nhà văn J.M.Coetzee chúng ta bắt gặp những trang viết
với nhiều lời kể, lời tả đan xen, và đôi lúc ta lại thấy có cả những lời bình luận
mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Tất cả như hòa quyện, bổ sung cho nhau tạo nên một
hệ thống ngôn ngữ trần thuật độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc đến với tác
phẩm một cách tự nhiên nhất. Đó chính là nhờ vào sự tài tình của nhà văn, bằng sự
nỗ lực không ngừng và tư duy sáng tạo của một ngòi bút tiểu thuyết bậc thầy,
J.M.Coetzee luôn trau chuốt từng câu từng chữ với mong muốn đem đến cho bạn

đọc những trang văn hay tràn đầy âm hưởng của cuộc sống.
1.1.1. Lời kể
Đến với tiểu thuyết J.M.Coetzee, ta sẽ được đắm mình trong những lời kể vô
cùng độc đáo, lôi cuốn và cụ thể đến từng chi tiết. Càng đọc ta càng thấy lời kể trong
tiểu thuyết của ông chiếm một tỉ lệ lớn và có vai trò quan trọng, giúp người kể chuyện
tổ chức nên một cấu trúc tự sự. Ở đó, nội dung câu chuyện sẽ được hoàn chỉnh dần
theo mạch trần thuật của những người tham gia kể. Ta có thể thấy rõ điều này qua một
đoạn văn trong tiểu thuyết Người chậm: “Ông ngồi xuống viết một bức thư. Marijana
thân mến, ông viết, tôi e rằng chị đã hiểu lầm tôi. Ông xóa chữ tôi và viết ý tôi. Nhưng
chị có thể hiểu lầm ý gì? Ông viết, bắt đầu một câu mới. Khi gặp chị lần đầu, tôi đang
trong tình trạng tan vỡ. Câu này không đúng. Đầu gối và triển vọng của ông vỡ tan
chứ không phải là tình trạng của ông. Nếu ông biết có từ miêu tả tình trạng của mình
khi gặp Marijana, ông cũng sẽ biết ý nghĩa của nó, vì là hôm nay. Ông xóa chữ tan
vỡ. Nhưng thay bằng chữ nào đây?” [5;114]. Những lời kể như thế vẫn thường xuất
hiện trong những tác phẩm khác của ông: “Tôi cố gắng lục lại trong đầu một hình ảnh
nào đó về cô trước đây. Tôi phải tin rằng đã gặp cô vào ngày cô bị những tên lính
đưa tới đây, cổ bị trói nối với những tù nhân mọi rợ khác. Tôi biết rằng mình hẳn đã
nhìn lướt qua cô khi cô ngồi cùng những người khác trong sân doanh trại chờ đợi bất
cứ điều gì sắp xảy ra. Mắt tôi đã lướt qua cô, nhưng tôi không còn giữ kí ức nào về
11


điều đó. Ngày hôm ấy, thân thể cô vẫn chưa mang dấu vết này, nhưng tôi tin rằng
trước đây cô không có nó, giống như tôi phải tin rằng cô đã từng là một đứa trẻ, một
cô bé con tóc đuôi sam đang chạy tung tăng đuổi theo con cừu cưng ở một tinh cầu
nào đó cách xa nơi tôi đang sải bước trong niềm kiêu hãnh của đời mình…” [3;76].
Cũng trong tác phẩm này, những câu kể có lúc lặp đi lặp lại một cách cố ý như một trò
chơi ngôn ngữ: “Tôi nghĩ, mình muốn sống ngoài dòng lịch sử. Mình muốn sống
ngoài dòng lịch sử mà Đế chế áp đặt lên những thần dân của nó…”; “Tôi nghĩ, mình
đã sống qua một năm đầy biến cố, nhưng những gì mà mình hiểu về nó chẳng hơn gì

một đứa bé còn đang ẵm ngửa…”; “Tôi nghĩ, nhưng khi lũ mọi nếm bánh mì, bánh mì
mới nướng ăn với mứt dâu tằm, bánh mì với mứt lý gai, chúng sẽ bị đồng hóa theo
cách sống của chúng ta”; “Tôi nghĩ, vào một ngày nào đó, người ta sẽ đến đào bới
quanh đây, trong khu hoang phế này và cảm thấy hứng thú với những dị vật từ sa mạc
hơn bất cứ thứ gì khác mình để lại…”; Tôi nghĩ, có thứ gì đó đang nhìn chòng chọc
vào mình, mà mình vẫn không thấy nó”. (Nhân vật tôi - viên quan tòa đang nói về
những suy nghĩ của mình trước những giằng xé giữa lương tâm và những luật lệ hà
khắc nơi vùng biên giới xa xôi). Có thể nói, lời kể xuất hiện với mật độ dày đặc trong
tiểu thuyết J.M.Coetzee đã tạo nên hiệu quả trần thuật cao, khắc họa đậm nét những
nỗi đau, những băn khoăn và cả sự giằng xé lương tâm, những suy nghĩ thâm thúy của
con người trước những vấn đề phức tạp luôn hiện diện trong cuộc sống.
1.1.2. Lời tả
Cùng với những lời kể đầy cảm xúc, nhà văn J.M.Coetzee đã đưa vào tiểu
thuyết của mình những lời tả của người kể chuyện nhằm hỗ trợ việc kể, khiến cho
câu chuyện được kể (qua cái nhìn miêu tả) sống động hơn. Khác với lời kể - dạng
phát ngôn không thể thiếu của người kể chuyện - trong tiểu thuyết, lời tả xuất hiện
ít hay nhiều phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Đọc tiểu thuyết của ông, ta
cảm thấy những lời tả không nhiều nhưng nó luôn xuất hiện đúng lúc, đủ để giúp
người đọc cảm nhận và hình dung ra những con người hay vấn đề được nói đến
một cách dễ dàng hơn. Không những thế, việc xen lẫn lời tả qua từng trang văn
nhiều khi làm cho người đọc cảm thấy thoải mái hơn và chuẩn bị cho mình một tâm
thế mới để tiếp tục khám phá tác phẩm. Trong Người chậm, cùng với những lời kể
hấp dẫn ta còn thấy những lời tả đan xen làm cho câu chuyện thêm sinh động, nhân
12


vật hiện lên cụ thể hơn. Đây là đoạn miêu tả về nhân vật Marijana: “Marijana là
một phụ nữ có bộ mặt mềm mại, không hẳn trạc lứa trung niên, phô cái eo đầy đặn
của người đàn bà có chồng. Chị mặc đồng phục xanh da trời làm ông thấy nhẹ
nhõm sau mọi thứ tuyền màu trắng, dưới cánh tay có những mảng ẩm ướt. Chị nói

tiếng Anh nhanh, gần như giọng Úc pha âm điệu Slavow du dương, dùng lẫn lộn a
và the…” [5;43]. Hay những phỏng đoán của ông Paul Rayment về nhân vật này:
“…chị là trường hợp một người phụ nữ tốt nết, khỏe khoắn, vững vàng, tóc màu
nâu hạt dẻ, mắt đen, nước da nâu vàng nhạt hơn là vàng bủng; một người phụ nữ
xử sự khéo, vai vuông vắn, ngực nhô ra đằng trước…” [5;47]; Trong Đợi bọn mọi
cũng vậy, những lời tả dường như rất ít nhưng khi xuất hiện thì lại cực kì đặc sắc và
có những điểm nhấn nhất định. Đó là hình ảnh cô gái mọi “quỳ dưới bóng râm của
bức tường doanh trại cách cánh cổng mấy thước, cô quấn mình trong cái áo khoác
quá khổ, một cái muc bằng lông thú để mở trước mặt cô nằm dưới đât. Cô có cặp
lông mày đen và thẳng cùng mái tóc đen bóng của người thổ dân…” [3;60]. Đó là
hình ảnh một chiếc đĩa bạc với “chất lụa mượt mà, những chi tiết chạm trổ hình
cành lá và những con cá quấn quýt nhau trên chiếc đĩa bạc…” [3;154]. Có thể nói
rằng những lời tả trong tiểu thuyết của J.M.Coetzee có phần hạn chế so với những
lời kể. Tuy nhiên không phải vì thế mà giá trị biểu đạt của nó bị giảm xuống mà
nhờ đó câu chuyện sinh động hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc đến với tác
phẩm một cách tự nhiên nhất giúp cho việc cảm thụ tác phẩm đạt hiệu quả cao hơn.
Trong nhiều trường hợp, ta thấy sự hòa trộn giữa lời kể và lời tả thường đem
lại những câu văn đẹp và rõ nghĩa. Đây là lời tả trong mạch kể của người kể chuyện
ngôi thứ nhất: “Tôi cắp chiếu ngủ ra ngoài đê, nơi những ngọn gió đêm làm dịu bớt
cái oi bức. Ánh trăng soi tỏ hình dáng những người đang ngủ trên các nóc nhà
bằng phẳng của thị trấn. Tôi vẫn nghe thấy tiếng trò chuyện râm ran dưới tán cây
óc chó trên quảng trường. Trong bóng đêm, một tẩu thuốc cháy lập lòe, như đom
đóm, tàn đi, rồi lại lóe sáng…” [3;13]. Trong câu chuyện, nhiều sự kiện chồng
chéo nhau, người kể chuyện đã tạo ra những “quãng lặng” như để xoa dịu lòng
người bằng “Không gian mỗi buổi sáng râm ran tiếng vỗ cánh của lũ chim bay đến
từ phương nam, lượn vòng trên mặt hồ trước khi hạ cánh xuống vùng đầm lầy ngập
13


mặn. Những lúc lặng gió, tạp âm chói tai của tiếng quàng quạc, tiếng ngỗng trời và

tiếng quác quác đập vào tai chúng tôi như tiếng ồn từ một thành phố hỗn loạn trên
mặt nước. Ngỗng xám, thiên nga, vịt trời mareca, vịt đuôi nhọn, vịt trời, le le, vịt
mào.”[3;124]. Cũng có lúc, nhà văn mang đến cho chúng ta những luồng gió mới:
“Khi mùa đông đã sang. Gió thổi từ hướng bắc, và sẽ không ngừng thổi trong
khoảng bốn tháng tới nữa. Tôi đứng bên cửa sổ tì trán vào tấm kính lạnh ngắt, lắng
nghe tiếng gió rít qua những mái hiên, hất ngược lên rồi lại giật mạnh xuống một
mái nhà lợp bằng ngói lỏng lẻo. Những đợt gió mạnh cuốn theo bụi xô đuổi nhau
khắp quảng trường, bụi tấp lào xào vào cửa kính. Những hạt bụi nhỏ li ti bay mù
mịt khắp bầu trời, mặt trời hòa vào nền trời màu cam và đỏ hực lên khi lặn xuống.
Thỉnh thoảng, những đợt bão tuyết bất ngờ ập đến, chỉ trong chốc lát đã điểm xuyết
những đốm trắng li ti khắp mặt đất…” [3;84].
Có lẽ, chính ở những khoảnh khắc thơ mộng, bình yên như thế, vẻ đẹp của
tâm hồn con người, vẻ đẹp của đời sống mới có cơ hội trồi lên, xóa nhòa những nỗi
buồn tâm trạng của cuộc sống hàng ngày mà nhân vật phải chịu đựng. Chính lời tả
đã góp phần nâng cao hiệu quả trần thuật, như là một “chiến lược” trần thuật của
người kể chuyện. Việc miêu tả đã góp phần làm cho câu chuyện kể thêm sinh động,
nhân vật trở thành có máu thịt, có môi trường sống. Từ đó tạo ra những khoảng
lặng, kéo dài thời gian, đem lại những phút giây thư thái cho độc giả khi liên tục bị
cuốn theo một dòng thác những sự kiện dồn dập, giúp độc giả lấy lại tâm thế để
tiếp tục khám phá những cái hay cái đẹp trong tác phẩm.
1.1.3. Lời bình luận
Bên cạnh những lời kể, lời tả đầy hấp dẫn, chúng ta cũng bắt gặp trong tiểu
thuyết J.M.Coetzee những lời bình luận sắc sảo. Với nhu cầu nhận thức chính
mình, nhận thức xã hội, nhận thức lịch sử, lời bình luận trong tiểu thuyết của ông
xuất hiện ngày càng nhiều đã thể hiện rõ ý thức của chủ thể sáng tạo.
Trong Đợi bọn mọi, người kể chuyện tâm sự: “Cho đến giờ, tôi vẫn thích ý
tưởng rằng cô không thể không xem tôi là một người đàn ông bị chi phối bởi đam
mê, dù cảm xúc đó có biến thái hay khó hiểu tới đâu chăng nữa. Và trong sự yên
14



lặng đầy hồi hộp vốn phần nhiều tạo nên sự giao hảo giữa chúng tôi, cô chẳng có
lựa chọn nào khác ngoài cảm nhận ánh mắt của tôi đặt trên người cô với sức nặng
của cả cơ thể. Tôi không muốn nghiêng về khả năng lối giáo dục thổ dân đã dạy
một cô gái rằng không nhất thiết phải đáp ứng mọi ý thích bất chợt của đàn ông,
bao gồm cả sự xao lãng một cách thất thường, mà phải nhìn nhận đam mê tình dục,
dù là ở loài ngựa hay loài dê, đàn ông hay phụ nữ, chỉ như một thực tế giản đơn
của cuộc sống với những cách thức và mục đích rõ ràng nhất. Nhờ đó hành động
khó hiểu của một kẻ ngoại tộc đứng tuổi, người đã đưa cô thoát khỏi cuộc sống
lang thang đầu đường xó chợ và đem cô về căn hộ của ông ta để giờ đây ông ta có
thể hôn chân cô, hăm dọa cô, bôi lên người cô những thứ dầu kì cục, bỏ rơi cô, rồi
quay lại ngủ trong vòng tay cô cả đêm và giờ lại chán nản ngủ riêng, dường như
đó chẳng thể là gì khác ngoài dấu hiệu của sự bất lực, thiếu quyết đoán và sự chán
ghét những ham muốn riêng của ông ta” [3;122]. Ở đây người kể chuyện đã dừng
lại hóa thân vào một người thứ ba để đưa ra những bình luận sắc sảo, có ý nghĩa
khái quát về tâm trạng cũng như những giằng xé trong lương tâm của chính viên
quan tòa. Nhờ những lời bình luận sắc sảo, tinh tế của người kể chuyện, Đợi bọn
mọi vốn mơ hồ trở nên dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn và để lại những ấn tượng sâu
sắctrong lòng bạn đọc.
Ở Người chậm, những lời bình luận được sắp xếp xen lẫn với những lời kể, lời
tả làm cho người đọc cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đây không phải là sự vô
tình mà chắc chắn là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Những lời bình luận của
người kể như tô đậm thêm những nỗi đau của nhân vât: “Ông có nhiều nỗi ân hận,
lòng ông tràn ngập thương tiếc, đêm đêm chúng trở về với ông như bầy chim đang
đậu. Nỗi ân hận lớn nhất của ông là không có lấy một đứa con trai. Có một đứa
con gái cũng tốt, con gái có sự lôi cuốn riêng. Nhưng ông không có con trai mới là
điều thực sự mất mát” [5;67]. Không chỉ vậy, những lời bình luận còn giúp cho
người đọc hiểu sâu hơn câu chuyện mình đang đọc: “Những gì diễn ra giữa ông và
Marianna hóa ra chỉ là một trong nhiều cuộc tìm kiếm tình yêu của Marianna?
Hoặc có thể cái bà Costello ấy viết hai truyện cùng một lúc, những câu chuyện về

các nhân vật khốn khổ vì mất mát (một người mất thị lực, người kia bị cắt cụt) và
15


họ phải học cách để sống; như một thí nghiệm, thậm chí như một truyện cười có
nghề, bà ta dàn xếp cho đường số mệnh của họ giao cắt nhau?” [5;170]. Xuyên
suốt tác phẩm người kể chuyện luôn chứng tỏ sự am hiểu, dày dặn của mình trong
cách nhìn nhận và đánh giá mọi sự kiện biến cố của nhân vật. Từ đó đưa ra những
lời bình luận rất hay: “Một số người nói rằng tình yêu làm chúng ta trẻ lại. Làm tim
đập nhanh hơn. Làm các loại dịch hoạt động. Làm giọng ta du dương mà bước
chân nhún nhẩy. Chúng ta hãy đồng ý với luận cứ ấy, và nhìn lại trường hợp của
ông Paul Rayment. Ông Rayment đã bị một tai nạn, kết quả là mất một chân. Ông
thuê một nữ điều dưỡng chăm sóc, và chẳng mấy chóc đâm yêu cô ta. Ông như
được gợi ý rằng một sự huyền diệu, tình yêu ra đời sẽ làm tuổi trẻ của ông trở lại,
nở hoa từ khắp mọi ngõ ngách, thậm chí ông mơ cả đến việc sinh được một đứa
con trai (em cùng mẹ khác cha với cậu). Nhưng ông có thể tin những gợi ý ấy
không? Biết đâu chúng là những tưởng tượng hão huyền của một ông già lẩm cẩm?
Vì thế vấn đề cần cân nhắc của tình trạng như tôi miêu tả là: Ông Rayment, hoặc
một người giống ông sẽ làm gì tiếp theo? Ông mù quáng lao theo những khao khát
của ông thúc đẩy, vì những khát khao này đang mong mỏi ra hoa kết trái; hoặc khi
xem xét kỹ những lí lẽ thuận và giống, ông rút ra kết luận rằng đem cả trái tim và
tâm hồn vào cuộc tình với một người phụ nữ có chồng là khinh suất, và ông rút lui
vào vỏ? [5;198]. Ta thấy rằng những lời bình luận không chỉ thể hiện sự am hiểu
sâu sắc tâm lí con người mà còn bộc lộ những hiểu biết cặn kẽ về lẽ đời với chiều
sâu triết lí: “Vậy tình yêu, dù là thứ tình yêu ông quả quyết chỉ là công việc, cũng
cần một hình ảnh đẹp mới trở nên sống động? Vậy về mặt lý thuyết đôi chân cân
đối có ảnh hưởng gì đến tình yêu, hoặc có ý nghĩa gì đối với niềm khao khát? Hay
đó chỉ là bản chất tự nhiên mà con người không băn khoăn?” [5;214]
1.2. Giọng điệu trần thuật
Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì

trong văn học, giọng điệu lại giúp chúng ta nhận ra tác giả của nó. Vì vậy, giọng
điệu được coi là cơ sở để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác, là một yếu tố cơ
bản phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của nhà văn. Đồng thời nó cũng có vai
trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn, thậm chí là cả một giai đoạn
16


văn học. Bởi giọng điệu mang tính tổng hợp và tính cá thể rất cao, đến mức nó
mang một quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không chỉ
tuân theo quy luật ngữ pháp chung của ngôn ngữ. Vì thế, khảo sát giọng điệu trần
thuật chính là cách để xác định khuôn mặt riêng của mỗi nhà văn bởi đây là cả một
quá trình nỗ lực không ngừng của họ. Giọng điệu ấy được cụ thể hóa qua ngôn từ,
lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để bộc lộ thái độ, tình
cảm lập trường cũng như tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được
miêu tả nhằm thiết lập các mối quan hệ thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca
hay châm biếm... Tổng hòa các sắc giọng điệu trong tác phẩm, người đọc sẽ có cơ
sở quan trọng để xác định phong cách, sắc thái tình cảm của người viết. Nhìn từ
góc độ nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy những tiểu thuyết của J.M.Coetzee nổi bật
với hai giọng điệu cơ bản là giọng đa thanh và giọng triết lí.
1.2.1. Giọng đa thanh
Là một bậc thầy của tiểu thuyết hậu hiện đại, J.M.Coetzee đã sớm tạo dựng
cho mình một “khuôn mặt riêng” - một giọng điệu riêng. Bên cạnh tính đa dạng về
sắc thái thẩm mĩ, hòa trộn nhiều giọng trần thuật để tạo nên tính đa thanh là đặc
điểm dễ nhận ra khi chúng ta đọc tiểu thuyết của Coetzee. Có những lúc giọng điệu
nằm trong bản thân người trần thuật, cũng có khi hóa thân vào nhân vật tạo nên một
màu sắc lưỡng tính, đa dạng và linh hoạt. Giọng của tác giả, giọng của nhân vật,
hay giọng của người kể chuyện… không những tồn tại cạnh nhau, đối thoại nhau
mà nhiều khi còn có khả năng ngốn nuốt lẫn nhau, trung hòa vị trí và sắc độ của
nhau. Khi điểm nhìn được trao cho các nhân vật (thay cho người kể chuyện thông
tỏ mọi biến cố, sự kiện) sẽ có những cuộc đối thoại, tranh biện… và như thế, tính

đa giọng điệu là một hệ quả tất yếu. Cũng giống như M.Bakhtin đã từng quan niệm:
“Tiểu thuyết – đó là những tiếng nói xã hội khác nhau, đôi khi là những ngôn ngữ
xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một cách
nghệ thuật” [9;129]. Để từ đó hé mở những bức màn nội tâm của các nhân vật một
cách có hệ thống.
Trong tiểu thuyết Ruồng bỏ, ta bắt gặp một chất giọng đầy kiêu hãnh của
David khi đứng trước Hội đồng chất vấn của trường đại học Cape Twon:
17


“- Ông có thắc mắc gì không?
- Tôi nhận cả hai tội trên. Tuyên án đi, và để cho chúng tôi sống cuộc sống
của chúng tôi.
- Tôi xin hỏi lần nữa, liệu có một người đại diện cho giáo sư để bào chữa
không?
- Tôi không cần đại diện. Tôi có thể hoàn toàn đại diện cho bản thân tôi... Tôi
đã phát biểu ý kiến của tôi rồi. Tôi có lỗi.
- Liệu ông có cần tham khảo ý kiến với một người nào đó, ví dụ, một cha cố,
hoặc một luật sư chẳng hạn. Ông sẵn sàng nghe lời hướng dẫn chưa?
- Không, tôi không cần tìm một lời khuyên nhủ, cũng như có ý định tìm. Tôi là
một người đã chín chắn. Tôi không dễ dàng tiếp thu được những điều khuyên bảo.
Tôi ở ngoài tầm khuyên bảo. Tôi đã tự biện hộ rồi.
- Tôi đề nghị ông ấy, gọi đích danh công nhận những lời buộc tội.
- Nói thực lòng, điều bà muốn biết ở tôi, không phải là câu trả lời, mà là sự
thú tội. Tôi đã trình bày lời biện hộ của tôi, vì đó là quyền của tôi. Tôi có lỗi. Đó là
lời biện hộ của tôi. Và chỉ có thế thôi, tôi đã sẵn sàng rời khỏi đây”[6;66]
Đây là giọng của Lucy (con gái David) với một lập trường, thái độ rất kiên
quyết và chín chắn: “Bố ạ, con không thể điều hành cuộc đời của con, theo bất kỳ ý
muốn nào của bố. Không một chút nào. Trái hẳn với điều bố nghĩ... Con có cuộc
sống của riêng con, nó cũng quan trọng như cuộc sống của bố vậy. Và con là người

ra quyết định của đời mình” [6;257].
Ở Đợi bọn mọi ta bắt gặp một giọng điệu nhẹ nhàng, băn khoăn nhưng cũng
rất cuồng nhiệt của viên Quan tòa khi có tình cảm với cô gái mọi: ““Tôi phải làm
gì để lay chuyển được em đây?” Tôi nghe thấy những lời đó văng vẳng trong đầu
và những tiếng rì rầm ấy như sắp bật ra thành tiếng. “Không ai thuyết phục được
em à?”… Không thể tin nổi điều ấy, tôi lắc đầu một cách điên cuồng: “Không!
Không! Không” tôi gào lên với chính mình” [3;98]. Có lẽ chính tình yêu ấy đã thôi
18


thúc ông quyết định đưa cô gái trở lại với bộ tộc của mình, nơi đã sinh ra và nuôi cô
khôn lớn, nơi mà cô cảm thấy thoải mái và an toàn nhất: “Tôi sẽ đưa em trở lại với
bộ tộc của mình, hoặc ở nơi gần đó nhất mà tôi có thể bởi lúc này họ đang tản mát
khắp nơi”. Thế rồi họ bắt đầu ra đi vào ngày mồng ba tháng ba, trải qua bao khó
khăn gian khổ cuối cùng họ cũng đã tìm được bọn mọi. Lúc này, ta cảm nhận được
những giọng điệu rất tự nhiên được cất lên từ các nhân vật:
Tôi đỡ cô gái xuống ngựa. “Nghe cho kỹ nhé” tôi dặn. “Tôi sẽ đưa em lên
trên dốc để em nói chuyện với họ. Đem theo nạng của em nữa, mặt đất mấp mô
đấy, không còn lối khác để lên đâu. Một khi đã nói chuyện với họ rồi thì em có thể
quyết định mình muốn làm gì. Nếu em muốn đi với họ, nếu họ đưa em về với gia
đình thì cứ theo họ. Nếu em quyết định cùng chúng tôi trở về, em có thể quay lại
với chúng tôi. Em hiểu không? Tôi không ép em làm ǵ cả.” [3;151]
“Cô gật đầu. Cô đang rất bồn chồn…
“Em thấy họ không?”tôi vừa hỏi vừa thở dốc.
Vẫn lờ đờ lạ lùng như vậy, cô quay đầu lại. “Không rõ lắm”, cô đáp.
“Mù” từ mù trong ngôn ngữ của em nói thế nào?”
Cô nói cho tôi. Tôi hướng về phía đám mọi.”Mù”, tôi lên tiếng, chạm vào mi
mắt mình. Họ chẳng phản ứng gì. Cây súng đặt giữa đôi tai con ngựa vẫn chĩa về
phía tôi. Đôi mắt của người cầm súng sáng lên vui vẻ. Khoảng lặng kéo dài hơn.
“Nói với họ đi”, tôi bảo cô. “Cho họ biết vì sao chúng ta đến đây. Kể họ nghe

chuyện của em. Cho họ hay sự thật.”
Cô nhìn nghiêng sang tôi và hơi mỉm cười. “Ông thực bụng muốn em kể sự
thật cho họ nghe không?”
“Cứ kể thật đi. Còn gì khác nữa chứ?”
Nụ cười vẫn không rời môi cô. Cô lắc đầu im lặng.

19


“Em thích kể gì thì cứ kể. Chỉ là vì tôi đã đi xa hết mức có thể để đưa em trở
lại đây, tôi mong được hỏi ý em hết sức rõ ràng về việc quay lại thị trấn với tôi. Tùy
em lựa chọn”. Tôi siết chặt cánh tay em. “Em hiểu ý tôi chứ? Đó là điều tôi muốn”
[3;152]. Đọc đến đây, nếu như ở các tác phẩm khác người đọc dễ dàng đoán được
cái kết là cô gái mọi sẽ trở về với viên Quan tòa, thế nhưng với Coetzee thì không
như vậy. Cô gái với một giọng điệu lạnh ngắt đến vô tình: “Không. Em không muốn
về lại nơi đó nữa” [3;153]. Thế rồi từ trong chiếc túi vẫn đeo bên yên ngựa, viên
Quan tòa lôi ra hai chiếc đĩa bạc tặng cho cô gái mọi như một kỷ vật tình yêu: “Tôi
muốn em giữa lấy mấy thứ này” [3;153]. Ông đã nghĩ rằng “Đây là lần cuối cùng
nhìn cô thật rõ, mặt đối mặt để nhìn rõ những nhịp đập của trái tim mình, để cố
hiểu cô thực sự là ai… Tôi vuốt má cô, cầm lấy tay cô. Vào giữa buổi sáng trên
ngọn đồi hút gió này, tôi tuyệt nhiên không nhận thấy chút dấu vết nào của những
ham muốn tình dục mê muội vẫn cuốn lấy tôi hàng đêm khi chạm vào thân thể cô,
hay dấu vết của sự thân mật gần gũi phát sinh dọc hành trình. Chỉ còn cảm giác
trống vắng, và nỗi trống vắng quạnh hiu đến mức tôi cảm thấy cô độc và lẻ loi đến
vậy” [3;155]. Và rồi hai người cùng nói “Tạm biệt”nhưng chẳng lấy gì làm vui khi
phải chia tay nhau. Điều này không khó hiểu, bởi chia tay thì ai mà chẳng buồn. Có
những cuộc chia tay rồi sẽ gặp lại nhưng với họ thì khác, họ là những con người
đến từ hai thế giới hoàn toàn khác nhau: đối lập, thậm chí là kẻ thù của nhau. Cũng
có thể một ngày nào đó họ sẽ gặp nhau trên chiến trường nhưng với tư cách là
những người xa lạ. Một bên là giai cấp thống trị (Đế chế) và một bên là tộc người

mọi luôn bị kìm hãm áp bức. Chia tay lần này biết đến khi nào mới gặp lại? Thế
nên, cuộc chia tay này liệu có “vui” được không khi giữa họ không ít thì nhiều đã
dành cho nhau một thứ tình cảm rất đặc biệt: có thể là tình yêu, cũng có thể là tình
thương giữa con người với con người. Ta sẽ cảm nhận rõ hơn điều đó khi đặt mình
vào trong thực tế cuộc sống. Khi những người ta thương, những người ta yêu luôn
gắn bó với ta. Bỗng một ngày họ đi xa, hay phải chia tay ta, thực sự ta sẽ rất buồn
và rất nhớ. Vậy nên cảm giác cô đơn, trống vắng, lẻ loi của nhân vật là một điều rất
dễ hiểu và rất đáng cảm thông và trân trọng.

20


Cũng trong tác phẩm này, ta bắt gặp giọng điệu của những tù nhân hay những
tên lính khi đang thẩm vấn tội phạm rất đặc trưng: “Nghe này, bố già. Ông bị giải
về đây sau khi bị bắt trong một vụ cướp hàng. Ông thừa hiểu mức độ nghiêm trọng
của vụ này và mình có thể bị trừng trị vì tội đó mà.”
Ông ta thè lưỡi ra liếm môi. Gương mặt tái nhợt và mệt lử.
“Bố già, ông thấy quý ngài đây chứ? Ngài ấy từ thủ đô đến đây để thị sát chỗ
chúng ta. Ngài sẽ kiểm tra tất cả các pháo đài dọc biên giới. Công việc của ngài ấy
là truy tìm sự thật. Nếu ông không muốn nói chuyện với tôi, ngài sẽ phải thẩm vấn
ông. Ông hiểu không?
“Thưa ngài”, ông ta lên tiếng bằng giọng rền rĩ và hắng giọng.
“Thưa ngài, bọn tôi nào biết chuyện trộm cướp gì. Quân lính chặn đường và
trói bọn tôi lại chẳng vì cớ gì… Cho các ngài đây xem vết thương của cháu đi”.
[3;15]
Hay giọng của tên lính khi đang chạy trốn sự phản kháng của bọn mọi trong
bộ dạng hết sức thê thảm: “Tấm thảm trải từ phía cửa đã bị đẩy sang một bên và
hắn ta đi loạng choạng, hai tay xoắn vào nhau, bụi vàng phủ đầy từ đầu tới chân.
“Khốn kiếp”, hắn chửi. “Mẹ kiếp, Mẹ kiếp, Mẹ kiếp, Mẹ kiếp!”. Đám bạn hắn cười
rú lên.

“Có cái chết tiệt gì mà cười!” hắn hét lên. “Mẹ nó, ngón tay cái của tao đau
quá! Hắn ta kẹp tay vào giữa hai đầu gối. “Đau bỏ mẹ ra!”. Hắn xoay người đá
vào tường lều và tôi lại nghe tiếng vữa rơi bên trong. “Bọn khốn nạn!”, hắn nói.
“Lẽ ra chúng ta nên dồn chúng vào chân tường và bắn bỏ từ lâu rồi – cả đám bạn
của chúng nữa!” [3;281].
Càng đọc nhiều tiểu thuyết của J.M.Coetzee, chúng ta càng thấy được sự đan
xen rất nhiều giọng điệu khác nhau. Trong Cuộc đời và thời đại của Micheal K, ta
bắt gặp một giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm của Micheal K khi anh dỗ bà mẹ đi dạo
chơi một chuyến bằng xe cút kít do anh tự chế:
21


“- Không khí sẽ làm mẹ khỏe lên – Anh nói – Không ai nhìn thấy đâu, bây giờ
hơn năm giờ rồi, đằng trước vắng lắm” [2;12].
Mặc dù có thể bà mẹ luôn cảm thấy xấu hổ:
“- Người ở nhà khác có thể nhìn thấy – Bà đáp – Mẹ không chịu được cảnh ấy
đâu.” [2;12].
Hay là khi anh quyết định đưa mẹ chạy trốn: “-Mẹ có muốn ở lại không mẹ? –
Anh nói – Nếu mẹ muốn, mẹ con mình có thể ở lại.” [2;22].
Cũng trong tiểu thuyết này xuất hiện những giọng điệu lạnh lùng đến hách
dịch, đó là lúc Micheal K đi xin giấy phép thông hành:
“Người nữ cảnh sát đập mặt vào quầy bắt anh im:
- Đừng làm mất thì giờ của tôi. Tôi nói với anh lần cuối cùng, nếu được cấp,
giấy phép sẽ tới! Anh không thấy những người này đang chờ à? Anh không hiểu à?
Anh có phải là thằng ngốc không? Người tiếp theo! Bà ta đập hết sức mạnh lên
quầy và nhìn trừng trừng qua vai K – Anh kia, tiếp theo!” [2;21].
Đó là khi anh không phát hiện ra tiếng thở của mẹ: “Nỗi sợ bóp nghẹt tim anh,
anh chạy đến cô y tá bên bàn trực và kéo tay áo cô ta:
- Xin cô lại mà xem, nhanh lên! – Anh nói. Người y tá giằng ra.
- Anh là ai? – Cô ta rít lên. Cô theo anh đến bên chiếc xe đẩy và bắt mạch mẹ

anh, nhìn đăm đăm vào khoảng xa. Rồi cô ta trở lại bàn, không nói một lời. K đứng
trước mặt cô ta như một con chó ngốc trong lúc cô ta viết. Cô ta quay sang anh:
- Bây giờ nghe tôi đây – Cô ta nói, thì thào, căng thẳng – Anh có thấy những
người kia không? - Cô ta chỉ ra hành lang và phòng bệnh – Tất cả bọn họ đang đợi
chăm sóc. Mỗi khi làm việc về - không anh đừng đi, nghe tôi đã! – lần này chính cô
ta kéo anh lại, tiếng cô cất cao lên, mặt cô ghé gần mặt anh, anh có thể thấy những
giọt nước mắt giận dữ mấp mé trong mắt cô – Mỗi lúc rời công việc, tôi mệt đến
không thể ăn uống, tôi để cả giày mà ngủ thiếp đi. Tôi cũng chỉ là một người.
22


×