Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tuyển chọn và nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống lúa nếp địa phương chất lượng cao phù hợp với điều kiện vùng núi Tây Bắc Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.42 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐOÀN THANH QUỲNH

TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC
GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG CHẤT LƯỢNG CAO
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VÙNG NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số

: 9.62.01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hµ NéI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Quang
PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền

Phản biện 1: GS.TSKH. Trần Duy Quý
Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật
Châu Á - Thái Bình Dương
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Cường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Phạm Xuân Liêm


Hội Giống cây trồng Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2017

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa nếp không những là cây lương thực quan trọng mà nó còn gắn liền với tập
quán và văn hóa ở các nước vùng Đông Nam Á (Kenneth and Michael, 2002). Vùng
Nam và Đông Nam Châu Á được coi là trung tâm phát sinh và nguồn gốc của lúa nếp
trồng, nếp cẩm đặc sản. Các giống nếp này thuộc hai loài phụ indica và japonica. Ở
Việt Nam, vùng núi Tây Bắc có diện tích trồng và tiêu thụ lúa nếp lớn nhất cả nước
(Bounphanousay, 2008).
Ở Việt Nam, lúa nếp được trồng chủ yếu ở miền núi nơi dân tộc Mường, Thái,
H’mông... sinh sống để phục vụ trong gia đình và trao đổi hàng hóa mang tính chất
vùng miền, nhỏ lẻ. Các giống lúa nếp hiện nay càng được quan tâm phát triển và trở
thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao cho người nông dân (Nguyễn Văn Luật
và cs., 2001).
Ngoài những mục tiêu phục vụ nhu cầu bó buộc trong không gian nhỏ, ngày
nay, các sản phẩm từ lúa gạo nếp đang được phổ biến trên thị trường, đặc biệt là các
sản phẩm nếp đặc sản như nếp cẩm. Nếp Cẩm hay nếp Than, chúng được tạo nên từ
nhiều giống lúa nếp khác nhau và được trồng chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc như: Hoà
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, rải rác ở các vùng khác như: Thanh Hóa, Phú

Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tỉnh Long An và Cần Thơ.
Nguồn gen nếp cẩm của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có mức đa dạng cao nhất
cả nước nhưng đang bị xói mòn nghiêm trọng nên cần khai thác, phát triển và bảo tồn
nguồn gen quý hiếm phục vụ phát triển nông nghiệp của đất nước (Trần Thị Lương
và cs., 2013).
Theo Zhang et al. (2012), để giống lúa nếp đạt năng suất và chất lượng cao cần
quản lý hài hòa và cân đối dinh dưỡng N, P, K trên từng loại đất, mùa vụ và mực
nước. Vilayvong et al. (2015) cho rằng để cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho giống lúa
nếp cần xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng dựa vào thời gian sinh trưởng, kích
thước bộ rễ, thời vụ gieo cấy, mật độ cấy.
Điện Biên là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc có diện tích lúa 49.445,1 ha, trong
đó diện tích lúa nước là 12.940,4 ha (chiếm 26,2%). Các huyện có diện tích lúa lớn là
Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé. Năng suất lúa của
tỉnh Điện Biên đạt 3,54 tấn/ha thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (5,73 tấn/ha)
và thấp hơn trung bình các tỉnh vùng Tây Bắc (4,36 tấn/ha) (Tổng cục Thống kê,
2016). Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp do: 1- Diện tích lúa nương, lúa nếp lớn
nhưng cơ cấu giống nghèo nàn; 2- Bộ giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt
là lúa nếp đặc sản còn hạn chế; 3- Canh tác lúa nước gieo với mật độ dày, bón phân
ít; canh tác lúa nương theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt.
Để góp phần vào việc mở rộng, phát triển giống nếp cẩm và làm phong phú
thêm các sản phẩm từ giống nếp tại tỉnh Điện Biên, thì việc tuyển chọn những giống
nếp cẩm có nhiều đặc điểm tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, gieo cấy được hai vụ
trong năm, năng suất khá, phổ thích nghi rộng và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh
tác phù hợp là hết sức cần thiết.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá nguồn gen lúa nếp địa phương nhằm tuyển chọn và khai thác được
các giống lúa nếp ngắn ngày, năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất lúa tại

tỉnh Điện Biên.
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất
lượng giống lúa nếp địa phương được tuyển chọn, từ đó xây dựng qui trình canh
tác phù hợp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng các mẫu giống lúa nếp thu thập tại vùng Tây Bắc, Việt Nam bao gồm
20 mẫu giống lưu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, 10 mẫu giống lưu của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam và 12 mẫu giống do tác giả thu thập tại các tỉnh Tây Bắc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung đánh giá đặc điểm nông sinh học, xác định sự đa dạng di truyền
nguồn gen lúa nếp địa phương, tuyển chọn giống lúa nếp địa phương cảm ôn, ngắn
ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh. Đồng thời nghiên cứu ảnh
hưởng một số kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh cho
giống lúa nếp địa phương được tuyển chọn tại tỉnh Điện Biên.
- Thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa nếp địa phương
được triển khai tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam và tại tỉnh Điện Biên.
- Các thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học, tuyển chọn giống, nghiên
cứu ảnh hưởng một số kỹ thuật canh tác và xây dựng mô hình trình diễn được triển
khai tại một số huyện của tỉnh Điện Biên.
- Thời gian triển khai các thí nghiệm từ năm 2012 đến năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá đa dạng di truyền của 42 mẫu giống lúa nếp địa phương thông qua
kiểu hình và chỉ thị phân tử SSR. Kết quả đánh giá giúp cho các nhà tạo giống định
hướng trong khai thác, phát triển và lai tạo giống lúa nếp mới phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
- Tuyển chọn được giống lúa nếp cẩm ĐH6 có TGST trung bình, 132-138 ngày
trong vụ Xuân, 115-117 ngày trong vụ Mùa, cây cao trung bình, thân cứng, bản lá hẹp,

lá đòng lòng mo, bông dài, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao đạt 6,84 tấn/ha trong vụ
Xuân, 5,84 tấn/ha trong vụ Mùa, tỷ lệ gạo xát đạt 62,7%, hàm lượng amylose 3,79%,
nhiệt độ hóa hồ cao, cơm mềm, đặc biệt hạt gạo lật có màu tím, phù hợp với điều kiện
canh tác của tỉnh Điện Biên.
- Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến hàm lượng
amylose, protein và anthocyanin của giống ĐH6. Khi tăng lượng phân hữu cơ vi sinh
đã làm giảm hàm lượng amylose nhưng làm tăng hàm lượng protein và hàm lượng
anthocyanin. Liều lượng phân bón 900 kg phân vi sinh sông Gianh + 60 kg N + 45 kg
P2O5 + 45 kg K2O/ha phù hợp cho giống ĐH6 sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất
cao và có chất lượng gạo tốt nhất.
2


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ÐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Thông tin về đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa nếp địa phương vùng
Tây Bắc giúp cho các nhà chọn giống lúa định hướng trong sử dụng nguồn vật liệu
này để lai tạo, chọn lọc giống lúa nếp đặc sản.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác
giống lúa nếp cẩm ĐH6 góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và vai trò của thời vụ,
mật độ gieo cấy và liều lượng phân bón đối với năng suất và chất lượng giống lúa nếp
cẩm địa phương.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tuyển chọn được giống lúa nếp cẩm ĐH6, đồng thời xác định được thời vụ,
mật độ gieo và lượng phân bón thích hợp để giống lúa nếp này đạt năng suất cao ở
chân đất canh tác 2 vụ lúa, chủ động nước tưới tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh vùng
núi Tây Bắc có điều kiện thời tiết, đất đai, nước tưới tương tự.
- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6 tại một số địa
phương góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu cho
sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh Điện Biên.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở CÂY LÚA
2.1.1. Đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp
Lúa nếp là dạng lúa trồng chính và có vai trò quan trọng ở Châu Á, một đột biến
gen waxy dẫn đến thay đổi tinh bột ở nội nhũ. Olsen et al. (2006) đã nghiên cứu locus
waxy để xác định nguồn gốc tiến hóa của kiểu hình này. Nghiên cứu thực hiện trên
105 giống bản địa nội nhũ nếp và lúa thường đã thu thập qua các vùng khác nhau ở
Châu Á đã nhận thấy rằng lúa nếp có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á. Lúa nếp được
tiến hóa và thuần hóa từ loài phụ japonica, theo Yamanaka et al. (2004) các giống lúa
thường mang 2 alen khác nhau trong locus waxy, xác định là Wxa và Wxb mã hóa mức
độ khác nhau của tinh bột mạch nhánh và điều khiển tổng hợp hàm lượng amylose
trong nội nhũ. Alen Wxa ưu thế trong các giống lúa thường indica, nhưng alen Wxb
phổ biến trong lúa thường japonica.
Theo Kristamtini et al. (2012), thông qua đánh giá kiểu hình của 11 giống lúa
đen và 2 giống lúa trắng cho rằng khoảng phân loại là 1, 2 trong 5 nhóm, với nhóm I
báo gồm giống lúa đen từ Sragen (T) và từ Bantul (O); nhóm II bao gồm giống lúa
đen từ Banjarnegara (Y), và từ Wonosobo (W), giống lúa đen không râu từ Magelang
(S) và có râu từ Magelang (R); nhóm III gồm Pari Ireng (D), lúa đen từ NTT (E),
Cempo Ireng (C) và Jlitheng (B); nhóm IV bao gồm giống lúa trắng từ Inpari 6 (I) và
Situbagendit (G); và nhóm V gồm 1 giống lúa đen từ Melik (A).
Luangmanee et al. (2016), chọn tạo giống lúa nếp đen kháng bệnh đạo ôn cần có
nguồn gen kháng bệnh phong phú. Kết quả đánh giá 25 mẫu giống lúa nếp đen đã
chọn được các mẫu giống là HY 71, Niawdam Gs.no.21629, Khaokam Gs.no.88084,
KKU-GL-BL-05-003, KKU-GL-BL-05-004, KKU-GL-BL-06-010 và KKU-GL-BL06-023 kháng cao với bệnh đạo ôn.
3


2.1.2. Đa dạng di truyền lúa đặc sản
Theo Trần Thị Lương và cs. (2013), phân tích quan hệ di truyền 60 giống lúa

đặc sản, chất lượng ở Việt Nam với 40 chỉ thị SSR. Tổng cộng có 180 alen được phát
hiện bởi 33 chỉ thị cho đa hình với trung bình 5,45 alen/locus. Trong số 33 locus đa
hình, tìm thấy 61 alen hiếm và 14 alen đặc trưng ở 11 locus. Kết quả cho thấy, các
alen đặc trưng có thể nhận dạng đặc điểm phân tử, ADN của 12 giống lúa nghiên cứu.
Hệ số đa hình di truyền (PIC) dao động từ 0,06 đến 0,83 với giá trị trung bình là 0,6.
Hệ số tương đồng di truyền của 60 giống lúa nghiên cứu dao động từ 0,056 đến 0,77.
Theo Trần Danh Sửu và cs. (2010), trong số 50 chỉ thị SSR sử dụng để nghiên
cứu đa dạng di truyền của 45 giống lúa nếp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, 45 chỉ thị
cho các băng ADN đa hình tại 46 locut. Trong đó, 18 locut SSR cho nhận dạng đặc
trưng với 28 alen duy nhất của 16 giống trong số 45 giống lúa nếp nghiên cứu. Hệ số
tương đồng di truyền giữa các giống lúa nếp dao động từ 0,10 đến 0,98. Thấp nhất
(0,10) là giữa giống nếp Bà lão (6195) và giống nếp Hạt chanh (7055) và cao nhất
(0,98) là giữa giống nếp Sấp (6236) và nếp Quắn (7060).
2.1.3. Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam
Đến nay, ngân hàng gen Quốc gia tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
bảo quản 1200 mẫu giống lúa nếp bản địa được thu thập trên toàn quốc, trong số này
có khoảng 200 mẫu được thu thập trước năm 1990 chủ yếu là lúa ruộng ở đồng bằng,
còn khoảng 1000 mẫu giống được thu thập sau năm 1990 chủ yếu là lúa nương ở khu
vực miền núi (Trần Danh Sửu, 2008).
Ở đồng bằng Bắc bộ, lúa nếp dạng japonica nhiều hơn dạng indica và khu vực
phía Bắc tập đoàn lúa nếp cũng đa dạng hơn ở khu vực phía Nam. Lúa nếp có đặc
điểm dẻo, thơm như: nếp Cái hoa vàng, nếp Hạt to, nếp Cái,… được Lê Quý Đôn ghi
chép ở thế kỷ 18. Ở khu vực nương rẫy, tài nguyên lúa nếp rất phong phú và đa dạng
(Nguyễn Thị Quỳnh, 2004).
Ở khu vực miền Nam Việt Nam, lúa nếp ít đa dạng di truyền hơn lúa nếp thơm
hơn miền Bắc và cơm ít dính hơn. Các mẫu giống lúa nếp ở vùng này đã được thu
thập và lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. Từ ngân hàng gen được các
đơn vị cơ quan sử dụng làm nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác lai tạo hay phục
tráng lại các giống có đặc điểm, tính trạng quý (Lã Tuấn Nghĩa và Lê Thị Thu
Trang, 2012).

2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NẾP Ở VIỆT NAM
Phương pháp chọn lọc dòng thuần chủ yếu là từ tập đoàn các giống lúa địa
phương như: nếp Lý, nếp Xoắn, nếp Bắc, nếp Thái Bình, nếp Khẩu lếch,… Kết quả là
đã có nhiều giống triển vọng được các địa phương chấp nhận và mở rộng sản xuất.
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rất có giá trị trong công tác
phục tráng các giống lúa cổ truyền (Cục Trồng trọt, 2015).
Phương pháp lai sử dụng nguồn gen lúa địa phương trong hầu hết các tổ hợp lai
hoặc lúa nếp cải tiến đã chọn tạo ra các giống lúa nếp có triển vọng như nếp 415, nếp
97, nếp ĐS101, OM 208, N99, N44,… Phương pháp xử lý đột biến phóng xạ trên các
giống nếp địa phương, nếp cải tiến, kết hợp với phương pháp lai tạo đã tạo ra các
giống nếp: PD 2, DT21, DT22, nếp TK106,… bằng khai thác biến dị soma từ các
giống lúa nếp địa phương miền Nam, nếp Thái Lan (Cục Trồng trọt, 2009).
4


Nguyễn Đức Thành và cs. (2009), đã thu thập 17 mẫu lúa nếp Tú Lệ và 8 mẫu
nếp đặc sản khác (nếp Cái Hoa vàng, nếp Hương, nếp Cái, nếp Hoa vàng, nếp Cái
nương, nếp Nương thơm, nếp Đập và nếp Cẩm). Theo Lê Hữu Hải (2013), kết quả
thực hiện đề tài “Chọn lọc làm thuần giống lúa Than đặc sản” đã chọn lọc thuần
giống 01 dòng lúa Than nổi trội, tỷ lệ đỗ ngã thấp đưa vào sản xuất và đặt tên là lúa
cẩm Cai Lậy. Theo Nguyễn Minh Công và cs. (2016), sử dụng chiếu xạ tia gamma
(Co60) với liều lượng 100 và 150 Gy vào hạt lúa nếp TK90 đã chọn được giống nếp
Phú Quý. Nguyễn Văn Tiếp và cs. (2016), xử lý bằng tia Gamma (Co60) lên hạt nảy
mầm ở thời điểm 69-72 giờ (kể từ khi ngâm hạt) của giống lúa nếp Cái Hoa vàng:
HV1, HV3, HV7 và HV13. Nguyễn Thị Lân và Nguyễn Thế Hùng (2017) đã phục
tráng thành công 2 giống lúa nếp đặc sản Khẩu Pái và Khẩu Lường Ván tại Tuyên
Quang trong 3 năm từ 2014-2016.
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA
2.3.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới
2.3.1.1. Những nghiên cứu về phân bón

a. Quản lý dinh dưỡng đối với cây lúa
Để nâng cao hiệu quả phân bón, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các phương
pháp quản lý dinh dưỡng khác nhau như: Quản lý dinh dưỡng tổng hợp, hệ thống
dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrient System-IPNS), hệ thống
quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrient Management IPNM), bón phân cân đối (Balanced Fertilization for Better Crop-BALCROP) và gần
đây nhất là bón phân theo vùng chuyên biệt (Site-Specific Nutrient Management SSNM) (Nguyễn Văn Bộ, 2014).
Phương pháp xác định lượng phân cần bón cho lúa của Hach and Tan (2007)
theo SSNM gồm các bước: (1) Xác định năng suất mục tiêu, năng suất mục tiêu bao
giờ cũng cao hơn so với năng suất thực tế đạt được thường cao hơn 0,5 tấn/ha, nhưng
không được cao quá 15%. (2) Xác định nhu cầu dinh dưỡng cung cấp từ đất. Để tạo
ra 1 tấn lúa cây phải hấp thu được 15kg N + 6kg P2O5 + 18kg K2O. Dựa vào các
thông số trên ta có thể tính được lượng N, P2O5 và K2O mà đất cung cấp được. (3)
Xác định nhu cầu dinh dưỡng để đạt được năng suất mục tiêu.
b. Nghiên cứu về đạm cho cây lúa
Nitơ là yếu tố tham gia vào nhiều thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật như các
amino axit, các nucleotit và diệp lục, protein, một vài hormon sinh trưởng và giúp
cho quá trình hình thành tế bào mới, do đó, quá trình sinh trưởng đòi hỏi phải được
cung cấp nitơ thường xuyên (Sinclair et al., 2012).
Theo Weon (2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm khác nhau đối
với sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp
Goami2, cho thấy mức 70 kg N/ha thích hợp cho giống đạt năng suất và tỷ lệ gạo xát
cao nhất.
Kawasaki et al. (2011) thông báo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến
năng suất của giống lúa nếp RD6 tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan cho thấy với lượng 75
kg N/ha cho năng suất cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa.
Boualaphanh et al. (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng
suất của 2 giống lúa nếp Thasano1 (TSN1) and Thadokkham1 (TDK1) và 2 giống lúa
5



địa phương Hom Nang Nouane (HNN) và Kai Noy Leuang (KNL) cho thấy khi tăng
lượng đạm thì năng suất của 2 giống TDK1 và TSN1 tăng nhưng không tăng đối với
2 giống HNN và KNL.
c. Nghiên cứu về lân cho cây lúa
Theo Sarker (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa cho
thấy: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và lượng
lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng. Do đó, phải bón
lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa”.
Zhang et al. (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lân và phương thức cấy khác
nhau cho thấy khi mức lân tăng thì năng suất tăng ở cả giống lúa cạn và nước đều
tăng ở điều kiện cạn nhưng không có sự sai khác về năng suất giữa mức lân cao và
trung bình đối với cả 2 giống. Ở cả điều kiện khô hạn và có tưới, ở mức lân thấp, cả
hai giống lúa đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn, chất lượng nấu nướng và ăn tốt hơn ở
mức lân cao và trung bình.
d. Nghiên cứu về kali cho cây lúa
Kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989) cho thấy lúa hút kali vào thời kỳ đẻ nhánh
sẽ có tác dụng làm tăng số bông, số hạt, ở thời kỳ làm đòng làm tăng số hạt và tăng
trọng lượng nghìn hạt. Vì vậy, thiếu kali ở giai đoạn này làm năng suất giảm mạnh.
Thí nghiệm của Kobayashi (1995) chỉ ra rằng khi bón đủ kali, giai đoạn từ bắt
đầu đẻ nhánh đến phân hoá đòng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm. Bón kali
khi lúa phân hoá đòng có thể làm tăng số hạt trên bông.
e. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây lúa
Gangmei and George (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến
năng suất và chất lượng giống lúa nếp cẩm Chakhao Amubi đã xác định được công
thức bón phân 10 tấn phân hữu cơ vi sinh FYM + 75 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg
K2O/ha phù hợp cho giống đạt năng suất cao và hàm lượng protein cao nhất.
Chhogyel et al. (2015), công thức bón 4,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 90 kg N +
30 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha phù hợp cho giống lúa nếp Bangladeshi đạt năng suất cao
và tăng vi sinh vật có ích trong đất.
2.3.1.2. Những nghiên cứu về mật độ, khoảng cách

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề
này, Sasato (1996) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì
nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì
cấy dày không có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với
vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên
cấy dày hơn so với lúa gieo sớm (Zhang et al., 2008).
2.3.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây lúa và lúa nếp ở Việt Nam
2.3.2.1. Nghiên cứu về phân bón
a. Nghiên cứu về đạm cho cây lúa ở Việt Nam
Đạm cũng ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và sức đề kháng đối với sâu bệnh hại
lúa. Thừa hoặc thiếu đạm đều làm lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại do sức đề kháng
giảm. Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém,
số hạt/bông ít, lép nhiều, năng suất thấp. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng,
6


nhánh vô hiệu nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao, lốp, đổ non ảnh hưởng xấu đến năng suất
và phẩm chất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đều từ
thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau trỗ. Lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc
từ 17-25 kg N, trung bình 22,2 kg N (Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Nguyễn Văn Bộ và cs. (2003) kết luận rằng: Hiệu suất sử dụng đạm phụ
thuộc vào giống lúa, thường các giống lúa lai có hiệu suất sử dụng đạm cao hơn, đạt từ
10-14 kg thóc/kg N được bón, trong khi lúa thuần chỉ đạt 7-8 kg thóc/kg N. Trên đất phù
sa sông Hồng, bón đạm làm năng suất lúa lai tăng 22,3-40,1%.
b. Nghiên cứu về lân cho cây lúa ở Việt Nam
Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình trổ và chín sớm, tăng
cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất thuận.
Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém, bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu
xanh đậm (Yoshida, 1985). Hiệu suất của lân đối với hạt ở các giai đoạn đầu cao hơn

các giai đoạn cuối do lân cần thiết cho đẻ nhánh và nhu cầu của lân tổng số ít hơn
đạm. Vì thế, trong sản xuất cần bón lân rất sớm, có thể bón lót để cây lúa hút đủ lân
tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo.
Theo Nguyễn Văn Bộ và cs., (2003), cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân.
Thiếu lân trong thời kỳ cây non cho hiệu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân thì
cây cũng trỗ không đều hoặc không thoát. Do vậy, cần bón đủ lân ngay từ giai đoạn
đầu và bón lót phân lân là rất có hiệu quả. Ở mỗi thời kỳ, lúa hút lân với lượng khác
nhau, trong đó có hai thời kỳ hút mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.
Tuy nhiên, xét về mức độ thì lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh.
c. Nghiên cứu về kali cho cây lúa ở Việt Nam
Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây yêu cầu về kali khác nhau
nhưng cây lúa cần kali nhất vào thời kỳ làm hạt để tăng khả năng vận chuyển dinh
dưỡng vào hạt. Vì vậy bón kali kéo dài đến lúc trỗ bông, lúc giai đoạn hình thành sản
lượng là điều rất cần thiết (Yosihida, 1985).
Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào
và sự phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp,
tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong
cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố
cấu thành năng suất như số hạt, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt.
d. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho cây lúa ở Việt Nam
Dương Thị Hồng Mai (2015), lượng phân bón thích hợp cho giống lúa nếp Ốc
trên đất lúa nhiễm mặn tại Nam Định là bón 5 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg
P2O5 + 60 kg K2O/ha và cấy với mật độ 30 khóm/m2.
Theo Lê Văn Huy và cs. (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều
lượng phân bón đến giống lúa nếp N612 tại vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy
công thức bón 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 80 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O kết
hợp với mật độ cấy 50 khóm/m2 phù hợp cho giống lúa nếp N612 đạt năng suất cao
nhất trong cả vụ Xuân và Mùa.
Theo Nguyễn Thị Lân (2017), để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đối với

2 giống lúa khẩu Pái và khẩu Lường ván cho thấy mức bón 7 tấn phân chuồng + 70
kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha cho năng suất thực thu cao nhất.
7


Theo Trần Thị Thảo và cs. (2013), bón phân hữu cơ vi sinh cho lúa nếp Hoa
Trắng đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng, phát triển của lúa và làm tăng năng suất lúa.
Công thức bón 50 kg N + 50 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg phân hữu cơ sông Gianh
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.3.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa ở Việt Nam
Theo Nguyễn Thành Tâm (2014), khi nghiên cứu về phương pháp và mật độ sạ
đối với giống lúa nếp OM85 đưa ra kết luận: phương pháp sạ hàng khoảng cách hàng
11 cm và mật độ 100 kg/ha cho năng suất và lợi nhuận cao nhất.
Mật độ cấy thích hợp cho giống lúa nếp N98 cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, mật
độ: 45-50 khóm/m2, mỗi khóm 2-3 dảnh. Tại các tỉnh miền Trung, vụ Xuân gieo
thẳng với lượng 60-80 kg giống/ha, Hè Thu với lượng 60-80 kg giống/ha (Lê Vĩnh
Thảo và cs., 2005).
2.3.2.3. Nghiên cứu về thời vụ gieo, cấy lúa ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam
Ở vụ Xuân thường gieo xung quanh tiết Lập Xuân (05-10/2 hàng năm) lúa
thường cho năng suất cao, ổn định. Nếu thời tiết ấm nên gieo trước Lập Xuân. Trong
vụ mùa thời vụ gieo thẳng rộng rãi hơn vụ Xuân. Có thể gieo từ thượng tuần tháng 6
đến thượng tuần tháng 7, trường hợp có cây vụ Đông cực sớm nên gieo vào hạ tuần
tháng 5, năng suất lúa cao nhất là gieo trong tháng 6 (Nguyễn Văn Hoan, 2003).
Theo Lê Vĩnh Thảo và cs. (2005), thời vụ gieo cấy thích hợp cho giống lúa nếp
N98 cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, vụ Xuân, gieo mạ dược trà Xuân muộn từ 20/1 đến
5/2. Cấy sau lập Xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già, mạ sân
cấy tuổi mạ 12-15 ngày. Vụ Mùa, bố trí trà mùa sớm gieo từ 6/6 đến 25/6, tuổi mạ
dược 16-18 ngày.
Những kết luận rút ra từ tổng quan:
Lúa nếp có giá trị kinh tế và văn hóa ở Việt Nam và một số nước thuộc khu vực

châu Á. Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ. Gạo nếp
dùng chế biến các loại sản phẩm mang tính chất lễ vật như bánh chưng, bánh dầy,
bánh tét, bánh rán, bánh khảo, các loại xôi, cốm rượu. Vì vậy, các giống lúa nếp hiện
nay càng được quan tâm phát triển và trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị
cao cho người nông dân. Đặc biệt các giống lúa nếp cẩm, mặc dù chiếm tỷ lệ lớn
không lớn về diện tích trong sản xuất nhưng là một loại sản phẩm đặc sản để chế biến
thực phẩm chức năng, đồ uống và mỹ phẩm. Lúa cẩm có chứa nhiều anthocyanin có
tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể con người.
Nguồn gen di truyền lúa nếp ở Việt Nam và trên thế giới khá đa dạng và phong
phú. Nghiên cứu đa dạng nguồn gen di truyền cây lúa, trong đó có lúa nếp được nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về nguồn
gen lúa nếp có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo tồn, khai thác những gen và QTL hữu
ích trong các chương trình chọn tạo giống lúa, đặc biệt tạo giống lúa năng suất, chất
lượng và có khả năng chống chịu.
Loại phân bón và liều lượng phân bón có vai trò quyết định đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng lúa nói chung và lúa nếp nói riêng. Việc sử dụng phân bón
hợp lý trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là rất cần thiết.
Thời vụ và mật độ gieo trồng là những biện pháp kỹ thuật canh tác lúa được coi
trọng, xác định thời vụ và mật độ gieo trồng hợp lý trên cơ sở các điều kiện về giống,
khí hậu, đất đai, dinh dưỡng và trình độ thâm canh để tạo môi trường thuận lợi cho
8


cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, phát huy tiềm năng về năng suất, chất lượng và cho
hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh Điện Biên có diện tích lúa khá lớn trong vùng Tây Bắc, tuy nhiên năng suất
lúa thấp, nguyên nhân là do diện tích lúa nương lớn, diện tích lúa nước nhỏ. Chính vì
vậy, chủ trương của tỉnh đề ra là cần phát triển và mở rộng diện tích lúa nước bằng
việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao hoặc các giống lúa đặc sản để sản xuất
hàng hóa, nâng cao giá trị canh tác cho nông dân.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ÐỊA ÐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu bao gồm 42 mẫu giống lúa nếp địa phương có nguồn gốc khác nhau,
trong đó có 20 mẫu lưu của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, 10 mẫu lưu của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam và 12 mẫu thu thập tại các tỉnh Tây Bắc.
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2016.
- Địa điểm nghiên cứu: tại tỉnh Điện Biên và Viện Nghiên cứu và Phát triển cây
trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp thu thập dựa trên kiểu hình và
chỉ thị phân tử.
- Tuyển chọn giống lúa nếp địa phương ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng
tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và năng
suất của giống lúa nếp địa phương mới tuyển chọn.
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho giống lúa nếp địa phương mới tuyển
chọn tại tỉnh Điện Biên.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên thông qua thu thập số liệu
và phỏng vấn nông dân.
- Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp theo phương pháp của IPGRI
(2001) và phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYS 2.1.
- Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá
nguồn gen cây lúa của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI (2002).
- Phân loại mẫu giống lúa nếp, lúa tẻ dựa theo phản ứng bắt màu với dung dịch KI

1% (Lưu Ngọc Trình, 1997). Phân loại giống lúa cảm ôn, cảm quan theo phương pháp
của Yoshida (1985). Phân loài phụ indica, japonica theo phương pháp của Oka (1958).
- Tuyển chọn giống lúa nếp thông qua thí nghiệm so sánh giống.
- Các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật được bố trí theo
phương pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A. (1984) và đánh giá các chỉ tiêu theo
phương pháp của IRRI (2002).
9


- Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm được thực hiện theo phương
pháp có sự tham gia của người dân.
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xác định hệ số tương đồng di truyền Jaccard, xây dựng sơ đồ hình cây của các
mẫu giống dựa theo phương pháp UPGMA trong phần mềm NTSYS 2.1.
- Tuyển chọn các mẫu giống có triển vọng bằng chỉ số chọn lọc thông qua sử
dụng phần mềm “Selection Index” của Nguyễn Đình Hiền (1995).
- Số liệu của thí nghiệm so sánh giống được phân tích phương sai (ANOVA)
bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0 theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD).
- Số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật được phân tích
phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0 theo kiểu Split-plot và
thống kê bằng chương trình Excel.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
4.1.1. Hiện trạng về diện tích sản xuất lúa
Năm 2015, diện tích lúa của tỉnh Điện Biên là 49.445,1 ha, trong đó diện tích lúa
nước là 12.940,4 ha (chiếm 26,2% diện tích lúa). Các huyện có diện tích lúa lớn là
Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé. Huyện Điện Biên có
diện tích lúa nước lớn nhất 9.056,8 ha chiếm 67,7% so với diện tích lúa của huyện,
chiếm 70% so với diện tích lúa nước của tỉnh Điện Biên (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Diện tích lúa của các địa phương thuộc tỉnh Điện Biên năm 2015
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Phân theo huyện, thị
TP. Điện Biên Phủ
TX. Mường Lay
Huyện Mường Chà
Huyện Mường Ảng
Huyện Tủa Chùa
Huyện Mường Nhé
Huyện Tuần Giáo
Huyện Điện Biên
Huyện Điện Biên Đông
Huyện Nậm Pồ
Tổng cộng:

Diện tích lúa
(ha)

1.192,5

439,8
2.892,4
3.402,7
4.102,0
5.014,2
6.200,4
13.377,9
6.625,0
6.198,2
49.445,1

Diện tích lúa nước
% so với
Diện tích (ha)
diện tích lúa
690,5
57,9
163,2
37,1
118,6
4,1
1.480,2
43,5
344,6
8,4
80,2
1,6
489,8
7,9
9.056,8

67,7
417,4
6,3
99,2
1,6
12.940,4
26,2

4.1.2. Hiện trạng cơ cấu diện tích, năng suất và giống trong sản xuất lúa
Năng suất lúa trung bình của tỉnh Điện Biên đạt 3,30 tấn/ha (năm 2013) đến
3,54 tấn/ha (năm 2015) thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước (5,73 tấn/ha, năm
2015) và thấp hơn trung bình các tỉnh vùng Tây Bắc (4,36 tấn/ha). Năng suất lúa
trung bình của Điện Biên chỉ cao hơn so với tỉnh Sơn La (3,35 tấn/ha) (Tổng cục
Thống kê, 2016).
10


Năng suất trung bình thấp là do năng suất của lúa nương thấp, chỉ đạt 1,41-1,46
tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa Xuân đạt 5,51-6,06 tấn/ha và năng suất lúa Mùa đạt
4,94-5,08 tấn/ha.

Đồ thị 4.1. Năng suất lúa của tỉnh Điện Biên 2013-2015
Cơ cấu diện tích giống lúa của tỉnh Điện Biên khác nhau ở các mùa vụ, trong vụ
Xuân, lúa lai chiếm tỷ lệ thấp từ 8,2-13,0% trong khi đó lúa nếp chiếm tỷ lệ khá cao từ
23,0-28,3%. Trong vụ Mùa, lúa lai chiếm tỷ lệ thấp hơn vụ Xuân, chỉ đạt từ 3,8-5,0%
và lúa nếp đạt từ 13,6-17,5%. Đặc biệt, diện tích lúa nương khá lớn, chiếm gần 50%
diện tích lúa cả năm của tỉnh, trong đó lúa nếp chiếm 98,1-98,6%. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến năng suất lúa của tỉnh Điện Biên thấp.
Bảng 4.2. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của tỉnh Điện Biên (2013-2015)
TT

1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2

Cơ cấu
giống lúa

Lúa Xuân
Lúa lai
Lúa thuần
Lúa tẻ
Lúa nếp
Lúa Mùa
Lúa lai
Lúa thuần
Lúa tẻ
Lúa nếp
Lúa nương
Lúa tẻ
Lúa nếp

Năm 2013
Diện
Tỷ lệ

tích (ha)
(%)
8.263
100,0
678
8,2
7.585
91,8
5.248
63,5
2.337
28,3
16.598
100,0
780
4,7
15.818
95,3
13.557
81,7
2.261
13,6
24.138
100,0
460
1,9
23.678
98,1

Năm 2014

Diện
Tỷ lệ
tích (ha)
(%)
8.476
100
1.100
13,0
7.376
87,0
5.430
64,1
1.946
23,0
16.928
100,0
840
5,0
16.088
95,0
13.638
80,6
2.450
14,5
23.997
100,0
345
1,4
23.652
98,6


Năm 2015
Diện
Tỷ lệ
tích (ha)
(%)
8.839
100,0
920
10,4
7.919
89,6
5.600
63,4
2.319
26,2
17.161
100,0
650
3,8
16.511
96,2
13.500
78,7
3.011
17,5
23.445
100,0
430
1,8

23.015
98,2

Cơ cấu giống lúa nếp trong sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên khá phong phú.
Tuy nhiên, trong vụ Xuân và Mùa, giống lúa nếp trồng với diện tích lớn là giống nếp
N97 (39,9-41,0%) sau đó đến nếp Thơm (22,4-24,9%) và nếp cẩm (10,7-18,2%). Đối
với vụ lúa nương, giống được trồng chủ yếu là nếp nương, chiếm 97,5% vì đây là
giống có năng suất trung bình (so với các giống lúa nương), chất lượng cao, cơm
ngon, dẻo.
11


Bảng 4.3. Hiện trạng cơ cấu sản xuất giống lúa nếp tại Điện Biên năm 2015
TT
1
2
3
4
5
6

Giống lúa
Nếp 97
Nếp 352
Nếp cẩm
Nếp thơm
Nếp nương
Khác
Tổng cộng


Lúa Xuân
Diện
Tỷ lệ
tích (ha)
(%)
950
41,0
345
14,9
248
10,7
519
22,4
0
0,0
257
11,1
2.319
100,0

Lúa Mùa
Diện
Tỷ lệ
tích (ha)
(%)
1.200
39,9
310
10,3
548

18,2
750
24,9
0
0,0
203
6,7
3.011
100,0

Lúa nương
Diện
Tỷ lệ
tích (ha)
(%)
0
0
0
0
350
1,5
0
0
22.450
97,5
215
0,9
23.015
100,0


4.1.3. Hiện trạng canh tác lúa
Do điều kiện địa hình ruộng bậc thang, ở cấp độ khác nhau và phụ thuộc và chế
độ tưới nên cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Điện Biên khá phong phú. Nhiều diện tích không
được tưới, chỉ dựa vào nước trời nên chỉ gieo cấy được 1 vụ; vụ còn lại không có
nước tưới, đất bỏ hóa làm nơi chăn thả gia súc. Ở vùng đồi núi, lúa hàng năm thường
được gieo cấy trong vụ Xuân hoặc Xuân Hè khi có mưa đầu vụ. Bốn cơ cấu chính
được trình bày chi tiết tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Điện Biên
TT
Cơ cấu
Thời gian gieo, trồng và thu hoạch
1
1 lúa – 1
Lúa: gieo vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5, đầu tháng 6), cấy vào cuối
màu
tháng 6 đến đầu tháng 7, thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11 (sử dụng
các giống lúa lai, Bắc thơm, Khang dân 18). Cây màu vụ Đông Xuân
(Đậu tương, ngô, khoai môn), trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 5-6.
2

2 lúa - 1
màu

3

1 lúa - 2
màu

4


2 lúa – 2
màu

1. Lúa Xuân - lúa Mùa - cây vụ Đông: lúa Xuân gieo mạ cuối tháng 1
đầu tháng 2, cấy đầu đến trung tuần tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5,
đầu tháng 6; Lúa Mùa: gieo cuối tháng 5, cấy giữa tháng 6, thu hoạch
cuối tháng 9 đầu tháng 10 (lúa 2 vụ là Q5, Khang dân 18, lúa lai).
Cây vụ Đông: Ngô được gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch
tháng 12 và tháng 1 năm sau.
2. Lúa Xuân sớm - Đậu tương Hè - Lúa Mùa muộn: lúa Xuân sớm
gieo mạ cuối tháng 12 đầu tháng 1, cấy đầu đến trung tuần tháng 1,
thu hoạch trung tuần tháng 5; Cây đậu tương Hè gieo trung tuần
tháng 5, thu hoạch trung tuần tháng 8. Lúa Mùa muộn: gieo cuối
tháng 7, cấy trung tuần tháng 8, thu hoạch tháng 11 (chủ yếu sử dụng
giống lúa phản ứng quang chu kỳ).
Đậu tương - Lúa - Ngô đông: Đậu tương gieo khi có mưa xuân từ
ngày 15/2-15/3; Lúa Mùa sớm gieo cuối tháng 5, cấy giữa tháng 6,
thu hoạch giữa tháng 9 (lúa nước) hoặc lúa nương (gieo đầu tháng 5,
thu hoạch đầu tháng 10); Ngô Đông gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10,
thu hoạch tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Trên đất bạc màu, có thành phần cơ giới nhẹ, ruộng bậc thang thoát
nước tốt nên áp dụng lúa Xuân sớm, cây màu vụ Hè (Đậu tương) đến
lúa Mùa muộn và rau vụ Đông (bí, cà chua, dưa chuột…)
12


Tại tỉnh Điện Biên, 2 vụ lúa Xuân và Mùa, phương thức canh tác tương tự như
các tỉnh trong vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng đều có cấy với mật độ
45-50 khóm/m2 hoặc gieo thẳng với lượng 100 kg/ha. Tuy nhiên, phương thức canh
tác lúa nương theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt với mật độ 25-30 lỗ/m2 và gieo 5-6

hạt/lỗ, lượng phân bón cho lúa nương thấp hơn so với lúa nước, đối với cả lúa nương
nếp và tẻ đều bón với lượng 80 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha.
Bảng 4.5. Mật độ cấy, gieo thẳng và mức phân bón cho lúa ở tỉnh Điện Biên
Mật độ cấy Mật độ sạ
TT Mùa vụ Loại giống
Lượng phân bón (kg/ha)
(khóm/m2)
(kg/ha)
Lúa tẻ
45-50
100
120 N + 90 P2O5 + 90 K2O
1
Xuân
Lúa nếp
45-50
100
100 N + 90 P2O5 + 90 K2O
Lúa tẻ
40-45
100
100 N + 90 P2O5 + 90 K2O
2
Mùa
Lúa nếp
45-50
100
90 N + 90 P2O5 + 90 K2O
Lúa tẻ
25-30

120
80 N + 80 P2O5 + 60 K2O
3 Nương*
Lúa nếp
25-30
120
80 N + 80 P2O5 + 60 K2O
Ghi chú: * Gieo thẳng bằng hình thức chọc lỗ bỏ hạt, 5-6 hạt/lỗ

Hiện trạng sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên là: Diện tích sản xuất lúa lớn trong
vùng Tây Bắc nhưng năng suất thấp do trồng nhiều lúa nương; cơ cấu giống lúa năng
suất cao, lúa đặc sản nghèo nàn; nhiều cơ cấu mùa vụ nhưng đạt hiệu quả thấp; kỹ
thuật canh tác lúa còn nhiều hạn chế…Căn cứ vào hiện trạng sản xuất lúa của tỉnh, để
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa, theo chúng tôi nên cần có một số giải
pháp sau: 1- Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa nhờ nước trời sang canh tác lúa chủ
động tưới; 2- Tuyển chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, quan tâm hơn
đối với các giống lúa đặc sản để sản xuất hàng hóa, chế biến thực phẩm; 3- Hoàn
thiện và đưa ra gói kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón, dạng phân
bón…) đối với từng loại giống lúa để nông dân canh tác có hiệu quả.
4.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN LÚA NẾP
4.2.1. Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp dựa trên kiểu hình
Kết quả phân loại các mẫu giống lúa nếp thu thập nhằm mục đích xác định được
các mẫu giống gieo cấy được cả 2 vụ trong năm (cảm ôn) cho thấy từ 48 giống lúa
thu thập có 42 mẫu giống lúa cảm ôn và 06 mẫu giống lúa phản ứng với quang chu
kỳ (cảm quang).
Kết quả phân biệt nhóm lúa Nếp/Tẻ của các mẫu giống lúa dựa theo phản ứng
bắt màu với dung dịch KI 1% cho thấy tất cả 42 mẫu giống lúa đều là lúa nếp và đều
thuộc loài phụ japonica.
4.2.1.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống lúa nếp
Kết quả phân nhóm cho thấy trong các mẫu giống lúa nếp thu thập không có

mẫu giống cực ngắn ngày, có 12 mẫu giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm
ngắn ngày, chiếm tỷ lệ 28,6%. Các giống trung ngày có 21 mẫu giống chiếm tỷ lệ
50%, giống dài ngày có 9 giống chiếm tỷ lệ 21,4%. Như vậy, thời gian sinh trưởng
của các mẫu giống lúa nếp địa phương tương đối đa dạng, phần lớn thuộc nhóm
trung ngày.
13


Bảng 4.6. Phân nhóm các mẫu giống lúa nếp theo thời gian sinh trưởng
Phân loại tính trạng
Số mẫu giống
Tỷ lệ mẫu giống (%)
Cực ngắn ngày (duới 90 ngày)
0
0
Ngắn ngày (91-115 ngày)
12
28,6
Trung ngày (116-130 ngày)
21
50,0
Dài ngày (trên 130 ngày)
9
21,4
Kết quả phân nhóm cho thấy có 2 mẫu giống (N59, N64) chiếm tỷ lệ 4,8% thuộc
loại bán lùn có chiều cao cây duới 100 cm, có 13 mẫu giống (chiếm 31,0%) thuộc
loại trung bình có chiều cao cây từ 100-120 cm, có 27 mẫu giống (chiếm 64,2%)
thuộc loại cao cây có chiều cao trên 120 cm, khả năng chống đổ của giống yếu. Kết
quả đánh giá số nhánh hữu hiệu/khóm của các mẫu giống cho thấy có 25 mẫu giống
(chiếm 59,5%) thuộc mức ít bông, có 17 mẫu giống (chiếm 40,5%) thuộc mức trung

bình, không có mẫu giống nào thuộc mức nhiều bông.
Bảng 4.7. Phân nhóm chiều cao cây và số nhánh hữu hiệu của các mẫu giống lúa
nếp trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên
TT
Phân loại tính trạng
Số mẫu giống
Tỷ lệ mẫu giống (%)
I
Chiều cao cây
1
<100 cm (bán lùn)
2
4,8
2
100-120 cm (trung bình)
13
31,0
3
> 120 cm (cao)
27
64,2
II
Số nhánh hữu hiệu/khóm
1
< 5 nhánh (ít)
25
59,5
2
5-8 nhánh (trung bình)
17

40,5
3
> 8 nhánh (nhiều)
0
0
Mẫu giống có khối lượng 1000 hạt rất cao là 9 mẫu (chiếm 21,4%), có 21 mẫu
có khối lượng 1000 hạt đạt mức cao (chiếm 50%), có 9 mẫu giống có khối lượng
1.000 hạt trung bình (chiếm 21,4%) và 3 mẫu giống có khối lượng 1.000 hạt thấp
(chiếm 7,2%), không có mẫu giống nào có khối lượng 1000 hạt rất thấp (< 20 gam).
TT
1
2
3
4

Bảng 4.8. Phân nhóm các mẫu giống lúa nếp theo khối lượng 1000 hạt
trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên
TT
Tính trạng/ Phân loại
Số mẫu giống
Tỷ lệ mẫu giống (%)
1
Rất thấp (<20 gam)
0
0
2
Thấp (20-24 gam)
3
7,2
3

Trung bình (25-29 gam)
9
21,4
4
Cao (30-35 gam)
21
50,0
5
Rất cao (>35 gam)
9
21,4
Kết quả phân loại các đặc trưng về kích thước và khối lượng hạt theo IRRI
(2002) cho thấy về chiều dài hạt gạo: có 18 mẫu giống lúa hạt rất dài (7,50 mm),
chiếm 42,8%, có 23 mẫu giống (chiếm 54,8%) thuộc dạng hạt dài, chỉ có 1 mẫu
giống (chiếm 2,4%) thuộc dạng hạt trung bình và không có mẫu giống nào thuộc
dạng hạt rất ngắn và ngắn.
14


Bảng 4.9. Phân nhóm một số tính trạng hình dạng hạt của các mẫu giống
lúa nếp trong vụ Xuân 2013 tại Điện Biên

TT
I
1
2
3
4
5
II

1
2
3
III
1
2
3
4
5

Tính trạng/ Phân loại
Chiều dài hạt gạo (mm)
Rất ngắn (<4,50 mm)
Ngắn (4,51-5,50 mm)
Trung bình (5,51-6,50 mm)
Dài (6.51-7,50 mm)
Rất dài (>7,5 mm)
Chiều rộng hạt gạo (mm)
Hẹp (<2,5 mm)
Trung bình (2,5-3,0 mm)
Rộng (>3,0 mm)
Hình dạng hạt gạo (D/R)
Tròn (<1,5)
Bán tròn (1,5-1,99)
Bán thon (2-2,49)
Thon (2,5-2,99)
Thon dài (≥ 3,0)

Số mẫu giống


Tỷ lệ mẫu giống (%)

0
0
1
23
18

0
0
2,4
54,8
42,8

0
22
20

0
52,4
47,6

0
0
20
22
0

0
0

47,6
52,4
0

4.2.1.2. Ðánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống lúa nếp thông qua kiểu hình

Kết quả phân tích được mô hình hóa duới dạng sơ đồ hình cây cho thấy, với sự sai
khác 0,07, 42 mẫu giống lúa nếp được phân thành 11 nhóm di truyền, nhóm 1 gồm 4
mẫu giống N1, N45, N3 và N13; nhóm 2 gồm 4 mẫu giống N6, N10, N57 và N65;
nhóm 3 gồm 3 mẫu giống N36, N52 và N43; nhóm 4 gồm 1 mẫu giống N66; nhóm 5
gồm 4 mẫu giống N18, N49, N61 và N53; nhóm 6 gồm 6 mẫu giống N4, N14, N59,
N11, N44 và N56; nhóm 7 gồm 2 mẫu giống N39 và N48; nhóm 8 gồm 7 mẫu giống
N7, N29, N60, N6, N20, N41 và N54; nhóm 9 gồm 2 mẫu giống N2 và N12; nhóm 10
gồm 5 mẫu giống N19, N35, N51, N58 và N64; nhóm 11 gồm 4 mẫu giống N9, N38,
N50 và N63. Kết quả phân nhóm cho thấy mẫu giống N66 (nếp 97) được xếp riêng
một nhóm (nhóm 4), điều này cho thấy giữa giống nếp địa phương và giống nếp cải
tiến có sự khác biệt nhau rất rõ về kiểu hình.
4.2.2. Ðánh giá đa dạng di truyền nguồn gen lúa nếp bằng chỉ thị phân tử
Kết quả thu được dựa trên sự phân tích 42 mẫu giống lúa nếp sử dụng chỉ thị
SSR cho thấy trong tổng số 38 chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu, có 35 (92,1%)
chỉ thị cho đa hình với tổng cộng 106 alen. Số lượng alen dao động từ 2 đến 8 alen,
giá trị trung bình là 3,03 alen/locus. Hàm lượng thông tin đa hình (PIC) của 35 chỉ
thị SSR dao động từ 0,08 đến 0,84, trung bình đạt 0,50. Các chỉ thị có hệ số PIC lớn
hơn hoặc bằng 0,5 sẽ cho sự phân biệt cao về tỷ lệ đa hình của chỉ thị đó (DeWoody
et al., 1995).
Với mức độ tương đồng 0,648, 42 mẫu giống được đánh giá đa dạng di truyền
bởi chỉ thị phân tử chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm 34 mẫu: Nếp cẩm Điện Biên
(N1), nếp nương Cẩm lửa (N3), nếp Gà gáy (N6), nếp Thơm (N7), nếp Thơm 2
(N11), nếp nương Tan Pỏm (N13), nếp Cẩm hoa (N14), nếp nương Cao Bằng (N16),
15



nếp Khẩu Nua Phiểng (N19), nếp Khẩu màn (N20), nếp Khẩu Mò Bkan (N29), nếp
nương Xiểm (N12), nếp Khẩu Lao Nương Sơn La (N18), nếp nương dạng 1 Yên Bái
(N39), Nếp ruộng - Tan Văn Chấn (N2), nếp ruộng MX4 (N4), nếp ruộng Sơn La
(N9), nếp Khẩu Pe (N10), nếp mỡ Yên Bái (N41), Khẩu nua nương Lạng Sơn (N43),
nếp Nương cẩm Lào Cai (N44), nếp Nương Lào Cai (N45), Khẩu lếch 2 dạng 2 Lai
Châu (N48), Pì Theo Cù Lai Châu (N49), Háu Vắn Xiêm Lai Châu (N50), PLẩu tâu
đằng dạng 1 Yên Bái (N51), Khẩu na lầy dạng 2 Lạng Sơn (N52), Kháu khỉnh Hòa
Bình (N53), nếp Cẩm đen Thanh Hóa (N54), Khẩu Giỏ Ka dạng 2 Nghệ An (N56),
Pàu Đằng Quại Lạng Sơn (N59), Kháu Cẩm Pị Hòa Bình (N61), Kháu mặc buộc
Nghệ An (N63), Ló Đếp Cẩm Thanh Hóa (N65). Nhóm 2 gồm 8 mẫu giống: ĐH6
nếp cẩm (N35), nếp Khẩu lang (N36), Khẩu cáy Cao Bằng (N38), Chăm lượng Sơn
La (N37), nếp Lùn Hà Giang (N59), Khẩu lao Hà Giang (N60), Nếp 97 (N66), nếp
Nương Quảng Ninh (N64).
4.3. TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG NGẮN NGÀY, NĂNG
SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT, NHIỄM NHẸ SÂU BỆNH
4.3.1. Kết quả tuyển chọn các mẫu giống lúa nếp có triển vọng
Thông qua sử dụng chỉ số chọn lọc dựa trên 7 tính trạng: số bông/m2, số
hạt/bông, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, năng suất thực thu, chiều dài hạt
gạo và tỷ lệ gạo xát (chi tiết trong phụ lục 9) để chọn 20 mẫu giống có triển vọng
theo 3 hướng: i-không ưu tiên tính trạng nào; ii-ưu tiên các tính trạng cấu thành năng
suất và năng suất thực thu; iii-ưu tiên tính trạng chất lượng (chiều dài hạt và tỷ lệ gạo
xát). Trong số 20 mẫu giống được chọn/hướng có 17 mẫu giống được chọn cả 3 lần
(không ưu tiên, ưu tiên năng suất, ưu tiên chất lượng). Trong số 17 mẫu giống, chọn
11 mẫu giống có độ thuần đồng ruộng cao và đối chứng (nếp 97) để đưa vào thí
nghiệm so sánh, riêng mẫu giống N3 (được chọn 02 lần) nhưng đưa vào so sánh vì có
chất lượng tốt.
Từ các mẫu giống được thu thập, đánh giá trong thí nghiệm 1, chúng tôi lựa
chọn được 11 mẫu giống để bố trí thí nghiệm so sánh giống ở điều kiện chủ động

nước tưới, nhằm tuyển chọn ra các mẫu giống lúa nếp triển vọng đáp ứng các tiêu
chuẩn: Ngắn ngày, thấp cây, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại,
các mẫu giống lúa nếp được tuyển chọn: N3; N4; N10; N12; N13; N14; N35; N39;
N43; N60; N65; N66 (nếp 97- giống đối chứng).
4.3.2. Kết quả đánh giá các mẫu giống lúa nếp có triển vọng
Các mẫu giống lúa nếp có thời gian bắt đầu đẻ nhánh khác nhau khá lớn, sau gieo
18-29 ngày trong vụ Xuân, 14-26 ngày trong vụ Mùa. Thời gian kết thúc đẻ nhánh sau
gieo từ 38-76 ngày trong vụ Xuân và 34-67 ngày trong vụ Mùa. Thời gian sinh trưởng
của các mẫu giống lúa nếp trong vụ Xuân biến động từ 97 đến 137 ngày, vụ Mùa biến
động từ 85 đến 119 ngày, thời gian sinh trưởng của các mẫu giống lúa thuộc nhóm
ngắn ngày phù hợp với điều kiện sản xuất lúa của tỉnh Điện Biên.
Năng suất lý thuyết của các mẫu giống ở vụ Xuân biến động từ 6,24 đến 8,71
tấn/ha, thấp nhất là mẫu giống N65 (6,24 tấn/ha), cao nhất là mẫu giống N35 (8,71
tấn/ha); trong vụ Mùa biến động từ 4,67 đến 7,66 tấn/ha, cao nhất là mẫu giống N35
(bảng 4.10).
16


Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các mẫu giống lúa nếp triển vọng vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014
TT Kí hiệu
1
N3
2
N4
3
N10
4
N12
5

N13
6
N14
7
N35
8
N39
9
N43
10
N60
11
N65
12 N66 (đ/c)
CV%
LSD0,05

Số bông
Số hạt /bông
/m2

X
265
198
202
227
232
220
243
208

190
198
172
298

M
192
140
196
184
148
140
231
156
172
186
152
277

X
96,2
160,1
120,5
112,6
110,9
129,4
172,8
160,5
132,7
115,2

126,4
116,7

M
102,0
155,5
114,0
98,7
104,5
113,5
155,0
132,4
102,5
99,8
106,0
98,9

Tỷ lệ hạt
chắc (%)

X
91,6
88,3
89,5
90,1
91,8
90,7
92,6
89,5
91,4

86,9
80,9
97,8

M
94,6
90,0
95,1
88,7
93,7
90,9
95,3
89,0
97,3
90,3
87,4
94,3

Khối lượng
1000 hạt
(gam)
X
M
34,5 34,7
30,2 29,4
31,4 30,0
32,6 32,5
33,8 33,0
32,1 32,3
22,4 22,5

26,9 27,5
37,2 38,0
35,7 36,0
35,5 35,3
25,2 25,1

Năng suất
lý thuyết
(tấn/ha)
X
M
8,05 6,43
8,46 5,76
6,84 6,38
7,51 5,23
7,98 4,78
8,29 4,67
8,71 7,66
8,03 5,05
8,57 6,52
7,06 5,84
6,24 4,97
8,28 6,49

Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
X
M
6,22 4,53

6,45 4,05
5,21 4,40
5,69 3,77
5,76 3,44
6,05 3,06
6,84 5,84
5,99 3,54
6,57 4,29
5,18 4,50
4,65 3,58
6,76 5,76
8,1 6,1
0,58 0,62

Trong vụ Xuân, các mẫu giống có năng suất thực thu từ 4,65 đến 6,84 tấn/ha, cao
nhất là mẫu giống N35 (6,84 tấn/ha). Ở vụ Mùa, các mẫu giống lúa nếp có năng suất
thực thu thấp từ 3,06 đến 5,84 tấn/ha, đạt năng suất cao là mẫu giống N35 và đối chứng
N66. Kết quả đánh giá cho thấy mẫu giống N35 có năng suất thực thu cao nhất và cao
hơn giống đối chứng nhưng sai khác không có ý nghĩa trong vụ Xuân và vụ Mùa.
Bảng 4.11. Chỉ tiêu chất lượng gạo của các mẫu giống lúa nếp triển vọng

TT Kí hiệu
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12

N3
N4
N10
N12
N13
N14
N35
N39
N43
N60
N65
Nếp 97
(đ/c)

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ gạo
Nhiệt
Độ bền
gạo lật gạo xát nguyên /gạo
độ hóa
gel
(%)
(%)
xát (%)

hồ
78,4
56,5
42,8
Mềm
TB
80,7
59,2
38,3
Mềm
TB
81,3
61,5
48,6
Mềm
TB
79,3
50,3
45,7
Mềm
TB
79,1
62,1
42,9
Mềm
Cao
80,5
59,6
33,2
Mềm

TB
79,3
62,7
36,4
Mềm
Cao
82,3
60,9
38,2
Mềm
TB
81,2
58,8
49,3
Mềm
TB
80,7
59,0
34,1
Mềm
Cao
80,2
57,5
52,1
Mềm
TB
80,8

64,9


39,9

Mềm

TB

Màu hạt
gạo lật

Hàm lượng
amylose (%)



3,61







T





Ghi chú: TĐ: Trắng Đục; T: Tím; Kết quả phân tích mẫu giống N35 (ĐH6)
của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, SPCT Quốc gia


4,22
4,85
5,06
4,12
3,32
4,65
3,79
4,53
5,03
3,52
4,59

Các mẫu giống lúa nếp có tỷ lệ gạo xay khá cao, biến động từ 78,4 đến 82,3%,
tỷ lệ gạo xát thấp hơn lúa tẻ, biến động từ 50,3 đến 64,9%, đặc biệt tỷ lệ gạo nguyên
17


của tất cả các mẫu giống đều thấp, biến động từ 33,2 đến 49,3%. Tất cả các mẫu
giống lúa nếp đều có hạt gạo dài thuộc dạng trung bình và có độ bền thể gel thuộc
loại mềm, hạt gạo lật có màu trắng đục, riêng mẫu giống N35 có vỏ cám màu tím
đen. Các mẫu giống lúa nếp có hàm lượng amylose từ 3,32 đến 5,06% và nhiệt độ
hóa hồ của các mẫu giống từ trung bình đến cao, mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ cao là
N13, N35 và N60.
Tóm lại: Kết quả so sánh 11 mẫu giống lúa nếp trong vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 cho thấy các mẫu giống lúa nếp có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung ngày,
chiều cao cây thuộc dạng trung bình đến cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất thực thu
từ 4,65 đến 6,84 tấn/ha (vụ Xuân) và từ 3,06 đến 5,84 tấn/ha (vụ Mùa), hạt gạo dài.
Trong số 11 mẫu giống đánh giá đã chọn được mẫu giống N35 (nếp cẩm ĐH6) có thời
gian sinh trưởng trung bình (136 ngày trong vụ Xuân, 115 ngày trong vụ Mùa), cây cao

trung bình (106,7-115,5cm), nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất cao (6,84 tấn/ha trong vụ
Xuân, 5,84 tấn/ha trong vụ Mùa), tỷ lệ gạo xát đạt 62,7%, hàm lượng amylose 3,79%,
nhiệt độ hóa hồ cao, cơm mềm, đặc biệt hạt gạo lật có màu tím.
4.4. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG LÚA NẾP CẨM
MỚI ĐH6
4.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ gieo thẳng đến giống lúa nếp cẩm ĐH6
trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014
Thời vụ và mật độ gieo thẳng có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, mức độ
nhiễm sâu bệnh, số bông/m2, số hạt chắc/bông, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ĐH6 trong vụ Xuân và Mùa năm 2014
Thời Mật
vụ
độ
T1
T2
T3

M1
M2
M3
M4
M1
M2
M3
M4
M1
M2
M3
M4


Số bông /m2
X
240,8
260,3
275,3
280,6
256,7
265,5
268,4
276,2
236,9
244,5
259,5
269,9

CV%
LSD(2T/M)0,05 =
LSD(2M/T)0,05 =

M
228,8
235,3
246,1
253,6
210,7
256,1
250,4
266,9
196,9

248,5
259,5
260,1

Số hạt
chắc/bông

X
144,1
140,6
141,4
134,1
138,5
135,5
136,2
130,2
132,7
140,4
138,5
130,6

M
123,6
130,6
125,9
120,1
128,5
133,9
128,2
116,3

132,2
130,4
122,5
110,6

Khối lượng
1000 hạt
(gam)
X
M
22,6 22,8
22,4 22,8
22,6 23,0
22,5 22,8
22,4 23,0
22,5 23,0
22,5 22,8
22,4 22,6
22,5 23,0
22,5 23,0
22,6 22,6
22,4 22,6

Năng suất
lý thuyết
(tấn/ha)
X
M
7,84 6,45
8,20 7,01

8,80 7,13
8,47 6,94
7,96 6,23
8,09 7,89
8,23 7,32
8,06 7,02
7,07 5,99
7,72 7,45
8,12 7,18
7,90 6,50

Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
X
M
5,14 4,17
5,58 5,02
6,13 5,11
5,88 4,58
5,23 4,20
5,66 5,59
5,83 5,35
5,42 5,12
4,91 4,06
5,02 5,29
5,54 5,14
5,17 4,18
12,1
6,3

0,44 0,82
0,66 0,45

Ghi chú: T: Thời vụ; M: Mật độ; 2T/M: Hai thời vụ trên 1 mật độ; 2M/T: Hai mật độ trên 1 thời vụ

Thời vụ và mật độ gieo thẳng không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều dài lá
dòng, chiều dài cổ bông và khối lượng 1000 hạt của giống ĐH6. Như vậy, công thức
T1M3 (gieo ngày 27/12 và mật độ gieo 100 kg/ha) trong vụ xuân và công thức T2M2
18


(gieo ngày 26/6 và mật độ gieo 90 kg/ha) trong vụ Mùa là phù hợp nhất để giống ĐH6
đạt năng suất cao tại Điện Biên.
4.4.2. Ảnh hưởng của mức bón phân Đạm, Lân và Kali đến năng suất giống lúa
nếp cẩm ĐH6 trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014
4.4.2.1. Ảnh hưởng của mức bón phân Đạm, Lân và Kali đến một số đặc điểm
nông sinh học của giống lúa ĐH6
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mức bón phân đạm, lân, kali cho thấy: Khi tăng
lượng đạm bón đã kéo dài thời gian sinh trưởng của giống ĐH6, cụ thể kéo dài từ 132
ngày (N1) đến 145 ngày (N5) trong vụ Xuân và từ 113 - 120 ngày trong vụ Mùa tương
ứng theo mức bón N1 đến N5. Bón nhiều phân đạm cũng kéo dài thời gian trỗ của
quần thể từ 12 ngày (N1) đến 16 ngày (N5) trong vụ Xuân và từ 12 ngày (N1) đến 14
ngày (N5) trong vụ Mùa. Tuy nhiên, khi tăng lượng đạm ảnh hưởng không nhiều đến
chiều cao cây trong vụ Xuân nhưng lại ảnh hưởng nhiều trong vụ Mùa, tăng từ 92,7 cm
(N1) đến 108,6 cm (N5).
4.4.2.2. Ảnh hưởng của mức bón phân Đạm, Lân và Kali đến mức độ nhiễm sâu,
bệnh của giống lúa ĐH6
Đánh giá sự xuất hiện sâu bệnh trên đồng ruộng ở các công thức bón phân cho
thấy: với mức bón đạm càng cao thì mức độ nhiễm sâu bệnh nhiều hơn, ở công thức
N4, N5 tuy ở mức độ nhẹ (điểm 3) nhưng xuất hiện nhiều hơn. Giống ĐH6 nhiễm

khô vằn, đạo ôn và đốm nâu nhẹ ở cả 2 vụ, bệnh bạc lá xuất hiện từng chòm nhỏ do
bón phân không đều. Khi tăng lượng phân lân và kali, giống ĐH6 nhiễm nhẹ sâu
bệnh hơn, đặc biệt đối với bệnh đạo ôn, bạc lá và đốm nâu trong cả vụ Xuân và vụ
Mùa. Giống ĐH6 không kháng được bệnh đạo ôn (cả lá và cổ bông) nên trong vụ
Xuân lưu ý trong bón phân cần bón sớm và cân đối.
4.4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón phân Đạm, Lân và Kali đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa ĐH6
Tại Điện Biên, để giống ĐH6 đạt năng suất cao, trong vụ Xuân nên gieo thẳng
sau ngày 27/12 với lượng giống 100 kg/ha, trong vụ mùa nên gieo thẳng sau ngày
26/6 với lượng giống 90 kg/ha.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mức bón phân Đạm đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ĐH6 trong vụ Xuân và Mùa năm 2014
Khối lượng Năng suất Năng suất
Số hạt
Công
Số bông /m2
1000 hạt
lý thuyết
thực thu
chắc/bông
TT thức
(gam)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
bón
X
M
X
M
X

M
X
M
X
M
1
N1 249,1 228,8 136,7 125,6 22,4 22,8 7,63 6,55 5,14 4,17
2
N2 268,5 248,9 143,2 133,5 22,6 22,8 8,69 7,58 6,08 5,02
3
N3 256,9 236,4 140,0 130,2 22,5 22,6 8,09 6,96 5,37 4,20
4
N4 239,2 220,7 132,5 128,5 22,4 22,5 7,10 6,38 4,72 4,08
5
N5 210,4 196,9 128,7 132,2 22,4 22,6 6,07 5,88 3,66 3,05
CV%
9,6 12,3
LSD0,05
0,90 0,85
19


Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mức bón phân Lân đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ĐH6 trong vụ Xuân và Mùa năm 2014
Khối lượng Năng suất Năng suất
Số hạt
Công
Số bông /m2
1000 hạt
lý thuyết

thực thu
chắc/bông
TT thức
(gam)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
bón
X
M
X
M
X
M
X
M
X
M
1
P1
250,3 230,3 130,6 120,6 22,3 22,5 72,9 62,5 5,08 4,02
2
P2
259,5 241,4 138,8 128,5 22,5 22,8 81,0 70,7 5,41 4,77
3
P3
272,8 256,2 145,5 136,9 22,6 23,0 89,7 80,7 6,44 5,23
4
P4
244,8 228,3 138,7 131,7 22,3 22,5 75,7 67,7 5,12 4,29
5

P5
260,1 249,5 140,4 130,4 22,5 23,0 82,2 74,8 5,42 4,88
CV%
9,4 10,6
LSD0,05
0,97 1,01

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mức bón phân Kali đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống ĐH6 trong vụ Xuân và Mùa năm 2014
Khối lượng Năng suất Năng suất
Số hạt
Công
Số bông /m2
1000 hạt
lý thuyết
thực thu
chắc/bông
TT
thức
(gam)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
bón
X
M
X
M
X
M
X

M
X
M
1
K1
245,3 242,1 132,4 125,9 22,6 22,8 7,34 6,95 5,13 4,61
2
K2
270,4 252,9 148,2 141,2 22,5 23,0 9,02 8,21 6,55 5,54
3
K3
260,9 246,2 143,3 138,8 22,6 23,1 8,45 7,89 6,05 5,22
4
K4
254,7 239,5 138,5 132,5 22,6 23,0 7,97 7,30 5,53 5,04
CV%
8,3
8,8
LSD0,05
0,91 0,84
Trong cả vụ Xuân và Mùa, để giống ĐH6 cho năng suất cao nhất nên bón phân
với lượng: 8 tấn phân chuồng + 62 kg N + 45 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha, hoặc 8 tấn
phân chuồng + 60 kg N + 68 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha.
4.4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng giống lúa nếp cẩm ĐH6 trong vụ Xuân và Mùa năm 2015
4.4.3.1. Ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến một số đặc điểm
nông sinh học của Nếp cẩm ĐH6
Khi bón tăng lượng phân vi sinh từ P1 (500 kg/ha) lên P4 (1.100 kg/ha) không có
sự sai khác lớn về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây cuối cùng và chiều dài bông của
giống ĐH6 trong cả vụ Xuân và Vụ Mùa. Tuy nhiên, khi tăng lượng phân hữu cơ vi

sinh đã làm tăng chiều dài lá đòng từ 37,4 cm (P1) lên 44,4 cm (P4) trong điều kiện vụ
Xuân và từ 30,9 cm (P1) lên 40,9 cm (P4) trong điều kiện vụ Mùa.
4.4.3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống nếp cẩm ĐH6
Tại Điện Biên, để giống ĐH6 đạt năng suất cao, trong cả điều kiện vụ Xuân và
vụ Mùa nên bón nền (60 kg N + 45 kg P2O5 + 45 kg K2O) + 900 kg phân hữu cơ vi
sinh sông Gianh/ha.
20


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống nếp cẩm ĐH6
Khối lượng Năng suất Năng suất
Số
Tỷ lệ hạt
1000 hạt
lý thuyết
thực thu
Phân Số bông/m2
hạt/bông
chắc (%)
(gam)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
bón
X
M
X
M
X

M
X
M
X
M
X
M
P1 218,2 216,7 160,2 156,0 87,4 85,8 22,4 22,1 6,60 6,01 4,67 4,28
P2 254,5 228,5 165,1 163,0 86,6 82,7 22,7 22,3 7,61 6,41 5,58 5,09
P3 260,2 236,5 168,5 165,6 85,8 83,3 22,9 22,4 8,40 6,93 6,23 5,42
P4 232,5 220,8 169,5 170,1 77,3 75,4 22,8 22,5 7,11 6,63 5,40 5,22
CV(%)
7,6 6,9
LSD0,05
0,52 0,37

4.4.3.3. Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu chất
lượng của giống nếp cẩm ĐH6
Liều lượng phân hữu cơ vi sinh khác nhau không ảnh hưởng đến chiều dài,
chiều rộng hạt gạo, nhiệt độ hóa hồ và độ bền thể gel của giống ĐH6. Liều lượng
phân hữu cơ vi sinh ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng amylose, protein và
anthocyanin. Khi tăng lượng phân hữu cơ vi sinh đã làm giảm hàm lượng amylose
nhưng làm tăng hàm lượng protein và hàm lượng anthocyanin.
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh
đến một số chỉ tiêu hóa sinh của giống nếp cẩm ĐH6
Hàm lượng Hàm lượng
Hàm lượng
Nhiệt độ
Độ bền gel
Phân

amylose (%) protein (%) anthocyanin (%)
hóa hồ
bón
X
M
X
M
X
M
X
M
X
M
P1 3,80 3,75
8,76 8,68 0,16
0,18
Cao Cao Mềm Mềm
P2 3,76 3,70
8,89 8,75 0,18
0,20
Cao Cao Mềm Mềm
P3 3,55 3,66
8,90 8,90 0,20
0,23
Cao Cao Mềm Mềm
P4 3,50 3,60
8,95 8,88 0,20
0,22
Cao Cao Mềm Mềm
Số liệu phân tích tại Phòng thí nghiệm JICA, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

4.5. KẾT QUẢ TRÌNH DIỄN GIỐNG NẾP CẨM MỚI ĐH6
4.5.1. Kết quả trình diễn giống nếp cẩm mới ĐH6
Tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện biên, giống ĐH6 có thời gian sinh trưởng 136
ngày (trong vụ Xuân) và 109 ngày (trong vụ Mùa), tương đương với giống đối chứng
nếp 97. Trong vụ Xuân, giống ĐH6 có năng suất thực thu đạt 6,89 tấn/ha cao hơn
giống đối chứng nếp 97 (6,52 tấn/ha). Trong vụ Mùa, giống ĐH6 có năng suất thực
thu đạt 5,87 tấn/ha tương đương với giống đối chứng nếp 97.
Tại huyện Tuần Giáo, giống ĐH6 có thời gian sinh trưởng là 132 ngày trong vụ
Xuân và 110 ngày trong vụ Mùa. Trong điều kiện vụ Xuân, giống ĐH6 có năng suất
thực thu đạt 6,65 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng nếp 97 (6,47 tấn/ha). Trong điều
kiện vụ Mùa, giống ĐH6 có năng suất thực thu đạt 5,52 tấn/ha, thấp hơn giống đối
chứng nếp 97 (5,68 tấn/ha).
21


TT
1
2
3

Bảng 4.18. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6
tại huyện Điện Biên trong vụ Xuân và Mùa năm 2016
Vụ Xuân 2016
Vụ Mùa 2016
Đặc điểm
Nếp cẩm Nếp 97 Nếp cẩm Nếp 97
ĐH6
(đ/c)
ĐH6
(đ/c)

Thời gian sinh trưởng (ngày)
136
135
109
112
Năng suất thực thu (tấn/ha)
6,89
6,52
5,87
5,79
Khả năng chống chịu sâu bệnh
Đạo ôn lá (điểm)
3
3
3
1
Bạc lá (điểm)
0
0
1
3
Đục thân (điểm)
1
1
1
1
Cuốn lá (điểm)
0
0
0

1

Bảng 4.19. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6 tại
huyện Tuần Giáo trong vụ Xuân và Mùa năm 2016
Vụ Xuân 2016
Vụ Mùa 2016
TT
Chỉ tiêu theo dõi
Nếp cẩm Nếp 97 Nếp cẩm Nếp 97
ĐH6
(đ/c)
ĐH6
(đ/c)
1 Thời gian sinh trưởng (ngày)
132
130
110
110
2 Năng suất thực thu (tấn/ha)
6,65
6,47
5,52
5,68
3
Khả năng chống chịu sâu bệnh
Sâu đục thân
1
1
1
1

Sâu cuốn lá
1
3
0
3
Đạo ôn
0
1
0
3
Bạc lá
0
0
1
1

Tại Mường Chà, giống lúa nếp cẩm ĐH6 có thời gian sinh trưởng là 134 ngày (vụ
Xuân) và 112 ngày (vụ Mùa), tương đương với giống đối chứng nếp 97. Năng suất thực
thu của giống nếp cẩm ĐH6 cũng cao hơn so với giống nếp 97, cụ thể trong vụ Xuân đạt
6,36 tấn/ha và trong vụ Mùa đạt 5,42 tấn/ha.
Bảng 4.20. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6 tại
huyện Mường Chà trong vụ Xuân và Mùa năm 2016
Vụ Xuân 2016
Vụ Mùa 2016
TT
Chỉ tiêu theo dõi
Nếp cẩm Nếp 97 Nếp cẩm Nếp 97
ĐH6
(đ/c)
ĐH6

(đ/c)
1 Thời gian sinh trưởng (ngày)
134
135
112
107
2 Năng suất thực thu (tấn/ha)
6,36
6,15
5,42
5,31
3
Khả năng chống chịu sâu bệnh
Sâu đục thân
1
1
1
1
Sâu cuốn lá
1
3
1
3
Đạo ôn
1
1
3
3
Bạc lá
0

0
0
1
22


4.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cẩm ĐH6
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa cấy giống nếp cẩm ĐH6 với giống nếp 97
làm đối chứng ở bảng 4.21 và 4.22 cho thấy: Trên diện tích trình diễn 1000 m2 tại
mỗi huyện của tỉnh Điện Biên, giống nếp cẩm ĐH6 cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn
so với giống nếp 97 từ 37.920.000 đồng đến 42.340.000 đồng trong vụ Xuân và từ
24.670.000 đồng đến 28.680.000 đồng trong vụ Mùa.
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của giống nếp cẩm ĐH6
tại các điểm trình diễn sản xuất lúa vụ Xuân 2016
Huyện
Huyện
Huyện
Điện Biên
Tuần Giáo
Mường Chà
Đơn vị
Chỉ tiêu
tính
Nếp 97
Nếp 97
Nếp 97
ĐH6
ĐH6
ĐH6
(đ/c)

(đ/c)
(đ/c)
Năng suất thực tế
tấn/ha
6,89
6,52
6,65
6,47
6,36
6,15
Đơn giá
đồng/kg 12.000 6.000 12.000 6.000 12.000 6.000
Tổng thu
triệu đồng
82,68 39,12
79,8 38,82 76,32
36,9
Tổng chi
triệu đồng
30,64 29,42 30,34 29,86 30,38 28,88
Lãi thuần
triệu đồng
52,04
9,7 49,46
8,96 45,94
8,02
Lãi vượt đối chứng triệu đồng
42,34
40,50
37,92


Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế của giống nếp cẩm ĐH6
tại các điểm trình diễn sản xuất lúa vụ Mùa 2016
Huyện
Huyện
Huyện
Điện Biên
Tuần Giáo
Mường Chà
Chỉ tiêu
ĐVT
Nếp 97
Nếp 97
Nếp 97
ĐH6
ĐH6
ĐH6
(đ/c)
(đ/c)
(đ/c)
Năng suất thực tế
tấn/ha
5,87
5,79
5,52
5,68
5,42
5,31
Đơn giá
đồng/kg

12.000
7.000 12.000
7.000 12.000
7.000
Tổng thu
triệu đồng
70,44
40,53
66,24
39,76
65,04
37,17
Tổng chi
triệu đồng
29,55
28,32
30,09
28,28
29,39
28,38
Lãi thuần
triệu đồng
40,89
12,21
36,15
11,48
35,65
8,79
Lãi vượt đối chứng triệu đồng
28,68

24,67
26,86
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Điện Biên là một trong hai tỉnh có diện tích lúa lớn của vùng Tây Bắc, năng
suất lúa trung bình đạt 3,45 tấn/ha, bằng 81,5% năng suất trung bình của vùng và
bằng 61,8% năng suất trung bình của cả nước. Năng suất lúa thấp là do: diện tích
trồng lúa nương chiếm 47,4% và năng suất quá thấp đạt 1,46 tấn/ha; kỹ thuật canh tác
lúa còn nhiều hạn chế đặc biệt là canh tác lúa nương và lúa nếp. Chính vì vậy cần
tăng diện tích lúa nước, tuyển chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, giống
lúa đặc sản để sản xuất hàng hóa và áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp.
23


×