Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tỉ lệ thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng của thỏ trắng new zealand nuôi tại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THU THUÝ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỈ LỆ THỨC ĂN
TINH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA THỎ TRẮNG
NEW ZEALAND NUÔI TẠI QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỈ LỆ THỨC ĂN
TINH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA THỎ TRẮNG
NEW ZEALAND NUÔI TẠI QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thuý
Mã số sinh viên: DQB05130031
Chuyên ngành: Sư phạm Sinh học.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Thuỳ

QUẢNG BÌNH, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận của tôi là
trung thực, khách quan và chưa được sử dụng trong một báo cáo nào trước đây.
Ngoài ra, tôi cam đoan mọi trích dẫn trong bài khoá luận đã được chỉ rõ nguồn
gốc trong phần tài liệu tham khảo.
Đồng Hới, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Thuý

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thanh Thuỳ

I


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốt nghiệp đại học có vai trò quan trọng với sinh viên năm cuối, làm
căn cứ xét tốt nghiệp cho sinh viên ra trường. Vì vậy để hoàn thành khoá luận này
ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
từ phía gia đình, nhà trường và bạn bè. Nhân dip̣ hoàn thành khoá luận, cho phép tôi
đươ ̣c bày tỏ những tình cảm chân thành nhấ t.
Lời đầ u tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đế n cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Thanh Thuỳ giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại học Quảng Bình đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Trường Đại học Quảng Bình,
Khoa Nông - Lâm - Ngư và toàn thể thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường trong 4

năm vừa qua.
Lời cuố i cùng, tôi xin cảm ơn đế n gia đin
̀ h, ba ̣n bè cùng những người thân đã
luôn quan tâm, đô ̣ng viên, giúp đỡ tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do buổi đầu mới tiếp cận với thực nghiệm
chăn nuôi cũng như khả năng còn hạn chế nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin kính chúc quý thầy cô, giáo sức khỏe và công tác tốt.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thuý

II


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ…………………………………..........................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... vii
TÓM TẮT .............................................................................................................. viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................3
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG ..............................................................................................10
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................10
2.1. Một số đặc điểm sinh lý của thỏ ......................................................................10
2.1.1. Đặc điểm chung của thỏ ........................................ ………………………..10
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của thỏ ................................................................11
2.1.3. Một số đặc điểm sinh lí khác của thỏ ..........................................................13
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển..................................................................14
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ ...........................................................................15
2.2.1. Nhu cầu xơ .....................................................................................................15
2.2.2. Nhu cầu năng lượng ......................................................................................16
2.2.3. Nhu cầu protein .............................................................................................18
2.2.4. Nhu cầu khoáng .............................................................................................18
2.2.5. Nhu cầu vitamin ............................................................................................18
2.2.6. Nhu cầu nước uống .......................................................................................19
2.3. Tổng quan nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu - Thỏ Newzeland trắng ..19
III


2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu sản xuất thịt thỏ........................................20
2.4.1. Sản xuất và chăn nuôi thỏ trên thế giới ......................................................20
2.4.2. Sản xuất và chăn nuôi thỏ tại Việt Nam .....................................................21
Chương II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................22
2.1. Ảnh hưởng của thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng tích luỹ của thỏ ...22
2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần đến khả năng sinh
trưởng tuyệt đối của thỏ .........................................................................................24
2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đế n tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn của thỏ
trong giai đoa ̣n nuôi thí nghiệm. ............................................................................26
2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống ...............................................................................................26

2.3.2. Tiêu tốn thức ăn trong giai đoa ̣n nuôi thỏ thí nghiệm ...............................26
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................29
3.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................29
3.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................29

IV


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP: protein thô
Cs: cộng sự
KL: khối lượng
ME: năng lượng trao đổi
NZ: New Zealand
P: chỉ số thống kê
TLCT: trọng lượng cơ thể
TLNS: tỉ lệ nuôi sống
TTTA: tiêu tốn thức ăn
VCK: vật chất khô

V


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 4
Bảng 1.2: Tỉ lệ phối trộn thức ăn tinh (kg)/10 kg hỗn hợp .................................... 4
Bảng 1.3: Ước tính hàm lượng dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn tinh ............... 5
Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg của 1 số thức ăn xanh của thỏ ....... 6
Bảng 2.1: Thể tích ống tiêu hoá của thỏ (%) ....................................................... 11
Bảng 2.2: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường .... 13

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ............................................................. 13
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn khẩu phần ăn của thỏ (g/con/ngày) ................................... 16
Bảng 2.5: Nhu cầu cơ bản của thỏ ....................................................................... 16
Bảng 2.6: Nhu cầu duy trì của thỏ........................................................................ 17
Bảng 2.7: Thể trọng và tốc độ tăng trọng của thỏ New Zealand ......................... 17
Bảng 2.8: Nhu cầu năng lượng về tăng trọng được tính theo tuổi ....................... 17
Bảng 2.9: Hàm lượng chất dinh dưỡng và năng lượng (trong 100g thịt) ............ 20
Bảng 2.10: Thành phần hóa học của phân gia súc (%) ........................................ 21
Bảng 2.11: Sinh trưởng tích luỹ của thỏ qua các tuần (kg/con) ........................... 22
Bảng 2.12: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ qua các tuần nuôi (g/con/ngày) .......... 24
Bảng 2.13: Tỷ lệ nuôi sống của thỏ ở các nghiệm thức ....................................... 26
Bảng 2.14: Lươ ̣ng thức ăn tiêu thụ theo tuần (kg/con/tuần) ................................ 26
Bảng 2.15: Tổng lươ ̣ng TTTA và TTTA/kg tăng trọng của thỏ .......................... 27
Biể u đồ 2.1: Sinh trưởng tích luỹ của thỏ qua các tuần (kg/con)......................... 22
Biểu đồ 2.2: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ qua các tuần nuôi (g/con/ngày) ....... 25

VI


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Thỏ trắng New Zealand.......................................................................... 2
Hình 1.2: Chuồng nuôi thỏ thí nghiệm .................................................................. 3
Hình 1.3: Cám gà con............................................................................................. 5
Hình 1.4: Cám gạo ................................................................................................. 5
Hình 1.5: Tấm gạo.................................................................................................. 5
Hình 1.6: Hỗn hợp thức ăn tinh.............................................................................. 5
Hình 1.7: Thức ăn xanh chủ yếu của thỏ ............................................................... 6
Hình 1.8: Van uống nước của thỏ .......................................................................... 6
Hình 1.9: Thỏ bị bệnh tiêu chảy ............................................................................. 7
Hình 1.10: Bệnh ghẻ tai ở thỏ ................................................................................ 7

Hình 1.10: Cân đồng hồ đo khối lượng thỏ theo tuần. ........................................... 9
Hình 2.1: Thỏ Xám Việt Nam (thỏ nội) ............................................................... 10
Hình 2.2: Thỏ California (thỏ ngoại) ................................................................... 10
Hình 2.3: Hệ tiêu hoá của thỏ [11] ....................................................................... 12
Hình 2.4: Thỏ con NZ giai đoạn bú mẹ ............................................................... 14
Hình 2.5: Thỏ con NZ tách mẹ, làm giống .......................................................... 15
Hình 2.6: Thỏ trắng Newzealand trong thí nghiệm ............................................. 19

VII


TÓM TẮT
Một thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của
một số tỉ lệ thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng của thỏ trắng New Zealand nuôi
tại Quảng Bình. Thí nghiệm đươ ̣c tiế n hành trên 6 con cái ở 7 tuần tuổi. Các cá thể
thỏ đươ ̣c bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 2 nghiệm thức tương
ứng 2 tỷ lê ̣ thức ăn tinh khác nhau được sử du ̣ng trong khẩ u phầ n là 4% (T4%) và
10% (T10%) trọng lượng cơ thể, với 3 lầ n lă ̣p la ̣i. Mỗi lầ n lă ̣p la ̣i tương ứng với 1 ô
nuôi 1 con. Các cá thể trong từng nghiệm thức đảm bảo độ đồng đều về giới tính, độ
tuổi, khố i lươ ̣ng và được nuôi trong cùng một điều kiện sống.
Kết quả nghiên cứu thấy rằng, sử du ̣ng tỷ lệ thức ăn tinh khác nhau trong khẩu
phần có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của thỏ ở hầu hết các thời điểm xác
định trong giai đoa ̣n nuôi thí nghiệm (P<0,05). Khối lượng xuấ t bán vào tuần thứ 7
lúc 3,5 tháng tuổi ở nghiệm thức T10% là 2,57 kg/con; T4% là 1,92 kg và có sự sai
khác đáng kể giữa 2 nghiê ̣m thức (P<0,05). Đồng thời, tốc độ sinh trưởng của thỏ
cũng tăng cao khi sử dụng tỷ lệ thức ăn tinh cao hơn trong khẩu phần (P <0,05). Tốc
độ này cao nhất vào tuần nuôi thứ 4 - 5 ở T10% là 42,86 g/con/ngày, sau đó giảm
dần đế n khi xuấ t bán và giảm thấp nhất là 11,9 g/con ngày ở nghiệm thức T4% vào
cuối kì. Kết quả tiêu tốn lượng thức ăn tinh cho 1kg sản phẩ m từ 2,51 - 3,03 kg và
có xu hướng tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho sinh trưởng của thỏ khi tăng tỷ lệ

thức ăn tinh trong khẩ u phầ n. Tiêu tố n thức ăn xanh của thỏ ở T10% chỉ 6,61kg
trong khi ở T4% cần tới 16,68 kg, tương ứng gấp 2,7 lần.
Như vậy, việc sử du ̣ng tỷ lê ̣ thức ăn tinh cao hơn trong khẩ u phầ n làm tăng
hiê ̣u quả sử du ̣ng thức ăn, tăng năng suấ t sinh trưởng, góp phầ n tăng hiê ̣u quả kinh
tế trong chăn nuôi thỏ thit.̣

VIII


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Thỏ là loài thú nhỏ bé, hiền lành, dễ chăm sóc nên được nuôi phổ biến. Nuôi
thỏ đơn giản, vốn đầu tư ban đầu thấp vì chuồng trại không tốn nhiều diện tích, vật
liệu làm chuồng dễ kiếm như: tre, nưa, gỗ, thép…; lại vừa tận dụng được sức lao
động và nguồn thức ăn đa dạng, sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi thỏ có nhiều
ưu điể m như: thỏ mắn đẻ, mỗi năm từ 5- 10 lứa và mỗi lứa từ 6 - 10 con nên viê ̣c
gây đàn và quay vòng vốn nhanh, ngoài ra thỏ có chất lượng thịt cao, vừa thơm
ngon lại tốt cho sức khoẻ, thích hợp cho việc bồi bổ cơ thể [2]. Nuôi thỏ mang lại
hiệu quả kinh tế cao, 1 cặp thỏ bố mẹ một năm đã có 30- 36 thỏ con nuôi thịt cung
cấp 60 - 70kg thỏ hơi với giá thị trường 100.000- 150.000 đồng/kg.
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành chăn nuôi nước ta nói chung đang
trải qua giai đoạn khó khăn nhưng nghề nuôi thỏ đã và đang pháp triển rộng rãi
khắp cả nước. Ngoài các giống thỏ nội được nuôi từ lâu, hiện nay nhiều giống thỏ
ngoại như: Clifornia, New Zealand, Panon đã được nhập vào nước ta nhằm tăng
năng suất chăn nuôi. Trong đó, giống thỏ trắng New Zealand đươ ̣c nuôi phổ biến
nhất, tốc độ sinh trưởng của giố ng thỏ này thường nhanh hơn so với thỏ nội và đươ ̣c
các nước nuôi chủ yế u theo phương thức công nghiệp là sử dụng hỗn hợp thức ăn
tinh hoàn chỉnh để đáp ứng theo nhu cầu của chúng.
Tuy nhiên khi nhập vào Việt Nam phần lớn thỏ ngoại được nuôi ở các hộ dân
với quy mô nhỏ và sử dụng chủ yếu thức ăn xanh trong khẩu phần, nhằ m tận dụng

cây cỏ sẵn có. Mă ̣t khác hỗn hợp thức ăn tinh hoàn chỉnh cho thỏ chưa được sản
xuất phổ biến và giá thành cao làm tăng chi phí thức ăn. Vì vâ ̣y, để giảm chi phí
người dân đã sử du ̣ng các sản phẩ m nông nghiê ̣p như: thóc, tấ m ga ̣o, cám ga ̣o và
thêm cám gà con để tự phố i trô ̣n hỗn hơ ̣p thức ăn tinh bổ sung cho thỏ. Tuy vâ ̣y,
viê ̣c sử du ̣ng lươ ̣ng thức ăn tinh có khác nhau giữa những người nuôi. Vì vâ ̣y,
nghiên cứu đánh giá mô ̣t số tỷ lê ̣ thức ăn tinh phố i trô ̣n trong khẩ u phầ n nhằ m cung
cấp cơ sở khoa học cho nghề nuôi thỏ, khai thác được tối đa các nguồn thức ăn có
sẵn, mặt khác vẫn phát huy được tiềm năng sinh trưởng của giống thỏ nhập nội, góp
phần mang la ̣i hiê ̣u quả cho người dân điạ phương là rấ t cầ n thiế t.
Từ những vấ n đề đó tôi tiế n hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
tỉ lệ thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng của thỏ trắng New Zealand nuôi tại
Quảng Bình”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
+ Đánh giá ảnh hưởng của một số tỉ lệ thức ăn tinh đến khả năng sinh trưởng
của thỏ trắng NZ nuôi tại Quảng Bình.
+ Xác định được tỉ lệ thức ăn tinh phù hợp trong khẩu phần ăn hiệu quả nhất
với điều kiện chăn nuôi thỏ của các hộ dân tại Quảng Bình.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý của thỏ.
- Nghiên cứu cách phối trộn các loại thức ăn: cám gạo, cám gà con, tấm gạo,
lúa hạt thành hỗn hợp thức ăn tinh bổ sung vào khẩu phần ăn của thỏ.
- Theo dõi sự tăng trọng và tiêu thụ thức ăn của thỏ NZ trong thí nghiệm ở các
nghiệm thức cho ăn với tỉ lệ thức ăn tinh lần lượt là 10% và 4% so với trọng lượng
cơ thể thỏ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần ăn với 2 tỷ lệ 10%
và 4% so với TLCT đến:

+ Khả năng tăng trọng của thỏ theo tuần trong giai đoạn nuôi thí nghiệm.
+ Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg sản phẩm.
+ Lượng tiêu thụ các loại thức ăn (tinh, xanh) của thỏ trong giai đoạn nuôi.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tên thường: Thỏ trắng New Zealand.
Tên khoa học: Oryctolagus cuniculus.

Hình 1.1. Thỏ trắng New Zealand
- Thức ăn: tỉ lệ của hỗn hợp thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của thỏ
- Tìm hiể u thêm mô ̣t số yếu tố (nhiệt độ, ẩm độ, bệnh tật…) có liên quan đến
sinh trưởng của thỏ.

2


1.5. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Hộ gia đình Bà Đặng Thị Nguyên - Đội 2- Thanh
Bình, Xã Quảng Xuân - Quảng Trạch - Quảng Bình.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tìm hiểu các đề tài, báo cáo nghiên cứu khoa học về chăn nuôi thỏ qua sách
báo, Inghiệm thứcernet….và tham quan một số mô hình chăn nuôi thỏ trong Tỉnh.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
a, Vật liệu thí nghiệm
 Thỏ giống NZ
- Thỏ giống được mua từ cơ sở nuôi thỏ uy tín, có nhiều kinh nghiệm, quản lý
giống tốt và chăm sóc thỏ cẩn thận, đảm bảo thuần chủng giống thỏ trắng
Newzaeland.
- Thỏ Newzealand giống phải đảm bảo các yêu cầu đầu tiên là: 7 tuần tuổi,

khối lượng trung bình 900g.
- Thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có
vảy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường [2].
 Chuồng nuôi thỏ thí nghiệm
- Kích thước 1 ô lồng thí nghiệm 50*60*50 cm nuôi 1 con thỏ, nhằm phù hợp
với việc chăm sóc, kiểm tra, quan sát và thu thập kết quả nghiên cứu.

Hình 1.2: Chuồng nuôi thỏ thí nghiệm
 Dụng cụ, thiết bị khác
- Dụng cụ thí nghiệm: rổ rá để rửa rau củ, thùng đựng thức ăn tinh.
- Dụng cụ cắt, chế biến thức ăn cho thỏ.
- Dụng cụ đựng thức ăn tinh, van uống nước tự động.
- Sổ sách ghi chép, cân để cân thỏ và thức ăn và một số dụng cụ khác phục vụ
cho việc lấy mẫu và dọn vệ sinh.
3


b, Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiê ̣m đươ ̣c trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Bố trí thí nghiệm
Nghiêm
̣ thức

Chỉ số

T10%

T4%

Số lần lặp lại (số ô nuôi)


3

3

Số thỏ/ô (con)

1

1

Số thỏ/nghiê ̣m thức (con)

3

3

Tổng số thỏ thí nghiê ̣m (con)

6

- Thí nghiệm đươ ̣c tiế n hành trên 6 thỏ trắng NZ giới tính cái ở 7 tuần tuổi.
Các cá thể thỏ đươ ̣c bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) gồm 2
nghiệm thức tương ứng 2 tỷ lê ̣ thức ăn tinh sử du ̣ng trong khẩ u phầ n và với 3 lầ n lă ̣p
la ̣i. Mỗi lầ n lă ̣p la ̣i tương ứng với 1 ô nuôi 1 con. Các cá thể trong từng nghiệm thức
đảm bảo độ đồng đều về giới tính, độ tuổi, khố i lươ ̣ng và được nuôi trong cùng một
điều kiện sống.
- Các khẩu phần ăn tương ứng với 2 nghiệm thức lầ n lươ ̣t là: T10% và T4%.
Trong đó T10% là tỷ lê ̣ thức ăn tinh 10% và T4% là tỷ lê ̣ thức ăn tinh 4% đươ ̣c bố
trí như sau:

+ Nghiê ̣m thức T10%: Hỗn hợp thức ăn tinh 10% TLCT + thức ăn xanh
+ Nghiê ̣m thức T4%: Hỗn hợp thức ăn tinh 4% TLCT + thức ăn xanh
c, Thức ăn và cách cho thỏ ăn
 Thức ăn tinh:
+ Hỗn hơ ̣p thức ăn tinh bao gồ m: cám gạo, cám gà con, tấm gạo và lúa được
phối trộn theo tỷ lệ cố định dùng trong tất cả các nghiệm thức và đảm bảo đô ̣ đồ ng
đề u các nguyên liê ̣u trong hỗn hơ ̣p. Hỗn hợp thức ăn tinh sau khi phối trộn được
bảo quan trong thùng nhựa 20 lít, khi cho ăn lấy một ít ra cân và cho thỏ ăn.Cho thỏ
ăn thức ăn tinh ngày 1 lầ n vào 6h tối với khối lượng thức ăn khác nhau theo tỷ lê ̣ ở
các nghiệm thức.
Thức ăn được phối trộn 10 kg một lần, tới khi thỏ ăn hết lại được phối trộn lại
với tỷ lệ cố định như Bảng 1.2
Bảng 1.2: Tỉ lệ phối trộn thức ăn tinh (kg)/10 kg hỗn hợp
Tên nguyên liệu

Tấm gạo

Lúa

Cám gạo

Cám gà con

Khối lượng (kg)

2

5

2


1

4


Hình 1.3: Cám gà con

Hình 1.4: Cám gạo

Hình 1.5: Tấm gạo

Hình 1.6: Hỗn hợp thức ăn tinh

- Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần đã được ước tính và trình bày ở Bảng
Bảng 1.3: Ước tính hàm lượng dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn tinh
Tỉ lệ phối trộn
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg
trong hỗn hợp
ME
CP (%)
Ca (%)
P (%)
TA tinh (%)
(kcal/kg

Nguyên liệu

21,5


)
2950

1,1

0,8

20%

13

2520

0,17

1,17

Tấm gạo**

20%

9,5

3001

0,13

0,34

Lúa hạt**


50%

7,6

2681

0,21

0,41

Cám gà con công
nghiệp*

10%

Cám gạo**

Ước tính hàm lượng dinh dưỡng của
1kg hỗn hợp thức ăn tinh

Ghi chú:

10,45

2740

0,28

* Theo nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Con cò

** Nguồn [14]
CP: Protein thô và ME: Năng lượng trao đổi.

5

0,59


 Thức ăn xanh trong thí nghiê ̣m sử dụng chủ yếu là rau muống, rau khoai
lang, ngoài ra còn có lá bắp cải, lá chuối… cũng đươ ̣c sử du ̣ng và bổ sung thêm mô ̣t
số củ quả: cùi dưa hấ u, khoai lang. Tấ t cả các loa ̣i thức ăn này đề u được rửa sạch
đảm bảo vệ sinh trước khi cho thỏ ăn và cho ăn giố ng nhau giữa các nghiê ̣m thức
thí nghiê ̣m.

Hình 1.7: Thức ăn xanh chủ yếu của thỏ
Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg của 1 số thức ăn xanh của thỏ
Loại thức ăn xanh
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg
CP (%)

ME (kcal/kg)

Ca (%)

P (%)

Lá Báp cải già
2,2
294
0,26

0,05
Cây khoai lang
2,37
303
0,14
0,06
Rau muống
2,6
0,13
0,05
288
- Thức ăn xanh cho ăn ngày 1 lầ n, vào 7 giờ sáng.
- Lượng thức ăn hàng ngày được xác định khối lượng thức ăn trước lúc cho ăn.
- Lượng thức ăn hỗn hợp tinh được cho ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể theo
T10% và 4% trọng lượng cơ thể theo T4%.
- Lượng thức ăn xanh được khống chế đảm bảo thỏ ăn hết khẩu phần tinh theo
thí nghiê ̣m.
 Thỏ đươ ̣c uố ng nước tự do qua hệ thống van uống tự động đươ ̣c gắ n trong
chuồ ng.

Hình 1.8: Van uống nước của thỏ
6


d, Công tác vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho thỏ
- Chuồng trại cho thỏ đươ ̣c vê ̣ sinh hàng ngày vào buổi chiều tối.
- Phân và nước tiểu của thỏ dưới nề n chuồng đươ ̣c quét do ̣n 3 ngày/lầ n để
tránh mùi và dịch bệnh.
- Xung quanh chuồng nuôi đươ ̣c vệ sinh 2 tuần/1 lần bằ ng nước vôi và phòng
dịch.

- Phòng bệnh tiêu chảy cho thỏ bằng cách 2 tuần cho uống thuốc cầu trùng
trong 3- 5 ngày và tiêm một số vacxin phòng bệnh ghẻ, tụ huyết cầu…

Hình 1.10: Bệnh ghẻ tai ở thỏ
Hình 1.9: Thỏ bị bệnh tiêu chảy
1.6.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
a. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định
Tiế n hành phố i trô ̣n thức ăn, bố trí thí nghiê ̣m, chăm sóc nuôi dưỡng, lâ ̣p phiế u
về các chỉ tiêu và trực tiế p theo dõi, cân, đo ghi chép các số liê ̣u theo mẫu. Từ đó
thu thâ ̣p số liê ̣u để ghi nhâ ̣n và xác đinh
̣ các chỉ tiêu sau:
+ Sinh trưởng tích luỹ theo tuần (kg/con):
Là khối lượng cơ thể thỏ ở mỗi ô thí nghiệm đươ ̣c xác định theo tuần tuổi trong
giai đoạn nuôi, từ 7 tuầ n tuổ i (sau cai sữa) đế n 14 tuầ n. Tương ứng với 7 tuần tuổi
nuôi thí nghiệm. Thỏ đươ ̣c cân vào buổi sáng trước khi cho ăn để theo dõi tăng
trọng.
+ Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ qua các tuần tuổi (g/con/ngày):
Là khối lượng cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát,
đươ ̣c tính toán trên cơ sở số liệu thu được từ khối lượng sống. Trong thí nghiệm
này, xác định sinh trưởng tích luỹ tuyệt đối theo từng tuần tuổi và trung bin
̀ h mỗi
tuần trong cả giai đoạn nuôi. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:
P2 - P1
A (g/con/ngày)
=
T2 – T1
7


Trong đó: A: là sinh trưởng tích luỹ tuyệt đối (g/con/ngày )

P1: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g)
P2: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)
T1: là thời điểm cân lần trước
T2: thời điểm cân lần sau.
+Tỷ lệ nuôi sống (%): đươ ̣c xác đinh
̣ theo công thức:
Số con còn sống đến cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
x 100
Số con đầ u kỳ (con)
Trong đó:
- Số con còn sống đến cuối kỳ: đươ ̣c xác đinh
̣ thông qua đế m số thỏ còn sống
của mỗi ô thí nghiệm ta ̣i thời điể m thu hoa ̣ch.
- Số con đầ u kỳ: là số cá thể thỏ đưa vào thí nghiê ̣m (1 con /ô).
+Tổng lươ ̣ng thức ăn tiêu thu ̣(kg): là tổng khố i lươ ̣ng thức ăn tinh và thức
ăn xanh thỏ tiêu thu ̣ trong cả giai đoa ̣n nuôi.
Tổng lượng TTTA= KL cho ăn - KL thức ăn thừa
Trong đó:
- Khối lượng cho ăn là khối lượng thức ăn được xác định trước khi cho thỏ ăn.
- Khối lượng thức ăn thừa là thức ăn rơi vãi (tinh, xanh) được thu gom và xác
định khối lượng trước khi cho ăn thức ăn mới.
+ Tiêu tốn lượng thức ăn /kg tăng trọng (kg) (TTTA tinh và TTTA xanh)
Đươ ̣c xác đinh
̣ theo công thức:
Khố i lươ ̣ng thức ăn tinh tiêu tố n (kg)
TTTA tinh (kg) =
Kg tăng tro ̣ng của thỏ
Trong đó:
- Khố i lươ ̣ng thức ăn tinh tiêu tố n: là khố i lươ ̣ng hỗn hơ ̣p cám đươ ̣c thỏ sử

du ̣ng từ tuần bắt đầu thí nghiệm đế n khi thu hoa ̣ch.
- Kg tăng tro ̣ng của thỏ: là chênh lê ̣ch giữa khố i lươ ̣ng thỏ lúc thu hoa ̣ch với
khố i lươ ̣ng thỏ lúc bắ t đầ u thí nghiê ̣m
Khố i lươ ̣ng thức ăn xanh tiêu tố n (kg)
TTTA xanh (kg) =
Kg tăng tro ̣ng của thỏ
Trong đó:
- Khố i lươ ̣ng thức ăn xanh tiêu tố n: là khố i lươ ̣ng thô xanh đươ ̣c thỏ sử du ̣ng
từ tuần bắt đầu thí nghiệm đế n khi thu hoa ̣ch.
- Kg tăng tro ̣ng của thỏ: là chênh lê ̣ch giữa khố i lươ ̣ng thỏ lúc thu hoa ̣ch với
khố i lươ ̣ng thỏ lúc bắ t đầ u thí nghiê ̣m.
8


Tổng khố i lươ ̣ng thức ăn tiêu tố n (kg)
TTTA (kg) =
Kg tăng tro ̣ng của thỏ
Trong đó:
- Tổng khố i lươ ̣ng thức ăn tiêu tố n (kg): là tổng khố i lươ ̣ng thức ăn tinh và
thức ăn xanh đươ ̣c thỏ sử du ̣ng từ tuần bắt đầu thí nghiệm đế n khi thu hoa ̣ch.
- Kg tăng tro ̣ng của thỏ: là chênh lê ̣ch giữa khố i lươ ̣ng thỏ lúc thu hoa ̣ch với
khố i lươ ̣ng thỏ lúc bắ t đầ u thí nghiê ̣m.
+Theo dõi các chỉ tiêu về khối lượng: Để theo dõi khối lượng thức ăn, tăng
trọng của thỏ ta sử dụng cân đồng hồ loại 5 kg Nhơn Hoà để cân:
- Độ chính xác của cân: IIII
- Phạm vi đo: 200g- 5kg.
- Giá trị độ chia.
- Sai số: ± 10 - >30g

Hình 1.10: Cân đồng hồ đo khối lượng thỏ theo tuần.

b. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý sơ bộ trên phần mềm Excel, sau đó phân tích
phương sai trên phần mềm Minitab version 16.2 (2010). Sự sai khác giữa các giá trị
trung bình được tiến hành phân tích theo phương pháp Tukey (HSD). Hai giá trị
trung bình được cho là khác nhau khi P<0,05.

9


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số đặc điểm sinh lý của thỏ
2.1.1. Đặc điểm chung của thỏ
Theo phân loại động vật thỏ thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ gậm
nhấm (Rodenghiệm thứcia), họ Leporidae [1]; [11]. Thỏ rừng có nhiều loại khác
nhau, hiện nay chỉ có loài Oryctolagus Cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà.
Thỏ được thuần hoá cách đây 1000 năm trước Công Nguyên ở Tây Ban Nha. Vào
thế kỉ XVI thỏ được nuôi lấy thịt với hình thức bán hoang dã và nuôi nhốt trong
chuồng tại một số nước Tây Âu như Italia, Anh, Pháp…song không được phát triển
rộng rãi. Đầu thế kỉ XIX thỏ được nuôi rộng rãi khắp Tây Âu và giới thiệu ra nhiều
nước Châu Âu [1].
Trong vòng 100 sau đó thỏ đã được con người nuôi rộng rãi khắp thế giới,
nhiều nghiên cứu về thỏ đã được thực hiện. Nhiều phương pháp chăn nuôi thỏ nhốt
chuồng với các giống thỏ thích ứng dần với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của con
người với nhu cầu lấy thịt, da lông hay làm cảnh cùng với chế độ phòng trừ dịch
bệnh được hình thành [1].
Có nhiều giống thỏ khác nhau đã được phát triển từ thế kỷ XVIII, thỏ được sử
dụng cho sản xuất thịt, lông, động vật thí nghiệm và được coi như là một loại thú
cưng. Theo tìm hiểu của Đinh Văn Bình (2007) toàn thế giới có 80 giống thỏ khác
nhau; Dựa vào tầm vóc người ta chia thành 3 giống là: giống thỏ tầm đại thường

nặng trên 6- 9 kg như thỏ Flandro Pháp, Đại Bạch Hung, Thỏ Khoang Đức. Giống
thỏ tầm trung có khối lượng 4- 6 kg như thỏ New Zealand trắng, California,
Chinchila. Giống thỏ tầm tiểu là thỏ có khối lượng 2- 3 kg [1]. Dựa theo sản phẩm
sử dụng thì người ta lại chia giống thỏ thành 3 loại: giống thỏ lấy lông như thỏ
Angora Pháp có bộ lông dài mịn mượt, giống thỏ làm cảnh có màu sác lông sặc sỡ.
Giống thỏ lấy thịt là giống thỏ lông ngắn sing trưởng nhanh và sinh sản nhiều như
thỏ New Zealand trắng.

Hình 2.1. Thỏ Xám Việt Nam (thỏ nội)

Hình 2.2: Thỏ California (thỏ ngoại)

10


Cơ thể thỏ được bao phủ bằng bộ lông mao dày xốp. Đuôi thỏ ngắn. Chi nhỏ
có vuốt sắc. Chi trước ngắn để dễ đào hang, chi sau dài, khi gặp nguy hiểm chi sau
bật thẳng rất mạnh tung mình lên phía trước giúp thỏ di chuyển nhanh đặc biệt khi
bị săn đuổi. Tai thỏ rất tinh có vành tai dài có thể cử động theo các phía để thu nhận
âm thanh. Mũi thỏ rất thính, cạnh mũi ở hai bên môi có những lông cứng, lông cúng
còn ở trên mắt và có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng với khứu giác giúp
thỏ thăm dò thức ăn và môi trường. Mắt lớn có mi trên, mi dưới, cử động được, có
lông mi bảo vệ và mi thứ 3 nhỏ ở khóe mắt [1].
Đinh Văn Bình và cs (2005) đã khái quát một số đặc điểm của thỏ như là thỏ
có ít tuyến mồ hôi dưới da và thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ
không khí tăng nhanh và cao trên 35oC thì thỏ nhở nhanh và nông để thải nhiệt, khi
đó dễ bị cảm nóng. Bình thường thỏ thở rất nhẹ nhàng không có tiếng động, chỉ
thấy thành bụng giao động theo nhịp thở. Nếu thỏ khỏe trong môi trường bình
thường tần số hô hấp 60- 90lần /phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung
bình từ 100- 120 lần /phút. Thân nhiệt, tần số hô hấp nhịp đập của tim đều tỉ lệ

thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển,
thỏ mẹ có thể nửi và phân biệt mùi của thỏ con khác bầy, ngoài ra tai thỏ cũng rất
thính. Mắt thỏ tinh nên trong đêm vẫn nhìn thấy và ăn uống bình thường [2].
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của thỏ
 Cấu tạo của cơ quan tiêu hoá
Cấu tạo đường tiêu hoá của thỏ là dạ dày co dãn tốt nhưng co bóp yếu, ruột dài
4 – 6m, tiêu hoá chậm, từ khi ăn tới khi thải phân mất 60- 72 giờ. Manh tràng lớp
gấp 5 - 6 lần dạ dày và có khả năng tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật [2].
Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với các gia
súc khác, manh tràng là lớn nhất cụ thể ở Bảng 2.1
Bảng 2.1: Thể tích ống tiêu hoá của thỏ (%)
Tên đoạn đường tiêu hoá.
Tỷ lệ (%)
Dạ dày

34

Ruột non

11

Manh tràng

49

Ruột già

6

Tổng số


100
Nguồn: Nguyễn Chu Chương (2007).

11


Hình 2.3: Hệ tiêu hoá của thỏ [11]
 Đặc điểm tiêu hoá của thỏ
Thức ăn vào dạ dày được xếp thành từng lớp chuyển xuống ruột non. Chất
đạm trong thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày nhờ dịch vị, sau đó thức ăn chuyển
xuống rột non. Tại ruột non các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men
tiêu hoá ở dịch ruột và sau đó hấp thu các chất dinh dưỡng. Ở ruột già chủ yếu hấp
thu muối và nước, và trong đường ruột sẻ tạo ra 2 loại phân là phân mềm và phân
cứng [2].
Hiện tượng ăn phân mềm có vai trò như sự cung cấp dưỡng chất được quan
tâm, đó là protein. [13]. Một trong những ưu điểm của hiện tượng ăn phân mềm là
nó tác động tích cực lên khả năng tiêu hoá protein trong khẩu phần.
Xơ là thành phần chính có chức năng tác động thúc đẩy cho sự tiêu hoá hoàn
hảo, nhưng khác với loài nhai lại, vai trò của xơ đối với thỏ có liên quan đến cả hai
đặc tính lý học và hoá học. Vì vậy nếu khẩu phần không đáp ứng đầy đủ chất xơ thì
rất dễ phát sinh các rối loạn tiêu hoá [13]. Việc xác định tỷ lệ chất xơ tối ưu trong
khẩu phần là một trong những mục tiêu nghiên cứu chính về dinh dưỡng. Thỏ được
nuôi bằng khẩu phần xơ thấp cho thấy tỷ lệ các rối loạn về tiêu hoá (thường biểu
hiện triệu chứng tiêu chảy) và tỷ lệ chết cao. Tăng mức xơ khẩu phần làm tăng mức
độ xơ trong phân mềm nhưng không theo tỷ lệ nhất định, điều này chứng minh tính
hiệu quả của cơ chế phân tách tránh cho khối lượng lớn chất xơ đi vào manh tràng
[14].
Theo trích dẫn của Cao Văn Thương (2009) thì hiện tượng ăn phân mềm có
vai trò như sự cung cấp dưỡng chất là protein. Thành phần hoá học của phân mềm

tương tự với chất chứa trong manh tràng mặc dù phân mềm có hàm lượng protein
hơi cao hơn và lượng xơ hơi thấp hơn. Khi được ăn vào, phân mềm lưu lại trong dạ
dày khoảng 6- 8 giờ. Protein cung cấp từ phân mềm thay đổi từ 10%, trên tổng
lượng protein ăn vào tuỳ thực liệu thô được sử dụng. Trong khẩu phần thực tế,
nguồn protein cung cấp từ phân mềm chiếm khoảng 18% tổng lượng protein ăn vào
[10].
12


Tiêu hoá tinh bột: khả năng tiêu hoá tinh bột ở ruột non cao bởi độ pH ở đoạn
này tối ưu và lượng tinh bột có trong manh tràng thì thấp (1,0- 1,9% DM) ngay cả
khi khẩu phần có hàm lượng tinh bột cao (30%) [4]. Một số tác giả như Lee et al.
(1985) cho rằng tỷ lệ tiêu hoá tinh bột phụ thuộc vào nguồn thực liệu và cách xử lý
chúng [14]. Tuy nhiên Sanghiệm thứcoma et al (1989) không thấy sự khác nhau về
tỷ lệ chết; khả năng tăng trưởng, chuyển hoá thức ăn kể cả tỷ lệ tiêu hoá vật chất
khô, chất hữu cơ và protein khi sử dụng một lượng lớn (hơn 33%) các loại ngũ cốc
khác nhau (lúa mì, bắp, yến mạch và lúa mạch) trong khẩu phần [13].
Tiêu hoá chất xơ: Việc xác định tỷ lệ chất xơ tối ưu trong khẩu phần là một
trong những mục tiêu nghiên cứu chính về dinh dưỡng. Thỏ được nuôi bằng khẩu
phần xơ thấp cho thấy tỷ lệ các rối loạn về tiêu hoá (thường biểu hiện triệu chứng
tiêu chảy) và tỷ lệ chết cao [4].
Tiêu hoá chất béo: Do khẩu phần của thỏ thường chứa xơ tự nhiên nên các
chất béo được xem là nguồn tiềm năng cho sự gia tăng năng lượng. Dù các thông tin
về tỷ lệ tiêu hoá chất béo của thỏ còn hiếm nhưng kết quả tiêu hoá cho thấy tỷ lệ
này cũng tương tự với các loài độc vị khác. Theo đó, Sanghiệm thứcoma et al.
(1989) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa cấp độ không bão hoà của chất béo và
khả năng tiêu hoá chất béo của thỏ cũng tương tự với heo và gia cầm.
2.1.3. Một số đặc điểm sinh lí khác của thỏ
Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, khả năng thích ứng với
yếu tố môi trường kém. Thân nhiệt thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, thải nhiệt

qua đường hô hấp, khứu giác rất phát triển, thính tai, tinh mắt, trong bóng tối cũng
có thể nhìn thấy để ăn uống và phát hiện những tiếng động nhỏ.
Bảng 2.2: Sự thay đổi thân nhiệt của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
5
10
20
35
40
Nhiệt độ không khí nhà nuôi thỏ (0C)
Nhiệt độ cơ thể (0C)

37,5

38,0

38,7

40,5

Nguồn: Nguyễn Chu Chương (2007) [4]

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu sinh lý của thỏ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Nhiệt lượng thải ra

72- 96 Kcal/ngày/kg thể trọng

Phân thải ra


62- 70 kg/con/năm

Nước tiểu thải ra

66- 180 lít/con/năm

Tiêu thụ Oxy

0,5- 0,65 lít/giờ/kg thể trọng
Nguồn: Nguyễn Chu Chương (2007) [4]

13

41,6


2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển
a, Giai đoạn bú mẹ
Sinh trưởng và phát triển trong thời kỳ bú mẹ từ 1- 30 ngày tuổi, chị tác động
ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ bú mẹ bắt đầu ngay từ khi còn ở tử cung. Chăm
sóc thỏ chửa là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của thai và chất lượng của thai
ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ con sau này [2].
Thỏ con theo mẹ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ.
Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn so với nhu cầu (25- 28 0C), thỏ con ít hoạt động,
không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao. Thỏ sơ sinh nặng 4555g, đỏ hỏn, không có lông, nhắm mắt. Sau một tuần bộ lông mịn, mỏng đã phủ hết
mình. Thỏ con mở mắt vào 9- 12 ngày tuổi. Thỏ đẻ nhiều con thì thỏ con đã đạt
200- 300g và ra khỏi ổ đẻ, tập ăn thức ăn của mẹ [2].

Hình 2.4: Thỏ con NZ giai đoạn bú mẹ
b, Giai đoạn sau cai sữa

Thỏ sau cai sữa vài ngày thích ứng ngay với môi trường mới. Những cá thể
tốt, khỏe mạnh thì lớn nhanh, cá thể yếu sinh trưởng chậm, phụ thuộc vào giống và
chế độ nuôi dưỡng mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới khối lượng xuất thịt có
khác nhau. Theo Đinh Văn Bình và cs thì lúc 10- 12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng
1,8- 2,2kg. Sau tuần tuổi 12- 14, tốc độ tăng trọng của thỏ giảm dần.
Khả năng tăng trọng của cá thể độc lập với hệ số di truyền ở giai đoạn 7- 11
tuần tuổi. Ở giai đoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của môi trường sau cai sữa.
Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt đầu giảm, cơ thể lúc này đã bắt đầu phát dục [2].

14


Hình 2.5: Thỏ con NZ tách mẹ, làm giống
c, Giai đoạn phát dục và thành thục về giới tính.
Thời điểm phát dục của thỏ khác nhau tùy theo giống, trung bình từ 12- 16
tuần tuổi thỏ bắt đầu có biểu hiện nhảy giao phối. Do đó phải tách riêng thỏ đực và
cái trước tuần thứ 12 để tránh sự cắn xé, giao phối tự do làm giảm khả năng tăng
trọng đối với thỏ thương phẩm. Sau khi thành thục về tính ở gia đoạn tuần 16 thì thỏ
đã có khả năng sinh con nhưng tỉ lệ thụ thai và chất lượng con kém, cần bỏ qua vài
chu kì động dục lần đầu đối với thỏ hậu bị giống.
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
2.2.1. Nhu cầu xơ
Theo Nguyễn Văn Thu (2004) tìm hiểu thì hàm lượng xơ trong khẩu phần thấp
tạo điều kiện cho các rối loạn tiêu hoá. Thức ăn xơ thô vừa là chất chứa đầy dạ dày
và manh tràng vừa có tác dụng chống đói đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường.
Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt đến quá trình lên men của
vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn
nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong
khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp nhất là 13- 15%. Nhưng nếu tăng tỉ lệ
xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ.

Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần
xơ thô cao hơn (16- 18%). Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc
dạng bột nghiền nhỏ 2- 5mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột
[11]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông và cs (2008) cho thấy ở mức 3842% xơ trung tính trong khẩu phần gồm cỏ lông Para và rau lang, và lượng 25- 35g
xơ trung tính/ngày/con đối với thỏ đang tăng trưởng có trọng lượng 1,3kg – 1,5kg là
thích hợp cho sự tiêu hoá và tăng trưởng [11].
Trong nhiều tài liệu các tác giả đã xây dựng Bảng khẩu phần thức ăn theo khối
lượng và giai đoạn sinh trưởng của thỏ để người dân có cơ sở cho thỏ ăn.
15


×