Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tác hại của thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.08 KB, 9 trang )

Tác hại của thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử
Mình đã từng là một con người nhút nhát và không tự tin khi nói chuyện cùng người khác, một vài người
bạn có nhận xét thật lòng rằng mình chưa thực sự có kỹ năng giao tiếp ứng xử. Và bạn biết không, mình đã
thực sự rất buồn, thu hẹp tất cả các mối quan hệ xung quanh, lúc đó cuộc sống của mình thu bỗng chốc thu
bé lại chỉ vừa bằng một vài người bạn. Khi đi làm mình mình nhận ra đây là rào cản lớn nhất cản đường
mình đi tới thành công, vì vậy mình đã quyết tâm thay đổi, quyết tâm cải thiện kỹ năng ứng xử của bản thân
để tìm việc làm tốt.
Sau khi tìm hiểu và học hỏi rất nhiều từ sách báo cũng như tham gia các khóa học kỹ năng mềm, mình đúc kết được
một vài bí quyết nhỏ mà bản thân mình cho rằng đã giúp mình rất nhiều trong quá trình phát triển kỹ năng của bản
thân. Cùng mình theo dõi nhé, biết đâu nó cũng có ích cho chính bạn.

Nụ cười là vũ khí xóa tan mọi rào cản.
Rất nhiều bạn nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp ứng xử chỉ đơn thuần là nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt, nhưng không
phải như vậy giao tiếp là một quá trình trao đổi giữa các chủ thể trong cuộc trò chuyện. Để quá trình đó diễn ra một
cách suôn sẻ thì thiện cảm đầu tiên khi giao tiếp là một điều quan trọng. Và nụ cười là một cách hiện thực hóa thiện
cảm đó, khi ta tươi cười thì người đối diện cũng nhận được phản xạ như thế và vui vẻ mỉm cười lại với chúng ta.
Bạn tin không, khi đó “công lực” giao tiếp ứng xử của chúng ta sẽ tăng lên gấp 10 lần đấy. Đây là kinh nghiệm thực
tiễn của mình, trong một lần được phân công làm việc nhóm với người đồng nghiệp mà mình không thích, mình đã
cảm thấy khá khó chịu. Nhưng khi nhận ra điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc mình đã vận dụng “kỹ
năng cười” vào tình huống này. Khi bắt đầu ngày làm việc mình mỉm cười với người bạn đó, và mình tiếp tục mỉm
cười đến lần thứ ba thì bạn ấy đã mỉm cười lại. Từ đó không khí của những buổi làm việc tiếp theo diễn ra vui vẻ,
thoải mái và tất nhiên chất lượng công việc cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Đấy là một kết quả mình đã vận dụng
thành công kỹ năng giao tiếp công sở.



Đừng bao giờ nói xấu người khác.
Nói xấu người khác chưa bao giờ là hành động được khoan dung dù bạn có lý do chính đáng tới mức nào đi chăng
nữa. Mình tin rằng không ai trong chúng ta cảm thấy dễ chịu khi bị người khác “to nhỏ” sau lưng vậy nên những
người bạn của chúng ta cũng không vui vẻ gì khi bị đem ra làm chủ đề bàn tán. Trong trường hợp này mình thường
lựa chọn cách chia sẻ thẳng thắn với người bạn của mình những quan điểm bất đồng từ đó thảo luận và tìm cách


giải quyết. Điều này thực sự có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc không tìm ra được tiếng nói chung mà người ta
hay gọi trường hợp đó là “Bằng mặt, không bằng lòng”.

Hãy luyện tập giao tiếp bằng ánh mắt.
“Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn” định nghĩa này hoàn toàn chính xác khi bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử
của bản thân. Giao tiếp bằng ánh mắt không chỉ đơn thuần là nhìn vào mắt của đối phương trong suốt quá trình trò
chuyện mà còn là nghệ thuật sử dụng ánh mắt. Khi trò chuyện bạn nhất thiết phải hướng ánh mắt của mình về phía
người mình đang giao tiếp, hãy tránh những cái nhìn mông lung, vô định vì khi đó người đang trò chuyện với bạn sẽ
cảm thấy không được tôn trọng và không còn hứng thú để tiếp tục vấn đề. Cũng chú ý không nhìn chằm chằm vào
mắt người đối diện vì khi đó cảm giác bị giám sát sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái và không muốn tiếp tục chia
sẻ cùng bạn.

Một vài hành động ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của
mình.


-

Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hoặc cố tỏ ra vui vẻ, thân thiện, giả bộ quan tâm tới người khác như vậy sẽ

gây ấn tượng xấu với người đối diện.
-

Nói chuyện rõ ràng, ngắn gọn, không nên nói quá nhiều những chuyện rườm rà, không liên quan, sẽ dễ gây

nhàm chán cho người nghe.
-

Đừng cố nói dối, nếu không thể nói ra sự thật hãy chọn cách im lặng. Ví dụ như khi một ai đó muốn bạn


đưa ra nhận xét về đồ dùng cá nhân của họ, nếu bạn không cảm thấy ưng ý và cũng không thể nói ra thì nên dùng
cách nói giảm nói tránh, tuyệt đối không nên nói dối dù lời nói ấy hoàn toàn vô hại.
-

Nếu nói chuyện với một đám đông thì đừng nên nói thầm hoặc có cử chỉ viết giấy, to nhỏ với người đối diện

Đây là hành vi thiếu lịch sự mà mọi người nên lưu ý để tránh mắc phải.
-

Không nên tâm sự chuyện riêng với quá nhiều người. Chuyện cá nhân là những bí mật bạn nên giữ cho

chính mình, vì không ai có thể “thương” bạn như chính bản thân mình.
-

Không ngắt lời khi một người đang hứng thú trò chuyện cùng bạn, vì khi bạn ngắt lời của họ thì lần sau họ

sẽ không muốn chia sẻ cùng bạn nữa.
-

Khi nói chuyện nên tạo khoảng cách nhất định để cuộc trò chuyện có thể diễn ra thoải mái và mang lại hiệu

quả giao tiếp cao nhất. Ví dụ khi nói chuyện với người già bạn nên đúng gần lại một chút vì người già có thể bị
lãng tai và nghe không rõ.

Nhìn chung kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không có giao
tiếp đồng nghĩa với việc không có mối quan hệ, từ đó sẽ không có sự phát triển cho bản thân và cho toàn xã hội.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử chính là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Bản
thân mình là một nhân chứng, từ khi thay đổi kỹ năng giao tiếp ứng xử cuộc sống của mình trở nên đa dạng và
phong phú hơn với nhiều mối quan hệ mới. Điều đó thật tuyệt để mình bước gần đến ngưỡng cửa thành công.



Tác hại của thiếu kỹ năng giao tiếp ứng xử
Mình đã từng là một con người nhút nhát và không tự tin khi nói chuyện cùng người khác, một vài người bạn có nhận
xét thật lòng rằng mình chưa thực sự có kỹ năng giao tiếp ứng xử. Và bạn biết không, mình đã thực sự rất buồn, thu
hẹp tất cả các mối quan hệ xung quanh, lúc đó cuộc sống của mình thu bỗng chốc thu bé lại chỉ vừa bằng một vài
người bạn. Khi đi làm mình mình nhận ra đây là rào cản lớn nhất cản đường mình đi tới thành công, vì vậy mình đã
quyết tâm thay đổi, quyết tâm cải thiện kỹ năng ứng xử của bản thân để tìm việc làm tốt.
Sau khi tìm hiểu và học hỏi rất nhiều từ sách báo cũng như tham gia các khóa học kỹ năng mềm, mình đúc kết được
một vài bí quyết nhỏ mà bản thân mình cho rằng đã giúp mình rất nhiều trong quá trình phát triển kỹ năng của bản
thân. Cùng mình theo dõi nhé, biết đâu nó cũng có ích cho chính bạn.

Nụ cười là vũ khí xóa tan mọi rào cản.
Rất nhiều bạn nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp ứng xử chỉ đơn thuần là nói chuyện trực tiếp, mặt đối mặt, nhưng không
phải như vậy giao tiếp là một quá trình trao đổi giữa các chủ thể trong cuộc trò chuyện. Để quá trình đó diễn ra một
cách suôn sẻ thì thiện cảm đầu tiên khi giao tiếp là một điều quan trọng. Và nụ cười là một cách hiện thực hóa thiện
cảm đó, khi ta tươi cười thì người đối diện cũng nhận được phản xạ như thế và vui vẻ mỉm cười lại với chúng ta.
Bạn tin không, khi đó “công lực” giao tiếp ứng xử của chúng ta sẽ tăng lên gấp 10 lần đấy. Đây là kinh nghiệm thực
tiễn của mình, trong một lần được phân công làm việc nhóm với người đồng nghiệp mà mình không thích, mình đã
cảm thấy khá khó chịu. Nhưng khi nhận ra điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc mình đã vận dụng “kỹ
năng cười” vào tình huống này. Khi bắt đầu ngày làm việc mình mỉm cười với người bạn đó, và mình tiếp tục mỉm
cười đến lần thứ ba thì bạn ấy đã mỉm cười lại. Từ đó không khí của những buổi làm việc tiếp theo diễn ra vui vẻ,
thoải mái và tất nhiên chất lượng công việc cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Đấy là một kết quả mình đã vận dụng
thành công kỹ năng giao tiếp công sở.



Đừng bao giờ nói xấu người khác.
Nói xấu người khác chưa bao giờ là hành động được khoan dung dù bạn có lý do chính đáng tới mức nào đi chăng
nữa. Mình tin rằng không ai trong chúng ta cảm thấy dễ chịu khi bị người khác “to nhỏ” sau lưng vậy nên những
người bạn của chúng ta cũng không vui vẻ gì khi bị đem ra làm chủ đề bàn tán. Trong trường hợp này mình thường

lựa chọn cách chia sẻ thẳng thắn với người bạn của mình những quan điểm bất đồng từ đó thảo luận và tìm cách
giải quyết. Điều này thực sự có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc không tìm ra được tiếng nói chung mà người ta
hay gọi trường hợp đó là “Bằng mặt, không bằng lòng”.

Hãy luyện tập giao tiếp bằng ánh mắt.
“Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn” định nghĩa này hoàn toàn chính xác khi bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử
của bản thân. Giao tiếp bằng ánh mắt không chỉ đơn thuần là nhìn vào mắt của đối phương trong suốt quá trình trò
chuyện mà còn là nghệ thuật sử dụng ánh mắt. Khi trò chuyện bạn nhất thiết phải hướng ánh mắt của mình về phía
người mình đang giao tiếp, hãy tránh những cái nhìn mông lung, vô định vì khi đó người đang trò chuyện với bạn sẽ
cảm thấy không được tôn trọng và không còn hứng thú để tiếp tục vấn đề. Cũng chú ý không nhìn chằm chằm vào
mắt người đối diện vì khi đó cảm giác bị giám sát sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái và không muốn tiếp tục chia
sẻ cùng bạn.


Một vài hành động ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của
mình.
-

Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hoặc cố tỏ ra vui vẻ, thân thiện, giả bộ quan tâm tới người khác như vậy

sẽ gây ấn tượng xấu với người đối diện.
-

Nói chuyện rõ ràng, ngắn gọn, không nên nói quá nhiều những chuyện rườm rà, không liên quan, sẽ dễ

gây nhàm chán cho người nghe.
-

Đừng cố nói dối, nếu không thể nói ra sự thật hãy chọn cách im lặng. Ví dụ như khi một ai đó muốn bạn


đưa ra nhận xét về đồ dùng cá nhân của họ, nếu bạn không cảm thấy ưng ý và cũng không thể nói ra thì nên
dùng cách nói giảm nói tránh, tuyệt đối không nên nói dối dù lời nói ấy hoàn toàn vô hại.
-

Nếu nói chuyện với một đám đông thì đừng nên nói thầm hoặc có cử chỉ viết giấy, to nhỏ với người đối

diện Đây là hành vi thiếu lịch sự mà mọi người nên lưu ý để tránh mắc phải.
-

Không nên tâm sự chuyện riêng với quá nhiều người. Chuyện cá nhân là những bí mật bạn nên giữ cho

chính mình, vì không ai có thể “thương” bạn như chính bản thân mình.
-

Không ngắt lời khi một người đang hứng thú trò chuyện cùng bạn, vì khi bạn ngắt lời của họ thì lần sau

họ sẽ không muốn chia sẻ cùng bạn nữa.
-

Khi nói chuyện nên tạo khoảng cách nhất định để cuộc trò chuyện có thể diễn ra thoải mái và mang lại

hiệu quả giao tiếp cao nhất. Ví dụ khi nói chuyện với người già bạn nên đúng gần lại một chút vì người già có
thể bị lãng tai và nghe không rõ.


Nhìn chung kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không có giao
tiếp đồng nghĩa với việc không có mối quan hệ, từ đó sẽ không có sự phát triển cho bản thân và cho toàn xã hội.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử chính là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Bản
thân mình là một nhân chứng, từ khi thay đổi kỹ năng giao tiếp ứng xử cuộc sống của mình trở nên đa dạng và
phong phú hơn với nhiều mối quan hệ mới. Điều đó thật tuyệt để mình bước gần đến ngưỡng cửa thành công.




×