Tải bản đầy đủ (.pptx) (60 trang)

THAY PHONG KHAILUOCLSTRIEHOCMAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.79 KB, 60 trang )

KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN


1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Mác
1.1.Những điều kiện, tiền đề khách quan quy định sự ra
đời triết học Mác
1.1.1.Điều kiện kinh tế-xã hội
• Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời
vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư
bản đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
• Sự phát triển của CNTB tạo cơ sở vật chất-kỹ thuật cho
CNXH.
• Sở hữu tư nhân phát triển và hệ quả của nó.
• Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ trường chính trị.


1.1.2.Tiền đề khoa học tự nhiên

-Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học tự
nhiên đã có bước phát triển vượt bậc về chất,
chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý
luận.
-Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
của G. R. Mayơ (1814 - 1878); Thuyết tiến hoá
của S. R. Đácuyn (1809 - 1882); Thuyết tế bào
của M. G. Slaiđen (1804 - 1892) và T. Svanơ
(1810 - 1882).


1.1.3. Tiền đề lý luận



-Triết học Mác là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc,
tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong
lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại
của C.Mác và Ph.Ăngghen, nhưng trực tiếp nhất là
kinh tế - chính trị cổ điển Anh; chủ nghĩa xã hội
không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức.
-Kinh tế - chính trị cổ điển Anh với hai đại biểu tiêu
biểu là A. Smit và Đ. Ricácđô; Chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp với các đại biểu Ph.M.C Phu-riê; C.H.Đ
Xanh Ximông; Triết học cổ điển Đức với các đại biểu
tiêu biểu như I. Cantơ, G.V.Ph Hêghen và L.Phoiơbắc.


1.2. Vai trò nhân tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với sự ra đời triết học
Mác

-Các Mác, tên đầy đủ Karl Henrich Marx sinh ngày
5.5.1818 mất ngày 14.3.1883. C.Mác sinh ra tại Triơ
(Trier), tỉnh Ranh nước Đức trong một gia đình lao
động, bố là luật sư.
-Phridrich Ăngghen (Fridric Engels), sinh 28.11.1820
tại Bácmen nước Đức, mất ngày 5 tháng 8 năm
1895 tại Luân Đôn nước Anh. Ph.Ăngghen sinh ra
trong một gia đình chủ xưởng dệt. Ông không có cơ
hội tốt nghiệp trung học vì bố ông bắt phải học nghề
kinh doanh từ rất sớm.


2. Quá trình hình thành và phát triển triết học

Mác
2.1. Giai đoạn hình thành triết học Mác
2.1.1. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen chuyển
biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới
quan duy vật và từ lập trường dân chủ cách
mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa
-Từ đầu năm 1842 đến tháng 3 năm 1843 là giai
đoạn C.Mác làm ở báo Sông Ranh còn
Ph.Ăngghhen đang kinh doanh ở Anh và tự
nghiên cứu kinh tế - chính trị học.


-Giai đoạn từ tháng 4 năm 1843 đến đầu năm
1844.
Rời Ban biên tập báo Sông Ranh, C.Mác đi nghỉ ở
Croixnác. Tại đây C.Mác viết Góp phần phê
phán triết học pháp quyền của Hêghen - tác
phẩm thể hiện sự chuyển biến cơ bản của
C.Mác từ lập trường dân chủ cách mạng sang
lập trường cộng sản chủ nghĩa, từ thế giới
quan duy tâm sang thế giới quan duy vật biện
chứng.


2.1.2. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử

Từ đầu năm 1844 đến đầu năm 1846 là giai đoạn
C.Mác và Ph.Ăngghen bước đầu đề xuất những

nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Điều này thể hiện ở các
tác phẩm: Bản thảo kinh tế - triết học 1844; Gia
đình thần thánh - C.Mác và Ph.Ăngghen viết
chung 1845; Luận cương về Phoiơbắc; Hệ tư
tưởng đức - C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung từ
cuối 1845 đến đầu 1846 .


Từ đầu năm 1846 đến tháng 2 năm 1848 là giai
đoạn hình thành hệ thống chủ nghĩa Mác với
ba bộ phận cấu thành triết học duy vật biện
chứng; chủ nghĩa xã hội khoa học và kinh tế chính trị học mácxít. Điều này thể hiện rõ ở
các tác phẩm: Sự khốn cùng của triết học
(1847); Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
2/1848) - C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung
cuối năm 1847 đầu năm 1848.


2.2. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát triển triết học
của mình

C.Mác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng
ở châu Âu, nhất là ở Pháp, phát triển những nguyên lý
quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã
hội khoa học. Chẳng hạn như nguyên lý đấu tranh giai cấp
là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai
cấp đối kháng; nguyên lý về tính tất yếu của cách mạng vô
sản; về vai trò của quần chúng nhân dân; về thái độ của
giai cấp vô sản đối với nhà nước tư sản,v.v.. Những nguyên

lý này thể hiện rất rõ ở những tác phẩm Đấu tranh giai cấp
ở Pháp 1848-1850; Ngày mười tám tháng Sương mù của
Lui Bônapáctơ (1852); Nội chiến ở Pháp (1871),v.v..


-C.Mác cũng bổ sung, phát triển những nguyên lý kinh
tế - chính trị học - thực hiện cuộc cách mạng khoa
học trong lý luận giá trị lao động và học thuyết giá trị
thặng dư. Những bổ sung giá trị này được C.Mác
trình bày trong các tác phẩm Phê phán khoa kinh tế
chính trị (1857-1858); Bản thảo kinh tế 1861-1863
(Phương án I của Tư bản). Đến 1866-1867 tập Bản
thảo kinh tế 1861-1863 này được xuất bản thành tập
I bộ Tư bản. Từ 1885-1894, Ph.Ăngghen biên tập và
xuất bản tập II, III bộ Tư bản. Với bộ Tư bản, C.Mác
đã thực hiện cuộc cách mạng trong khoa học, trong
lý luận giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.


• Ph.Ăngghen thông qua việc khái quát những thành tựu của
khoa học tự nhiên đương thời để bổ sung chủ nghĩa Mác,
nhất là triết học và phê phán những quan điểm duy tâm,
siêu hình, duy vật tầm thường. Chống Đuyrinh (1876-1878),
Biện chứng của tự nhiên (1873-1883), Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884),
Ph.Ăngghen phát triển quan điểm biện chứng về lịch sử xã
hội có giai cấp; chỉ ra quá trình tiến hoá của gia đình; sự
hình thành giai cấp và nhà nước,v.v..Tác phẩm Lútvích
Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886),
Ph.Ăngghen trình bày có hệ thống quá trình hình thành,

phát triển thế giới quan duy vật biện chứng, những nguyên
lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử


3. Sự ra đời triết học Mác là cuộc cách mạng trong lịch sử triết học

3.1.Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa nghĩa duy vật lịch sử,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một cuộc cách
mạng trong lịch sử triết học nhân loại.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học nhân loại,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thích được quy
luật phát triển của xã hội loài người một cách
khoa học, khách quan, toàn diện, lịch sử-cụ
thể.


3.2.Với sự ra đời của triết học Mác, các quy luật vận
động, phát triển của xã hội loài người đã được lý
giải, phân tích trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

-C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh một cách
khoa học rằng, sự ra đời cũng như diệt vong
của chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách
quan như nhau và đều do tất yếu kinh tế quy
định.
-Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng được giải quyết
làm cho xã hội mới ra đời.



3.3.Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho chủ nghĩa
xã hội không tưởng có căn cứ khoa học để trở thành
thực sự khoa học.

-Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho giai cấp
công nhân - người đại diện cho lực lượng sản
xuất hiện đại, tiến bộ - có được lý luận khoa
học, cách mạng dẫn dắt trong cuộc đấu tranh
giải phóng bản thân và giải phóng nhân loại.
-Chỉ ra được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.


3.4.Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục
được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của
con người.

Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ là
giải thích thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo
thế giới. Đúng như C.Mác đã từng nhận định:
“Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới
bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải
tạo thế giới”


3.5.Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và


chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc
phục sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.

• Trước khi triết học Mác ra đời thì triết học,
hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học
khác, hoặc đối lập với chúng.
• Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học
cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại
lẫn nhau.


4. V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
4.1. Hoàn cảnh lịch sử V.I.Lênin phát triển triết học Mác
-Vladimirơ Ilích Lênin sinh ngày 22.4.1870 tại thành phố Ximbiếcxcơ,
mất ngày 21.1.1924 tại làng Goocki tỉnh Mátxcơva.
-Khoa học tự nhiên giai đoạn này đã đạt được những thành tựu mới,
đặc biệt là trong vật lý học, đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô.
-Về chính trị-xã hội, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa. Một mặt, làm cho chủ nghĩa tư bản tăng thêm sức mạnh
kinh tế, nhưng mặt khác đã làm lộ rõ bản chất bóc lột và ăn bám của
nó.
-Nhiều kẻ thù tư tưởng chống phá chủ nghĩa Mác, Triết học Mác.
-Nước Nga phong trào cách mạng 1905-1907; cách mạng 2/1917;
10/1917


4.2. Những nội dung chủ yếu V.I.Lênin phát triển triết học Mác

• Trong các tác phẩm lớn ban đầu như Những
người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh

chống những người dân chủ-xã hội ra sao?
(1894); Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý
và sự phê phán trong cuốn sách của ông
Xtơruvê về nội dung đó, V.I.Lênin vạch trần
bản chất phản cách mạng, giả danh “người
bạn của dân” của phái dân túy Nga.


-Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán được V.I.Lênin viết năm 1908 khi mà trong
khoa học tự nhiên có những phát minh vạch thời đại,
khi xuất hiện chủ nghĩa duy tâm vật lý trong triết học.

Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã vạch ra thực
chất của chủ nghĩa Makhơ - chủ nghĩa duy
tâm chủ quan dấu mặt; chống lại triết học duy
tâm chủ quan của phái Makhơ; bảo vệ và làm
phong phú thêm một số nguyên lý của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Mác.


-Bút ký triết học thể hiện sự phát triển sáng tạo của
V.I.Lênin về vấn đề phép biện chứng, lý luận nhận thức về
sự thống nhất của các mặt đối lập, đặc biệt là quan niệm
về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận
thức và lôgic.-Tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ
nghĩa tư bản”(1916) V.I.Lênin đã đề cập về tình huống
cách mạng vô sản. Trong tác phẩm, V.I.Lênin cũng tiếp
tục phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,

chỉ ra bản chất ăn bám, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc.
Đồng thời, V.I.Lênin cũng phân tích, chỉ rõ vai trò của
đảng cộng sản trong thực hiện chuyên chính vô sản.


Tác phẩm Nhà nước và cách mạng (1917) của
V.I.Lênin đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
của lý luận mácxít về nhà nước; trình bày rõ,
việc C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển lý luận về
nhà nước trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
cách mạng 1848-1851 và Công xã Pari 1871; về
nhiệm vụ cơ bản của giai cấp vô sản trong
cách mạng vô sản là đập tan nhà nước tư sản,
thiết lập chuyên chính vô sản.


Một số điểm cơ bản Lênin phát triển so với Mác
• Mác: Cách mạng XHCN chỉ có
thể thắng đồng thời ở 1 loạt nước
TBCN;
• Quá độ trực tiếp lên CNXH;
• Sớm xóa bỏ kinh tế thị trường;
kinh tế kế hoạch hóa tập trung;
một hình thức sở hữu công cộng
(nhà nước)
• Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!
• Nhà nước kiểu Công xã Pari.

• Lênin: Cách mạng XHCN có thể
thắng ở 1 số nước, thậm chí 1

nước TBCN;
• Quá độ gián tiếp lên CNXH từ
những nước kinh tế lạc hậu;
• Kinh tế nhiều thành phần; kết
hợp kế hoạch với thị trường; chấp
nhận đa dạng hóa hình thức sở
hữu trên cơ sở công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu
• Vô sản toàn thế giới và các dân
tộc bị áp bức đoàn kết lại;
• Nhà nước kiểu Xô viết-mới.


5. Triết học Mác-Lênin giai đoạn sau V.I.Lênin
5.1. Những đóng góp và và hạn chế trong nghiên
cứu, phát triển triết học Mác-Lênin ở Liên Xô
Sau khi Lênin qua đời, triết học Mác-Lênin tại Liên Xô
đã trải qua một giai đoạn phát triển hết sức phức
tạp. Từ giữa những năm 20 đến những năm 30 của
thế kỷ XX, Xtalin và những nhà lãnh đạo trong Đảng
Cộng sản Liên Xô với những người của nhóm đối lập
trong Đảng, đã đấu tranh quyết liệt trên phương
diện quan điểm về con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội.


Trong lĩnh vực triết học cũng nảy sinh cuộc luận chiến
giữa phái Đêbôrin với người theo quan điểm cơ
giới như М.B.Мitin,v.v.. thuộc giới trẻ của Học viện
Tuyên truyền Cộng sản. Các cuộc luận chiến này sau

đó đều bị can thiệp bằng biện pháp chính trị-hành
chính ở mức độ khác nhau. Mặc dù trong giai đoạn
này, triết học Mác-Lênin có bước phát triển nhất
định, song do bị can thiệp bởi chính trị cho nên
không khí dân chủ trong tranh luận học thuật cũng
dần dần bị mất đi, tính sáng tạo và phát triển của
triết học Mác-Lênin cũng bị hạn chế.


×