Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Khi các bên đàm phán sử dụng hòa giải để giải quyết mâu thuẫn, tương lai của họ sẽ bị một bên trung gian thứ ba xa lạ điều khiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.78 KB, 14 trang )

“KHI CÁC BÊN ĐÀM PHÁN SỬ DỤNG HÒA GIẢI ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU
THUẪN, TƯƠNG LAI CỦA HỌ SẼ BỊ MỘT BÊN TRUNG GIAN THỨ BA
XA LẠ ĐIỀU KHIỂN”.

Hãy thảo luận vấn đề này.

GIỚI THIỆU

Trong cuộc sống, làm việc, học tập và công tác tất cả chúng ta đều phải
đối mặt với đàm phán. "Đàm phán là những hành vi và quá trình, trong đó các
bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải
pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những
tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng
tốt. Sự đạt được thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia"1.
Tuy nhiên không phải cuộc đàm phán nào cũng thuận lợi và đạt được kết
quả mong muốn, không ít các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn và bế tắc dẫn
đến các hành động như tức giận hay khăng khăng với các ý kiến của mình, khi
đó không còn đủ sáng suốt và sự suy xét cũng lệch lạc, thương lượng các bên
không còn hiệu quả thay vào đó là buộc tội đổ lỗi cho nhau. Sự nhận thức quá
khác nhau giữa các bên khiến họ không tin tưởng vào nhau, không thể tìm ra
cách nào để dẫn đến thoả hiệp, hoặc khi các bên tham gia đàm phán đã thử tất cả
các phương án nhưng đàm phán không tiến triển. Việc tháo gỡ các bế tắc, các
xung đột nảy sinh trong quá trình đàm phán có thể được giải quyết nhờ bên thứ
ba.

1


"Giải quyết xung đột nhờ bên thứ ba (Third-party conflict resolution) là
nỗ lực của một người tương đối trung lập nhằm giúp các bên giải quyết những
bất đồng"2. Nhìn chung các hoạt động giải quyết xung đột nhờ bên thứ ba được


chia thành 3 kiểu: trọng tài, thẩm tra và hòa giải. Trong đó, hòa giải là hình thức
can thiệp phổ biến nhất hiện nay.

PHÂN TÍCH

Theo Từ điển tiếng Việt, “hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý
chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả”3. Từ điển pháp lý của
Rothenberg cũng định nghĩa hòa giải (reconciliation) là “hành vi thỏa hiệp giữa
các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít” 4. Một định nghĩa khác
của hòa giải (mediation) là “việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên thông qua sự
can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên
xóa bớt sự khác biệt”5. Cả ba khái niệm nêu trên cho thấy hòa giải có ba yếu tố.
Thứ nhất là phải có tranh chấp giữa hai bên. Thứ hai là có sự thống nhất ý chí
giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc mỗi bên nhượng bộ một ít.
Thứ ba là trong quá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập
để cho ý kiến tư vấn, đồng thời công nhận thủ tục hòa giải hình thành giữa các
bên trong tranh chấp.

Sự cần thiết của hoà giải
“Hòa giải đã trở thành phương thức giải quyết tranh chấp trong hệ thống
các phương thức giải quyết tranh chấp của đời sống xã hội. Nó có vị trí và ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
trong xã hội, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội.
Về phương diện kinh tế - xã hội, các phương thức này giúp cho các chủ
thể hiểu biết và thông cảm với nhau, hàn gắn và duy trì mối quan hệ giữa các
2


chủ thể. Các phương thức này, đặc biệt là hòa giải góp phần nâng cao ý thức
pháp luật cho nhân dân. Mặt khác, nếu các phương thức này giải quyết được

tranh chấp mà không phải thông qua con đường tố tụng thì sẽ tiết kiện được thời
gian, tiền của mà vẫn đạt được mục đích.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trên điều chỉnh các quan hệ giữa
các bên tranh chấp ngay cả khi các tranh chấp đó liên quan đến quyền và nghĩa
vụ pháp lý phải yêu cầu Toà án xem xét. Chúng không chỉ góp phần nâng cao
hiệu quả giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, mà còn thể hiện trình độ văn hoá
trong quan hệ xã hội, giúp cho các đương sự hiểu biết và thông cảm với nhau,
góp phần phát huy truyền thống tương thân tương ái, khôi phục, củng cố đoàn
kết trong nội bộ nhân dân.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
giao lưu dân sự, kinh tế phát triển ngày càng sôi động, đa dạng về hình thức,
phong phú về nội dung, đan xen và giao thoa với nhau. Phạm vi của các quan hệ
xã hội, đặc biệt là các qua hệ dân sự, kinh tế không còn khép trong gia đình, làng
xã, quốc gia, mà đã mở rộng ra khu vực và thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của nền
kinh tế thị trường cũng đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, mâu thuẫn, tranh chấp có xu hướng gia tăng và phức tạp. Việc tiếp tục duy
trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương thức giải quyết tranh chấp
trên có một ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần giải quyết một cách hoà bình, thân
thiện các mâu thuẫn, bất đồng, khôi phục được lòng tin, thúc đẩy giao lưu dân
sự, kinh tế phát triển, bảo vệ quyền cơ bản của con người, bảo đảm hoà bình và
an ninh trong quan hệ giữa các quốc gia.
Ngoài ra, các phương thức này với tính chất thay thế cho các phương thức
tố tụng sẽ phát huy hiệu quả to lớn đối với các tranh chấp thương mại, đầu tư có
yếu tố nước ngoài khi mà các bên có nhiều sự khác biệt về thủ tục tố tụng trong
giải quyết tranh chấp”6.

Yếu tố quan trọng của hoà giải
3



Trong các cuộc đàm phán khi xuất hiện các dấu hiệu như các cảm xúc
căng thẳng có vẻ như cản trở một thoả thuận, giao tiếp yếu ớt của các bên tham
gia đàm phán không tự phục hồi, nhận thức sai của mỗi bên gây hạn chế các trao
đổi hiệu quả, các hành vi tiêu cực như giận dữ, xúc phạm, đổ lỗi cho nhau tạo ra
rào cản giữa hai bên, có sự bất đồng sâu sắc về tầm quan trọng thu thập và đánh
giá các dữ liệu, các lợi ích không tương thích tồn tại hữu hình hoặc vô hình
khiến các bên không thể xích lại gần nhau, việc đánh giá tầm quan trọng trong
các sự việc là khác nhau khiến các bên không thể xích lại gần nhau, thiếu các
thủ tục hoặc hiệp ước đàm phán rõ ràng những dấu hiệu này cho thấy cuộc đàm
phán cần có sự can thiệp của bên hoà giải 7. Vậy hoà giải áp dụng khi các bên
đàm phán đã áp dụng tất cả các cách nhưng không có kết quả, các bên không đề
xuất được các hành động để giảm căng thẳng do bất đồng gây ra vì các bên đối
tác đều không hiểu và tin tưởng vào các hành động này hoặc khi đàm phán đi
đến bế tắc, không còn hiệu quả và các bên đàm phán thấy rằng họ không thể
kiểm soát được tình hình và họ cùng nhận thấy có sự cần thiết của bên thứ ba
can thiệp hoà giải. Khi đàm phán trực tiếp vẫn còn hiệu quả thì tốt nhất là cứ để
diễn ra mà không cần có sự tham gia của bên nào khác.
“Để hoà giải thành công có 2 yếu tố quan trọng cần phải có là thời điểm
mà bên hoà giải tham gia và sự chấp nhận hoà giải”8.
Hoà giải sẽ nhiều khả năng thành công nếu xuất hiện tại thời điểm các bên
đang mong muốn nhận được sự giúp đỡ hay nói cách khác là thời cơ chín muồi.
Sự chín muồi thường đề cập đến các trường hợp đàm phán gần chạm đến điểm
bế tắc chính là vết thương do xung đột gây ra đủ đau để kéo các bên cùng sử
dụng hoà giải nhưng không làm tổn thương đến mức gây ra sự thù địch kéo dài.
Khi bất đồng sâu sắc được đi kèm với các mong muốn cao độ nhằm giải quyết
vấn đề của người đàm phán thì cách tốt nhất của người hoà giải là nêu vấn đề
cần giải quyết, thách thức các bên tìm hướng giải quyết.
Hoà giải là một quá trình tự nguyện nếu các bên bị buộc phải chọn giải
pháp hoà giải và có thể là không có tác dụng nếu các bên không hợp tác vì vậy
4



yếu tố thứ hai gắn với sự thành công của hoà giải là các bên xung đột phải chấp
nhận và tin tưởng vào người hoà giải hoặc tổ chức hoà giải. Thông thường hoà
giải là bên thứ ba độc lập có kinh nghiệm, uy tín và trình độ nhằm trợ giúp các
bên đàm phán khi cuộc đàm phán của các bên không thể tự giải quyết. Người
hoà giải là người trung lập được các bên đàm phán thừa nhận là người công
minh có kinh nghiệm, có khả năng trợ giúp đàm phán, có phẩm chất đạo đức tốt,
có uy tín, có khả năng thuyết phục, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong
công tác hoà giải.

Vai trò của các bên khi tham gia hoà giải
Trong suốt quá trình tham gia hoà giải tổ chức hoà giải/ngưòi hoà giải
“không có quyền quyết định đối với kết quả đàm phán, và họ cũng không thể
giải quyết bất đồng theo ý mình cũng như không được phép đặt ra các giải
pháp”9 mà chỉ trợ giúp các bên trong quá trình đàm phán. Như vậy thực chất của
hoà giải là cố gắng đạt được mục tiêu bằng cách để các bên đàm phán tự đưa ra
và cùng tán thành thoả thuận. Như vậy tương lai của các bên đàm phán do các
bên tự quyết định, hoà giải không điều khiển tương lai của các bên .
Khi sử dụng hoà giải các bên đàm phán không từ bỏ quyền kiểm soát giải
quyết các bế tắc họ vẫn tham gia đàm phán, thoả thuận và nhượng bộ lẫn nhau.
Kết quả đàm phán hay giải pháp lựa chọn đều được các bên đàm phán thống
nhất và cam kết thực hiện nên không nảy sinh các tiêu cực trong quá trình thực
hiện các cam kết. Vai trò của tổ chức hoà giải/ Người hoà giải là kéo các bên
quay trở lại bàn đàm phán, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau, nhìn mọi vấn đề
một cách khách quan trung thực, từ đó hiểu nhau hơn và thúc đẩy quá trình
nhượng bộ lẫn nhau trong đàm phán.
Hoà giải là hình thức can thiệp phổ biến nhất khi đó người đàm phán từ
bỏ quyền kiểm soát đối với quá trình nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát đối với kết
quả của quá trình đàm phán. Hoà giải có thể có hiệu quả cao đối với nhiều mâu

thuẫn khi vẫn giúp duy trì được lợi ích quan trọng nào đó của đàm phán như: các
5


bên muốn giữ quyền kiểm soát của định hình và các giải pháp hoặc là kết quả
thực tế mà nâng cao thiện ý thực thi giải pháp và kết quả đó.

Lợi ích của hoà giải
Khác với các hình thức can thiệp của bên thứ ba khác, hoà giải “có thể
giúp làm giảm hoặc loại bỏ các rào cản đối với các thoả thuận, làm tăng thêm
giá trị của quá trình đàm phán vì có xu hướng tạo ra hoặc nâng cao điều mà hai
bên cùng mong muốn đạt được và hướng tới trong đàm phán (Bush, 1996; Esser
and Marroitt, 1995a). Hoà giải có thể giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của
các xung đột thay vì chỉ tìm cách giải quyết bất đồng (Brown, 1999)”10.
Hoà giải làm cho các bên đàm phán hiểu nhau hơn, thúc đẩy quá trình
nhượng bộ trở nên dể dàng hơn nhưng không làm cho các bên mất thể diện, hoà
giải làm cho các bên có sự cảm thông hơn, bổ sung các động lực của người đàm
phán cần có để giải quyết các vấn đề đang tranh cãi đặc biệt là các vấn đề trọng
tâm của quá trình đàm phán và những vấn đề làm chậm hoặc chệch hướng đàm
phán. Ngoài ra hoà giải còn tạo ra không gian thoải mái hơn hoặc khoảng thời
gian giúp hạ nhiệt các bên, thiết lập và nâng cao sự giao tiếp, tập trung hàn gắn
các vấn đề cơ bản, hàn gắn mối quan hệ đang căng thẳng, nâng cao độ thoả mãn
và các cam kết của người đàm phán và quá trình giải quyết bất đồng. Mặt khác
tổ chức hoà giải/ Người hoà giải không đứng ra phân xử bên nào đúng bên nào
sai, không quyết định bên nào thắng bên nào thua mà chỉ trợ giúp các bên hiểu
được vấn đề và cùng hướng tới mục tiêu đàm phán tìm cách giải quyết công
bằng và đồng thời thoả mãn các bên.

Yêu cầu đối với bên thứ ba làm công tác hoà giải
Khi các bên đàm phán đã áp dụng các cách mà không có kết quả, thậm chí

mâu thuẫn càng leo thang và các bên đều thấy rằng cần phải có bên can thiệp thứ
ba là tổ chức hoà giải/ Người hoà giải để giúp họ trung hoà mối bất đồng thúc
6


đẩy tiến trình đàm phán để các bên đạt được các kết quả mong muốn. Vấn đề họ
cần ở đây là tổ chức hoà giải/ người hoà giải có kinh nghiệm trong công tác hoà
giải, có uy tín, tận tuy và công tâm chứ họ không cần một tổ chức quen biết hay
gần gũi. Nếu tổ chức hoà giải quen biết với bên đàm phán này mà lại không
quen biết với bên đàm phán còn lại thì vấn đề hoà giải chưa chắc đã thật sự công
bằng và nếu có công bằng thì các bên chưa chắc đã thực sự tin tưởng lẫn nhau
và tin tưởng vào tổ chức hoà giải/ Người hoà giải và như vậy hoà giải sẽ không
thành công và cuộc đàm phán trở thành tiêu cực, thậm chí dẫn đến bất đồng,
tranh chấp, mâu thuẫn ngày một leo thang.
Để hoà giải có hiệu quả thì tổ chức hoà giải/ người hoà giải phải biết nâng
cao lòng tin của các bên vào người hoà giải và người hoà giải phải kiểm soát
được giao tiếp của các bên, gặp gỡ tìm hiểu riêng từng bên để tìm hiểu, khám
phá các lợi ích và mối quan tâm ngầm của từng bên từ đó lập chương trình làm
việc và thứ tự ưu tiên cho các vấn đề cần phải giải quyết. Trong quá trình đàm
phán người hoà giải phải biết cách giúp đỡ các bên giữ thể diện khi nhượng bộ,
tùng bước giúp đỡ các bên giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.
Người hoà giải xây dựng quá trình thảo luận bằng cách tạo ra và kiểm
soát chương trình đàm phán, giúp các bên đưa ra thứ tự ưu tiên và giữ bình tĩnh,
sự thân thiện nhưng vẫn có kiểm soát đối với quá trình hoà giải.

Ưu nhược điểm của công tác hoà giải
Ngày nay hoà giải được áp dụng rộng rãi trong tranh chấp dân sự, giải
quyết ly hôn gia đình và lớn hơn nữa là việc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc
gia. Hòa giải tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì nếu hoà giải thành công tránh
được các cuộc kiện tụng xảy ra nên tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho cả

các bên, với hòa giải, tất cả mọi người thắng vì kết quả của hoà giải không có
bên thắng bên thua, các bên cùng thoả mãn và thống nhất với kết quả hoà giải.
Tuy nhiên hoà giải cũng có nhược điểm là thiếu động lực hoặc sáng kiến
để tôn trọng bất kỳ giải pháp cụ thể nào hoặc không đưa ra bất kỳ giải pháp nào.
7


Nếu hoà giải không thành công thì khả năng mâu thuẫn leo thang trở nên nguy
hiểm hơn và thiệt hại hơn.

Ví dụ minh hoạ:
Bán đảo Sinai là một bán đảo hình tam giác ở Ai Cập, nằm giữa Địa
Trung Hải ở phía bắc và Hồng Hải ở phía nam, tạo thành một cầu đất từ châu
Phi sang Tây Á, rộng khoảng 60.000km².
Quân Ai Cập kiểm soát Sinai từ năm 1260 cho tới năm 1518, khi bị Đế
quốc Ottoman đánh bại. Kể từ đó cho tới đầu thế kỷ 20, Sinai là một phần của
Pashalik Ai Cập (trấn Ai Cập), dưới quyền đế chế Ottoman. Từ năm 1906 nó trở
thành một phần của Ai Cập dưới quyền bảo hộ của Vương quốc Anh, khi người
Thổ nhượng lại bán đảo này dưới sức ép của Anh. Biên giới theo người Anh áp
đặt chạy theo tuyến từ Rafah trên bờ biển Địa Trung Hải tới Taba, Ai Cập trên
Vịnh Aqaba. Tuyến này được coi là biên giới phía đông của Ai Cập kể từ đó và
nay là biên giới Ai Cập và Israel.
Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía
Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa
Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối
đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu - Châu Mỹ đến những cảng phía
Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương.
Vào khoảng năm 1854 và 1856 phó vương Ai Cập đã mở một công ty
kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo
thiết kế của một kiến trúc sư người Úc. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp

công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858.
Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm.
Người Anh đã nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và
việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những
lợi ích kinh tế, chính trị của Anh.
8


Lần đầu tiên dư luận thế giới lên tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của
công tuy kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều
không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp.
Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm
1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công
trình. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải
thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho
phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp
phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi.
Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinople đã tuyên bố kênh đào là
một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc
nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã
đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã
phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.
Năm 1954, Ai Cập bắt đầu phong toả Eo Tiran, ngăn cản mọi con tàu tới
Eilat. Ngày 26 tháng 7 năm 1956, Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez
và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập
được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và
Israel.
Israel trả đũa ngày 29 tháng 10 năm 1956, bằng cách xâm chiếm Bán đảo
Sinai với sự hỗ trợ của Anh và Pháp. Trong cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez,
Israel đã chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai. Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc nhanh

chóng gây sức ép buộc nước này ngừng chiến, mở lại đường biển trong khu vực,
hoàn thành việc rút hoàn toàn quân đội Israel khỏi lãnh thổ Ai Cập và giải giáp
hoàn toàn Sinai. Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) được triển khai để
giám sát việc giải giáp và để bảo đảm tính trung lập của kênh.
Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15%
các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và
sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.
9


Ngày 19 tháng 5 năm 1967, Ai Cập trục xuất các quan sát viên UNEF và
triển khai binh sĩ tại Bán đảo Sinai. Sau đó nước này đóng cửa Eo Tiran đối với
tàu bè Israel, khiến tình hình khu vực quay trở lại như giai đoạn trước năm 1956.
Trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Sinai rơi vào tay Israel. Ai
Cập bất ngờ tiến công Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 để
giành lại Sinai, nhưng không thành công.
Sau Hiệp ước Trại David cuối thập kỷ 1970, Israel và Ai Cập đã ký kết
một hiệp ước hòa bình vào tháng 3 năm 1979. Theo những điều khoản của nó,
Bán đảo Sinai được trao trả lại cho Ai Cập dù người ta đã phát hiện ra một lượng
lớn dầu mỏ tại Sinai. Theo hiệp định này, Israel dần rút quân và hoàn toàn rút
khỏi Sinai năm 1982, đồng thời dỡ bỏ thị trấn Yamit của người định cư Do Thái
ở phía đông bắc Sinai.
Bán đảo Sinai hiện được chia thành hai trấn, hay tỉnh của Ai Cập. Phần
phía nam gọi là Ganub Sina trong tiếng A Rập, nghĩa là "Nam Sinai"; phần bắc
gọi là Shamal Sina, tức "Bắc Sinai". Ba trấn khác tập trung bên bờ kênh đào
Suez, gồm el-Sewais, tức "kênh Suez"; phần phía nam của nó kéo dài vào nội
địa Ai Cập. Phần trung tâm là el-Isma'ileyyah và Port Said, nằm ở phía bắc, thủ
phủ là Port Said.

10



KẾT LUẬN

Khi các bên đàm phán không đi đến một thoả thuận hoặc không thể giải
quyết được xung đột thì cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Hoà giải là một
trong ba hình thức can thiệp của bên thứ ba có nhiều đặc điểm nổi trội.
Sử dụng sự can thiệp của hoà giải các bên đàm phán sẽ nhận được sự trợ
giúp khách quan, dung hoà, kiềm chế được mâu thuẫn đang leo thang, cố gắng
đạt được mục tiêu bằng cách để hai bên đàm phán tự đưa ra và cùng tán thành
thoả thuận.
Hoà giải có thể giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các xung đột thay
vì chỉ tìm cách giải quyết bất đồng như các phương pháp can thiệp khác. Vì vậy
khi sử dụng can thiệp bằng hoà giải các bên đàm phán không bị điều khiển, hay
ảnh hưởng tới tương lai do bên thứ ba (hoà giải) quyết định mà tương lai của họ
do chính họ lựa chọn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU:

A.Tài liệu trích dẫn:
1. />2. Quản trị Hành vi tổ chức (trang 260) - Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị
kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs
3. Từ điển tiếng Việt (trang 430) - Nxb Đà Nẵng - 1998
4. Rothenberg, R. Plain Language Dictionary of Law (trang 410) - Signet 1996
5. Rothenberg, R. Plain Language Dictionary of Law (trang 290) - Signet 1996
6. />7. Quản trị Đàm phán và Giao tiếp (trang 564) - Chương trình đạo tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs

8. Quản trị Đàm phán và Giao tiếp (trang 574) - Chương trình đạo tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs

12


9. Quản trị Đàm phán và Giao tiếp (trang 574) - Chương trình đạo tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs
10. Quản trị Đàm phán và Giao tiếp (trang 573) - Chương trình đạo tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs

B.Tài liệu tham khảo:
1. Quản trị Hành vi tổ chức - Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh
quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs
2. />option=com_content&view=article&id=363:hgtttdsntgkt&catid=104:ctc20062&Itemid=109
3. Quản trị Đàm phán và Giao tiếp - Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh
doanh quốc tế - Tài liệu dành cho học viên ĐH Griggs
4. http://www_eeoc_gov-mediate-index_files\translate_c.htm
5. />6. />7. />8. />9. />10. />11. />12. />%A2_R%E1%BA%ADp-Israel
13. />
13


14. J.Jacobs (2006 Rowman and Littlefield). “Tourist Places and Negotiating
Modernity: European Women and Romance Tourism in the Sinai”. Travels
in Paradox: Remapping Tourism (eds) C.Minca and T.Oakes.
Và các thông tin tham khảo từ Internet.

14




×