Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

ĐỖ ĐỨC KHÁNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

ĐỖ ĐỨC KHÁNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KHẮC LỊCH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. HOÀNG KHẮC LỊCH

TS. LÊ TRUNG THÀNH

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng
tới kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam” đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc bảo vệ một
học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc trân trọng chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đỗ Đức Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Khắc Lịch, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện nghiên

cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa sau đại học Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá
trình học tập và thực hiện luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Đỗ Đức Khánh


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .... 6
1.1. Tổng quan tài liệu các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của NHTM .... 6
1.1.1. Tài liệu nước ngoài ................................................................................... 6
1.1.2. Tài liệu trong nước. ................................................................................. 10
1.2. Tổng quan về NHTM ..................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm NHTM. ................................................................................... 11
1.2.2. Chức năng của NHTM ............................................................................ 12
1.3. Tổng quan về kết quả hoạt động của các NHTM. ......................................... 14
1.3.1. Khái niệm về kết quả hoạt động của NHTM ........................................... 14
1.3.2. Xác định kết quả hoạt động của NHTM. ................................................. 15
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của NHTM. .......................... 16
1.4.1. Các nhân tố bên trong. ............................................................................ 17
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng. ......................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................................... 26

2.1. Khung phân tích. ............................................................................................ 26
2.1.1. Mô tả biến. .............................................................................................. 27
2.1.2. Các giả thuyết. ........................................................................................ 32
2.2. Phƣơng pháp phân tích ................................................................................... 32
2.2.1. Mô hình hồi quy. ..................................................................................... 32
2.2.2. Số liệu và cách thức thu thập .................................................................. 35


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM ĐANG NIÊM YẾT TRÊN
TTCKVN .................................................................................................................. 38
3.1. Kết quả hoạt động của các NHTM niêm yết trên TTCKVN từ 2011 – 2015. ..... 38
3.1.1. Các ngân hàng thương mại đang niêm yết trên TTCKVN

3.1.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các NHTM
niêm yết trên TTCKVN từ 2011 đến 2015. ........................................................ 40
3.1.3. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM niêm yết trên
TTCKVN từ 2011 đến 2015 thông qua chỉ số ROA, ROE................................. 47
3.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 53
3.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến

3.2.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy ROA ......................... 56
3.2.3. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình ROE. ..................................... 58
3.2.4. Thảo luận về các biến có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các
NHTM niêm yết và đối chiếu với thực tế........................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 68
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM. ............................................... 69
4.1. Kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu. ........................................................... 69

4.2. Khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của các NHTM đến năm 2020. ............................................................................. 70
4.2.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020 ....................... 70
4.2.2. Giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả hoạt động từ phía
các NHTM .......................................................................................................... 73
4.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam. ............................ 75
4.2.4 Khuyến nghị đối với Chính phủ ............................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
1
2

Viết tắt
ACB
BID

Nội dung
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam

3

CTG


Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam

4

EIB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

5

MBB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội

6

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

7

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

8

NHTMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

9

NHTMNN

Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

10

NVB

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quốc Dân

11

SHB

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

12

STB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

13

TCTD


Tổ chức tín dụng

14

TTCKVN

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

15

VCB

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

16

VCSH

Vốn chủ sở hữu

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

Nội dung
Quy mô tổng tài sản của 9 NHTM niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn 2011 -2015
Quy mô vốn chủ sở hữu của 9 NHTM niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2015
Tình hình tiền gửi khách hàng của 9 NHTM niêm yết
tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Tình hình cho vay khách hàng của 9 NHTM niêm yết
tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
ROA của 9 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn
2011 – 2015
ROE của 9 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn
2011 – 2015

Trang
41
43

45

47

50
53

Bảng 3.7

Kết quả thống kê mô tả các biến

54

8

Bảng 3.8

Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định của ROA


56

9

Bảng 3.9

Kết quả hồi quy với mô hình tác động ngẫu nhiên của ROA

57

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định của ROE

59

12

Bảng 3.12

Kết quả hồi quy với mô hình tác động ngẫu nhiên của ROE

59


13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

15

Bảng 3.15

Kết quả hồi quy với mô hình tác động ngẫu nhiên của
ROA sau hiệu chỉnh

Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định ROE sau
hiệu chỉnh
Kết quả hồi quy tổng hợp
CIR của 9 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2011
– 2015

ii

58

60
61
64



DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 2.1

Nội dung
Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả
hoạt động NHTM đang niêm yết trên TTCKVN

Trang
27

Lợi nhuân sau thuế của 9 NHTM niêm yết
2

Hình 3.1

48
tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

3

Hình 3.2

Diễn biến ROA và ROE trung bình của 9 NHTM

niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

49

Diễn biến tƣơng quan giữa tính thanh khoản và tỷ
4

Hình 3.3 suất sinh lời (ROA và ROE) của 9 NHTM niêm yết

62

tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Diễn biến tƣơng quan giữa hiệu quả quản và tỷ suất
5

Hình 3.4 sinh lời (ROA và ROE) của 9 NHTM niêm yết tại

64

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Diễn biến tƣơng quan giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ suất
6

Hình 3.5 sinh lời (ROA và ROE) của 9 NHTM niêm yết tại
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

iii

66



LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp ngân hàng là một phần thiết yếu của nền kinh tế, đóng
vai trò trung gian tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng có
ảnh hƣởng đáng kể đến tăng trƣởng của nền kinh tế. Hiện nay, các ngân hàng đang
phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng kinh doanh và sự cạnh
tranh ngày càng tăng ở thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế .
Một hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hiệu quả sẽ có khả năng đối
phó với các cú sốc mang tính tiêu cực và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ
thống tài chính quốc gia. Do đó, kiến thức về kết quả hoạt động kinh doanh cũng
nhƣ kiến thức về các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng rất hữu ích cho không chỉ các nhà quản lý ngân hàng mà còn cho rất nhiều các
bên liên quan nhƣ Ngân hàng trung ƣơng, các hiệp hội ngân hàng, chính phủ và các
cơ quan tài chính khác.
Hệ thống ngân hàng thƣơng mại là một trong những cơ sở quan trọng thúc
đẩy kinh tế phát triển. Với trình độ công nghệ thông tin ngày càng phát triển cũng
nhƣ xu hƣớng hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang không ngừng thay đổi trên
mọi mặt, trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Có thể nhận thấy hệ thống
NHTM Việt Nam đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thƣơng mại ngày càng đa dạng phong phú, sự tăng trƣởng nhanh về số
lƣợng của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua cũng đặt ra vấn đề cần
quan tâm về chất lƣợng trong hoạt động của hệ thống NHTM.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 với sự sụp đổ của các
ngân hàng thƣơng mại lớn ở Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ 2011
đến nay, các NHTM Việt Nam bắt đầu bộc lộ những vấn đề lớn cần quan tâm nhƣ
khả năng thanh khoản kém, tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt lợi nhuận và khả năng sinh lời
ngày càng giảm sút (UBGSTCQG, 2015). Do vậy vấn đề cấp thiết mà các ngân


1


hàng Việt Nam phải đối mặt đó là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, phát triển bền
vững, nâng cao kết quả hoạt động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời chính là một trong những mục tiêu quan
trọng, khẳng định sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trƣờng toàn cầu hiện nay.
Trƣớc thực trạng bức bách đó trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo nên một nhu cầu cấp
thiết cho những nghiên cứu về khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thƣơng
mại, các biện pháp tăng khả năng thanh khoản, giải quyết vấn đề nợ xấu, tăng hiệu
quả kinh doanh,…nhằm nâng cao khả năng sinh lời.
Trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và
các nhân tố ảnh hƣởng đã đƣợc thực hiện theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau
trong phạm vi nhiều quốc gia hoặc một quốc gia. Đặc điểm chung của các nghiên
cứu này xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại của các ngân hàng và các yếu tố
kinh tế vĩ mô và môi trƣờng pháp lý đến lợi nhuận của ngân hàng điển hình nhƣ các
nghiên cứu: Ongore và Kusa (2012), Syafri (2012), Pasiouras và Kosmidou (2007).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm phân tích về kết quả hoạt động kinh
doanh và các nhân tố ảnh hƣởng còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Từ những lý do trên và với mục tiêu tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến kết
quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, cũng nhƣ để phù hợp với chuyên
ngành tôi đang theo học và đối tƣợng tôi chọn nghiên cứu. Vì thế tôi quyết định
chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng
thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn vận dụng lý thuyết về hiệu quả hoạt động
ngân hàng, tham khảo các bài nghiên cứu trƣớc đây tại một số quốc gia trên thế giới
và trong nƣớc. Đồng thời trên cở sở thu thập và phân tích các số liệu, bài viết, báo
cáo...từ đó tác giả tổng hợp lại các yếu tố chính ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động
của hệ thống ngân hàng và xây dựng một mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả

hoạt động của các NHTM niêm yết trên TTCKVN
- Nhiệm vụ nghiên cứu:

2

.


 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NHTM, kết quả hoạt động của NHTM
và các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của NHTM?
 Phân tích thực trạng khả năng hoạt động tại các NHTM đang niêm yết
trên TTCKVN giai đoạn 2011 – 2015?
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng và chiều hƣớng ảnh hƣởng của các
nhân tố đó đến kết quả hoạt động của các NHTM đang niêm yết trên
TTCKVN?
 Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tại các NHTM?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
-

Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt

động kinh doanh của các ngân hàng cụ thể ở đây là nhóm ngân hàng đƣợc niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: các nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các NHTM niêm yết
trên TTCKVN bao gồm 9 NHTMCP.



Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)



Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BID)



Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (CTG)



Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB)



Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB)



Ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB)

 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (STB)
 Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB)
 Về thời gian nghiên cứu: tài liệu thứ cấp từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-


Phƣơng pháp xử lý phân tích dữ liệu.

3


Các số liệu đƣợc thu thập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, báo cáo thƣờng
niên, báo cáo kết quả kinh doanh...của các NHTM niêm yết trên TTCKVN từ năm
2011 – 2015. Các văn bản pháp quy về NHTM, các tạp chí, website có liên quan.
-

Phƣơng pháp xử lý phân tích dữ liệu.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 02 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ

bộ đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến
đề tài nghiên cứu, từ đó xác định cơ sở lý luận, các yếu tố tác động đến lợi nhuận
ngân hàng, sau đó, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa vào các yếu tố đã
xác định đƣợc; (2) thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính hợp nhất đã
kiểm toán đƣợc công bố của nhóm NHTM niêm yết trên TTCKVN trong giai đoạn
2011 – 2015. Cụ thể:
Sử dụng thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động
của các NHTM và các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của NHTM trong
giai đoạn này.
Luận văn áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để xác định đƣợc các
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời. Thực hiện phân tích tƣơng quan để lƣợng
hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biên độc lập và biến phụ
thuộc. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tƣơng quan thì các biến đó mới
đƣợc đem vào phân tích hồi quy. Sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính
đa biến để lƣợng hóa ảnh hƣởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các
mô hình. Trƣớc tiên nghiên cứu sẽ kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phƣơng sai (VIF). Tiếp

theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan và hiện tƣợng
phƣơng sai thay đổi. Nếu có hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai của sai số thay
đổi thì nghiên cứu sẽ tiến hành hiệu chỉnh các hiện tƣợng trên trƣớc khi sử dụng
phƣơng pháp thông thƣờng trên dữ liệu bảng (Nếu không có hiện tƣợng tự tƣơng
quan và phƣơng sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ áp dụng các phƣơng pháp
thông thƣờng trên dữ liệu bảng)

4


Thông qua mô hình hồi quy bảng, luận văn chỉ sử dụng 1 mô hình hồi quy
mỗi mô hình chạy 2 hiệu ứng: hiệu ứng tác động cố định (Fixed Effect) và hiệu ứng
tác động ngẫu nhiên (Random Effect). Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng kiểm định
Hausman-test để kiểm tra và lựa chọn mô hình phù hợp trong nghiên cứu này.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 4
chƣơng:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về kết quả hoạt động của
ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của các NHTM đang niêm yết trên TTCKVN
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt
động của các NHTM.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NHTM
1.1.1. Tài liệu nước ngoài.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của
các NHTM, cụ thể nhƣ:
Các nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng thƣờng phân tích hệ thống
ngân hàng nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia. Nhóm các nghiên cứu ở phạm vi
nhiều quốc gia có thể kể đến Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và Thornton
(1992). Nhóm nghiên cứu ở phạm vi một quốc gia cụ thể nhƣ nghiên cứu về hệ thống
ngân hàng ở Hoa Kỳ (Berger và cộng sự, 1987), châu Âu (Athanasoglou và cộng sự,
2006) hoặc ở các quốc gia đang phát triển (Ali và cộng sự, 2010; Alper và Anbar,
2011). Đặc điểm chung của các nghiên cứu này xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố
nội tại của các ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô và môi trƣờng pháp lý đến lợi
nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực hiện là khác nhau do mẫu nghiên
cứu và môi trƣờng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của các
nghiên cứu đã cho phép phân loại các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng.
Các yếu tố nội tại của ngân hàng đƣợc sử dụng nhƣ quy mô ngân hàng, quản
trị rủi ro và chi phí quản lý. Quy mô ngân hàng đƣợc sử dụng để đại diện cho độ lớn
hoặc thị phần của ngân hàng. Smirlock (1985) đã tìm thấy bằng chứng về mối tƣơng
quan thuận đáng kể giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. DemirgucKunt và Huizinga (1999) cho rằng sự ảnh hƣởng của các nhân tố tài chính, pháp lý
và các nhân tố khác đến lợi nhuận của ngân hàng trong mối liên kết chặt chẽ với
quy mô ngân hàng. Bên cạnh đó, Short (1979) tranh luận rằng quy mô có quan hệ

6


mật thiết với lợi nhuận của ngân hàng vì các ngân hàng lớn thƣờng huy động vốn

với chi phí rẻ hơn. Với lập luận tƣơng tự, Bikker và Hu (1992), Goddard và cộng sự
(2004) và một số nhà nghiên cứu khác đã cho thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân
hàng, đặc biệt trong trƣờng hợp ngân hàng nhỏ và vừa, với vốn chủ sỡ hữu có mối
quan hệ với lợi nhuận. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng việc tăng quy
mô ngân hàng chỉ giúp tiết kiệm đƣợc chi phí rất ít (Berger và cộng sự, 1987).
Usman Dawood (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh
lời của 23 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 2009 – 2012. Biến phụ thuộc đƣợc sử
dụng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ
vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có ảnh hƣởng cùng chiều trong
khi tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản), tỷ lệ chi
phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến khả năng
sinh lời ngân hàng.
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003 2009. Tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là biến phụ
thuộc trong bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản thanh khoản trên
tổng tài sản) có ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng; ngƣợc
lại, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng
thu nhập hoạt động có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời (ROA) của
ngân hàng.
Đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô và môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến khả
năng sinh lời của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm thƣờng sử dụng các chỉ
tiêu nhƣ lạm phát, lãi suất và tốc độ tăng trƣởng của tổng sản phẩm quốc nội. Revell
(1979) là ngƣời giới thiệu mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và
lạm phát. Ông ta cho rằng ảnh hƣởng của lạm phát đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng tùy thuộc vào tỷ lệ tăng lƣơng của nhân viên ngân hàng và các chi phí hoạt
động khác có nhanh hơn tỷ lệ lạm phát hay không. Câu hỏi là nền kinh tế của một

7



quốc gia đã phát triển ở mức nào và tỷ lệ lạm phát trong tƣơng lai có thể đƣợc dự
đoán đúng đắn đến đâu ngân hàng có thể quản lý chi phí hoạt động của mình. Dựa
trên quan điểm này, Perry (1992) cho rằng mức độ lạm phát ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng tùy thuộc vào khả năng dự báo đúng đắn tỷ lệ lạm
phát trong tƣơng lai. Tỷ lệ lạm phát trong tƣơng lai có thể đƣợc ƣớc tính bởi ngân
hàng, điều này có nghĩa là ngân hàng có thể điều chỉnh tỷ lệ lãi suất để đảm bảo
mức độ tăng doanh thu là nhanh hơn mức độ tăng của chi phí, do đó ngân hàng có
thể kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy mối tƣơng
quan thuận giữa hiệu quả sinh lời với tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ lãi suất dài hạn.
Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm là chỉ
số rất thƣờng sử dụng để đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu trƣớc
đây thƣờng cho thấy mối tƣơng quan thuận giữa khả năng sinh lời ngân hàng và tốc
độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm.
Bài nghiên cứu của Ongore và Kusa (2012) về các yếu tố quyết định khả
năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng 3 chỉ tiêu: ROA, ROE, NIM trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng của nƣớc Kenya thông qua mô hình hồi quy bình phƣơng bé nhất
OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: tỷ lệ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản,
hiệu quả quản lý, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát trung bình có ảnh hƣởng
lớn đến hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM ở Kenya,
ngoại trừ biến thanh khoản. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ đồng biến với
ROA và NIM. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn lại có một mối quan hệ nghịch biến với
ROE. Chất lƣợng tài sản đƣợc thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản
vay có tác động nghịch biến với cả 3 biến phụ thuộc. Hệ số tƣơng quan ngƣợc chiều
giữa chất lƣợng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là rất cao. Các biến giải
thích khác: hiệu quả quản lý quan hệ cùng chiều với cả ba biến phụ thuộc và tác
động mạnh mẽ nhất đến biến ROE. Tính thanh khoản quan hệ cùng chiều với ROA,
ROE và tỷ lệ NIM nhƣng mối quan hệ là rất yếu. GDP tác động tiêu cực tới ROA
và tích cực đến ROE. Trong cả hai trƣờng hợp, các mối tƣơng quan là không đáng
kể. Tuy nhiên, GDP tác động tiêu cực khá lớn đối với NIM. Biến kinh tế vĩ mô lạm


8


phát tác động tiêu cực khá mạnh với hiệu quả sinh lời trong hoạt động kinh doanh
của các NHTM.
Pasiouras và Kosmidou (2007) nghiên cứu các ngân hàng Châu Âu trong giai
đoạn 1995-2001 với mẫu gồm 584 ngân hàng và 4.088 quan sát. Tác giả sử dụng mô
hình tuyến tính cho toàn bộ mẫu và chạy mô hình hồi quy cho các ngân hàng nội địa và
ngân hàng nƣớc ngoài. Trong đó, tác giả sử dụng ROA là biến phụ thuộc, biến độc lập
đƣợc phân thành hai loại biến: biến đặc trƣng cho ngành (biến về vốn, biến về thanh
khoản nhƣ tỷ số dƣ nợ cho vay trên dƣ nợ tiền gửi, tỷ số chi phí trên thu nhập, quy mô
ngân hàng,…) và biến vĩ mô (lạm phát, tăng trƣởng GDP). Các tác giả tìm ra đƣợc mối
tƣơng quan giữa tỷ số vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay khách hàng và số dƣ huy động
ngắn hạn, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, quy mô ngân hàng có mối quan hệ với khả năng
sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại. Mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và khả năng
sinh lời cũng có ý nghĩa thống kê cho toàn bộ mẫu xem xét. Trong đó, tác giả đã tìm ra
rằng tồn tại mối tƣơng quan dƣơng tƣơng đối thấp giữa biến lạm phát và khả năng sinh
lời còn hệ số của biến tốc độ tăng trƣởng GDP thể hiện mối tƣơng quan dƣơng với biến
khả năng sinh lời đối với các ngân hàng nội địa.
Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) đã
nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô
đến khả năng sinh lợi của 25 NHTM tại Pakistan giai đoạn 2007 – 2011. Các tác giả
sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và
tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm
nội tại của ngân hàng đƣợc sử dụng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu,
nợ xấu, tiền gửi khách hàng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các biến độc lập đại diện cho
yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát, tốc độ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp và tốc độ
tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy
mô ngân hàng có mối tƣơng quan thuận với khả năng sinh lợi ngân hàng. Nợ xấu có

mối tƣơng quan nghịch không đáng kể đến ROA, nhƣng có mối tƣơng quan nghịch
đáng kể đến ROE...Ngoài ra, yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng tổng sản
phẩm quốc nội thực tế có mối tƣơng quan thuận đến khả năng sinh lợi ngân hàng.

9


Lạm phát có mối tƣơng quan thuận không đáng kể với ROE nhƣng có mối tƣơng
quan nghịch mạnh mẽ với ROA.
1.1.2. Tài liệu trong nước.
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Số liệu sử dụng cho nghiên
cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 20072013. Áp dụng phƣơng pháp cho dữ liệu bảng ƣớc lƣợng SGMM, kết quả cho thấy
chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dƣ nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách
hàng, lạm phát đều có tƣơng quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt
động trên thu nhập có tƣơng quan nghịch đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, nghiên
cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng
trƣởng kinh tế đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (khoa Tài chính - Ngân hàng trƣờng
Đại học Công Nghiệp Tp.HCM) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất
sinh lời (ROA) của 22 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, các khoản vay
với tổng tỷ lệ tài sản, tỷ lệ thanh khoản, và tốc độ tăng trƣởng kinh tế có ảnh hƣởng
đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Thạc sĩ Trần Việt Dũng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
sinh lời (ROA, ROE, NIM) của 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2012.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức sở hữu ngân hàng, rủi ro tín dụng, lạm phát
ảnh hƣởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, vốn chủ sỡ hữu và
tốc độ tăng trƣởng kinh tế có ảnh hƣởng tích cực đến ROA của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam.

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, bài viết sử
dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn
2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các

10


NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi
phí hoạt động trên doanh thu có tƣơng quan nghịch với cả ROA và ROE, tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhƣng
lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt
động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả hơn so
với các NHTM khác.
Nguyễn Việt Hùng (2008) với đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam” đã tập trung nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thƣơng mại ở Việt Nam và áp dụng vào đánh giá cho 32 NHTM ở Việt Nam bao
gồm 5 NHTM NN và 4 ngân hàng liên doanh và 23 NHTM CP trong giai đoạn tiền
hội nhập WTO 2001-2005. Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích
định lƣợng (tham số và phi tham số) đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt
Nam, để từ đó nghiên cứu có thể rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm có tính lý
luận và thực tiễn để có thể vận dụng vào việc lựa chọn mô hình xác định các nhân
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM để từ đó đƣa ra mô hình phù hợp
cho Việt Nam.
1.2. Tổng quan về NHTM
1.2.1. Khái niệm NHTM.
Ngân hàng thƣơng mại là một định chế tài chính trung gian, đóng vai trò
quan trọng trong việc khai thông nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của
các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc

đảm bảo cho nền kinh tế vận hành nhịp nhàng hữu hiệu. Trên thế giới cũng nhƣ tại
Việt Nam có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thƣơng mại. Theo Rose
(2004) có các khái niệm khác nhau về NHTM ở các quốc gia. Cụ thể:
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thƣờng xuyên nhận tiền
của công chúng dƣới hình thức kí thác hay hình thức khác, số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Mỹ: NHTM là
công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong

11


ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký
thác để cho vay, tài trợ đầu tƣ.
Trong khi đó, tại Việt Nam cũng có một số khái niệm liên quan đến NHTM.
Chẳng hạn, theo luật các tổ chức tín dụng 1997:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác.
Gần đây, trong một số văn bản của Chính phủ cũng đƣa ra các khái niệm về
NHTM: Theo Nghị định của Chính phủ số 49/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định
nghĩa: NHTM là ngân hàng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
mục tiêu kinh tế của nhà nƣớc. Năm 2010, Luật số 47/2010/QH12 của nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng
thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Khi đó, Ngân hàng
thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và

các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nhƣ vậy, ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu
nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tƣ của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền
kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ vào các tài sản có khả
năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài
chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế.
1.2.2. Chức năng của NHTM
NHTM là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong việc
khai thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của các chủ thể trong

12


nền kinh tế, đồng thời nó cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền
kinh tế vận hành nhịp nhàng, hữu hiệu. NHTM hoạt động theo theo định chế tài
chính tổng hợp và là thành viên chủ yếu tham gia vào hoạt động của thị trƣờng tiền
tệ cũng nhƣ thị trƣờng vốn. Trong quá trình phát triển, NHTM không còn chức năng
phát hành tiền. Một số chức năng chính của NHTM hiện nay.
Chức năng trung gian tài chính: bao gồm chức năng trung gian tín dụng và
chức năng trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế.
Chức năng trung gian tín dụng của NHTM là việc ngân hàng làm cầu nối
giữa ngƣời có vốn và ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn, hay nói cách khác NHTM
đóng vai trò vừa là chủ thể đi vay, vừa là chủ thể cho vay trong nền kinh tế.
NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán khi ngân hàng thực hiện
theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi của khách hàng
từ tiền bán hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập một khoản tiền gửi của khách hàng từ tiền
bán hàng hóa hoặc các khoản thu đƣợc khác. Hiện nay, NHTM nắm giữ phần lớn
các khoản chi trả, thanh toán về hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp và một bộ

phận lớn dân cƣ.
Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng: Các NHTM làm dịch vụ tài
chính. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và thanh toán, NHTM có điều
kiện thuận lợi về thông tin, quan hệ với các doanh nghiệp từ đó có khả năng làm tƣ
vấn tài chính, đầu tƣ và đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. NHTM
cũng có thể tham gia trực tiếp vào thị trƣờng tiền tệ thông qua việc mua bán các loại
chứng khoán hoặc đơn thuần làm dịch vụ kinh doanh tiền tệ để thu lợi nhuận.
NHTM cũng sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới,
thỏa mãn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của ngƣời dân. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp
Chức năng tạo tiền: tức là chức năng góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền
kinh tế, chức năng này là chức năng khá quan trọng của NHTM.

13


Chức năng tạo tiền đƣợc thực hiện thông qua việc kết hợp chức năng trung
gian tín dụng và trung gian thanh toán tạo cho NHTM khả năng tạo ra tiền ghi sổ
thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Từ một lƣợng
tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vay dƣới hình thức chuyển khoản, đã làm cho
số dƣ tiền gửi trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng lên nhiều lần.
1.3. Tổng quan về kết quả hoạt động của các NHTM.
1.3.1. Khái niệm về kết quả hoạt động của NHTM
Kết quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng nhƣ của nền kinh tế để thực hiện các
mục tiêu đặt ra.
Theo Peter S.Rose, giáo sƣ kinh tế học và tài chính trƣờng đại học Yale thì
về bản chất NHTM cũng có thể đƣợc coi nhƣ một tập đoàn kinh doanh và họat động
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng
sinh lời là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các

ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tƣ.
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành ngày16/6/2010, ngân hàng thƣơng
mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ để đánh giá
sự phát triển bền vững của một ngân hàng.
Vì vậy, kết quả hoạt động của ngân hàng đƣợc hiểu nhƣ là khả năng sinh lời
(khả năng tạo ra lợi nhuận) của ngân hàng. Nó phụ thuộc vào kết quả đầu ra và chi
phí đầu vào.
Kết quả đầu ra đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu nhƣ: doanh thu, lợi nhuận...
Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động tiền lƣơng, chi phí kinh doanh, vốn kinh
doanh (vốn cố định, vốn lƣu động),...
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Doanh thu của một ngân hàng nói chung bao gồm các khoản thu nhƣ sau:
thu lãi cho vay, lãi tiền gửi, thu lãi góp vốn, mua cổ phần, thu về kinh doanh ngoại

14


tệ vàng bạc đá quý, thu về đầu tƣ chứng khoán, thu về dịch vụ ngân hàng và các
khoản thu khác nhƣ thanh lý tài sản, tài sản thừa chờ xử lý trong kinh doanh, các
khoản tiền phạt theo quy chế...
- Chi phí của một ngân hàng nói chung gồm những khoản sau: chi trả lãi tiền
gửi, chi trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chi phí về hoạt động
kinh doanh vàng bạc đá quý, chi phí về kinh doanh ngoại tệ, chi phí về mua bán
chứng khoán, chi phí khác về hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận: là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lƣợng kinh doanh của
NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình nhƣ tiền, tài sản,.... và vô hình nhƣ uy tín của
ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm đƣợc,
thƣơng hiệu....

1.3.2. Xác định kết quả hoạt động của NHTM.
Để đo lƣờng kết quả hoạt động thể hiện ở khả năng sinh lời, các ngân hàng cần
phải xem xét mức lợi nhuận, khả năng bù đắp chi phí cho những thất thoát xảy ra.
Khả năng sinh lợi của ngân hàng thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ tiêu sau đây:
Các chỉ số:
Theo Peter S. Rose (2004) cho rằng khả năng sinh lời từ hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thƣơng mại thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua 2 chỉ tiêu
cơ bản là tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROE. Trong đó, ROE bị tác động bởi 2 yếu tố là ROA và hiệu quả sử dụng đòn
bẩy tài chính. Điều này cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với
phƣơng thức tài trợ tài sản với việc sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở
hữu hơn. Nói cách khác, trên thực tế, mối quan hệ giữa ROE và ROA phản ánh
sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản trị ngân hàng phải
lựa chọn.
-

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on asset - ROA)
ROA =

15


Chỉ số này cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài
sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của
một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt.
Cụ thể, chỉ số ROA của ngành ngân hàng nếu nằm ở ngƣỡng:
 Nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, thƣờng chỉ các ngân hàng quốc
doanh, các ngân hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối,
hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay mới đạt mức ROA thấp
nhƣ thế này.

 Từ 0,5% - 1%: lợi nhuận bình thƣờng.
 Từ 1% - 2%: lợi nhuận khỏe mạnh.
 Từ 2% - 2,5%: lợi nhuận tốt, nhƣng cần lƣu ý đến những mô hình bất
thƣờng trong hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng
tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao.
 Trên 2,5%: bất thƣờng, cần thận trọng và xem xét kỹ các hoạt động
rủi ro của ngân hàng.
-

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(Return on equity - ROE)
ROE =

Chỉ số này cho thấy cứ trung bình 100 đồng vốn sở hữu đầu tƣ vào việc kinh
doanh thì thu nhập đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đối với ngành ngân hàng, chỉ số ROE nằm ở ngƣỡng:
 Nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng đó kém.


Từ 10% - 20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thƣờng.

 Lớn hơn 20%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của NHTM.
Trong các nghiên cứu trƣớc đây kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣờng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của ngân hàng.
Yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về đặc điểm nội tại của ngân hàng. Yếu tố
bên ngoài là những biến không liên quan đến việc quản lý ngân hàng, thay vào đó

16



×