Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Dạy học thể loại truyện thơ nôm ở trưởng phổ thông theo hướng công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 67 trang )

luan van,khoa luan, thac si , su pham 1 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

* Chương trình SGK hiện nay có kiểu cấu trúc riêng: Các VB văn học
được sắp xếp theo kiểu VB và cụm thể loại có kết hợp tiến trình lịch sử văn
học. Việc sắp xếp theo cấu trúc thể loại có tác dụng giúp cho HS hiểu kĩ, hiểu
sâu từ VB đến TP. Điều này qui định về PPDH. Nhưng những vấn đề xung
quanh việc dạy và học văn vẫn chưa được tường minh, chưa được làm rõ, đặc
biệt là vấn đề dạy văn theo loại thể. DH theo loại thể là phải xác định được
đặc trưng của loại thể sau đó hướng dẫn HS đọc hiểu thông qua đặc trưng loại
thể đó. Tìm hiểu theo loại thể là công việc rất khó khăn vì vậy mà các công
việc đó phải được tường minh, làm rõ, phải sắp xếp thành HĐ cụ thể theo
lôgíc HS mới có thể làm được. Vậy làm thế nào để xây dựng được qui trình
dạy đọc hiểu VB theo thể loại là một vấn đề cấp thiết. Đây chính là cách làm
của DH theo hướng CN.
Mặt khác, trong thời đại ngày nay CNTT phát triển như vũ bão. Những
thành tựu kì diệu của nó đã tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống. CNTT_
công cụ đa năng thể hiện trình độ của thời đại, lĩnh vực nào khước từ nó thì
lĩnh vực đó sẽ lạc hậu và tụt lùi. Đặc biệt, đối với giáo dục đào tạo “CNTT là
chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa tri thức” vì thế mà những thành tựu tiên
tiến của nó đều phải dành cho giáo dục, phải ưu tiên cho giáo dục. DH theo
hướng CN trở thành nhu cầu bức thiết và đặc biệt DH theo hướng loại thể
không thể không quan tâm đến CN.
* DH phải tích cực hóa HĐ hoc tập của HS, tức là phải tăng cường HĐ
cho người học, tìm HĐ cho người học và HĐ đó phải cụ thể, lôgíc, có qui
trình. Nhưng hiện nay việc DH ở phổ thông còn nhiều bất cập: khâu dạy của
thầy còn có những hạn chế như thầy giáo chưa xác định được rõ ràng công


việc của mình. Còn về phía HS, yêu cầu HS tự học nhưng lại chưa xây dựng

1

tai lieu,dh su pham, luan van thac si1 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 2 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
được những công việc cụ thể cho HS. Muốn làm được điều này thì phải đổi
mới về PPDH theo những quan điểm của DH tích cực, tích hợp và tương tác
của lí luận DH hiện nay.
Quan điểm DH tích cực đã được diễn đạt bằng những mệnh đề gần gũi
như “DH lấy HS làm trung tâm”, “DH hướng vào HS” hay “Tích cực hóa HĐ
học tập của HS”... những cách diễn đạt này cho thấy DH tích cực là người
dạy tìm cách tổ chức việc cho HS, và học tích cực là người học tự mình chiếm
lĩnh bài học dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. Tích cực của người dạy là
tạo các HĐ học tập cho HS một cách có hiệu quả. Tích cực của người học là
tự mình đáp ứng bằng các HĐ học tập. Vậy, để tạo quyền lợi cho người học
“tự bộc lộ” các năng lực đọc hiểu của mình đối với TP, thì phải đổi mới
phương pháp dạy học. Với đề tài “Dạy học thể loại truyện thơ Nôm ở trường
phổ thông theo hướng công nghệ” đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới
phương pháp dạy học.

2. Lịch sử vấn đề
Các tài liệu đã nghiên cứu về DH theo hướng CN:
- Z.IA- REX (chủ biên) phương pháp luận DH_ Nxb Giáo dục, 1983

- Hồ Ngọc Đại_ CN giáo dục_ tập 1,2_ Nxb Giáo dục, 1994
- Phan Trọng Luận (chủ biên)_ PPDH văn tập 1,2_ Nxb Giáo dục, 2001.
Ngoài những tài liệu nghiên cứu trên, DH theo hướng CN đã được
nghiên cứu qua 2 chặng:
Chặng một: Những năm 80 của TK XX DH theo hướng CN đã được
triển khai ở trung tâm thực nghiệm Giảng Võ do Hồ Ngọc Đại thực hiện.
Chặng hai: Được thể hiện qua các sách thiết kế. Nhưng các sách thiết
kế này vẫn chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn thiết kế còn có những tên gọi
khác

2

tai lieu,dh su pham, luan van thac si2 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 3 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
nhau: Giáo án, bài giảng... Những tên gọi đó gắn với công việc của người dạy,
vì quyền lợi được truyền đạt và được đánh giá năng lực của GV. Trong
phương pháp DH mới, lấy HS làm trung tâm, toàn bộ quá trình dạy học
hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của HS... Vì vậy mà giáo án phải dành
cho người học, phải là bản thiết kế các hoạt động học tập xuất phát từ nhiệm
vụ học của HS. Từ đó việc đổi mới giáo án, bài giảng... sang thiết kế bài học
sẽ là cần thiết trong DH tích cực.
Vấn đề mới của đề tài cũng chính là việc đi tìm các HĐ học tập cho HS
dựa vào đặc trưng thể loại và dựa trên lí thuyết về CN DH.
3. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy và học văn trong trường phổ
thông.
Góp phần thực hiện hóa những định hướng đổi mới trong SGK Ngữ
văn thành hiện thực

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về HĐ học tập của HS trong giờ
văn với định hướng đọc hiểu VB theo thể loại.
Phạm vi nghiên cứu: Tìm HĐ học tập của HS để HS đọc hiểu VB theo
thể loại truyện thơ Nôm.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở của DH văn theo hướng CN.
- Nghiên cứu đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm để qui trình hóa
HĐ học tập của HS. Từ qui trình đó HS có thể đọc hiểu những VB theo thể
loại ấy
- Thiết kế thử nghiệm

3

tai lieu,dh su pham, luan van thac si3 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 4 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp

6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận: Làm rõ cách thức xây dựng HĐ học tập cho HS. Từ đó

xây dựng thành qui trình dạy đọc hiểu VB theo thể loại cho HS.
Về mặt thực tiễn: Góp phần làm cho giờ DH Ngữ văn theo hướng đổi
mới trở nên tường minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn về CN DH
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
Phương pháp thử nghiệm.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục kèm theo, khóa luận có cấu
trúc 3 phần
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của DH Ngữ văn theo hướng
CN.
- Chương 2: DH thể loại truyện thơ Nôm ở trường phổ thông
theo hướng CN.
- Chương 3: Thử nghiệm

4

tai lieu,dh su pham, luan van thac si4 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 5 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC

NGỮ VĂN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Quan niệm về DH nói chung
Quan niệm về DH: DH không phải là nhằm cung cấp thông tin mà là
nhằm hướng dẫn cho người học cách tìm kiến thức, cách hệ thống hóa kiến
thức, xử lí kiến thức, vận dụng kiến thức, phát triển kiến thức.
Quan niệm về học: Không phải chỉ là học trên lớp, ở nhà mà học
thường xuyên, học cả đời, học mọi lúc, mọi nơi. Học không phải là tiếp nhận,
ghi nhớ thông tin kiến thức mà học theo Liên Hợp Quốc có 4 yêu cầu: “Học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Quan niệm về quá trình DH: Là một quá trình HĐ phối hợp tương tác
giữa thầy và trò. Nó được tiến hành một cách có tổ chức, có mục đích, có kế
hoạch. Dưới sự chỉ đạo của thầy, trò tự giác, tích cực và tự lực nắm vững
kiến thức khoa học, hình thành những kĩ năng kĩ xảo cần thiết, phát triển
năng lực nhận thức, năng lực HĐ. Trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan
khoa học và những phẩm chất cần thiết của con người mới.
1.1.2. Bản chất của quá trình DH
Bản chất của quá trình DH là quá trình nhận thức của HS, quá trình
nhận thức của HS là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức của
chủ thể và nó diễn ra theo qui luật chung mà Lênin đã nêu: từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con
đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan.
Vậy bản chất của quá trình DH là quá trình nhận thức của HS dưới sự
chỉ đạo của GV nhằm đạt được các nhiệm vụ học tập đã định. Trong học tập,

5


tai lieu,dh su pham, luan van thac si5 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 6 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
HS nhận thức thế giới thông qua tài liệu học tập, được chọn lọc từ các thành
quả của nền văn minh nhân loại và sắp xếp theo một chương trình. Việc học
tập của HS bao giờ cũng phải có hướng dẫn, có kiểm tra, uốn nắn từ phía GV.
Cho nên việc nhận thức của HS trở nên độc đáo, đây là con đường ngắn nhất
và có hiệu quả nhất.
1.1.3 Quan niệm về PPDH
Có nhiều quan niệm khác nhau về PPDH
PPDH là tổ hợp các cách thức HĐ của thầy và trò mà thầy và trò sử
dụng để đạt được mục đích DH.
Phương pháp là hệ thống những hành động có mục đích của GV, là
hành động nhận thức và thực hành có tổ chức của HS nhằm đảm bảo cho HS
lĩnh hội được nội dung tri thức.
Căn cứ vào định nghĩa DH: DH là chuyển tri thức, năng lực của nhân
loại thành tri thức và năng lực cho mỗi HS thì có thể hiểu PPDH là cách thức
chuyển tri thức và năng lực của nhân loại thành tri thức và năng lực cho mỗi
HS.
1.1.4. Khái niệm về CN DH
Theo nghĩa hẹp: “CN DH có nghĩa là việc áp dụng các hệ thống kĩ
thuật và các phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của con người.”
(theo Collier và nhiều cộng tác viên).
Theo nghĩa rộng: Tổ chức giáo dục của UNESCO, ở hội thảo tại
Giơnevơ từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 5/1970 đã định nghĩa “CN DH là khoa

học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lí của công tác DH và những
điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình DH, cũng như xác lập các
phương pháp và các phương tiện có kết quả nhất để đạt mục đích DH đề ra,
đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò”.

6

tai lieu,dh su pham, luan van thac si6 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 7 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
1.1.5. Quan niệm về DH theo hướng CN
DH theo hướng CN là kiểu DH khách quan hóa từng việc của thầy,
từng việc của trò, đảm bảo hiệu quả tất yếu như mục đích đề ra. Đây là kiểu
DH kiểm soát được quá trình tạo ra sản phẩm, là kiểu DH tích hợp giữa dạy
và học, tích hợp cả lí thuyết và thực hành luyện tập, vừa cung cấp cho HS tri
thức vừa phát triển năng lực trí tuệ cho HS.
DH theo hướng CN là DH có kĩ thuật, DH theo qui trình khác xa với
kiểu DH theo kinh nghiệm vốn chỉ phù hợp với từng người. Vì thế nó có thể
chuyển giao kĩ thuật, chuyển giao qui trình đến với mọi GV. Nếu thực hiện
đầy đủ nghiêm ngặt mọi công đoạn, mọi thao tác như trong qui trình thì giờ
học sẽ đạt kết quả cao.
1.1.6. Cơ sở lí luận của DH theo hướng CN
a) Lí thuyết hành vi
CN DH được hiện thực hóa vào đầu TK XX gắn liền với lí thuyết là lí
thuyết hành vi, sản sinh ở Mỹ do nhà tâm lí học Wat-Xon (1879-1958) đề

xướng, sau đó được Skinơ phát triển lên.
Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó
mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ hiểu và rõ ràng thông qua các bước
học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lí. Thông qua những kích thích về nội
dung, PPDH, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và
qua đó thay đổi hành vi của mình. Vì vậy mà quá tình học tập được hiểu là
quá trình thay đổi hành vi. Trong học tập cần tạo ra những kích thích, tạo ra
hưng phấn để có các phản ứng thay đổi hành vi.
Skinơ qua những thí nghiệm “Chim chọn hạt” và “Chim đi theo hình số
8” cho chúng ta thấy rằng: Nếu như công việc được chia nhỏ ra, người thí
nghiệm đi từng bước thì có thể đi đến đích. Trong DH cũng có thể chia nhỏ
qui trình thành các bước, cho người học làm từng việc một trong thời gian qui

7

tai lieu,dh su pham, luan van thac si7 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 8 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
định có thể chủ động cho người học đi đến hiệu quả. Từ đó có kiểu DH theo
qui trình: người học đi theo qui trình và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Qui trình DH là con đường chuyển tri thức vào mỗi người học. Nếu chia nhỏ
qui trình DH thành các việc, các việc chia nhỏ nữa thành các thao tác, cứ như
vậy người học thực hiện đầy đủ các việc, các thao tác như qui trình đã định thì
tri thức sẽ được chuyển vào trong người học.
Đây là bước ngoặt lớn cho giáo dục. Nhờ có lí thuyết hành vi cùng

những đề xuất của Skinơ đã giúp cho DH được chương trình hóa và nó bước
đầu hiện thực hóa ý tưởng về CN DH.
Tuy nhiên những việc làm của Skinơ còn có hạn chế là chưa đề cao vai
trò của người học, người học chưa có sự chủ động, sáng tạo. Chỉ khi
Vưgôtxki đưa ra lí thuyết HĐ thì những hạn chế của Skinơ mới được sửa đổi,
bổ sung và góp phần hoàn thiện CN DH.
b) Lí thuyết HĐ
Lí thuyết HĐ do Vưgôtxki (1896_1934), nhà khoa học người Nga khởi
xướng. Người chứng minh cho lí thuyết này là Gaperin. Lí thuyết HĐ đã phát
triển từ chủ nghĩa Mác ở 2 nội dung:
Chủ nghĩa Mác nói rằng: loài người được sinh ra từ tiến hóa và từ lao
động, lao động làm ra loài người. Lý thuyết HĐ phát triển cho rằng: Lao động
còn tiếp tục làm ra từng cá thể người. Gaperin phát biểu: Con người không
những mang tính loài mà mỗi cá thể con người vẫn tự sinh ra mình bằng
chính lao động của mình. Khi đã thành con người rồi, con người vẫn tự hoàn
thiện mình bằng chính lao động của mình.
Từ đây trong DH quán triệt quan điểm: Người học tự làm lấy cái gì thì
biết cái đấy. Muốn có tri thức, kĩ năng thì phải tự làm lấy không có ai làm
thay. Đây là quan niệm DH đúng đắn_ Quan niệm DH tích cực.

8

tai lieu,dh su pham, luan van thac si8 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 9 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp

Quan niệm của Mác: Tất cả những gì có trong ý thức con người đều
được chuyển từ hiện thực vào và được cải tạo ở đó; toàn bộ tinh thần, ý thức,
năng lực trong mỗi con người là được chuyển từ bên ngoài vào bên trong.
Trái với duy tâm: “ý thức có trước, hiện thực có sau”…và Gaperin đã tìm
thấy cơ chế để chuyển tri thức vào trong đầu. Qua nhiều thí nghiện, ông
khẳng định: HĐ bên ngoài và HĐ bên trong tâm lý con người có cùng một
cấu trúc và giống nhau đến kì lạ. Nếu tổ chức được HĐ bên ngoài như thế nào
thì HĐ bên trong sẽ diễn ra đúng như vậy.
Vậy muốn có sản phẩm trí tuệ cho người học, người dạy phải tổ chức
cho HS những HĐ tương ứng. Tất cả những HĐ bên ngoài này phải cho HS
tự làm lấy. Điều này khắc phục được những hạn chế của Skinơ. Cũng từ lí
thuyết này hình thành kiểu DH thầy thiết kế, trò thi công; thầy tổ chức, trò
HĐ. Đây là kiểu DH theo hướng CN.
c) Lí thuyết tiếp nhận
Tiếp nhận văn học là lí thuyết trong lí luận văn học. Quan điểm của lí
thuyết tiếp nhận là tách VB ra khỏi TP. Lí thuyết tiếp nhận đặt ra một vấn đề:
Rất nhiều lí thuyết phân tích TP đã có nhưng chưa quan tâm đến bạn đọc, mà
bạn đọc lại là thành phần quyết định tạo ra giá trị cho TP. Tức là lí thuyết tiếp
nhận đề cao vấn đề TP với bạn đọc. Vậy bạn đọc khi tiếp cận TP phải đọc từ
đâu? Phải đi từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng và cuối cùng là tầng hàm
nghĩa. Con đường đi của bạn đọc là đọc VB để hình dung ra TP.
Lí thuyết tiếp nhận đặt ra vấn đề khoảng cách tiếp nhận: gồm có
khoảng cách giữa bạn đọc và nhà văn, khoảng cách về các phương diện xã
hội, văn hóa, tâm lý. Trong quá trình tiếp nhận VB, thầy giáo phải giúp HS
lấp đầy khoảng cách này. Ví dụ đọc truyện của Nguyễn Du TK XVIII (chúng
ta ở TK XXI) là khoảng cách về mặt xã hội, tâm lý, văn hóa… Muốn người
đọc hiểu được VB thì phải lấp đầy khoảng cách bằng việc cung cấp cho HS

9


tai lieu,dh su pham, luan van thac si9 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 10 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
hiểu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh cảm hứng… ngoài ra cần
cung cấp cho HS hiểu các thành ngữ, điển tích, điển cố, từ Hán Việt, các hình
ảnh ước lệ tượng trưng…
Lí thuyết tiếp nhận còn đặt ra vấn đề tầm đón của độc giả. Tầm đón
chính là năng lực, vốn sống, vốn kinh nghiệm của người đọc. Tầm đón có bao
nhiêu thì người đọc tiếp nhận TP ở mức bấy nhiêu. Do đó trong DH văn phải
hiểu được tầm đón của HS và nâng dần tầm đón đó lên.
1.1.7. Đổi mới DH Ngữ văn
Đổi mới DH hiện nay xác định Ngữ văn là môn học công cụ (khác với
vị trí đã được xác định trước đó là môn học nghệ thuật và môn khoa học xã
hội nhân văn), và hướng tới hình thành cho HS Phương pháp đọc hiểu các
kiểu, loại VB (nhất là cácVB ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả
ngoài SGK). Do nhấn mạnh tính chất công cụ cho nên môn Ngữ văn trực tiếp
liên quan đến phát triển tư duy. Năng lực tư duy trong Ngữ văn chính là năng
lực tiếp nhận và tạo lập VB. Tập trung vào phát triển hai năng lực đó, chương
trình Ngữ văn được sắp xếp theo kiểu VB và thể loại chứ không chỉ theo tiến
trình lịch sử. Các VB bao giờ cũng được tổ chức theo một thể loại nhất định.
Vì vậy mà để hiểu được TP chúng ta phải đi tìm hiểu từ đặc trưng thể loại,
xem thể loại đó có những đặc trưng nào sau đó đi xây dựng qui trình đọc hiểu
theo thể loại.
“Tích cực hóa” trong dạy học. Đây là một quan điểm hiện đại có giá trị
phương pháp toàn diện và tuyệt đối hơn so với quan điểm DH “Lấy HS làm

trung tâm” hoặc “DH hướng vào HS”. DH tích cực đề cao cả hai chủ thể, ở đó
các năng lực tự học của HS kết hợp với khả năng tổ chức hướng dẫn của GV
sẽ tạo nhiều cơ hội nhất cho HĐ chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng của bài học.
Năng lực tự học của mỗi HS không phải là một khái niệm trừu tượng mơ hồ,
mà luôn được bộc lộ trong các HĐ HT bằng các hình thức HT tương ứng nào

10

tai lieu,dh su pham, luan van thac si10 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 11 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
đấy. Cũng như thế, sự lựa chọn và tổ chức một cách sáng tạo các hình thức
HT sẽ thuộc về khả năng của người GV biết “tích cực hóa” HĐ DH của mình
nhằm “tích cực hóa HĐ học tập của HS”. Mục đích của khóa luận chính là
tìm cách để cụ thể hóa HĐ dạy học tích cực.
Đổi mới về quan điểm: Coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đề cao vai
trò to lớn của Giáo dục đối với xã hội. Họ cho rằng những HS hôm nay còn
ngồi trên ghế nhà trường nhưng ngày mai sẽ là những chủ nhân của đất nước.
Hôm nay chúng ta DH như thế nào thì ngày mai chúng ta sẽ nhìn thấy hình
ảnh đất nước như thế ấy. Vì mục đích này mà Giáo dục được ưu ái, dành cho
mọi điều kiện tốt nhất. Và đặc biệt trong thời đại CNTT đang phát triển mạnh,
nó trở thành công cụ thay thế bộ nhớ của con người, nối dài tư duy của con
người, thay con người làm việc…Vậy thì không có lẽ gì mà DH lại không
khai thác tiện ích của CNTT. CNTT hỗ trợ cho DH để làm cho DH hiệu quả
hơn.

Ứng dụng CNTT trong DH là tất yếu. Là cách cụ thể hóa, vật chất hóa
dạy học tích cực, làm cho quan điểm DH tích cực trở nên có hình hài và sức
sống. Vậy trong thực tế việc ứng dụng CNTT trong DH có những cách làm
như thế nào?, có những đóng góp và những hạn chế nào cần khắc phục?
1.2.

Cơ sở thực tiễn DH văn ở trung tâm CN Giảng Võ
Trung tâm CN Giảng Võ do GS.TS Hồ Ngọc Đại sáng lập năm 1978.

Đây là nơi tiến hành các nghiên cứu khoa học giáo dục; thực nghiệm nội
dung, phướng pháp DH mới.
Trung tâm CN Giảng Võ quan niệm: DH là quá trình nhằm chuyển tri
thức và năng lực của dân tộc và nhân loại thành tri thức cho mỗi người học.
Và dạy văn là chuyển những tri thức và năng lực văn của dân tộc và nhân loại
kết tinh trong TP văn chương thành tri thức, năng lực văn cho mỗi người học.

11

tai lieu,dh su pham, luan van thac si11 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 12 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
Để chuyển những tri thức cho người học thì phải có qui trình. Qui trình
dạy văn chính là con đường để tổ chức cho HS làm ra văn. Qui trình đó phải
do thầy giáo thiết kế, HS thi công cho nên phải phù hợp với trình độ, năng
lực, nhu cầu tâm lý của HS.

Trung tâm Giảng Võ còn quan niệm: Trong DH cần phân biệt VB và
TP. VB là phần ta đọc được, là cái có thể nhìn thấy. TP là cái chỉ hình dung
trong trí tưởng tượng của mỗi người đọc, trong tưởng tượng của nhà văn. Từ
đó trung tâm đưa ra nhiệm vụ của việc dạy văn là: Từ VB phải làm xuất hiện
TP của tác giả, từ TP của tác giả chuyển vào mỗi HS theo qui trình.
1.2.1. Qui trình CN dạy văn ở trung tâm Giảng Võ
(được thực hiện qua 5 bước và phân ra 5 lớp tiểu học, mỗi lớp hoàn thiện
một bước).
- Bước một: Đọc VB, giải nghĩa ngôn từ.
- Bước hai: Đọc VB sau đó hình dung tưởng tượng để đạt tới nhiệm vụ
dựng lại hình tượng.
- Bước ba: Đọc VB, hình dung tưởng tượng để phân tích hình tượng
(Nếu là TP trữ tình thì phân tích hình tượng tâm tư. Nếu là TP tự sự thì phân
tích hình tượng nhân vật)
- Bước bốn: Tìm chủ đề của VB
- Bước năm: Xác định tư tưởng của bài văn, ý của tác giả, ý của bạn
đọc..

12

tai lieu,dh su pham, luan van thac si12 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 13 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Đánh giá qui trình dạy văn ở trung tâm CN Giảng Võ
Đóng góp:

Tạo ra một cách làm mới, cách tư duy mới cho giáo dục Việt Nam theo
hướng khoa học. Giúp cho người thầy giáo xác định được qui trình, biết cách
cung cấp thông tin cho HS.
DH theo hướng CN cung cấp cho giáo dục Việt Nam nhiều thuật ngữ
mới: thiết kế, thi công, việc làm, thao tác, qui trình, HĐ…
DH theo hướng CN đã bổ sung cho chương trình và SGK PPDH, cách
tổ chức DH ở bậc tiểu học.
Nhờ CNTT mà HĐ dạy văn vốn trừu tượng, chủ quan cảm tính đã được
khách quan hóa thành qui trình.
DH theo hướng CN phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS, gây
được hứng thú ở HS.
Hạn chế:
Thứ nhất: Theo quan niệm của Hồ Ngọc Đại thì DH theo hướng CN là
giải pháp tổng thể, không chấp nhận các PPDH, kiểu DH nào khác. Đây là
quan niệm chưa đúng, bởi bên cạnh PPDH theo hướng CN thì còn rất nhiều
PPDH khác, GV phải biết kế thừa, chọn lọc, phối hợp các phương pháp, các
kiểu DH mới làm cho DH đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Tuyệt đối hóa vai trò của qui trình. Theo quan điểm của Hồ
Ngọc Đại, bản thân qui trình DH đã là tích hợp, thực hiện theo qui trình chỉ
cần làm đủ, đúng theo qui trình mà không cần đến phương pháp, hình thức tổ
chức DH nào.
Thứ ba, dạy văn ở trung tâm CN còn có phần đơn giản một chiều: Đọc
VB→ giải nghĩa ngôn từ→dựng hình tượng→khái quát chủ đề→đánh giá
bình luận. Và thời kì trung tâm thực nghiệm DH kiểu qui trình CN, ở tiểu học
còn có dạy văn nhưng sau năm 1994 thay sách tiểu học, Văn sát nhập với

13

tai lieu,dh su pham, luan van thac si13 of 89.


Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 14 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
tiếng Việt do đó nghiên cứu của trung tâm về qui trình dạy văn không còn
được ứng dụng nữa.
Thứ tư: DH theo hướng CN của lí thuyết HĐ, người học bị kiểm soát
chặt chẽ, không có cơ hội để sáng tạo và phát triển cá tính.
Như vậy qua thực tiễn DH ở trung tâm CN Giảng Võ và thực tiễn DH
văn theo hướng CN hiện nay còn một số hạn chế cần phải khắc phục.Với đề
tài nghiên cứu này dựa trên những lí luận về dạy học, dạy văn, xuất phát từ
HĐ học tập của HS và xuất phát từ đặc trưng thể loại nhằm khắc phục những
hạn chế và tìm ra PPDH tối ưu để hướng dẫn HS tiếp nhận văn tốt hơn.
Kết luận: Từ những lí luận về DH, lí luận về DH theo hướng CN, từ
những đổi mới về DH văn và từ thực tiễn DH theo hướng CN hiện nay,
tác giả lấy đó làm cơ sở, nền tảng để thực hiện đề tài “Dạy học thể loại
truyện thơ Nôm ở trường phổ thông theo hướng công nghệ”.

14

tai lieu,dh su pham, luan van thac si14 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 15 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2
DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ
2.1. Tìm hiểu chung
2.1.1. Khái niệm truyện (thơ) Nôm:
Truyện Nôm là một thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn
học cổ điển Việt Nam cuối TK XVIII, đầu TK XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi
bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. [8; tr 372]
2.1.2. Phân loại truyện Nôm: có 2 lọai truyện Nôm
Truyện Nôm bình dân: Viết trên cơ sở truyện dân gian như “Phạm Tải
Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Thạch Sanh”…Truyện Nôm bình dân
hầu hết không có tên tác giả, được lưu truyền trong dân gian, ngôn ngữ bình dị,
mộc mạc.
Truyện Nôm bác học: Có loại viết trên cơ sở có sẵn của văn học Trung
Quốc như: “Phan Trần”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”; “Truyện Kiều”…Có loại
được xây dựng theo cốt truyện sáng tạo bằng hư cấu như “Hoàng Trừu”; “Trê
Cóc”; “Sơ kính tân trang”; “Lục Vân Tiên”… Truyện Nôm bác học có ngôn
ngữ trau chuốt, điêu luyện, dùng nhiều từ Hán Việt, điển tích, tiêu biểu cho
trình độ diễn đạt của văn học viết của dân tộc
2.1.3. Nguồn gốc và sự phát triển của thể loại truyện Nôm
Truyện Nôm là một thể loại khá độc đáo của văn học dân tộc. Nhưng
cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rõ ràng là nó ra đời
từ lúc nào và hình thái đầu tiên của nó ra sao. Trong kho tàng truyện Nôm còn
lại hiện nay, có loại viết bằng thơ lục bát, có loại viết bằng thơ Đường luật.
Truyện Nôm Đường luật ra đời trước TK XVIII; từ TK XVIII không thấy có
nữa. Còn truyện Nôm lục bát thì chưa rõ ra đời từ lúc nào, chỉ biết nó phát
triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn nửa cuối TK XVIII, nửa đầu TK XIX.

15


tai lieu,dh su pham, luan van thac si15 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 16 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
Vậy ta thấy, truyện Nôm Đường luật có thể ra đời trước truyện Nôm lục bát
nhưng nó không phải là hình thái đầu tiên của thể loại truyện Nôm. Nguyễn
Lộc và Kiều Thu Hoạch đều có ý kiến cho rằng: Tiền thân của truyện Nôm là
từ văn học dân gian. Một số truyện Nôm bình dân được viết dựa vào các
“truyện cũ”, “tích cũ”, các truyện đời xưa, vì vậy mà nó gần với các truyện
cổ tích. Ví dụ: có truyện cổ tích “Tấm Cám” và truyện Nôm “Tấm Cám”,
truyện cổ tích “Thạch Sanh” và truyện Nôm “Thạch Sanh”…Một số truyện
Nôm bác học thì mượn các “truyện Cũ”, “tích cũ” của tiểu thuyết chương hồi
Trung Hoa. Tất cả những truyện này được các tác giả nhận thức lại trên bối
cảnh thực tế của tình hình lịch sử xã hội nước ta nửa cuối TK XVIII, nửa đầu
TK XIX, và được diễn ca lại bằng thơ lục bát. Nhưng đặc điểm của truyện thơ
Nôm được coi như một thể loại văn học, bởi nó diễn ca truyện cổ tích nhưng
không đồng nhất với truyện cổ tích, nó diễn ca truyện cổ tích chương hồi
Trung Hoa nhưng không phải tiểu thuyết chương hồi. Đối với truyện cổ tích
vốn chỉ kể sự việc thì nó mở rộng nội dung kể sang tả cảnh, tả tình, tả ngôn
ngữ nhân vật.
Khi xét về nguồn gốc và lịch sử phát triển của truyện Nôm, tác giả Kiều
Thu Hoạch đã khẳng định : Thời kì định hình của thể loại truyện Nôm không
sớm hơn TK XVII, và sau đó từ đầu TK XVIII là thời kì nở rộ và phát triển
liên tục cho đến đầu TK XIX. Tuy nhiên nếu nói đến thời kì manh nha thì
cũng không loại trừ khả năng truyện Nôm đã có thể hình thành từ TK XVI.
Như vậy xét về mặt xã hội_ lịch sử, quá trình nở rộ và phát triển của

thể loại truyện Nôm cũng đồng thời là quá trình suy vong của chế độ phong
kiến Việt Nam. Và như vậy, nói rằng truyện Nôm là sản phẩm của thời kì
phong kiến suy tàn cũng là điều hoàn toàn chính xác.
Theo các nhà sử học thì đây là một thời đại lịch sử đầy biến động: Một
mặt là các cuộc xung đột đẫm máu triền miên trong nội bộ giai cấp phong

16

tai lieu,dh su pham, luan van thac si16 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 17 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
kiến thống trị, một mặt là những cuộc bùng nổ dữ dội liên tục của phong trào
khởi nghĩa nông dân xảy ra như bão táp ở khắp mọi nơi… Nhưng đó cũng là
thời kì nở rộ của nền kinh tế hàng hóa, là thời kì phát triển của mạng lưới giao
thương cùng với sự xuất hiện hàng loạt các đô thị lớn nhỏ…
Chính cái nền tảng xã hội- lịch sử của thời kì phong kiến suy tàn này lại
là mảnh đất tốt cho tinh thần dân chủ và tư tưởng nhân văn của thời đại nảy
sinh và phát triển. Mà quan trọng hơn, những nhân tố chính trị tư tưởng đã tác
động tới sự xuất hiện và phát triển truyện Nôm, thậm chí trở thành những yếu
tố cấu thành của thể loại này.
Nói về sự ra đời truyện Nôm, không thể bỏ qua yếu tố về nhu cầu của
con người về truyện Nôm. Sáng tác truyện Nôm là “để kể” vì vậy mà nó phù
hợp với nhiều tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn với kiệt tác “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du không chỉ để đọc mà còn “để kể”, thậm chí kể một cách say mê:
“Mê gì mê đánh tổ tôm,

Uống chè mạn hảo, nghe Nôm Thúy Kiều”
Ngoài ra, đông đảo quần chúng nhân dân còn diễn xướng “Truyện Kiều” với
nhiều hình thức vô cùng phong phú: trò Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều, lẩy Kiều,
đố Kiều, ru Kiều, bói Kiều…
Tóm lại, có thể hiểu truyện Nôm có nguồn gốc từ dân gian và nó được
hình thành và phát triển từ TK XVI đến đầu TK XIX.
2.2 Xác định đặc điểm thể loại
Điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định khi tiếp xúc với truyện Nôm là:
Truyện thơ Nôm thuộc thể loại tự sự. chính vì vậy mà nó mang đầy đủ các
đặc trưng của thể loại tự sự (của truyện) như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ.
Nhưng bên cạnh đó ta biết Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” xuất phát từ quan
điểm “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” nên TP không chỉ mang giá

17

tai lieu,dh su pham, luan van thac si17 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 18 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
trị hiện thực mà qua đây tác giả còn bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình vì vậy
mà nó mang tính trữ tình rất cao.
2.2.1.Đặc trưng của thể loại tự sự
Tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác
là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại TP văn học. TP tự sự
phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian,
thời gian, qua các sự kiên, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Thông

qua TP tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi
con người làm cho TP tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái
gì đó. Cho nên TP tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, nhân vật, lời kể.
a) Cốt truyện
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ
thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành
một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của TP văn học
thuộc thể loại tự sự. [8; tr 99]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Cốt truyện là hệ thống sự kiện, là nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật
trong TP văn học loại tự sự.[19; tr 213]
Từ hai định nghĩa ta có thể hiểu: Cốt truyện là một tập hợp các biến cố,
các sự kiện, các tình tiết diễn ra trong TP được sắp xếp theo một trật tự lôgíc
nhất định.
Xét về phương diện kết cấu và qui mô nội dung, có thể chia cốt truyện
thành hai loại: Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn
gàng và thường đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển
tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc

18

tai lieu,dh su pham, luan van thac si18 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 19 of 90.


Khóa luận tốt nghiệp
đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ
hoặc vừa. Ví dụ: Cốt truyện của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)…
Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức
tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện
những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung
lượng lớn. Ví dụ: Cốt truyện của “Chiến tranh và hòa bình” (Leptônxtôi)…
Dù đa dạng, một cốt truyện đều phải trải qua một tiến trình vận động có
hình thành, phát triển, kết thúc. Vì vậy mỗi cốt truyện thường bao gồm các
thành phần: Giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút (kết thúc).
Từ những hiểu biết chung về cốt truyện như trên, ta đi tìm hiểu cốt
truyện của thể loại truyện Nôm.
* Cốt truyện truyện Nôm nói chung: Nhìn một cách khái quát, về mặt
xây dựng cốt truyện, hình thái cấu trúc của truyện Nôm cũng vẫn là hình thái
cấu trúc của thể loại truyện cổ tích, tức là cấu trúc theo mô hình “kết thúc có
hậu” như giới khoa học lâu nay đã thừa nhận. Đó là mô hình Gặp gỡ_ Tai
biến_ Đoàn tụ mà ta thường thấy hầu hết trong các truyện Nôm. Mở đầu
truyện bao giờ cũng là cảnh trai gái gặp gỡ và hẹn ước; sau đó họ gặp những
trắc trở làm cho hai người phải chia li; rồi cuối cùng lại được cùng nhau đoàn
tụ trong hạnh phúc gia đình êm ấm. Chính cái mô hình này đã chi phối toàn
bộ sự phát triển của các tình tiết cũng như tính cách của nhân vật trong truyện,
bởi vậy các tình tiết dù có phát triển và diễn biến éo le, ly kỳ, phức tạp đến
đâu cũng vẫn không vượt ra khỏi khuôn khổ cái mô hình cốt lõi này. Ví dụ:
Nhân vật Phạm Công trong “Phạm Công Cúc Hoa” sau khi thi đỗ trạng
nguyên, bị Ngụy vương ép gả công chúa cho chàng. Phạm Công từ chối và bị
đày sang Hung Nô. Tại Hung Nô cũng bị ép lấy công chúa, chàng từ chối và
phải chịu hình phạt nặng nề: chặt tay, khoét mắt, rứt mày, xé tai, đục răng,…
Ngọc Hoàng thương tình đã sai Chư tướng hóa phép cho Phạm Công được

19


tai lieu,dh su pham, luan van thac si19 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 20 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
lành lặn. Sau đó Phạm Công đến Đăng Châu, thi đỗ và cũng bị Thiệu Vương
ép gả công chúa, chàng từ chối và bị bỏ vào vạc dầu, nhờ có công chúa xin hộ
nên chàng mới được tha về gặp lại Cúc Hoa_người vợ yêu quý. Nhưng rồi
Cúc Hoa chết khi mới 30 tuổi, đúng lúc ấy Phạm Công nhận lệnh phải đi đánh
giặc. Vì chưa kịp làm ma vợ, chàng phải mang cả thi thể vợ theo và cõng con
ra nơi chiến địa. Tướng giặc cảm đức độ của Phạm Công liền rút binh về
nước. Hồn Cúc Hoa hiện lên khuyên Phạm Công phải lấy Tào Thị, sau khi lấy
Tào Thị, Phạm Công lại đi nhận chức quan mới, Tào Thị ở nhà hành hạ hai
đứa con. Cuối cùng Tào Thị là kẻ bạc ác nên bị Thiên Lôi đánh chết, Phạm
Công tìm lại Cúc Hoa, Cúc Hoa sống lại và cả gia đình được đoàn tụ.
Ta thấy, dù tình tiết có phát triển rắc rối đến mấy và cốt truyện có kéo
dài bao nhiêu đi nữa, rốt cuộc người kể chuyện vẫn phải dừng lại ở chỗ đẹp
nhất, viên mãn nhất thì người nghe mới thấy thỏa mãn, mới chịu chấp nhận.
Thiện phải thắng ác, chính phải thắng tà, đó là triết lí ngàn đời của dân gian,
đó cũng là lí tưởng thẩm mĩ của thể loại truyện Nôm. Điều đó chẳng những
thể hiện ước nguyện của nhân dân mà còn thể hiện ý chí đấu tranh mãnh liệt
của họ trước thế lực tàn bạo của xã hội và cũng chính là cơ sở tư tưởng của
mô hình cấu trúc theo lối kết thúc có hậu. Kết thúc có hậu vì thế là qui luật có
tính tất yếu và là đặc trưng mang tính loại biệt của thể loại truyện Nôm. Ngay
cả những truyện thơ bác học như “Sơ kính tân trang”, “Song Tinh”, “Hoa
Tiên”, “Truyện Kiều” cũng đều tuân thủ qui luật này.

Trong mô hình cấu trúc: Gặp gỡ_ Tai biến_ Đoàn tụ của truyện Nôm
thì trường đoạn “tai biến” là trường đoạn có nhiều diễn biến phức tạp nhất
của cốt truyện, tại đây nhân vật chính nhiều khi phải trải qua những biến cố
khủng khiếp tưởng chừng như quá sức chịu đựng của một con người bình
thường. Trong những trường hợp như thế, đành rằng ý chí của nhân vật chính
giữ một vai trò rất quan trọng, hơn nữa đó là vai trò có ý nghĩa quyết định.

20

tai lieu,dh su pham, luan van thac si20 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 21 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
Song bên cạnh đó vẫn không thể thiếu được sự hỗ trợ của một sức mạnh vô
hình, thường được biểu hiện bằng những thế lực siêu nhiên, bằng những yếu
tố thần kì. Nhờ vậy mà nhân vật chính mới có thể vượt qua thử thách để đi
đến thắng lợi cuối cùng, để bước vào trường đoạn “đoàn tụ” như cái cấu trúc
muôn thuở của nó.
Phần lớn các truyện Nôm bác học được viết trên cơ sở có sẵn của văn
học Trung Quốc. “Truyện Kiều” là TP được viết dựa trên “Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Mặc dù được sáng tác dựa trên cốt truyện
của văn học Trung Quốc nhưng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là thành công
xuất sắc. Nếu như “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân là TP
bình thường trong làng văn học thì “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được tái
tạo thành kiệt tác. (Ông đã lược bỏ những yếu tố hoang đường, kỳ ảo, những
chi tiết rườm rà và chỉ giữ lại những sự kiện chính, những chi tiết sâu sắc nhất

để tạo nên một cốt truyện ngắn gọn, tổ chức chặt chẽ).
* Cốt truyện “Truyện Kiều”
Cốt truyện của “Truyện Kiều” cũng giống như những truyện Nôm khác
là gồm ba phần. Phần thứ nhất là “gặp gỡ - đính ước”: Ở phần này tác giả kể
về gia đình viên ngoại họ Vương, ba chị em Thúy Kiều đi tảo mộ gặp Kim
Trọng – bạn đồng môn của Vương Quan, “Người quốc sắc kẻ thiên tà – Tình
trong như đã mặt ngoài còn e” Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ đính ước thề
non hẹn biển. Phần thứ hai “gia biến – lưu lạc”: gia đình Thúy Kiều bị nạn,
Kiều bán mình chuộc cha, qua mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, nếm đủ vị
cay đắng của cuộc đời “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”; Phần ba là phần
“đoàn tụ”: cuối cùng Kiều được đoàn tụ cùng gia đình, gặp lại người xưa
nhưng đã đổi “Tình cầm sắt cũng là duyên bạn bầy”.
Khi nói về cốt truyyện “Truỵện Kiều”, Trần Đình Sử lại có ý kiến cho
rằng: cốt truyện “Truyện Kiều” khác hẳn mô hình “Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn

21

tai lieu,dh su pham, luan van thac si21 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 22 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
tụ”. Và ông đã giải thích nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc bắt đầu tách khỏi
truyện sử, từ việc ghép truyện. Từ truyện truyền kỳ đời Đường cho đến các
tập truyện “Tam Ngôn”, “Nhị Phách” đời Minh, nhiều truyện đều là do hai
truyện ghép lại với nhau để tạo thành cộng hưởng hoặc tương phản về chủ đề.
Tiểu thuyết trường thiên Trung Quốc được các nhà nghiên cứu hình dung như

một liều thuốc bắc có nhiều thang, trong một gói lớn có nhiều gói nhỏ, mỗi
gói sắc uống một vài lần, cứ thế hết gói này đến gói khác. Tuy liên tục nhưng
mỗi gói có tính độc lập và nhiều khi khác nhau ở sự gia giảm. “Truyện Kiều”
được cấu tạo như mọi tiểu thuyết chương hồi nói chung, mặc dù đã bỏ hết sự
phân hồi và hồi mục bằng một chuỗi truyện lớn nhỏ và trong mỗi truyện có
gần như đầy đủ các thành phần của cốt truyện: có giới thhiệu, thắt nút, phát
triển, cao trào, mở nút. Xét trong tổng thể có thể xem “Truyện Kiều” bao
gồm một chuỗi các chuyện như sau:
1) Chuyện du xuân, gặp Đạm Tiên, Kim Trọng, tối về bâng khuâng.
2) Chuyện Kim– Kiều gặp nhau và thề hẹn chung tình.
3) Chuyện Kiều bán mình cứu cha và em trai.
4) Chuyện Kiều bị ép phải tiếp khách.
5) Chuyện Kiều– Thúc Sinh dan díu và thành gia thất.
6) Chuyện Hoạn Thư cho người bắt cóc Kiều về làm đầy tớ.
7) Chuyện Hoạn Thư đánh ghen.
8) Chuyện Kiều chạy trốn và bị Bạc Hạnh lừa.
9) Chuyện Kiều lấy Từ Hải, báo ân báo oan và chết theo Từ Hải.
10)

Chuyện Giác Duyên trực vớt Thúy Kiều.

11)

Chuyện Kim trọng Trở về và lấy Thúy Vân.

12)

Chuyện Kim Trọng tìm Kiều và đón nàng về.

13)


Chuyện Kim– Kiều tái hợp.

22

tai lieu,dh su pham, luan van thac si22 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 23 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
Cách phân chia trên đây cho thấy “Truyện Kiều” là một chuỗi chuyện,
khác hẳn truyện cổ tích chỉ có một chuyện. Hơn nữa trong mỗi chuyện nhỏ ở
trên của “Truyện Kiều” lại có thể bao gồm nhiều chuyện nhỏ hơn nữa. Ví dụ
như chuyện du xuân bao gồm chuyện gặp Đạm Tiên, chuyện nằm mộng Đạm
Tiên, họa thơ hội Đoạn trường.
Đặc sắc của tự sự trong “Truyện Kiều” là tác giả có ý thức kể rành
mạch từng chuyện, mỗi chuyện đều có mở, kết, có cao trào, làm cho người
đọc dễ theo dõi (đây là điều mà không phải truyện Nôm nào cũng làm được.
Các truyện như “Tống Trân- Cúc Hoa”, “Phạm Tải- Ngọc Hoa” …chỉ nhằm
kể chuyện, không chú ý tả cảnh tả tình). Ví dụ: Chuyện du xuân bắt đầu từ
cảnh mùa xuân:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Và kết thúc bằng cảnh Kiều băn khoăn về tương lai, số phận của mình:
“Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng,
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình”.
Đỉnh điểm của đoạn này là giấc mơ về Đạm Tiên, nhưng thực ra đây không

phải là giấc mơ thông thường, bởi khi tỉnh giấc chiêm bao nhân vật còn thấy:
“Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây”
Trong truyện này có các truyện nhỏ: chuyện gặp Đạm Tiên bắt đầu từ: “Sè sè
nấm đất bên đường- Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” và kết thúc ở
chỗ: “Dùng dằng nửa ở nửa về” câu thơ: “Rằng sao trong tiết thanh minhMà đây hương khói vắng tanh thế này” là thắt nút. Đoạn “Vương Quan mới
dẫn gần xa”… là phát triển. Đến câu “Lòng đâu sẵn mối thương tâm- Thoắt
nghe nàng đã đầm đầm châu sa”…là đỉnh điểm của xót đau và bất bình. Thắp
hương, khấn vái, làm thơ, khóc than là các sự việc làm vơi dần xót thương:
“Rằng hay: chị cũng nực cười- Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Thì

23

tai lieu,dh su pham, luan van thac si23 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 24 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
sự việc lại phát triển, và để chứng tỏ Đạm Tiên không phải là người đời xưa,
Kiều đã xin nàng hiển linh, Đạm Tiên đã xuất hiện làm cho : “Mặt nhìn ai
nấy đều kinh”. Đó cũng là một đỉnh điểm, khẳng định sự hiện diện của anh
hồn, và sau đó Kiều lại tạ lòng, làm thơ cho đến khi Kim Trọng xuất hiện…
Chuyện gặp Kim Trọng cũng được dẫn dắt từ bắt đầu cho đến kết thúc.
Mở đầu là tiếng “nhạc vàng” rồi Kim Trọng xuất hiện với tất cả vẻ sang
trọng đài các, rồi Vương Quan giới thiệu, Kim Trọng phải lòng Kiều. Khi
Kim Trọng về, để lại cả một vùng cảnh sắc đầy lưu luyến.
“Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”.
Chuyện nằm mộng Đạm Tiên cũng bắt đầu từ khi trở về:
“Kiều từ trở gót trướng hoa,
Mặt trời gác núi chiêng đà thu không”…
Rồi Kiều suy nghĩ về hai cuộc gặp gỡ coi như là thắt nút, làm thơ ngụ tình,
ngủ thiếp đi. Đạm Tiên xuất hiện, đưa mười bài thơ để họa vần, mẹ thức dậy
kể cho mẹ nghe, mẹ an ủi, nhưng Kiều lại khóc thầm.
Ta thấy mỗi truyện, tức là một sự kiện đều được kể một cách hoàn
chỉnh từ đầu đến cuối, từ cảnh đến tình, khiến người đọc được hình dung rõ
rệt, khúc chiết. Đó là những sự kiện dệt nên “Truyện Kiều”, là tế bào của
“Truyện Kiều”.
Mặc dù Trần Đình Sử khẳng định cốt truyện “Truyện Kiều” khác mô
hình cốt truyện: Gặp gỡ- Tai biến- Đoàn tụ. Nhưng chúng vẫn có mối liên hệ
với nhau, chẳng hạn chúng ta có thể dựa vào ba biến cố: Gặp gỡ- Tai biếnĐoàn tụ để tóm tắt cốt truyện, tìm hiểu cụ thể, chi tiết từng chuyện trong một
biến cố. Ví dụ ở phần gặp gỡ có các chuyện: chuyện du xuân, gặp Đạm Tiên,

24

tai lieu,dh su pham, luan van thac si24 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn


luan van,khoa luan, thac si , su pham 25 of 90.

Khóa luận tốt nghiệp
Kim Trọng, tối về bâng khuâng và chuyện Kim– Kiều gặp nhau, thề hẹn
chung tình…
Một vấn đề nữa khi bàn về cốt truyện “Truyện Kiều” đó là về mô hình
kết thúc có hậu. Kết thúc có hậu trong “Truyện Kiều” có điểm khác các truyện

Nôm bình dân, đó là các ý kiến đồng nhất cho rằng: cách kết thúc có hậu
trong “Truyện Kiều” là chưa thỏa đáng, chưa hợp lôgic. Ý kiến của Đặng
Thanh Lê: “riêng ở Truỵện Kiều màn “kết thúc có hậu” có phần vượt khỏi
khuôn khổ cổ truyền. Nguyễn Du không có đôi cánh lãng mạn của nàng tiên
huyền diệu đưa cao lương mĩ vị thay thế cơm hẩm cá ôi... “Truyện Kiều”
không có cái kết cấu bình dị nhưng đầy ý nghĩa lạc quan chiến đấu của một
số truyện Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian như “Phạm Tải - Ngọc
Hoa”, “Thạch Sanh”, “Tống Trân- Cúc Hoa”…Nhạc khúc cuối cùng của kiệt
tác “Truyện Kiều” nghe ra cũng vẫn “ngậm đắng nuốt cay thế nào”. Màn
“tái hồi Kim Trọng” là một kết thúc vừa sáng tươi, vừa bi kịch”.[15; tr 151].
Nguyễn Lộc khi nói về vấn đề kết thúc có hậu trong truyện Nôm
bình dân, đã so sánh với vấn đề kết thúc có hậu trong “Truyện Kiều” và đưa
ra những nhận xét: “Nhân vật tích cực trong truyện Nôm bình dân nhiều khi
rơi vào những tình thế bất lợi, nhưng về phương diện tinh thần không bao giờ
họ ở thế thua, thế kém, mà họ chống đối đến cùng. Thúy Kiều của Nguyễn Du
càng chống đối càng thất bại, và những thất bại ấy để lại những dấu ấn đậm
nét trong tính cách của nàng, như thế rõ ràng không thể kết thúc có hậu
được; chứ nàng Ngọc Hoa, nàng công chúa trong truyện Lý Công, chàng
Tống Trân, chàng Phạm Công hay chàng Châu Tuấn có thể không thắng lợi
ngay, nhưng họ không thất bại, các thế lực phản động không bẻ gãy được ý
chí phản kháng của họ, và những nhân vật như thế, lôgíc tất yếu của họ là
phải kết thúc thắng lợi, phải có hậu”.[16; tr 301]

25

tai lieu,dh su pham, luan van thac si25 of 89.

Bùi Thị Thảo K31B Khoa Ngữ văn



×