Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vầng trăng tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.56 KB, 3 trang )

VẦNG TRĂNG TÌNH NGHĨA
Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca, trăng là cảm hứng muôn màu để tao nhân mặc
khách thỏa sức vẩy vùng, ngụp lặn. Với ánh sáng huyền hoặc với chu kỳ tròn khuyết lạ
lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân từ cổ chí kim nhiều ý tưởng sâu xa để rồi bao vần
thơ kỳ diệu ra đời thỏa lòng bao thế hệ. Dù có xê dịch với thời gian, không gian, trăng
vẫn dõi theo con người và thế là thành thơ, thành triết lý. Và nhà thơ Nguyễn Duy cũng
góp phần làm phong phú thêm cánh đồng thơ trăng Việt Nam một vầng trăng tuyệt đẹp
một: VẦNG TRĂNG TÌNH NGHĨA.
Nguyễn Duy tên thật là Nguyền Duy Nhuệ sinh năm 1948, là nhà thơ quân đội, cùng
thời với Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm …Sau khi đất nước đuợc giải phóng ông
về thành phố sống cuộc sống đổi mới, đầy đủ tiện nghi và một tình huống bất ngờ khiến
nhà thơ nhớ về trăng, người bạn tri kỷ bao năm gắn bó. Bài thơ ÁNH TRĂNG ra đời
từ đó.
Đọc qua một lần rồi suy ngẫm, ta thấy bài thơ đem lại cho ta bao điều bất ngờ và thú vị:
Nguyễn Duy chỉ viết hoa chữ đầu mỗi khổ thơ khiến ta thấy dòng hồi tưởng như dòng
chảy của thời gian, nhưng kỳ lạ thay dòng hồi tưởng ấy bắt nguồn từ hiện tại ngựợc về
quá khứ rồi lại xuôi về hiện tại và thế là một triết lý sống ra đời : “Uống nước nhớ
nguồn” . “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Còn nữa, nhà thơ mở đầu bài thơ bằng hai chữ
“hồi nhỏ” như một lời tâm tình, thủ thỉ nhằm ngỏ lòng mình cùng bạn đọc bằng bao nhớ
nhung, bằng bao hồi tưởng.
Bài thơ chia làm ba phần, phần nào cũng hay, cũng làm say lòng người. Phần một của
bài thơ là trăng – người thời quá khứ. Trong thời quá khứ, thời nhỏ - thời chiến tranh,
trăng và người là đôi tri kỷ. Họ cùng chung lối sống, một lối sống không vướng víu chút
bụi trần, không toan tính nhỏ nhen, nguyên sơ, mộc mạc, thánh thiện. Trong cuộc sống
đồng điệu ấy con người tự hứa với lòng mình “không bao giờ quên, cái vầng trăng tình
nghĩa. Tình thì cao mà nghĩa thì cả làm sao con người có thể quên trăng được?.
Thế nhưng, chiến tranh kết thúc, người lính lại trở về cuộc sống đời thường, sự vất vả
nhọc nhằn không còn nữa thay vào đó là cuộc sống đầy đủ tiện nghi:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương “ .
Cuộc sống thay đổi, tình người đổi thay theo:


“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Hình ảnh “ánh điện , cửa gương” là hình ảnh mang tính chất ước lệ biểu trượng cho sự
mải mê với hiện tại, trong cuộc sống phú quý phù vân nên đã quên đi vầng trăng tình
nghĩa thuở nào. Trăng bây giờ như “người dưng qua đường” dù có “đi qua ngõ”. Trăng
được nhà thơ nhân hóa để nó lặng lẽ đi qua đường không có ai hay, không hề ai biết
đến. Hai dòng thơ có mười tiếng thì có đến chín tiếng là thanh bằng đã diễn tả thành
công cái hời hợt, cái dửng dưng, cái thờ ơ của lòng người. Thế đấy, trong cuộc sống đời
thường có sự đổi thay theo chiều hứớng tích cực đáng trân trọng, ngược lại có sự đổi
thay làm cho mỗi chúng ta phải nao lòng. Âm hửơng thơ đến đây như thầm thì trò
chuyện, như thủ thỉ giãi bày, nhà thơ nói với chính mình mà như muốn ngỏ lòng mình
với mọi ngừời chân thành mà sâu lắng mong được quá khứ tha thứ, lòng người hiểu
cho.
Cuộc sống đời thường đâu xuôi chèo mát mái mãi không thôi, mà luôn có sự biến động
bất thường. Cuộc đời nhà thơ cũng vậy đang trong lúc bình yên với cuộc sống mới đầy
đủ tiện nghi thì một bất ngờ lại đến :
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Cái thình lình là “tắt” cái hiện thực là “tối om”, dẫn đến một phản xạ tự nhiên của con
người là “bật tung cửa sổ” và thế là “đột ngột vầng trăng tròn” .Thì ra trăng vẫn dõi theo
con người, khi người cần thì trăng có, ánh sáng của trăng lúc nầy ùa vào phòng tựa hồ
sáng hơn ánh điện và thứ ánh sáng huyền hoặc ấy đã thắp sáng tâm hồn nhà thơ, thức
tỉnh tâm hồn tưởng chừng như chai lì, xơ cứng. Và sự gặp gỡ bất ngờ ấy đã lay động tận
tâm can con người và rồi con người :
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưngnhư là đồng là bể
như là sông là rừng”
Mặt người và mặt trăng đang đối diện nhau hay là sự đối diện giữa hiện tại và quá khứ,

giữa cao thượng và thấp hèn, giữa thủy chung và bội bạc, giữa sự nhỏ nhen, thói ích kỷ
của con người và lòng vị tha, độ lượng đáng trân trọng của trăng, của quá khứ. Một cái
nhìn áy náy, khắc khoải, bồn chồn và cũng thật may vì người đã không lẫn tránh mà
dám đối mặt với sự thật để rồi tự vấn lương tâm, tự thức tỉnh, hồi sinh, một sự ăn năn
hối lỗi làm say lòng người. Trăng bây giờ như một tấm giương, để người tự soi vào quá
khứ và những kỷ niệm ngày ấy lần lượt hiện về hết đồng lại đến bể, hết sông rồi lại
rừng. Biện pháp so sánh và điệp từ “là” như làm cho quá khứ hiện về rõ ràng hơn, da
diết, cháy bỏng hơn. \
Bài thơ dừng ở cái cảm xúc rưng rưng này là đủ lắm rồi. Thế nhưng Nguyễn Duy vẫn
thêm vào một đoạn nữa làm cho ý bài thơ được đẩy lên một tầng nghĩa mới hay hơn,
giàu ý nghĩa hơn: ý nghĩa triết lý nhân sinh. Ta hãy cùng nhau đọc đoạn kết bài
thơ :
“Trăng cứ tròn vạnh vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bốn câu thơ, câu một là trăng câu hai là người, câu ba là trăng thì câu bốn là người.
Trăng và người dập dìu như đôi lứa, sóng đôi nhau không hề tách rời dù con người có
bội bạc, thờ ơ. Trăng vẫn dõi theo người, thủy chung son sắc với người. Thế nhưng khi
đọc kỹ đoạn thơ ta thấy có sự đối lập giữa trăng và người. Nếu trăng tròn đầy viên mãn
thì con người lại hụt vơi không còn đầy đặn như trước nữa. Nếu trăng im lìm không hề
động đậy thì con người lại khẽ giật mình trước sự phán xét vô cùng công minh của quá
khứ, của vầng trăng. Cả bài thơ là vô nhân xưng, đến đây tác giả mới xưng danh tánh
của mình “ta”. Một sự tạ lỗi đáng trân trọng, một thái độ sống đẹp làm cho người đọc
say lòng. Nhà thơ dám đối diện với chính mình, với sự rắn rết bấy lâu ẩn sâu tận đáy
tâm hồn giờ đây mới lộ diện. Thật may mắn “ta” đã nhận ra “ta” nhận ra sự bội bạc của
“ta” để rồi “ta” giật mình. Một cái “giật mình” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó
chính là sự hồi sinh đáng trân trọng, đáng quý của một tâm hồn tưởng chừng như đã
chai lì, xơ cứng trước cuộc sống đầy đủ tiện nghi nơi đô hội phồn vinh mà con người
đang tận hưởng.

Có trăng trên bầu trời, có trăng trên trang thơ. Trăng trên bầu trời có khi tròn, khi khuyết
nhưng trăng trên trang thơ của Nguyễn Duy lúc nào cũng sáng lung linh, cũng tròn
vành vạnh. Nhờ sự viên mãn tròn đầy ấy, trăng đã soi rọi tâm hồn người, để tâm hồn
bội bạc được hồi sinh, được thức tỉnh và rồi người sẽ sống cuộc sống mà cha ông họ
từng sống “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy là thơ chứ đâu phải là sóng mà sao cứ vỗ mãi trong
lòng. Là thơ chứ đâu phải là bưởi mà trên môi có vị ngọt chua ngan ngát. Lời đã dừng
mà ý còn dư, giọng đã ngừng mà dư âm vẫn còn vọng mãi. Cảm ơn Nguỹễn Duy đã cho
bao thế hệ bạn đọc một vầng trăng đẹp “VẦNG TRĂNG TÌNH NGHĨA”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×