MỞ BÀI
Sự phát triển của lực lượng sản xuất,sự mở rộng của thị trường trong thế kỷ
XX, sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật và từng bước hội hập sâu
vào quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam hiện nay đã tạo ra lực lượng sản xuất
hiện đại và đồ sộ hơn nhiều, đó là minh chứng rõ rệt nhất làm sáng tỏ nhận
thức và đánh giá của Mác – Lenin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung này em xin bàn về vấn đề: Vận dụng nội
dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận.
1.Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một phương thức sản xuất riêng. Đó là
cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định. Phương thức sản xuất vật chất là sự thống nhất biện chứng của
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Lực lượng sản xuât là sự kết hợp giữa người lao động ( người lao
động là yếu tố quyết định) với tư liệu sản xuất ( là công cụ lao động và đối
tượng lao động, trong đó công cụ lao động là yếu tố năng động nhất). Lực
lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ
lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong
một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, nó vừa là ngành sản xuât riêng vừa thâm nhập vào cac yếu tố cấu thành
lực lượng sản xuất, đem lại sụ thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Các
yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan
làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở:
+ Trình độ phát triển của công cụ lao động
+ Trình độ tổ chức lao động xã hội
+ Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuât
+ Trình độ phân công lao động xã hội
+ Kinh nghiệm và kĩ năng của người lao động
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật
chất, thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức
quản lí và trao đổi hoạt động với nhau và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong
quan hệ sản xuất,quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí quy định các
quan hệ khác.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một
cach khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội và
tính đa dạng của hình thức biểu hiện.
Kết cấu của quan hệ sản xuất bao gồm:
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với
người đôi với tư liệu sản xuất. Nó xác định chủ thể sở hữu, chế độ sở hữu là là
đặc trưng cơ bản của một phương thức sản xuất. Chủ thể sở hữu có quyền
chiế hữu, định đoạt và hưởng lợi ích do việc sử dụng tư liệu sản xuất đem lại.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, cơ bản trung tâm. Quy định địa vị của
con người trong hệ thống sản xuất, quy định cách thức tổ chức quản lí, phân
phối sản phẩm làm ra.
+ Quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất: là quan hệ giữa người với người
trong quá trình tổ chức phân công lao động. Nó xác định địa vị của người lao
động trong quá trình sản xuất. Quan hệ này quy định quy mô, tốc độ, hiệu quả
của quá trình sản xuất.
+ Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: là quan hệ giữa người với
người trong phân phôi sản phẩm làm ra để hình thành thu nhập của các tầng
lớp dân cư trong xã hội. Quan hệ này kích thích trực tiếp vào lợi ích của con
người, là chất xúc tác của quá trình kinh tế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của sản xuât và xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất..
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan
hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất và quan hệ sản xuất tác động lại lực lượng sản xuất.
+Vai trò quyết định của LLSX đối với sự hình thành và biến đổi của
QHSX:
Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của LLSX tất yếu
đòi hỏi phải có một QHSX phù hợp với nó trên cả ba mặt của QHSX đó.
Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi và phát
triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của
LLSX mà trước hết là công cụ lao động. Từ sự biến đổi của LLSX này mà
QHSX phải biến đổi cho phù hợp.
LLSX thường biến đổi nhanh hơn ( yếu tố người lao động luôn thúc
đẩy sự phát triển của nó), còn QHSX thường biến đổi chậm hơn (vì QHSX bị
quy định bởi quan hệ về sở hữu TLSX bị níu giữ bởi yêu cầu phải bảo đảm lợi
ích của giai cấp thống trị hiện đang nắm giữ quyền sở hữu TLSX.
Do đó, sự phát triển của LLSX khi đạt đến một trình độ nhất định sẽ
mâu thuẫn gay gắt với QHSX hiện có, đòi hỏi tất yếu phải phá bỏ QHSX lỗi
thời và thay thế bằng QHSX mới phù hợp.
+ Tác động ngược lại của QHSX đối với LLSX.
QHSX quy định mục đích, cách thức sản xuất và cách thức phân
phối những lợi ích từ quá trình sản xuất do đó nó trực tiếp tác động tới thái độ
của người lao động, tới năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất
và cải tiến công cụ lao động.
Sự tác động của QHSX với LLSX diễn ra theo hai xu hướng:
Một là, Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy
LLSX phát triển.
Hai là, Nếu QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX thì sẽ kìm
hãm sự phát triển của LLSX.
Quy luật này là quy luật cơ bản , quan trọng tác động tới toàn bộ quá
trình lịch sử nhân loại, ở đó LLSX không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp
về mặt trình độ của QHSX đối với nó dẫn tới việc phá bỏ QHSX đã lỗi thời
thay thế bằng QHSX tiến bộ hơn. Quá trình đó lặp đi lặp lại làm cho xã hội
loài người trải qua những phương thức sản xuất từ thấp đến cao của các hình
thái kinh tế - xã hội.
II. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
Trước thời kì đổi mới nước ta nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp và sự thể hiện quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX biểu hiện: Nước ta đã thiết lập một chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất; trong quá trình cải tạo nền sản xuất tập trung cải tạo QHSX,
chủ trương xây dựng QHSX tiến bộ mở đường cho LLSX phát triển. Nhưng
trên thực tế việc vận dụng quan niệm ấy đã dẫn đễn những sai lầm nghiêm
trọng do nguyên nhân nóng vội, chủ quan duy ý chí, QHSX được duy trì ở
trình độ cao trong khi LLSX vẫn còn ở trình độ thấp, do đó dẫn đến tình trạng
khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Mâu thuẫn tất yếu đó là biểu hiện rõ nhất của
QHSX không phù hợp với trình độ LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của
LLSX.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế và quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII và VIII
của Đảng đã thống nhất một chủ trương đúng đắn : phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần.
Đại hội VI của Đảng (12-1986) cho rằng: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ:
lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất
lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu
tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực
tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá
độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn”. Đó là cơ sở đề ra đường
lối mới lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, đổi mới cơ cấu kinh tế với chính
sách phát triển nhiều thành phần kinh tế gắn với nhiều hình thức sở hữu về tư
liệu sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ phân phối, chuyển dần từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7-1994) nêu rõ: “Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao” . Đó là một quá trình lâu dài, “Mục tiêu lâu dài của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có
cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh”
Đại hội VIII của Đảng (6-1996) cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định giáo dục, đào tạo
cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu nhằm phát triển lực
lượng sản xuất, phát triển đất nước.
Đường lối mới này xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản
xuất ở nước ta vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất
loạt xây dựng các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất như trước kia. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi
quá cao so với trình độ của lực lượng sản xuất. Việc thực hiện nền kinh tế
nhiều thành phần theo đường lối mới của Đảng đã và đang khơi dậy tiềm
năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao
động trong snar xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, thể hiện ở:
Thứ nhất,trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam hiện nay tác động
đến QHSX:
- Trình độ của người lao động được nâng cao rõ rệt: tỉ lệ người lao
động đã qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh từ 9.357.532 người năm 2003
( chiếm 22,5% tổng số lao động của cả nước) lên 10.770.688 người năm 2005
( chiếm 25% tổng số lao động của cả nước) trong đó, số lao động có trình độ
cao đẳng, đại học là 5.708.465 người ( chiếm 5,3 %) . Người lao động năng
động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm và kĩ năng lao động của
người lao động cơ khí, máy móc, hiện đại, tự động hóa,… Từ đó, trình độ tổ
chức và phân công lao động, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất ở Việt nam hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Qua đó, cho thấy trình độ
chuyên môn tay nghề của lao động nước ta đang có những chuyển biến tích
cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cũng như đòi hỏi thực tế của nền kinh
tế đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Trình độ của tư liệu sản xuất tiến bộ hơn so với thời kì trước đổi mới
cụ thể:
+ Công cụ lao động hiện đại hơn với sự đầu tư, mua mới nhiều máy
móc, công cụ hiện đại vào trong quá trình sản xuất góp phần làm cho năng
suất lao động tăng cao, giảm bớt được chi phí sức lao động.Viejc sử dụng sức
trâu, bò để cày đã được thay bằng máy cày,..được nhập khẩu từ nước ngoài,
sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa góp phần làm cho nền kinh tế đất
nước phát triển nhanh. Như Các – Mác nói: “Các cối xay quay bằng tay đưa
lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà
tư bản công nghiệp”
+ Đối tượng lao động hiện nay cũng hiện đại hơn rất nhiều: với nền
văn minh nông nghiệp thì đối tượng lao động chủ yếu là ruộng đất còn hiện
nay, với nền văn minh cơ khí thì đối tượng lao động được mở rộng với các
nguyên nhiên liệu như: than đá, dầu khí, băng cháy, boxit, apatit…
Với những thay đổi đó, nền kinh tế tăng trưởng liên tục, chế độ bao cấp bị xóa
bỏ, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nông nghiệp phát
triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng lương thực tăng, Việt
nam từ một nước thiếu lương thực đến nay đã trở thành đứng thứ hai trên thế
giới về xuất khẩu gạo. Công nghiệp tăng liên tục do có sự đầu tư lớn ở cả
trong và ngoài nước, nhưng quan trọng là có sự đổi mới về cơ chế, chính sách
quản lí của Nhà nước, xóa bỏ bao cấp, nhận vốn đầu tư nước ngoài. Dịch vụ
ngày càng được chú trọng, thị trường nước ngoài ngày càng rộng mở,…
Thứ hai, QHSX đang được xây dựng và hoàn thiện đã thúc đẩy sự phát
triển của LLSX.
QHSX tiến bộ mà chúng ta thiết lập và xây dựng hiện nay là QHSX
trong nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa với mục đích cao
cả tiến tới xóa bỏ áp bức bóc lột và đưa mọi thành viên trong bộ máy sản
xuất và cả xã hội đến ấm no, hạnh phúc. Biểu hiện:
+ Đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Do trình độ của LLSX ở nước ta
hiện nay đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ do đó nước ta phải xây
dựng một QHSX phù hợp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau không đơn
thuần là công hữu hay tư hữu. Các hình thức sở hữu hiện nay bao gồm: sở
hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu nhà nước
tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu thành phần kinh tế nhưng vẫn giữ vị trí chủ
đạo và then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với
LLSX ở nước ta hiện nay, nó thể hiện sự tiến bộ ở chỗ hạn chế đến mức tối
thiểu những tiêu cực trong quá trình sản xuất và phấn đấu đi đến xóa bỏ áp
bức bóc lột đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn xã hội.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: Trước Đổi mới tồn tại
hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân
và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao
động.Mà mô hình hợp tác xã mang tính chất ép buộc, tính công theo ngày
không quan tâm tới năng suất, hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của mọi thành
viên trong hợp tác hay lợi ích của người lao động, công cụ lao động thủ công
nên có người chăm chỉ người thì lười biếng. Từ thực trạng tiêu cực đó nước ta
không thể tiếp tục duy trì hai thành phần kinh tế đó nữa mà cần có sự đa dạng,
mở rộng thêm các thành phần kinh tế khác: thành phần kinh tế nhà nước; kinh
tế tập thể; kinh tế cá thể, tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các thành phần kinh tế đều
là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự quản lí của nhà nước nhằm tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ về
kinh tế và giữ được sự ổn định về chính trị, gắn với công bằng xã hội.
Kết quả: QHSX xã hội chủ nghĩa là QHSX ở trình độ cao có tác động
mở đường cho sự phát triển của LLSX: lao động có việc làm tăng nhanh, mỗi
năm tạo ra hàng trăm việc làm mới, đời sống avjat chất người lao động tăng
cao thể hiện ở GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2.400 USD (theo số
liệu của Tổng cục Thống kê 27/12/2017).
KẾT LUẬN
Những thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
là kết quả của nhận thức đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX. Qua đó chúng ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm
nhiều quan hệ sản xuất thúc đẩy LLSX phát triển để đảm bảo sự thành công
của con đường mới – nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Hỏi đáp về Triết học, tập thể tác giả, nxb.Lý luận chinh trị, Hà Nội,
2007, tr.107,108,109,110.
3. ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, t.47, tr.348, 390.
4. ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007, t.53, tr.554, 558.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
1
I.Cơ sở lí luận
1
1.Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
1
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất..
2
II. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
4
KẾT LUẬN
7